Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.63 KB, 5 trang )
Sán chui lên não là loại sán gì?
Vừa qua, một bệnh nhân bị sán chui lên não do ăn thịt lợn, thịt bò nhiễm
sán chưa được nấu chín kỹ đã phải nhập viện điều trị. Vậy sán chui lên não là loại
sán gì?
Các loại sán dây và ấu trùng sán
Sán chui lên não là cách gọi đơn giản, thực ra là do ấu trùng sán dây ký
sinh tại não gây nên bệnh, không phải sán trưởng thành. Sán dây gây bệnh ở người
thường có các loại: sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Taenia saginata), sán
dây bò châu Á (Taenia asiatica)
Trước đây quan niệm rằng, người chỉ mắc bệnh sán dây trưởng thành,
không mắc bệnh ấu trùng sán nhưng cho đến nay, đã ghi nhận các bệnh nhân
nhiễm sán trưởng thành hay ấu trùng sán. Thực tế, rất hiếm thấy người mắc bệnh
ấu trùng sán dây bò, hầu hết là bị mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn.
Bệnh sán dây trưởng thành
Bệnh sán dây (Taeniasis) là do các loại sán dây trưởng thành ký sinh trong
ruột gây nên, bệnh phân bố rải rác ở nhiều nơi trên toàn quốc, có tỷ lệ nhiễm dao
động từ 0,5-12%. Người bị mắc bệnh do đã từng ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu,
bò tái, sống, chưa nấu chín kỹ.
- Đau bụng là triệu chứng thường gặp, có thể thấy đốt sán dây bò ra hậu
môn theo phân nếu bị nhiễm sán dây bò; nếu là sán dây bò châu Á hoặc sán dây
lợn thì đốt sán lẫn vào phân không cử động.
- Sau điều trị, khoảng từ 2-3 tháng, không còn thấy đốt sán ra theo phân và
xét nghiệm không còn trứng sán hoặc đốt sán mới được xem là đã khỏi bệnh.
Phòng bệnh bằng cách không ăn thịt lợn, gan lợn, thịt trâu, bò tái, sống chưa được
nấu chín kỹ.