Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án Tin 6 - HK2- Hồng vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.48 KB, 13 trang )

Bài thực hành 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
1. Mục đích yêu cầu:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số
nút lệnh.
- Bước đầu tạo một văn bản tiếng Việt đơn giản và lưu.
2 Nội dung
a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word.
1. Khởi động Word
2. Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn. Mở một vài bảng chọn và
di chuyển chuột để tự động mở các bảng chọn khác.
3. Mở một bảng chọn và giữ chuột một vài giây để mở rộng bảng chọn. So
sánh bảng chọn mở rộng và bảng chọn ban đầu. Nháy một lệnh không có
trong bảng chọn ban chọn ban đầu, sau đó mở lại các bảng chọn và nhận xét
sự thay đổi.
4. Phân biệt các thanh công cụ chuẩn và thanh công cụ định dạng. Tìm hiểu
các nút lệnh trên các thanh công cụ đó.
5. Chọn các lệnh File → New và File → Save để tìm hiểu cách thực hiện
lệnh trong các bảng chọn: Lệnh có thể được thực hiện sau khi nháy chuột,
hoặc sau khi chọn hay cho các tham số cần thiết trên hộp thoại.
6. Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn File: Mở, đóng và lưu tệp
văn bản; mở văn bản mới.
7. Chọn các lệnh File → Open và nút lệnh Open; suy ra sự tương đương
giữa lệnh trong bảng chọn và nút lệnh trên thanh công cụ.
b)Soạn một văn bản đơn giản
Bài này được thực hiện khi trên máy tính đã có chương trình gõ tiếng Việt
và chức năng gõ tiếng Việt được bật.
-Gõ đoạn văn sau,chú ý gõ bằng mười ngón như đã học. Nếu gõ sai chưa
cần sửa lỗi.
BIỂN ĐẸP
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào


hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên
xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có
quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm,
thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, mhư ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng
về bị ướt.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục,
đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc
ai đem rắc lên.
Có một buổi nắng mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ
một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không
có sắc biếc của da trời.
Theo Vũ Tú Nam
1. Lưu văn bản với tên Bien dep
c) Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản.
1. Tập di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản bằng cả chuột và các phím
mũi tên đã nêu trong bài. 100%
2. Phóng to, thu nhỏ văn bản trên màn hình bằng nút lệnh (Zoom) với
các tỉ lệ 150%, 200%, 50%, 75% và trở về 100%. Thử phóng to văn bản với
mức 120%.
3. Sử dụng các thanh cuốn để xem các phần khác nhau của văn bản khi được
phóng to.
4. Chọn các lệnh View→Normal, View→Print Layout, View→Outline để
hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau. Quan sát tự thay đổi trên màn
hình. Lần lượt các nút , và ở góc dưới, bên trái thanh cuốn ngang
để thay đổi cách hiển thị văn bản và rút ra kết luận.
5. Nháy chuột ở các nút , và ở góc bên phải cửa sổ và biểu
tượng của văn bản trên thanh công việc để thu nhỏ, phóng cực đại và đóng
cửa sổ của Word.
d) Thực hành gõ Tiếng Việt:

Gõ đoạn sau, chú ý gõ bằng 10 ngón như đã học. Lưu văn bản với tên Cây
tre.
Cây tre Việt Nam
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân
dân Việt Nam.
Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre
nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân
thuộc làng tôi đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm
măng non mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng
tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo
dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Theo Thép Mớ

Bài 15. CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh biết cách chỉnh sửa văn bản qua các thao tác chọn, xóa,
chèn, sao chép
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phòng máy hoặc phòng học lý thuyết nhưng có trang bị máy tính cho
Giáo viên và màn hình lớn (Projector) hoặc dùng hình vẽ minh họa.
III. LƯU Ý SƯ PHẠM
- Rèn kỹ năng chỉnh sửa văn bản với MS WORD
IV. NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày quy tắc gõ văn bản trong word.
- Trình bày kiểu gõ Telex, nêu ví dụ cách gõ cụ thể một câu văn.
2. Bài mới: CHỈNH SỬA VĂN BẢN
- Giới thiệu
Khi soạn thảo văn bản, thường gặp phải những sai sót như lỗi chính tả,

sai từ, thiếu nội dung hoặc đôi khi có nhiều đoạn văn bản giống nhau thay
vì ta gõ lạiu đoạn đó thì ta dùng chức năng copy của xord để thực hiện và
còn nhiều chức năng khác giúp ta làm việc với văn bản nhanh chóng hơn.
Sau đây ta sẽ nói đến vấn đề này?:
Hoạt động 1
Xóa và chằn thêm văn bản:
GV: Để xóa một vài kí tự, ta nên dùng các phím Backsace hoặc Delete.
Phím Backsace (có thể là phím → trên hàng phím số) dùng để xóa kí tự
trước con trỏ văn bản và phím Delete dùng để xóa kí tự sau con trỏ văn bản.
Để xáo những phần văn bản lớn hơn ta thực hiện như sau:
- Chọn phần văn bản cần xóa
- Nhấn phím Backsace Hoặc phím Delete
Từ dẫn dắt trên, các nhóm cho ví dụ minh họa
GV: Có cách nào để xóa một đoạn văn, một hoặc nhiều trang? (Từng nhóm
trả lời)
GV: Các em thử dùng phím insert hoặc ins, rồi nêu công dụng của nó?
→ Cẩn thận trước khi xóa
Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh cách chọn văn bản (dùng chuột hoặc phím)
? Cách chọn văn bản
(1) Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bắt đầu chọn và nháy chuột.
(2) Nhấn giữ phím Shifp, đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cuối và nháy
chuột.
Bác Hồ ở chiến khu
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa.
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa,
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi
Ngoài cách nêu trên các em còn biết cách nào khác? (học sinh tìm hiểu và
trả lời)

Hoạt động 3
? Nêu những cách để hủy bỏ thao tác sai
GV hướng dẫn: có thể dùng biểu tượng undo trên thnah công cụ chuẩn.
Hoặc dùng Edit/undo hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+Z
Nút Undo đuợc sử dụng để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện;
Nút Redo dùng để khôi phục thao tác vừa hủy bỏ;
→ Các em hãy xóa một đoạn văn rồi dùng một trong các thao tác vừa nêu
để phục hồi đoạn văn đó
Để sao một phần văn bản đã có vào một vị trí khác, em thực hiện:
Chọn phần văn bản muốn sao.
Chọn Edit → Copy hay nhấn nút Copy. Khi đó văn bản đã được lưu vào
bộ nhớ máy tính. Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao.
Chọn Edit → Paste hoặc nháy nút Paste
Lưu ý: Em có thể nháy nút Copy một lần và nháy nút Paste nhiều lần để
sao cùng một nội dung vào nhiều vị trí khác nhau.
Chọn Edit → Copy hay nhấn nút Copy. Khi đó văn bản đã được lưu vào
bộ nhớ máy tính.
? Em hiểu thế nào là di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí
khác, em thực hiện:
Chọn phần văn bản cần di chuyển.
Chọn Edit → Cut hoặc nháy nút Cut để xóa phần văn bản đó tại vị trí cũ
và lưu vào bộ nhớ của máy tính.
Đưa con trỏ văn bản tới vị trí mới.
Chọn Edit → Paste hoặc nháy nút Paste để sao phần văn bản được lưu
trong Clipboard vào.

Bài thực hành 6
EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN
1. Mục đích yêu cầu
- Thực hành các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.

- Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung
văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
- Thực hành kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt.
2. Nội dung
a) Khởi động Word và tạo văn bản mới
1. Khởi động word và gõ nội dung văn bản sau đây cho văn bản mới, sửa các lỗi gõ sai
sau khi gõ xong.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa.
Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu
bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng
thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời trải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi
sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ
Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm
chiêu, gắt gỏng.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển trong veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng.
Những con sống nhề nhẹ liếm trên bài cát, bọt sóng màu bưởi đào.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng trên một vùng biển
tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng
lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui.
b) Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản
1. Mở văn bản đã lưu có tên Biendep.doc đã lưu trong bài thực hành trước. Trở lại văn
bản vừa gõ nội dung, sao chép toàn bộ nội dung của văn bản đó vào cuối văn bản
Biendep.doc.
2. Thay đổi trật tự các đoạn văn bản (bằng các nút lệnh Copy, Cut và Paste hoặc kéo thả
chuột) các thao tác sao chép hoặc cắt dán để có nội dung đúng.
3. Lưu văn bản với tên cũ (Biendep.doc)
c) Thực hành gõ tiếng Việt kết hợp với sao chép nội dung
1. Mở văn bản mới và gõ bài thơ dưới đây. Quan sát các câu thơ lặp lại và thực hiện thao
tác kéo thả chuột để sao chép nhanh nội dung. Sửa các lỗi gõ sai sau khi đã gõ xong nội

dung.
Trăng ơi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên mái nhà
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh kì diệu
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
bạn nào đá lên trời
trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng từ đâu từ đâu
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em
Theo Trần Đăng Khoa
2. Lưu văn bản với tên Trangoi.doc
Bài 16. Định dạng văn bản
I. Mục đính yêu cầu

-Học sinh biết cách trình bày văn bản, định dạng kí tự đạt những yêu cầu cần thiết như
rõ ràng, đẹp nội dung dễ nhớ.
II. Phương pháp, phương tiện
- Phòng máy hoặc phòng học lý thuyết nhưng có trang bị máy tính cho Giáo viên và
màn hình lớn (projector)
- Có thể dùng hình vẽ minh họa (nếu không có máy tính)
III. Lưu ý sư phạm
- Rèn kĩ năng hoàn chỉnh một văn bản với những kiểu dáng dật yêu cầu chung.
IV. Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bài cách sao chép một đoạn văn
- Em hãy nêu cách chép và di chuyển một đoạn văn từ trang này sang trang khác
- Sắp xếp lại tên nút lệnh cho đúng
Nút lệnh Tên Công dụng nút lệnh

2. Bài mới: TRÌNH BÀY VĂN BẢN
Hoạt động của GV và học sinh
Hoạt động 1
Qua bài thực hành tiết trước em có nhận xét gì về soạn văn bản trên máy tính.
(đểsửa chữa những từ hoặc những đoạn văn bị gõ vào sai)
Nếu có những đoạn văn, hoặc câu văn giống nhau thì em sử lí thế nào cho nhanh
chóng.
(chọn 1 đoạn văn hoặc câu văn nào đó, sau đó copy và paste chúng đến nơi ta cần,
thay vì phải gõ lại cùng nội dung đó)
Cũng trong bài thực hành tiết trước các em có thấy nhược điểm gì.
(cùng một kiểu chữ, không có gì làm nỏi bật những điểm cần mhấn trong đoạn văn)
như vậy trong bài học này chúng ta sẽ tiếp tục giải quyết một số việc để văn bản của
chúng ta tạo ra rõ ràng, đẹp hơn. Những nội dung như vậy ta gọi là định dạng văn bản
Hoạt động 2
GV giải thích thêm ý nghĩa của định dạng văn bản

?Tính chất định dạng kí tự
( Cho học sinh rà muĩ tên con chuột đến vị trí nào đó của thanh công cụ hoặc các biểu
tượng và phát biểu )
? Muốn cho kí tự hay nhóm kí tự đó sau khi định dạng có kết quả đúng như ý định thì
em làm thế nào.
(chọn kí tự hoặc nhóm kí tự sau đó kích đúp chuột vào biểu tượng mà ta cần định
dạng)
?Cho ví dụ cụ thể
( Ví dụ muốn định dạng câu: Tính chất định dạng kí tự, với kiểu chữ 10, nghiêng, đậm
ta lần lượt làm:
_Chọn câu Tính chất định dạng kí tự bằng cách để trỏ chuột đứng đầu câu rồi bôi đen”
câu đó bằng chuột hoặc tổ hợp phím shift + phím mũi tên phải
-Chọn biểu tượng font size 10, bold và italic
? Em hãy nêu cách chọn màu xanh đậm cho câu ví dụ trên
? Em hãy mở file đã thực hành tiết trước và định dạng lại theo ý của mình(thay đổi font
chữ, màu sắc )
? Ngoài những biểu tượng trên thanh công cụ, còn có các định dạng nào khác.
(GV hướng dẫn vào các hộp thoại)
Hoạt động 3
Để địng dạng kí tự ta còn có thể sử dụng hộp thoại font.
Các bước thực hiện:
1-Chọn phần văn bản cần định dạng.
2-Mở bản chọn format và chọn lệnh font. Hộp thoại font hiện ra.
3-Chọn các tính chất định dạng thích hợp và OK
Tóm lại, để định dàng kí tự em có thể thực hiện theo hai cách: Sử dụng các nút lệnh trên
thanh công cụ định dạng Sử dụng các lệnh Fortmat/Font
-GV giới thiệu hộp thoại Font
3. Củng cố
-Thế nào là định dạng bản?
-Trình bày các bước thực hiện để định dạng đoạn văn để thay đổi Font (Timé new

Roman), Font Size (14), kiểu Italic
4. Bài về nhà
-Em hãy gõ nội dung một phần bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng, và
định dạng như sau:
ĐÔI MẮT NGƯỚI SƠN TÂY
Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bong Ba Vì
Vầng trăng em mang màu quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xư Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
-Trả lời các câu hởi 3, 4, 5, 6 SGK
Bài 17. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học sinh biết cách định dạng đoạn văn đạt những yêu cầu như căn lề, vị trí lề dùng
các nút lệnh hoặc hộp thoại paragraph
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
Phòng máy hoặc phòng học lý thuyết nhưng có trang bị máy tính cho Giáo viên và màn
hình lơp (Projector)
III. LƯU Ý SƯ PHẠM
Hoàn chỉnh một văn bản với nhưng kiểu dáng đạt yêu cầu rõ ràng, ấn tượng, làm nổi
bật nội dung cần thiết
IV. NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cách định dạng font chữ, các kiểu in nghiêng, đậm của một câu văn bản
-Em hãy dùng hộp thoại Fỏmat và giải thích công dụng một số thoại trong đó
2. Bài mới: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Hoạt động của GV và học sinh

GV giải thích lý do tại sao phải định dạng văn bản, và những tính chất cơ bản của định
dạng đoạn văn.
Căn cứ vào đoạn văn trên em hãy nhận xét các tính chất mà đoạn văn trên đã được định
dạng (căn thẳng lề trái, căn giữa, căn thẳng lề trái, căn thẳng hai lề, thụt lề dòng đầu tiên
hoặc cả hai đoạn văn thuộc lề)
- Khoảng cách giữa các dòng
- Khoảng cách giữa các đoạn
* Em hãy nhận xét so với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn khác nhau điều cơ bản gì?
(Định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở
trong đó)
? Em hãy nhận xét, trên thanh công cụ định dạng có những nút lệnh thường dùng nào.
- Căn lề
- Thay đổi lề ở đoạn văn
- Giãn cách dòng trong đoạn văn
- GV trình bày hộp thoại paragraph, học sínho sánh những điểm giống và khác nhau so
với các định dạng đã học.
- Có thể sử dụng các nút lệnh định dạng đoạn văn trên thanh công cụ định dạng hoặc
dùng hộp thoại paragraph để thực hiện định dạng đoạn văn.
3. Củng cố
- Trình bày các thao tác để định dạng cho một đoạn văn bản?
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
4. Bài về nhà
- Mở bài tập “Đôi mắt người Sơn Tây”, em coppy đoạn thơ đó và gõ tiếp:

ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bong Ba Vì
Vầng trăng em mang màu quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xư Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng con bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Tự độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan?

Quang Dũng
Em hãy trình bày đoạn thơ trên được định dạng như thế nào?
- Trả lời các câu hỏi 3, 4, 5, 6 SGK
Bài thực hành 7
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
1. Mục đích, yêu cầu
Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
a) Thực hành định dạng văn bản
1. Khởi động Word và mở tệp Bien dep.doc đã lưu trong bài thực hành trước.
Hãy áp dụng các định dạng đã biết để trình bày giống mẫu sau đây.
2. Nội dung
Biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực
lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm
bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.

Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển
óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng thâm sì, nặng trịch.
Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo
bác nông dân cày xong cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu
trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da
trời.
Theo Vũ Tú Nam
Yêu cầu:
- Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của
nội dung văn bản. Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung.
Đoạn cuối cùng có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung.
- Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối cùng căn
thẳng lề phải.
- Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề.
Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
3. Lưu văn bản với tên cũ.
b) Thực hành
1. Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu sau: (Hình vẽ có thể lấy hình khác trong máy
cho phù hợp hoặc em có thể vẽ nếu được)
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
(Theo Nguyễn Duy)
Bài 18. TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh nắm được những cách trình bày văn bản với những hình thức khác nhau.
- biết cách in văn bản
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phòng máy hoặc phòng lí thuyết nhứng có trang bị máy tính cho Giáo viên và màn
hình lớn (projector), có máy in.
III. LƯU Ý SƯ PHẠM
- Đánh giá lại kết quả soạn thảo văn bản qua bản in bằng giấy.
IV. NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu một số kiểu định dạng văn bản
- Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:
ở bài thực hành trước các em đã làm quen với cách định dạng văn bản, trong bài này
các em sẽ học các cách trình bảy trang văn bản và in
-Hoạt động 1
Các cách trình bày văn bản
Em có thể cho biết những cách trình bày trang văn bản?
Lần lượt các nhóm phát biểu
(Trang đứng hoặc trang nằm ngang)
GV có thể minh hoạ(bằng hình vẽ GV đã chuẩn bị
Ngoài ra các em cũng đã biết cách đặt lề của trang(Gvminh họa)
GVgiới thiệu cách đặt lề của trang(có thể bằng hình vẽ),học sinh nhận xét:Sự khác nhau
Giữa lề trang và lề đoạn văn?
để trình bày trang GV giới thiệu mục chọn Page Setup trong bản chọn File
Các em có thể trình bày các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang?
(Chọn hướng ngang :Trang đứng hay trang nằm ngang.

Đặt lề trang:Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới)
Không nhầm lề trang vời lề đoạn văn.Lề đoạn văn được tính từ lề trang
GV giới thiệu màng hình Page Setup:
Để trình bày văn bản, em chọn lệnh File/Page Setup/Ma rgn s để mở trang Ma rgin s hộp
thoại Page Setup sau đó thực hiện:
Chọn ô Po rtrait(đứng) hoặc Landscape (nằm ngang)
Học sinh quan sát trên màn hình và phát biểu nhận xét khi thao tác chọn trong hai ô trên.
(Đặt trang theo chiều đứng hoặc đặt trang theo chiều ngang)
Các nhóm quan sát các ô Top, Bottom, Letf, Right và các biểu công dụng của nó khi
được chọn.
Hoạt động 3
GV giới thiệu thao tác in văn bản
*Sau khi soạn thảo văn bản xong, nhìn kết quả trên màn hình các em phần nào thích thú
trước kết quả mình đạt được. Nhưng nếu kết quả này được in ra giấy(nhất là được in với
máy in màu) để khoe với bạn bè thì quá thích đi chứ. Bây giờ các em tìm hiểu việc in văn
bản
Trên màn hình các em thấy có nút lệnh in mà các em đã học ở các tiết trước, sẽ đơn giản
nếu in toàn văn bản(gồm nhiều trang) tuy nhiên không phải lúc nào em cũng in tất cả, đôi
khi chỉ cần 1 trang, lúc này các em làm thế nào?
Các nhóm thảo luận và trả lời
*Trước khi in, thường ta xem văn bản, để nhìn tổng thể trang mình cần in có sai sót gì
không, các em chọn nút lệnh Print Preview(đã học)
GV giới thiệu màn hình Preview
GV cũng giới thiệu luôn màn hình Print, ở đó sẽ có các mục chọn in theo yêu cầu sử
dụng(một hoặc nhiều trang )
Ghi nhớ
. Trình bày trang là đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản. Trình bày trang
tác động đến mọi trang.
. Trước khi in ra giấy nên kiểm tra trước bố trí trang trên màn hình bằng nút lệnh Pint
Prevew .

3. Củng cố
- Nêu sự khác biệt của lề trang văn bản và lề đoạn văn bản
- Hãy liệt kê vài lệnh trình bày trang văn bản
4.Bài về nhà
- Văn bản được trình bày với trang thẳng đứng, em có thể đặt lại văn bản theo hướng
trang nằm ngang được không? Cách thực hiện?
- Trả lời các câu hỏi 3, 4, 5, 6 SGK.

Bài 19. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh nắm được những cách tìm và sửa lỗi nhanh chóng khi soạn thảo văn bản.
- Rèn kĩ năng sử dụng các chức năng có sẵn của Word
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phòng máy hoặc phòng học lí thuyết nhưng có trang bị máy tính cho Giáo viên và màn
hình lớn (Projetor), các hình vẽ minh hoạ trên giấy (trong điều kiện không có máy tính)
III. LƯƯ Ý SƯ PHẠM
- Nhận biết và ứng dụng các tiện ích của phần mềm soạn thảo văn bản qua việc tìm và
thay thế từ, câu hoặc đoạn văn một cách nhanh chóng.
IV. NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày một văn bản được định dạng với trang nằm ngang, sau đó em đạt
văn bản đó trở lại theo chiều đứng
- Nút lệnh Print preview có công dụng gì? Em có thể in văn bản từ màn hình Print
preview không?
2.Bài mới: TÌM VÀ THAY THẾ
Nội dung
1. Tìm phần văn bản:
Các bước thực hiện:
(1) Chọn lệnh Edit → Find.
Hộp thoại Find and Replace (Tìm và thay thế) sẽ xuất hiện như hình bên

(2) Gõ nội dung cần tìm vào ô Find What
(3) Nháy vào nút Find, Next nếu muốn tìm tiếp.
Hoạt động của GV và học sinh
Khi soạn thảo trên máy tính, phần mềm sẽ cung cấp cho em nhiều công cụ sửa lỗi rất
nhanh chóng.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ tìm và thay thế trong văn bản
Hoạt động 1
GV giới thiệu hộp thoại Find (tìm kiếm):
Chọn Edit/ find
GV giải thích các bước lệnh Find, replace, goto
Hãy mở ra đoạn văn Biển đẹp (trong thực hành ba) tìm những từ biển”
→ Nháy vào Findnext để tìm tiếp hoặc nhấn cancel để kết thúc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×