Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Doanh nhân với quy trình đào tạo nhân viên pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.49 KB, 4 trang )

Doanh nhân với quy trình đào
tạo nhân viên

Thực trạng hầu hết nhân viên mới tuyển dụng chưa có đủ kỹ năng làm việc trong
môi trường kinh doanh hội nhập nhiều biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nhân
người chủ doanh nghiệp phải coi trọng việc bồi dưỡng tri thức, huấn luyện kỹ
năng cho nhân viên.
Ngày nay chi phí đào tạo cho nhân viên rất được ưu tiên và chiếm một khoản lớn
của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu người chủ doanh nghiệp biết tự mình đào tạo
cho nhân viên một cách hiệu quả thì không những tiết kiệm được một khoản
không nhỏ cho doanh nghiệp mà còn vô cùng thuận tiện vì không người thầy nào
hiểu thực trạng của doanh nghiệp như chính người chủ doanh nghiệp đó.

Trước khi tổ chức lớp đào tạo nhân viên cần lưu ý

Vì doanh nhân không có thời gian hoặc kinh phí vô tận cho việc tổ chức một
chương trình đào tạo, do đó, trước khi bắt tay vào đào tạo cần xác định rõ các vấn
đề sau:

Trước khi đào tạo quản lý doanh nhân đóng vai trò là chủ doanh nghiệp nên xem
nguồn nhân lực như là một yếu tố trong quá trình sản xuất và đào tạo là chi phí mà
Cty phải bỏ ra. Về vấn đề đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, mức độ
đầu tư sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển hiện tại của DN. Về ngành nghề hoạt
động, mỗi ngành nghề có mức độ phát triển khác nhau. Trong đó, phải xác định
được những ngành nghề nào muốn phát triển trong thời gian 10, 20 hoặc 30 năm
tới. Từ đó xác định được những kỹ năng cần thiết cơ bản, những kiến thức mà lực
lượng lao động và số lượng lao động cần phải đáp ứng trong những ngành nghề
như vậy. Hãy tự hỏi: "Chương trình đào tạo như thế nào sẽ thực sự có lợi cho tổ
chức?". Xác định đào tạo cái gì ứng với ai? Không thể đào tạo tràn làn vì như thế
sẽ không hiệu quả bằng việc nhấn vào khả năng của từng người.


Phải xác định rõ ràng rằng chi phí đào tạo quản lý là một khoản đầu tư không thể
thiếu không nên bị cắt giảm kể cả khi công ty đang bị thua lỗ. Đối với những đối
tượng có thể đào tạo, bạn cần phải xác định là sẽ bồi dưỡng huấn luyện chu đáo,
đừng nên tiếc khi tạo cho nhân viên cơ hội. Huấn luyện và giáo dục là tạo cho
nhân viên cơ hội, là phương thức tất yếu để giữ nhân tài ưu tú. Hãy thử nhìn 500
công ty mạnh hàng đầu, đội ngũ nhân tài mà họ có được trên toàn cầu là một đội
quân lớn tinh nhuệ, họ không bao giờ keo kiệt trong việc đầu tư bồi dưỡng huấn
luyện nhân viên cả! Bà Angeline Teo - Giám đốc Công ty Tư vấn nguồn nhân lực
dOz International ở Singapore nói: “Họ như đi vào vòng luẩn quẩn, thua lỗ liền cắt
giảm đào tạo, cắt giảm xong lại càng thua lỗ hơn và phải cắt giảm tiếp… Lẽ ra, họ
nên hiểu đào tạo nhân viên là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển
chung của doanh nghiệp”

Cách đào tạo như thế nào, thời gian bao lâu, được tổ chức ra sao: Cách đào tạo nên
thực dụng, hướng đến thực hành ứng dụng không nên sa đà vào lý thuyết suông.
Thời gian không nên dài quá, nên tổ chức các khóa ngắn hạn để dễ kiểm soát tình
hình và hiệu quả. Công tác tổ chức phải thật sự nghiêm túc chú tâm vào mục đích
công việc cuối cùng, không coi việc dạy và học là cho có.

Lựa chọn tài liệu, tìm một không gian, địa điểm phù hợp cũng là phần quan trọng
trước khi đào tạo.

Vai trò của doanh nhân trong quá trình đào tạo nhân viên

Trong quá trình đào tạo quản lý các doanh nhân nên tuân theo các nguyên tắc như
tạo thái độ tích cực, phát hiện các tầng kỹ năng của nhân viên, khen thưởng để
nâng hiệu quả đào tạo lên mức cao nhất.

Cần thiết phải tạo thái độ tích cực cho đối tượng học để việc học đạt kết quả trọn
vẹn: Bằng cách nêu lên tầm quan trọng của khóa học đối với công việc, nêu lên

những hứa hẹn mà khóa học sẽ mang tới cho mỗi thành viên sau khóa học. Một số
nhân viên có thể cảm thấy việc đào tạo mà họ đang tham gia không liên quan gì
đến công việc của họ. Do đó, làm cho họ hiểu sự liên hệ ngay giữa việc đào tạo và
công việc của họ ngay từ đầu là rất quan trọng. Nhân viên sẽ không cảm thấy việc
đào tạo này đang lãng phí thời gian vô ích.

Các chuyên gia về nhân lực khuyên doanh nhân nên phát hiện và xây dựng những
khóa học thích hợp để đáp ứng nhu cầu của từng tầng kỹ năng. Khởi đầu việc dạy
nhân viên ở mức “không biết mình không có kỹ năng”, tiến đến “biết mình không
có kỹ năng”, rồi phát triển lên “biết mình có kỹ năng” và sau cùng đạt ngưỡng
“không biết mình có kỹ năng”.

Nhớ rằng khen thưởng những người đạt được thành tích tốt trong quá trình đào tạo
là một việc làm cần thiết: Nếu một khóa đào tạo chỉ có bác bỏ và chê kết quả của
học viên mà không chen vào những khen thưởng thì sẽ tạo tình trạng chán nản và
mệt mỏi cho học viên. Học viên là những người học tất nhiên nhiều khi kết quả
không được như người dạy mong muốn nhưng không phải là họ không có điểm
nào để được khen thưởng. Không nên bác bỏ tất cả thành quả học tập của họ vô
tình đã tạo nên một màu đen trong họ làm cho họ không nhìn nhận được thế nào là
đúng nữa.

Những việc cần làm sau đào tạo

Để việc đào tạo mang đến hiệu quả trọn vẹn và tạo tâm lý yên tâm cho bản thân
sau đào tạo các doanh nhân nên dành thời gian nhìn nhận một số điểm sau:

Việc đầu tiên sau khi đào tạo xong một khóa học là đánh giá kết quả. Nếu không
có những kết quả có thể đánh giá được, sẽ không thể xem việc đào tạo này là gì
khác ngoài việc phải bỏ ra chi phí. Hãy xác định xem bạn đã giành được những lợi
ích đầu tư như thế nào. Bạn sẽ gây quỹ cho việc đào tạo trong tương lai nếu bạn

chứng tỏ rằng việc đào tạo lần này mang lại kết quả.

×