CHƯƠNG II
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy
vật
II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện
chứng duy vật
III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật
IV. Các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật
V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
CHỨNG DUY VẬT
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ
bản của phép biện chứng
a) Khái niệm “biện chứng”, “phép biện
chứng”
“Biện chứng” là khái niệm dùng để chỉ
đặc tính vốn có của thế giới, đó là mối liên hệ
tương tác, chuyển hóa; sự vận động, phát
triển theo quy luật của sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
Phép biện chứng là lý luận, học
thuyết nghiên cứu, khái quát những hiện
tượng biện chứng của thế giới khách
quan thành hệ thống các nguyên lý, quy
luật chung nhất nhằm vạch ra các nguyên
tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động
nhận thức và thực tiễn của con người.
b) Các hình thức cơ bản của phép biện
chứng
● Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
Thời cổ đại, nhiều nhà triết học có tư
tưởng biện chứng tự phát về thế giới. Họ
xem xét thế giới trong chỉnh thể, trong
quá trình vận động, chuyển hóa không
ngừng.
Ở Trung Quốc cổ đại, tư tưởng biện chứng
được thể hiện trong Kinh dịch (sách nói về
sự biến đổi thế giới ), trong thuyết Ngũ hành,
và nhất là thuyết Âm dương.
Tư tưởng biện chứng còn được thể hiện
trong học thuyết của Lão Tử. Theo Lão Tử,
thế giới vận động, biến đổi theo “đạo” (tức
quy luật khách quan). Mỗi sự vật, hiện tượng
đều chứa đựng hai mặt đối lập âm và dương.
Âm dương làm tiền đề tồn tại cho nhau,
chuyển hóa lẫn nhau.
Ở Hy Lạp cổ đại, Hêracơlit coi sự biến
đổi của thế giới như một dòng chảy.
“Tất cả đều trôi chảy; không có gì đứng im”
(1)
.
“Mặt trời mỗi ngày mỗi mới”
(2).
“Bạn không thể lội hai lần xuống cùng một dòng sông; vì
luôn có những dòng nước khác luôn chảy về phía bạn”
(3).
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa
các mặt đối lập. “Trong mỗi người chúng ta có cả sống và
chết, thức và ngủ, trẻ và già”
(4) .
(1)
All is flux, nothing stays still.
(2)
The sun is new each day.
(3)
You could not step twice into the same river; for other waters are ever flowing
on to you.
(4)
As the same thing in us is living and dead, waking and sleeping, young and old.
Phương pháp biện chứng được các nhà triết
học như, Xôcrat, Platôn … phát triển và được
coi là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý.
Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với
Lôgíc học.
Thời Trung cổ, do sự thống trị của thế giới quan phong
kiến và tôn giáo, nên phương pháp duy tâm siêu hình cũng
thống trị. Người ta xem xét sự vật, hiện tượng một cách cứng
nhắc, bất biến. Trong thời Phục hưng và cận đại, thế giới
quan duy tâm tôn giáo bị đẩy lùi một bước, nhưng do sự phát
triển hạn chế của khoa học tự nhiên nên phương pháp tư duy
siêu hình, máy móc vẫn còn phổ biến.
● Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
Đến Triết học cổ điển Đức, phép biện
chứng được khôi phục và phát triển từ
Cantơ đến Hêghen.
Hêghen, là người xây dựng phép biện
chứng tương đối hoàn chỉnh với một hệ thống
khái niệm, phạm trù, quy luật.
Tuy nhiên, phép biện chứng Hêghen là phép
biện chứng duy tâm, ngược đầu; ông coi biện
chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự
vật, chứ không phải ngược lại.
● Phép biện chứng duy vật
C. Mác và Ph. Ăngghen, kế thừa có phê
phán hạt nhân hợp lý trong phép biện
chứng của Hêghen và sáng lập ra phép
biện chứng duy vật, là phép biện chứng
dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật,
xuất phát từ biện chứng khách quan của tự
nhiên và xã hội.
Chú thích: sự khác nhau giữa PBC của Mác và Hêghen
2. Khái niệm, đặc điểm của phép biện
2. Khái niệm, đặc điểm của phép biện
chứng duy vật
chứng duy vật
a) Khái niệm
Ph. Ăngghen định nghĩa :
“Phép biện chứng … là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động
và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy” [t.20, tr.201].
Ăngghen phân biệt biện chứng khách quan (biện
chứng của tự nhiên và xã hội) và biện chứng chủ
quan (biện chứng của tư duy).
Biện chứng khách quan là đặc tính vốn có của thế giới (tự nhiên
và xã hội). Đặc tính đó là: tất cả sự vật hiện tượng trong thế giới đều
tồn tại trong những cấu trúc, hệ thống nhất định, trong đó các mặt,
các yếu tố, bộ phận trong mỗi sự vật cũng như các sự vật trong một
hệ thống có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc, tác động qua lại với
nhau. Chúng vận động, phát triển theo những quy luật khách quan
không phụ thuộc ý thức.
Còn biện chứng chủ quan là đặc tính của tư duy con người: các
khái niệm, phán đoán, tư tưởng trong đầu óc con người có liên hệ với
nhau theo những quy luật nhất định. Biện chứng chủ quan là phản
ánh của biện chứng khách quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ tư duy
của cá nhân nào cũng phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan,
nhiều khi phản ánh sai lệch, xuyên tạc biện chứng khách quan.
Phép biện chứng là lý luận, là khoa học nghiên cứu cả biện chứng
khách quan và biện chứng chủ quan, nhằm đảm bảo tư duy con người
phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan.
Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý, 6 cặp
phạm trù và 3 quy luật cơ bản.
b) Đặc điểm của PBC duy vật
● PBCDV được xác lập trên cơ sở TGQ duy
vật và sự khái quát các thành tựu khoa học
● Có sự thống nhất giữa nội dung TGQ duy
vật biện chứng với PPL biện chứng duy vật.
● Nó xem xét sự vật, hiện tượng một cách
toàn diện, cụ thể, mềm dẽo, linh hoạt, là
phương pháp tư duy khoa học trong thời đại
ngày nay.
Chú thích: Nhận xét của Ăngghen về PBC
II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PBCDV
II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PBCDV
1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a) Khái niệm liên hệ
a) Khái niệm liên hệ
Liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn
nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác
động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các
mặt bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật
khác nhau.
b) Nội dung của
nguyên
nguyên lý
- PBCDV khẳng định rằng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật,
hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ,
cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại
trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc,
tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
Ăngghen
- Các tính chất của mối liên hệ
• Tính khách quan
• Tính phổ biến
• Tính đa dạng
Người ta phân biệt các mối liên hệ:
• Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài.
• Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp
• Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản
• Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu
• Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ
phổ biến
Các mối liên hệ riêng do các ngành
khoa học cụ thể nghiên cứu.
PBCDV nghiên cứu những mối liên
hệ chung nhất (mối liên hệ phổ biến).
Ăngghen viết: “Phép biện chứng là
khoa học về sự liên hệ phổ biến”
(Toàn tập, t.20, tr. 455).
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Quan điểm toàn diện
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ
sở lý luận của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải
xem xét sự vật, hiện tượng ở tất cả các mặt,
các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá
đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối
liên hệ trong hệ thống; chỉ ra được mặt, mối
liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.
Chú thích: Lênin ; Hồ Chí Minh
Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong
sự nghiệp cách mạng:
- Trong Cách mạng dân tộc dân chủ: vận dụng trong
phân tích hệ thống mâu thuẫn của xã hội, tìm ra mâu
thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu; trong đánh giá so
sánh lực lượng giữa ta với địch một cách toàn diện;
tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp của cách mạng.
- Trong công cuộc đổi mới, tiến hành đổi mới toàn
diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu then chốt.
Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới
chính trị và đổi mới tư duy; kết hợp giữa nội lực và
ngoại lực
2) Nguyên lý về sự phát triển
2) Nguyên lý về sự phát triển
a) Khái niệm phát triển
a) Khái niệm phát triển
Khái niệm “phát triển” và khái niệm
“vận động” có sự khác nhau :
Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa
nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi
xuống, tiến bộ hay lạc hậu.
Phát triển là sự vận động theo hướng
đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện.
b) Nội dung nguyên lý về sự phát
b) Nội dung nguyên lý về sự phát
triển
triển
- PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh
vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự
nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong
quá trình phát triển không ngừng từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Tính chất của sự phát triển
• Tính khách quan
• Tính phổ biến
• Tính đa dạng
Phát triển không chỉ là khuynh hướng
chung mà còn là là khuynh hướng chủ
đạo của thế giới.
Phát triển không loại trừ sự thụt lùi. Tuy nhiên,
thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng
những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là
tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển.
c) Ý nghĩa của nguyên lý
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý
luận của quan điểm lịch sử cụ thể và
quan điểm phát triển.
♦ Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi
khi xem xét sự vật, hiện tượng phải gắn
nó với quá trình vận động, phát triển của
nó từ lúc ra đời cho đến hiện tại. Ở mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể, nó có tính tất
yếu và đặc điểm riêng.
♦ Quan điểm phát triển đòi hỏi khi
xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy
xu thế biến đổi, phát triển trong tương lai
của nó. Cái gì lạc hậu, lỗi thời sẽ mất đi;
cái mới, cái tiến bộ sẽ chiến thắng cái cũ,
cái lạc hậu.
Phải có thái độ lạc quan tin tưởng ở sự
tất thắng của cái mới, cái tiến bộ, tin
tưởng ở tương lai tốt đẹp của nhân loại, ở
sự tất thắng của CNXH và CNCS.
III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Phạm trù là gì
- Phạm trù là những khái niệm rộng nhất
phản ánh những thuộc tính, những mặt, những
mối liên hệ bản chất, phổ biến của sự vật, hiện
tượng trong một lĩnh vực nhất định của hiện
thực.
- Mỗi khoa học có một hệ thống phạm
trù, phản ánh mặt, thuộc tính, mối liên hệ
phổ biến trong lĩnh vực ngành khoa học
đó nghiên cứu.
Thí dụ:
Toán hoc: điểm, đường, hình, số, hàm số…
Vật lý học: khối lượng, năng lượng, lực, vận
tốc…
Sinh học: đồng hóa, dị hóa, di truyền, biến dị
Kinh tế học: hàng hóa, giá trị, giá cả, lợi nhuận…
Triết học: vật chất, ý thức, vận động, không gian,
thời gian, nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện
tượng