Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị ổn định cao huyết áp trong thai kỳ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.86 KB, 5 trang )

Điều trị ổn định cao huyết áp
trong thai kỳ


Cao huyết áp do thai kỳ (CHATK) là một trong những vấn đề quan
trọng trong sản khoa, đặc biệt là tiền sản giật và sản giật làm gia tăng các
nguy cơ như nhau bong non, suy thận, các biến chứng tim mạch hay mạch
máu não và thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, CHATK gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi,
tăng tỷ lệ bệnh suất và tử suất. Bên cạnh việc giải quyết nguyên nhân bằng cách
chấm dứt thai kỳ, thì điều trị ổn định cao huyết áp là vấn đề tiên quyết, đóng vai
trò thiết yếu trong điều trị CHATK.

Cơ chế của thuốc hạ áp có nguồn gốc patalazine

Hydralazine hydrochloride là thuốc hạ áp có nguồn gốc từ patalazine, với
cơ chế tác dụng là tạo ra ocid nitric (NO) trong tế bào cơ trơn, giúp làm giãn các
cơ trơn trong mạch máu. Hydralazine làm giãn mạch trực tiếp, cho tác dụng lên
động mạch mạnh hơn là lên tĩnh mạch. Sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết
thanh đạt được sau 2 giờ là 1,6-3,2mcg/ml.
Thuốc bắt đầu có tác dụng hạ áp sau khi uống 20 phút và kéo dài 2-4 giờ
(Bệnh nhân được theo dõi huyết áp mỗi 4-6 giờ/ngày). Labetalol hydrochloride là
thuốc ức chế beta không chọn lọc và ức chế chọn lọc alpha-1, có tác dụng làm
giảm sức căng mạch máu, hạ áp nhanh trong những trường hợp cao huyết áp cấp,
nặng, có ưu điểm là không gây tăng nhịp tim như các thuốc hạ áp khác.
Sau uống, nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được từ 40 phút đến 120 phút
với nồng độ 323mg/ml. Thuốc có tác dụng sau uống là 20 phút, tối đa sau 1 giờ và
kéo dài 8 giờ.
Chúng tôi đã sử dụng hydralazine để hạ áp cho 98 trường hợp và labetolol
trong 97 trường hợp tiền sản giật nặng, kết quả có khoảng 1/3 trường hợp huyết áp


không ổn định dù đã được điều trị bằng hydralazine và labetolol.
Tỷ lệ các biến chứng của thai phụ trong nhóm sử dụng labetalol (26,1%)
cao gấp 2 lần so với nhóm dùng hydralazine (10,2%). 9% sản phụ sử dụng
labetolol bị sản giật so với 1% trong nhóm sử dụng hydralazine (P.0,01). Ngoài ra,
các biến chứng phù phổi cấp, băng huyết sau sinh cũng thường gặp trong nhóm sử
dụng labetolol.
Tình trạng thai nhi giữa 2 nhóm không có sự khác biệt đáng kể, không ghi
nhận có trường hợp nào mất tim thai trong chuyển dạ.

Nghiên cứu so sánh về các thuốc hạ áp

Điều trị ổn định huyết áp đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị biến
chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ áp phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của bác sĩ lâm sàng, vì thực tế còn thiếu những bằng chứng khách quan
làm cơ sở cho việc thiết lập phác đồ điều trị hiệu quả.
Sử dụng thuốc hạ áp để ổn định huyết áp không chỉ phụ thuộc vào liều
thuốc, cách sử dụng mà còn vào tình trạng bệnh (đa số bệnh nhân có tổn thương
thận với lượng đản bạch trung bình 5,23g/l). Do đó, việc ổn định huyết áp cho
những trường hợp này thường rất khó khăn.
Xét về hiệu quả “ổn định huyết áp” trực tiếp, kết quả này một lần nữa
khẳng định không có bằng chứng về hiệu quả vượt trội của hydralazine so với
labetolol và ngược lại.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm bác sĩ Magee (LA, 2003):
Qua phân tích số liệu từ 5 thử nghiệm lâm sàng so sánh labetolol và hydralazine
trong điều trị cao huyết áp ở thai phụ, ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ cao
huyết tồn tại sau điều trị giữa 2 nhóm.
Như vậy, vẫn chưa thể xác định thuốc hạ áp nào là tốt nhất vì cả
hydralazine và labetolol đều có tỷ lệ điều trị thất bại tương tự nhau. Trong khi
chưa có bằng chứng mới, hydralazine vẫn được xem là lựa chọn đầu tiên trong
điều trị ổn định cao huyết áp thai kỳ.

PGS. BS. NGUYỄN DUY TÀI – TS. TRẦN SƠN THẠCH (Theo Sức
Khoẻ Đời sống)


×