Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Bao cao kiem dinh chat luong GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.66 KB, 109 trang )

Trường Tiểu học Nam Duong
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1. Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức của trường.
a) Chỉ số a: Ban giám hiệu và các hội đồng.
1. Mô tả hiện trạng:
- Ban giám hiệu có 1 Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng.
- Các hội đồng:
+ Hội đồng trường gồm 10 thành viên: 2 đồng chí trong Ban giám hiệu -
đồng chí Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ và các thành viên khác: Chủ tịch
công đoàn, Bí thư đoàn TNCSHCM, Tổng phụ trách đội, các tổ trưởng tổ
chuyên môn, tổ trưởng văn phòng và thư ký.
+ Hội đồng tư vấn có 7 thành viên: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn,
Tổng phụ trách đội, Tổ trưởng tổ 1, tổ trưởng tổ văn phòng, Bí thư đoàn và
thư ký. Thời gian hoạt động của hội đồng diễn ra trong toàn bộ năm học.
+ Hội đồng thi đua khen thưởng có 19 thành viên với sự tham gia của Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội, các tổ trưởng
tổ chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, thư ký và các giáo viên chủ nhiệm.
+ Thường trực Hội đồng thi đua gồm với đầy đủ các đại diện là: Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách đội, các tổ
trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng văn phòng và thư ký.
2. Điểm mạnh:
- Tổ chức nhà trường đủ cơ cấu theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ
trường Tiểu học.
- Nhà trường có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu.
- Các thành viên là những quản lý, cốt cán có năng lực về chuyên môn, kinh
nghiệm về tổ chức quản lý chỉ đạo thực hiện, chủ động sáng tạo, năng động
trong công việc.
3. Điểm yếu: Không.
4. Kế hoạch hành động: Duy trì, giữ vững các hoạt động của bộ máy quản lý
và các tổ chức theo kế hoạch.


5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Các tổ chức chính trị và xã hội.
1. Mô tả hiện trạng:
- Các tổ chức trong nhà trường:
+ Trường có các các tổ chức chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn,
Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác như Hội cha
mẹ, tổ nữ công.
+ Chi bộ Đảng có 18 đảng viên với cơ cấu 01 Bí thư, 01 Phó bí thư và 01 chi
uỷ viên.
+ Công đoàn có 22 công đoàn viên với cơ cấu 01 Chủ tịch công đoàn, 01 tổ
trưởng nữ công, 01 trưởng ban tuyên huấn.
+ Đoàn thanh niên có 5 đoàn viên với cơ cấu 01 Bí thư, 01 phó bí thư.
+ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có 201 đội viên với cơ cấu 01
Liên đội trưởng, 01 Liên đội phó và 8 uỷ viên BCH liên đội. Có 8 chi đội,
mỗi chi đội có Chi đội trưởng, chi đội phó, 1 uỷ viên.
+ Sao Nhi đồng có 121 thành viên gồm 8 sao có 8 chị phụ trách.
2. Điểm mạnh:
- Các tổ chức đoàn thể có đủ cơ cấu và tổ chức Đại hội theo đúng nhiệm kỳ
theo quy định.
- Các tổ chức đã hoạt động hiệu quả và chất lượng để cùng nhà trường duy
trì giữ vững chất lượng toàn diện ở mức cao và bền vững. Chi bộ Đảng liên
tục đạt trong sạch vững mạnh. Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên đều đạt các tổ chức xuất sắc qua các năm học.
3. Điểm yếu: Không
4. Kế hoạch hành động: Thường xuyên giữ vững và duy trì sinh hoạt, hoạt
động theo kế hoạch hoá của các tổ chức dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng
tăng sức mạnh của các đoàn thể.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

1. Mô tả hiện trạng:
- Hoạt động của tổ chuyên môn:
+ Trường có 3 tổ chuyên môn gồm tổ 1, tổ 2+3, tổ 4 + 5. Các tổ chuyên môn
có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và các thành viên, sinh hoạt định kỳ 1 tuần 1 lần
vào thứ 7 (có danh sách kèm theo).
+ Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần,
tháng, năm học. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra,
đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ.
- Tổ Văn phòng: gồm 01 văn thư, 01 kế toán làm tổ trưởng , 01 cán bộ thư
viện, 01 cán bộ y tế học đường. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ 2 tuần 1 lần
(có danh sách kèm theo).
2. Điểm mạnh:
- Trường có đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, các thành viên trong tổ
biên chế đủ theo yêu cầu qui định.
- Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động chất lượng hiệu quả, hoàn
thành tốt công tác dạy học và phục vụ dạy học. Các tổ chuyên môn đều đạt
danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
3. Điểm yếu:
- Số thành viên của tổ văn phòng chưa thật đầy đủ theo Điều lệ trường học.
4. Kế hoạch hành động:
- Tăng cường quĩ thời gian cho sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào đổi
mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đi
sâu chuyên đề bồi học sinh giỏi đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Tổ văn phòng tập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành viên với
chuyên môn chính thành thạo, chất lượng tốt: quản lý hồ sơ trường học, phổ
cập, kế toán bằng vi tính, làm tốt công tác kiêm nhiệm khi giao phó, tổ chức
cho hoạt động thư viện của trường đạt hiệu quả hơn
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 2. Tổ chức lớp học, khối lớp học theo quy mô thích hợp.
a) Chỉ số a: Qui mô lớp học và giáo viên dạy.
1. Mô tả hiện trạng:
- Trường có 13 lớp học chia làm 5 khối: khối 1 có 3 lớp, khối 2 có 2 lớp,
khối 3 có 3 lớp, khối 4 có 2 lớp, khối 5 có 3 lớp.
- Mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm dạy các môn: Toán, Tiếng việt, Đạo đức,
Tự nhiên và xã hội, Kỹ thuật. Các khối lớp dạy 10 buổi/tuần và có đủ các
giáo viên dạy chuyên: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và môn tự chọn là Ngoại
ngữ và Tin học.
2. Điểm mạnh:
Trường có đầy đủ giáo viên giảng dạy các môn văn hoá và môn chuyên, tự
chọn cho 100% các khối lớp.
3. Điểm yếu: Không.
4. Kế hoạch hành động: Giữ vững và duy trì hoạt động qui mô trường lớp
đảm bảo mỗi lớp 1 phòng học, học 9-10 buổi/tuần.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Tổ chức và biên chế lớp học.
1. Mô tả hiện trạng:
- Có đầy đủ các khối lớp 1-2-3-4-5.
- Mỗi lớp học có lớp trưởng, 02 lớp phó (1 phụ trách học tập, 1 phụ trách
văn thể ) được chia thành 3 tổ. Lớp học cao nhất 30 học sinh, thấp nhất 20

học sinh.
2. Điểm mạnh:
- Mỗi lớp học được biên chế số lượng đúng hoặc thấp hơn qui định thuận lợi
cho công tác chủ nhiệm và kèm cặp nâng chất lượng đầu yếu, đầu mạnh đảm
bảo chất lượng ổn định vững chắc ở mức cao.
- Từng lớp kiện toàn đầy đủ cán bộ lớp, cốt cán của lớp gương mẫu, học
giỏi, đạo đức tốt, uy tín, năng lực tăng hiệu quả chất lượng các hoạt động và
các phong trào.
3. Điểm yếu: Số học sinh mỗi khối không đồng đều rất khó xử lý trong việc
biên chế số lớp.
4. Kế hoạch hành động:
+ Duy trì số lượng học sinh từng lớp từ 25->28 HS.
+ Chọn cử những HS xuất sắc để làm cán bộ và cốt cán lớp học.
+ Phân đều chất lượng các lớp trong khối để HS có điều kiện giúp đỡ nhau
trong học tập và rèn luyện.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng trường.
a) Chỉ số a: Kế hoạch và sinh hoạt của hội đồng trường.
1. Mô tả hiện trạng:

- Hội đồng trường thành lập vào năm học 2006 – 2007 với cơ cấu 10 thành
viên gồm: Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng, chủ tịch công
đoàn, bí thư đoàn TNCSHCM, tổng phụ trách đội, ba tổ trưởng chuyên môn,
thư ký và tổ trưởng tổ văn phòng.
- Hội đồng trường họp vào đầu năm học để triển khai kế hoạch, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng để theo dõi, đánh giá từng mặt
theo từng giai đoạn, các phong trào.
- Hội đồng trường họp 2 lần vào đầu mổi kỳ để triển khai kế hoạch, đánh giá
kỳ 1 và bổ sung, điều chỉnh phương hướng kỳ 2 và cả năm học.
2. Điểm mạnh:
- Hội đồng trường có cơ cấu đầy đủ, phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo
chức năng nhiệm vụ của từng thành viên, hoạt động thường xuyên có hiệu
quả theo điều lệ trưởng tiểu học.
- Đã quyết nghị về mục tiêu chiến lược các dự án kế hoạch đầu tư và phát
triển của nhà trường trong giai đoạn, kỳ, năm học. Quyết nghị về thành lập
các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, chi thu tài chính, mua sắm tài sản của nhà
trường.
- Năm học 2008-2009 tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm giới thiệu nguồn hiệu
trưởng, hiệu phó theo yêu cầu của phòng GD&ĐT, phòng nội vụ huyện.
Giám sát các hoạt động nâng cao chất lượng toàn diện trường học, thực hiện
qui chế dân chủ, các cuộc vận động của nhà trường, việc thực hiện nghị
quyết của hội đồng trường.
- Cùng lãnh đạo nhà trường giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
liên tục từ năm 1987-1988 đến nay.
3. Điểm yếu: Các thành viên hoạt động chưa đều tay, chưa chủ động, còn tập
trung vào BGH, Bí thư chi bộ.
4. Kế hoạch hành động:
- Duy trì và giữ vững cơ cấu tổ chức, hoạt động.
- Các thành viên cần nêu cao trách nhiệm được phân công, chủ động trong
công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng cường cộng tác để hoàn

thành nhiệm vụ của Hội đồng trường.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của trường học.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hội đồng trường có văn bản đề xuất với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và
các trưởng bộ phận phải có kế hoạch năm, tháng, tuần với các biện pháp cụ
thể, rõ người, rõ việc, rõ thời gian.
- Xác định được trọng tâm, trọng điểm các công việc để chỉ đạo thực hiện
thắng lợi, đúng thời điểm.
- Làm tốt công tác tổ chức hướng dẫn, tập huấn. Biết kế hoạch hoá, yêu cầu
quản lý bằng hiệu quả công việc trên cơ sở giữ vững kỉ cương trường học.
2. Điểm mạnh:
- Các bộ phận đều có kế hoạch cụ thể để triển khai và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ của trường.
- Các biện pháp đưa ra đều có tính thực tế, khả thi. Các chỉ tiêu đề ra đều đạt
và vượt luôn trong tốp các trường dẫn đầu về chất lượng toàn diện.
3. Điểm yếu: Chưa đề xuất được biện pháp có tính chiến lược dài hơi.
4. Kế hoạch hành động: Tập trung nghiên cứu sự phát triển của trường, địa
phương, của ngành để đề xuất những định hướng, giải pháp hữu hiệu có tính
chiến lược tầm xa.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Tổ chức giám sát hiệu quả đối với Ban giám hiệu và các bộ
các bộ phận chức năng.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hiệu trưởng phụ trách chung mọi hoạt động, đi sâu thực hiện kỷ cương
trường học, đạo đức, đội ngũ, học sinh, tài chính, tài sản, thi đua.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chất lượng toàn diện, qui chế chuyên môn, sử
dụng thiết bị đồ dùng, hoạt động ngoài giờ; chủ tịch công đoàn phụ trách
công tác tư tưởng đội ngũ.

- Bí thư đoàn và tổng phụ trách đội giám sát các hoạt động đội, sao, các
phong trào văn nghệ - thể thao.
- Các tổ trưởng giám sát công tác dạy và học, tổ trưởng tổ văn phòng với
việc quản lý công tác tài chính, thiết bị tài sản.
2. Điểm mạnh: Các thành viên trong hội đồng nêu cao trách nhiệm, phát huy
hiệu quả việc thực hiện và giám sát các nhiệm vụ toàn diện, cụ thể, sâu sát
do đó các hoạt động đều phát triển toàn diện đồng đều, chất lượng dạy và
học thực chất là điểm sáng của huyện.
3. Điểm yếu: Nghiệp vụ giám sát ở một số thành viên chưa cao, chưa sâu sát
nên đánh giá chưa thật chuẩn xác như hoạt động ngoài giờ, văn nghệ thể
thao…
4. Kế hoạch hành động: Tăng cường tập huấn nghiệp vụ, tổ chức sơ tổng
kết, đúc rút kinh nghiệm công việc giám sát của từng thành viên, có biện
pháp bổ sung để giám sát trung thực, chính xác.
5.Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 4: Các tổ chuyên môn phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt
động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ.
a) Chỉ số a: Kế hoạch.
1. Mô tả hiện trạng:

- Có đủ kế hoạch của năm học, tháng, tuần hoạt động chung của tổ chuyên
môn, từng thành viên có đủ kế hoạch qui định theo tuần, tháng, năm học nội
dung đầy đủ khả thi.
- Bốn tổ lập kế hoạch năm, tháng, tuần theo chức năng nhiệm vụ của tổ. Các
kế hoạch có tính thực tế, rõ người rõ việc, rõ thời gian được Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng duyệt vào đầu năm học.
- Sinh hoạt:
+ Các tổ sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng ít nhất 2 lần vào thứ 7 hàng tuần.
Mỗi buổi sinh hoạt đều có biên bản ghi đầy đủ nội dung và có kết luận sư
phạm.
2. Điểm mạnh: Các kế hoạch hoạt động có tính thực tế và khả thi, đã thực
hiện kế hoạch hoá hoàn thành đúng thời gian các chỉ tiêu đều đạt và vượt.
3. Điểm yếu:
- Biện pháp kế hoạch đổi mới phương pháp dạy chưa cụ thể. Sử dụng đồ
dùng đôi khi chưa hiệu quả.
- Kèm cặp học sinh yếu không để ngồi nhầm lớp chưa cụ thể và bồi giỏi như
thế nào để có tỉ lệ học sinh giỏi cao, giải cao trong thi huyện, tỉnh còn lúng
túng.
4.Kế hoạch hành động: Tập trung giảm tỉ lệ yếu xuống 0,3%, nâng tỉ lệ giỏi
tăng 3->5%. Nâng tay nghề dạy chất lượng toàn diện các môn học lên 90 ->
95%.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục của các thành viên.
1. Mô tả hiện trạng:
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các thành viên trong tổ thường
xuyên kiểm tra chéo việc thực hiện chương trình giảng dạy thông qua kế
hoạch giảng dạy của cá nhân với khối.
- Các tổ trưởng tổ chức kiểm tra chuyên đề theo các phong trào hoạt động
của trường đối với các thành viên trong tổ. Các hoạt động này đem lại hiệu
quả và chất lượng dạy và học của thầy và trò.

2. Điểm mạnh:
- Thông qua việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, nền nếp dạy và học của thầy
và trò luôn được duy trì và giữ vững. Các đồng chí giáo viên duy trì tốt kiểm
tra đánh giá tiết học, thường xuyên theo dõi đánh giá đạo đức hàng ngày.
- Về hạnh kiểm, 100% thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nhiều học sinh là tấm
gương sáng trong tu dưỡng đạo đức.
- Về văn hoá tỷ lệ khá giỏi tăng 3% so cùng kỳ năm trước, giai đoạn sau tăng
hơn giai đoạn trước 3 -> 5%. Công tác coi và chấm các bài thi kiểm tra đã
đảm bảo thực chất, trung thực chính xác nên không có tiêu cực trong kiểm
tra đánh giá.
3. Điểm yếu:
- Việc kiểm tra từng tiết học chưa được thường xuyên.
- Khi đánh giá xếp loại chuẩn NNGVTH, có những tiêu chí chưa bám sát
tiêu chuẩn.
4. Kế hoạch hành động:
- Đi sâu vào chuyên đề hội thảo đổi mới phương pháp dạy học.
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, tạo cho giờ học
nhẹ nhàng, sinh động.
- Tất cả các tiết dạy phải được coi trọng, quan tâm đến kiểm tra kiến thức cũ.
Triệt để sử dụng đồ dùng cấp phát và làm thêm đồ dùng cho tiết học.
- Hết năm học 2008-2009 có 25% -> 30% cán bộ giáo viên đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Tổ chức bồi dưỡng hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ cá nhân
trong tổ.
1. Mô tả hiện trạng:
- Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn nghiệp vụ thông qua hội
thảo, hội giảng, thăm lớp dự giờ, tự học tự bồi dưỡng.
- Thực hiện kế hoạch của từng tổ, nhà trường tổ chức tốt việc hội giảng cấp
trường theo tổ: Mỗi giáo viên dạy 2 tiết, có rút kinh nghiệm, kết luận sư

phạm đưa ra mô hình chung cho từng môn, phân môn. Có sơ tổng kết, đánh
gia khen thưởng. Tổ chức dự giờ đồng nghiệp trong tổ, trong khối ở các tiết
có giáo viên dạy chuyên nhằm nâng cao chuyên môn giảng dạy, dự giờ đồng
nghiệp 1 tiết/1tuần.
- Cuối mỗi kỳ các tổ đều bình xét để chọn ra những giáo viên, những lớp
xuất sắc đề nghị nhà trường khen thưởng theo tiêu chí của Ban thi đua đề ra.
- Tham gia hội giảng cấp huyện, tỉnh
- Tổ chức hội thảo các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, làm thế
nào không để học sinh ngồi nhầm lớp
- Tăng cường tự học tự bồi: Nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ bằng cấp
2. Điểm mạnh:
- Các thành viên các tổ đều có ý thức tự giác, đầu tư cho chuyên môn, chủ
động học hỏi đúc rút kinh nghiệm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho tay
nghề vững vàng, toàn diện. 100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường,
có tinh thần vươn lên để tham gia hội giảng cấp huyện, tỉnh giành thành tích
tốt: năm học 2007-2008 có 2 GV giỏi huyện; 2008-2009 có 3 GV đạt giỏi
huyện.
- 100% GV tham gia hội thảo cấp trường có nhiều SKKN đánh giá tốt được
đồng nghiệp tham khảo học tập. Năm học 2007-2008 có 3 SKKN; 2008-
2009 có 4 SKKN tham dự cấp huyện đều đạt tốt được phổ biến cho đồng
nghiêp học tập nhất là chuyên đề nâng chất lượng thực chất với học sinh yếu
kém.
- Công tác tự học tự bồi: 100% GV đều có ý thức tự học tự bồi dưỡng để đủ
tiêu chuẩn về chuẩn NNGVTH. Tích cực tự học tin học để ứng dụng CNTT
vào dạy: soạn giáo án vi tính, giáo án điện tử, có 5 GV học đại học tại chức
từ xa để nâng cao trình độ, bằng cấp đáp ứng yêu cầu của ngành.
3. Điểm yếu:
- Có những buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao.
- Việc tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học vào việc soạn giáo án
chưa cao.

4. Kế hoạch hành động:
- Tổ chức tốt hội giảng cấp trường để từng GV tự khẳng định tay nghề của
mình bằng việc dạy toàn diện các môn đạt loại giỏi.
- Đúc rút kinh nghiệm tập trung nghiên cứu có nhiều SKKN đạt cấp huyện
cấp tỉnh được đội ngũ học tập áp dụng hiệu quả cao.
- Đến hết năm học 2008-2009 có 30->35% GV soạn bài bằng vi tính, 15-
>20% soạn sử dụng giáo án điện tử. 80->85% có kiến thức tin học văn
phòng.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 5. Tổ văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
a) Chỉ số a: Kế hoạch rõ ràng
1. Mô tả hiện trạng:
- Tổ văn phòng có 04 thành viên, tổ trưởng lập kế hoạch năm tháng tuần
phục vụ cho việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học và các nhiệm vụ
khác của trường.
- Các thành viên trong tổ lập kế hoạch hoạt động theo nhiệm vụ được phân
công và được hiệu trưởng phê duyệt.
- Các kế hoạch hoạt động rõ ràng về các nhiệm vụ được giao.
2. Điểm mạnh:

- Các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực, khả thi: từng
thành viên làm đúng nhiệm vụ chuyên môn đào tạo, nghiệp vụ khá vững
vàng,
- Có tinh thần cộng tác hợp tác trong công việc của tổ, giúp đỡ nhau để cùng
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Văn thư, kế toán, thư viện biết sử dụng khá thành thạo vi tính trong quản
lý phổ cập, hành chính, kế toán
3. Điểm yếu: Nghiệp vụ của một số thành viên chưa thật vững trong việc sử
dụng phần mềm chuyên môn.
4. Kế hoạch hành động: Tăng cường cho thành viên trong tổ tập huấn nghiệp
vụ, tin học, học hỏi các điển hình tiên tiến để làm tốt nghiệp vụ của mình.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ của tổ.
1. Mô tả hiện trạng:
- Về trang thiết bị đồ dùng, thư viện phục vụ đầy đủ có đủ phòng cho hoạt
động, .Các bộ đồ dùng các lớp được giao mượn tại tủ thiết bị của lớp. Có
kho thiết bị bảo quản đồ dùng chưa sử dụng.
- Thư viện của trường được mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6, có quy định lịch đọc
cụ thể cho từng khối lớp.
- Sổ sách tài chính được quản lý, sử dụng, lưu giữ theo đúng nguyên tắc.
Công tác tài chính được công khai trong phiên họp hội đồng 1kỳ/ lần. Thủ
quĩ cấp phát thu chi đúng chế độ không để xảy ra mất mát thâm hụt quĩ.
- Công tác y tế học đường: phục vụ tốt cán bộ giáo viên học sinh trong việc
sơ cứu tai nạn, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
2. Điểm mạnh:
- Các thành viên trong tổ phụ trách về trang thiết bị đồ dùng, thư viện phục
vụ đầy đủ, kịp thời cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Có đủ
hồ sơ theo dõi mượn trả, hư hao, mất mát Các bộ đồ dùng được giao mượn
tại tủ thư viện lớp.
- Thư viện của trường được mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6, có quy định lịch đọc

cụ thể cho từng khối lớp. Phòng đọc đảm bảo diện tích phục vụ hiệu quả cho
thầy và trò.
- Sổ sách tài chính được quản lý, sử dụng, lưu giữ theo đúng luật ngân sách,
luật kế toán đúng nguyên tắc. Công tác tài chính được công khai trong phiên
họp hội đồng 1kỳ/ lần. Thủ quĩ cấp phát thu chi đúng chế độ không để xảy ra
mất mát thâm hụt quĩ.
- Công tác y tế học đường:
+ Phục vụ tốt cán bộ giáo viên học sinh trong việc sơ cứu tai nạn, chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.
+ Các thành viên đều có đầy đủ kế hoạch, sổ sách theo dõi các hoạt động.
3. Điểm yếu: Số lượng thành viên trong tổ chưa đầy đủ theo chức năng,
nhiệm vụ chuyên trách.
4. Kế hoạch hành động: Tiếp tục duy trì hoạt động và bổ sung hoàn thiện tổ
chức.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ sau mỗi học kì.
1. Mô tả hiện trạng:
- Sau mỗi kỳ học, tổ văn phòng tiến hành kiểm kê đánh giá trang thiết bị, đồ
dùng phục vụ việc dạy và học, thư viện, tài sản, tài chính để có kế hoạch sửa
chữa, bổ sung hư hỏng, mất mát.
- Rút kinh nghiệm trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị đồ dùng của
giáo viên và học sinh.
2. Điểm mạnh:
- Đã tổ chức thực hiện đánh giá chính xác, khoa học.
- Số liệu trong tổng hợp, thống kê chính xác, tin cậy và cập nhật thường
xuyên.
3. Điểm yếu: Hồ sơ cần sắp xếp đảm bảo tính khoa học để việc tra cứu, sử
dụng hiệu quả hơn.
4. Kế hoạch hành động:
- Lập kế hoạch từng thành viên đúng chức năng nhiệm vụ giao.

- Tổ chức hoạt động của tổ đảm bảo hiệu quả: Sinh hoạt chất lượng, phát
huy cao nhiệm vụ chức năng của từng cá nhân.
- Tổ chức sắp xếp triển khai CSVC cho các phòng chức năng đảm bảo tính
khoa học, sử dụng hiệu quả thiết thực.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 6: Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ
quản lý giáo dục và quản lý học sinh.
a) Chỉ số a: Kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
1. Mô tả hiện trạng:
- Ban giám hiệu có đủ bộ kế hoạch năm tháng tuần theo nhiệm vụ phân
công. Các kế hoạch được thông qua hội đồng trường và sự góp ý bổ sung
của các thành viên trong trường.
- Có văn bản phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng giáo viên nhân viên phù
hợp với trình độ năng lực, có tính dân chủ, công bằng (có văn bản phân công
kèm theo)
2. Điểm mạnh:
- Có đầy đủ các loại kế hoạch phục vụ công tác quản lý. BGH đã kế hoạch
hoá, với biện pháp cụ thể sát hợp: rõ người, rõ việc, rõ thời gian.
- Kế hoạch thể hiện rõ tính khả thi trọng tâm trọng điểm, chiến lược lâu dài,

đổi mới quản lý, tạo điều kiện tốt cho các tổ và thành viên tổ chức thực hiện
thắng lợi.
3. Điểm yếu: Không.
4. Kế hoạch hành động:
- Bám sát nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp, sát
thực tế và mang tính khả thi.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật và bổ sung kế hoạch khi cần thiết.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Hiệu trưởng theo dõi hiệu quả giáo dục, quản lý học sinh của
giáo viên, nhân viên.
1. Mô tả hiện trạng:
- Lập và cập nhật đầy đủ hồ sơ, bảng biểu tổng hợp tất cả các hoạt động của
các đối tượng trong trường theo đúng thời gian qui định.
- Tổ chức phân công cho người theo dõi các hoạt động.
- Phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh, hiệu quả các hoạt
động theo từng thời gian.
2. Điểm mạnh:
- Có đầy đủ hồ sơ theo dõi toàn diện các hoạt động trường học.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, đi sâu đi sát chỉ đạo các hoạt động giáo dục,
quản lý học sinh giúp trường giữ vững kỷ cương, nề nếp. Chất lượng dạy và
học luôn ổn định, bền vững ở mức cao.
- Sau mỗi tháng, giai đoạn, kỳ, năm học có đánh giá kết quả tìm nguyên
nhân được chưa được để có biên pháp, giải pháp hữu hiệu cho khắc phục
những tồn tại để có chất lượng tốt các hoạt động. Do đó nhà trường luôn
trong tốp dẫn đầu về chất lượng toàn diện của huyện.
3. Điểm yếu: Việc kiểm tra đánh giá một số hoạt động chưa kịp thời ở một
vài bộ phận nên việc cập nhật số liệu, thông tin để báo cáo cấp trên còn
chậm (tài chính).
4.Kế hoạch hành động:
- Duy trì và giữ vững những hoạt động trong việc theo dõi, đánh giá hiệu quả

công việc của từng bộ phận.
- Tổ chức cho các bộ phận còn yếu tập huấn tốt nghiệp vụ chuyên môn để
hoàn thành nhiệm vụ đúng thời điểm.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Hiệu trưởng xem lại những biện pháp chỉ đạo, thực hiện
nhiệm vụ của trường sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng:
- Tổ chức họp để kiểm tra lại việc chỉ đạo của BGH trong học kỳ về tất cả
các hoạt động mà kế hoạch đề ra.
- Mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức xem xét các biện pháp thực hiện kế hoạch,
có điều chỉnh bổ sung những biện pháp chưa cụ thể, chưa khả thi cho kỳ tới.
- Hiệu trưởng đánh giá xếp loại việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân
công của giáo viên, nhân viên và học sinh để có các hình thức động viên,
khen thưởng xứng đáng với thành tích đạt được. Đồng thời phân tích những
mặt còn tồn tại để rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng hoạt động hiệu quả
cho giai đoạn tiếp theo.
2. Điểm mạnh:
- Thực hiện đầy đủ rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt
động giáo dục của nhà trường sau mỗi kỳ học.
- Việc kiểm tra rà soát nhằm giúp quản lý thấy rõ được hiệu quả các biện
pháp đã thực hiện có đạt được chỉ tiêu hay không? Có kế hoạch điều chỉnh,
bổ sung thêm biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Việc kiểm tra rà soát giúp đánh giá, xếp loại tập thể cá nhân nhằm thúc
đẩy sự phấn đấu của giáo viên và học sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
năm học.
3.Điểm yếu: Có những buổi họp do thời gian hạn hẹp nên chưa rà soát hết
các biện pháp của tất cả các hoạt động mà chỉ tập trung rà soát những hoạt
động chính và trọng tâm.
4. Kế hoạch hành động: Dành quĩ thời gian, lên lịch khoa học, thống nhất
cao trong việc rà soát biện pháp là yêu cầu bắt buộc và là động lực thúc đẩy

chất lượng toàn diện trường học.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R
Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 7. Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo.
a) Chỉ số a: Lập hồ sơ theo dõi quản lý văn bản .
1. Mô tả hiện trạng:
- Lập đầy đủ sổ theo dõi, lưu trữ văn bản các cấp của Chi bộ, trường, Đoàn
thanh niên, Công đoàn, Đội
- Sắp xếp các loại văn bản đi, văn bản đến của các cấp uỷ đảng, của các cấp
chính quyền, của tổ chức công đoàn, của Đoàn thanh niên và các tổ chức
đoàn thể khác liên quan đến các hoạt động của trường.
- Tất cả văn bản đến đều được tập trung ở văn thư trường để đăng ký vào sổ
và chuyển đến tay người có trách nhiệm giải quyết. Văn bản đi được đánh số
thứ tự tính từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12, số văn bản được dùng
chung cho tất cả các loại văn bản.
2. Điểm mạnh:
- Có đầy đủ tủ đựng hồ sơ và các loại hồ sơ sổ sách để theo dõi, lưu trữ văn
bản phục vụ cho hoạt động trường học.
- Việc quản lý, lưu trữ các loại văn bản theo đúng quy định.
- Việc đăng ký sổ văn bản đi – văn bản đến và việc đánh số thứ tự tạo điều

kiện thuận lợi cho việc lưu trữ quản lý và tra cứu sử dụng.
3. Điểm yếu:
- Đôi lúc việc theo dõi, cập nhật và lưu trữ hồ sơ, văn bản chưa thật khoa học
nên gặp khó khăn trong việc tra cứu, sử dụng.
4. Kế hoạch hành động:
- Làm tốt việc theo dõi, quản lý các loại tài liệu, văn bản.
- Bố trí sắp xếp lại nơi lưu trữ khoa học dễ tìm, dễ tra cứu tiện lợi cho việc
sử dụng, cố gắng hoàn thành vào tháng 3 năm 2009.
- Nêu cao vai trò của người quản lý, xác định rõ trách nhiệm của từng thành
viên và tập huấn nâng cao thêm nghiệp vụ.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
b) Chỉ số b: Thực hiện các chế độ báo cáo.
1. Mô tả hiện trạng:
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: Đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm,
báo cáo đột xuất
- Thực hiện chế độ thông tin 2 chiều thông suốt: đi báo việc, về báo công.
- Chế độ thỉnh thị báo cáo từ dưới lên trên.
2. Điểm mạnh:
- Chế độ báo cáo định kỳ đầy đủ, đúng thời gian, nội dung đảm bảo thông tin
cần thiết theo yêu cầu. Báo cáo đột xuất kịp thời.
- Giữ vững thông tin 2 chiều, cập nhật đầy đủ kịp thời xử lý hiệu quả.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thỉnh thị báo cáo cấp trên và thực hiện đầy
đủ mệnh lệnh yêu cầu của ngành.
3. Điểm yếu:
Đôi khi có báo cáo chậm nên các thông tin chưa được xử lý kịp thời, do đó
hiệu quả công việc còn thấp.
4. Kế hoạch hành động:
- Quán triệt đầy đủ chế độ thông tin báo cáo cho mọi cán bộ giáo viên nhân
viên nhận thức sâu sắc để thực hiện đầy đủ, hiệu quả.
- Hàng tuần BGH kiểm tra đầy đủ các nội dung thông tin báo cáo nhân viên

văn thư, kế toán để đôn đốc yêu cầu xử lí thông tin kịp thời.
- Sơ, tổng kết, đánh giá khen chê kịp thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
c) Chỉ số c: Rà soát các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo sau
mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng:
- Tổ chức họp kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo ở các bộ
phận.
- Mỗi học kỳ, Ban giám hiệu xem xét những tồn tại để rút kinh nghiệm, đề ra
phương hướng khắc phục để làm tốt, hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo.
2. Điểm mạnh:
- Thông qua các phiên họp đánh giá của cấp trên, Hiệu trưởng tiến hành
đánh giá việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của từng bộ phận theo yêu
cầu của phòng.
- Việc đánh giá đó giúp nhà trường thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo
được đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng quy định.
- Nhà trường có kế hoạch giao nhiệm vụ cho các bộ phận chuyên môn để
đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo được chính xác kịp thời.
3. Điểm yếu:
- Việc kiểm tra nhân viên phụ trách chế độ thông tin báo cáo chưa thường
xuyên kịp thời.
4. Kế hoạch hành động:
- Giữ vững và duy trì được chế độ báo cáo đúng qui định.
- BGH thường xuyên kiểm tra những tồn tại của nhân viên cùng chỉ ra
những tồn tại để khắc phục.
- Đảm bảo chế độ báo cáo thông tin kịp thời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
* Tự đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: R Đạt: R Đạt: R

Không đạt: * Không đạt: * Không đạt: *
** Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: R
Không đạt: *
Người báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Trường Tiểu học Nam Hồng
PHIẾU MÔ TẢ CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Tiêu chí 8. Công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ và quản lý giáo dục.
a) Chỉ số a. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.
1.Mô tả hiện trạng:
- Lập kế hoạch cả năm về bồi dưỡng đội ngũ.
- BGH họp xét cử cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng: Trình độ đại học, cao
đẳng, các đợt tập huấn cấp trên mở.

×