Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ – QTKD
NGÀNH KẾ TOÁN

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TM DV
VIỆT ĐẶNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG K35CD
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ – QTKD
NGÀNH KẾ TOÁN

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV
VIỆT ĐẶNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG K35CD
GVHD: Ths. Hồ Thị Lý
SVTH:Nguyễn Thị Ánh Hồng
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Đà Lạt, các Thầy Cô và
ban lãnh đạo Công ty TNHH TMDV Việt Đặng.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường đại học
Đà Lạt cùng toàn thể quý Thầy Cô – những người đã tạo điều kiện và tận tình
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học vừa qua. Cảm ơn Khoa đã tạo điều
kiện cho chúng em được đi thực tập tại các doanh nghiệp để tìm hiểu về thực tế
công việc mà em sẽ phải làm sau này – công việc của một người kế toán.


Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn tới cô Hồ Thị Lý – cô giáo hướng dẫn thực
tập cho em, cô đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực tập
từ lúc em lên đề cương đến khi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân
thành cảm ơn cô!
Qua đây, Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH TMDV
Việt Đặng và các anh chị phòng Tài Chính – Kế toán đã tạo điều kiện và nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thu thập thông tin cũng như các số liệu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Thực tập tại phòng
em cũng đã học hỏi và hiểu nhiều hơn về công tác kế toán đã được học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
ii
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi,
không sao chép của người khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội
dung chuyên đề tốt nghiệp chính xác và trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả
quá trình nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp này chưa từng công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH TM DV VIỆT ĐẶNG
iii
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày … tháng… năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
iv
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đà Lạt, Ngày … tháng… năm 2014
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 10
1. Lý do lựa chọn đề tài 10
v
2. Nội dung chính của đề tài 10
3. Ý nghĩa của đề tài 11
4. Giới hạn của đề tài 11
5. Bố cục của đề tài (Gồm 3 chương) 11
6. Phương pháp nghiên cứu 11
CHƯƠNG I 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TẠI
CÔNG TY TNHH TMDV VIỆT ĐẶNG 12
1.1 Tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp 12
1.2 Khái niệm vềchi phí sản xuất và tính giá thành 12
1.2.3 Chi phí sản xuất 12
1.2.2 Tính giá thành 14
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành 16

1.4Kế toán chi phí sản xuất 16
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) 16
Sơ đồ 1.2: Phương pháp hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) 17
1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 17
Sơ đồ 1.3: Phương pháp hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 17
1.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) 18
Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán nội bộ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) 18
Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán báo sổ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) 19
1.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 20
Sơ đồ 1.6: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 21
1.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm 22
1.5.1 Tập hợp chi phí để tính giá thành (TK 154) 22
Sơ đồ 1.7: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) 22
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 23
CHƯƠNG II 26
PHÂN TÍCH VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
TMDV VIỆT ĐẶNG 26
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH TMDV Việt Đặng 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26
Bảng 2.1:Tình hình vốn của Công ty 27
vi
Bảng 2.2: Bảng thành tích của Công ty trong hai năm 28
2.1.2 Chức năng, tính chất hoạt động của Công ty 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức các bộ máy hoạt động tại Công ty 29
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 29
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 32
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi chứng từ ghi sổ 34
Sơ đồ 2.4:Quy trình sử dụng phần mềm EFFECT 36
2.2 Phân tích về công tác kế toán chi phí và tính giá thành hạng mục công trình tại
Công ty TNHH TMDV VIỆT ĐẶNG 36

2.2.1 Đặc điểm chi phí và giá thành hạng mục công trình 36
2.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38
2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 43
2.2.4 Kế toán sử dụng máy thi công 48
Bảng 2.3: BẢNG CHI TIẾT CHI PHÍ XE, MÁY THUÊ NGOÀI 51
Bảng 2.4 BẢNG TÍNH KHẤU HAO XE – MÁY 53
2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 56
Bảng 2.5: BẢNG PHÂN BỔ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP XÂY LẮP
56
Bảng 2.6: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ 58
2.2.6 Kế toán tính giá thành hạng mục công trình 60
2.3 Phân tích khái quát về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của
Công ty trong 3 năm 2011 – 2012 – 2013 63
2.3.1 Phân tích tài sản và nguồn hình thành tài sản 63
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động tài sản năm 2011 - 2013 63
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tài sản và nguồn hình thành tài sản 64
2.3.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2011 – 2012 - 2013 66
Bảng 2.8 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 –
2013 66
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 67
của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 -2013 67
CHƯƠNG III 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 69
3.1 Nhận xét chung 69
3.2 Một số thuận lợi 70
3.3 Những khó khăn và tồn đọng 71
vii
3.4 Một số giải pháp 73
3.4.1 Giải pháp 1: Tổng quan về phòng kế toán 73
3.4.2 Giải pháp 2: Về các chi phí và các vấn đề quản lý nguyên vật liệu 73

3.4.3 Giải pháp 3: Về công cụ dụng cụ 74
3.4.4 Giải pháp 4: Về việc trích khấu hao TSCĐ 75
3.4.5 Một số giải pháp khác 76
3.5 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng nhà nước và chính quyền địa phương. 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SXKDD : Sản xuất kinh doanh dở dang KH : Kế hoạch
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXSP : Sản xuất sản phẩm
KPCĐ : Kinh phí công đoàn CCDC : Công cụ dụng cụ
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp SXC : Sản xuất chung
CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang DN : Doanh nghiệp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung PBCP : Phân bổ chi phí
CPTX : Chi phí thường xuyên SX : Sản xuất
CPTT : Chi phí tạm thời CT : Công trình
CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công CNV : Công nhân viên
SPDD : Sản phẩm dở dang NVL : Nguyên vật liệu
TSLĐ : Tài sản lưu động TSCĐ : Tài sản cố định
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp TM : Thương mại
SXKD : Sản xuất kinh doanh TT : Thực tế
DV : Dịch vụ BCTC : Báo cáo tài chính
VT – TB : Vật tư – Thiết bị BHXH : Bảo hiểm xã hội
PP : Phương pháp BHYT : Bảo hiểm y tế
CP : Chi phí Kđd : Không đích danh
viii
SPHT : Sản phẩm hoàn thành Đd : Đích danh
GTGT : Giá trị gia tăng NH : Ngân hàng
ĐVT : Đơn vị tính VLĐ : Vốn lưu động
XK : Xuất kho HT : Hoàn thành
P.GĐ : Phó giám đốc PP : Phó Phòng

GĐ : Giám đốc CPSX : Chi phí sản xuất
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 10
CHƯƠNG I 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TẠI
CÔNG TY TNHH TMDV VIỆT ĐẶNG 12
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành 16
Sơ đồ 1.2: Phương pháp hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) 17
Sơ đồ 1.3: Phương pháp hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 17
Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán nội bộ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) 18
Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán báo sổ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) 19
Sơ đồ 1.6: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 21
Sơ đồ 1.7: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) 22
CHƯƠNG II 26
PHÂN TÍCH VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
TMDV VIỆT ĐẶNG 26
Bảng 2.1:Tình hình vốn của Công ty 27
Bảng 2.2: Bảng thành tích của Công ty trong hai năm 28
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 29
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 32
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi chứng từ ghi sổ 34
Sơ đồ 2.4:Quy trình sử dụng phần mềm EFFECT 36
Bảng 2.3: BẢNG CHI TIẾT CHI PHÍ XE, MÁY THUÊ NGOÀI 51
ix
Bảng 2.4 BẢNG TÍNH KHẤU HAO XE – MÁY 53
Bảng 2.5: BẢNG PHÂN BỔ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP XÂY LẮP
56
Bảng 2.6: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ 58
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động tài sản năm 2011 - 2013 63
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tài sản và nguồn hình thành tài sản 64

Bảng 2.8 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 –
2013 66
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 67
của Công ty qua 3 năm 2011 – 2012 -2013 67
CHƯƠNG III 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 69
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
10
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty,
các doanh nghiệp không thể tránh khỏi môi trường cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, trong
thời gian gần đây ở Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm
hàng đầu đối với các doanh nghiệp và đối với cơ quan nhà nước trong việc quản lý các
doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường, đồng thời cũng là một công cụ phản ánh rõ nét hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt khi và
chỉ khi doanh nghiệp đó sản xuất được ra các sản phẩm vừa có chất lượng, vừa tạo
được uy tín đối với khách hàng và đặc biệt là có giá thành phải chăng so với công
dụng và chất lượng mà sản phẩm tạo ra.
Mặt khác xu hướng của mọi người đều rất quan tâm đến giá cả của các mặt hàng
mình muốn mua sao cho phù hợp. Các doanh nghiệp thì mong muốn giá bán ra các
mặt hàng bù đắp được mọi chi phí và còn tạo ra được một khoản lợi nhuận như mong
muốn. Việc chọn đề tài này cũng là sự thử sức của em đối với việc nắm bắt những vấn
đề cốt yếu của kế toán. Do đó em quyết tâm đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành hoạt động xây lắp tại Công ty TNHH TMDV Việt Đặng”.
2. Nội dung chính của đề tài

Đi sâu tìm hiểu cách thức áp dụng các hình thức kế toán vào thực tế của doanh
nghiệp trên cơ sở lý thuyết đã được học. Đồng thời tìm hiểu các khoản mục chi phí và
các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công hạng mục công trình của doanh
nghiệp. Từ đó tìm hiểu cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh cũng như cách ghi vào
các sổ sách, tập hợp và kết chuyển chi phí nhằm tạo dữ liệu cho việc tính giá thành của
hạng mục công trình đã thi công hoàn thành hoặc hoàn thành theo giai đoạn. Đánh giá
tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hạng mục
công trình. Và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
11
3. Ý nghĩa của đề tài
Việc tập hợp chi phí để tính chính xác giá thành chính là chỉ tiêu để phản ánh
chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Mọi yếu tố trong sản xuất đều tác động đến
giá thành như năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu… Do đó giá thành đánh giá được
hiệu quả sản xuất. Giá thành đồng thời là căn cứ quan trọng để xác định giá cả tiêu thụ.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu và làm rõ trong phạm vi Công ty TNHH TMDV Việt
Đặng. Tức là đi vào tìm hiểu hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty. Cũng như
việc tập hợp các chi phí phát sinh và tính giá thành hạng mục công trình. Thời gian
thực hiện đề tài từ ngày 15/02/2014 đến hết ngày 15/05/2014. Các tài liệu và số liệu
liên quan đến đề tài nghiên cứu được lấy trong 3 năm 2011 – 2013. Trong năm Công
ty có rất nhiều công trình phát sinh song việc nghiên cứu tập trung vào Công trình
“Xây dựng chợ đầu mối nông sản chất lượng cao”.
5. Bố cục của đề tài (Gồm 3 chương)
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công
trình
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành hạng mục công trình
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các phần cơ sở lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường và tìm hiểu
thêm trên thực tế. Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập. Phân tích các số liệu ghi chép

trên sổ sách của Công ty (Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp, BCTC). Phỏng vấn lãnh đạo Công
ty, những người làm công tác kế toán. Tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán.
Một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành. Từ đó lấy dữ liệu có được để xác
định giá thành hạng mục công trình theo phương pháp được áp dụng tại doanh nghiệp.
Dựa vào tình hình thực tế của Công ty để đưa ra những nhận xét đánh giá và đưa ra
những giải pháp giúp Công ty hoạt động ngày càng tốt và hiệu quả hơn.
12
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH TMDV VIỆT ĐẶNG
1.1 Tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố thuận lợi được đặt lên hàng đầu nên bất cứ
một nhà sản xuất nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng, hoạt
động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá
trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều
nhất, với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ thấp. Như vậy để tồn tại và phát
triển được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo ưu thế cho
doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụnhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh và thu lãi
lợi nhuận lớn. Do vậy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nội dung không
thể thiếu được trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm vềchi phí sản xuất và tính giá thành
1.2.3 Chi phí sản xuất
1.2.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí về

lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng phụ cấp và các khoản trích theo
lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các
yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thức vật chất, phi vật chất,
tài chính và phi tài chính.
1.2.1.2Phân loại chi phí
13
Việc quản lí chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lí số liệu phản ánh tổng
hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích chi phí sản
xuất cho từng công trình, hạng mục công trình hay nơi phát sinh chi phí. Dưới đây là
một số tiêu chí lựa chọn cơ bản để phân loại chi phí:
 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho
việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục:
(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sử dụng máy thi công
(4) Chi phí sản xuất chung
(5) Chi phí tài chính
(6) Chi phí quản lý doanh nghiệp
 Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất
của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, chi phí được phân theo yếu tố chi phí:
(1) Chi phí nhiên liệu
(2) Chi phí nhân công
(3) Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
(4) Chi phí khấu hao TSCĐ
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài
(6) Chi phí bằng tiền khác
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn
thành

Theo cách này chi phí được phân làm ba loại theo cách ứng xử của chi phí hay là
xem xét xự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi.
(1) Biến phí
(2) Định phí
(3) Hỗn hợp phí
 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân
theo hai loại:
(1) Chi phí sản phẩm
(2) Chi phí thời kỳ
1.2.1.3Phân bổ chi phí sản xuất
14
Chi phí sản xuất là tập hợp rất nhiều loại chi phí. Có những chi phí ta có thể dễ
dàng chỉ ra được nguồn gốc, mục đích và nơi sử dụng. Những chi phí này không cần
phải phân bổ mà được kết chuyển thẳng để tính giá thành. Nhưng lại có những khoản
chi phí mà ta không thể chỉ ra được nó sử dụng cho công trình nào và tất nhiên trước
khi kết chuyển để tính giá thành ta cần phải phân bổ chúng.
Mỗi doanh nghiệp để phù hợp với loại hình kinh doanh của mình thường có những
phương pháp phân bổ khác nhau. Song chúng đều căn cứ vào công thức:
Mức phân bổ chi phí Tổng trị giá chi phí cần phân bổ Tiêu thức
sản xuất từng = x phân bổ
đối tượng Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của từng
cho các đối tượng đối tượng
1.2.2 Tính giá thành
1.2.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm xâp lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất
định, có liên quan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
1.2.2.2 Phân loại giá thành
Có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành

sản phẩm có thể được phân loại theo các trường hợp sau:
 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn gốc số liệu để tính giá thành
+ Giá thành kế hoạch: Xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá
thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự tính kinh phí.
Giá thành sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán – mức phấn đấu giảm giá
+ Giá thành định mức: Xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở các
định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.
+ Giá thành dự toán: Được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt,
các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho
từng khu vực thi công và phân tích định mức.
Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp – Lãi định
mức
15
+ Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản phẩm dựa
trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong chi phí sản xuất.
 Phân loại theo chi phí phát sinh
+ Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng.
+Giá thành tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí
bán hàng
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành SXSP phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao
động vật hóa đã thực sự chi ra cho SX. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm
phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu xuất dùng cho sản xuất và các khoản
chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang)
và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã

hoàn thành trong các kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói một cách khác, giá
thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ
ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn
thành trong kỳ.
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành
công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây
dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp
nói chung và các tổ đội xây dựng nói riêng. Do đó phải tiến hành ghi chép và tập hợp
chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành mặt khác giá thành trong kỳ không đồng nhất
với tổng chi phí phát sinh trong kỳ vì ngoài giá thành sản phẩm hoàn thành còn có sản
phẩm dở dang và phế liệu.
16
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành
CPSXDD
đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm sản xuất CP thiệt hại CPSXDD
trong SX cuối kỳ
 Các bước tập hợp chi phí và tính giá thành:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho đối tượng sử dụng
Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho đối
tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ
Bước 3: Tập hợp và phân bổ CPSX chung cho các đối tượng liên quan
Bước4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Bước 5: Tính giá thành thành phẩm và hoạch toán nhập kho.
1.4Kế toán chi phí sản xuất
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại vật liệu trực tiếp phục vụ cho
hoạt động xây lắp như vật liệu xây dựng, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu bộ phận
công trình, thiết bị vệ sinh thông gió, phụ tùng thay thế, vật liệu khác,…
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: dùng để phản ánh các chi phí

nguyên liệu thực tế để sản xuất sản phẩm trong xây dựng. TK 621 được mở chi tiết
cho từng công trình, từng hạng mục công trình. Và không có số dư cuối kỳ.
17
Sơ đồ 1.2: Phương pháp hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
TK 111, 112, 331… TK 621 TK 154, (631)
Mua NVL xuất thẳng cho CT
TK 141
Thanh toán tạm ứng Kết chuyển CPNVLTT
để tính giá thành
TK 152
Xuất NVL cho đơn vị xây lắp
NVL còn thừa để lại công trình
(Ghi bằng bút toán đỏ)
Nguyên vật liệu còn thừa nhập lại kho
1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
Chi chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả những khoản tiền phải trả cho
công nhân trực tiếp thực hiện công việc xây lắp và cho lao động thuê ngoài theo từng
loại công việc.
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: được dùng để phản ánh các khoản
tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp xây lắp. TK 622 được mở chi tiết cho từng
công trình, từng hạng mục công trình. Và không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.3: Phương pháp hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
TK 334(1), 334(8) TK 622 TK 154, (631)
Tiền lương phải trả cho CNV
TK 335 Kết chuyển CPNCTT
Trích trước tiền lương nghỉ phép để tính giá thành HMCT
TK 141
Chi tạm ứng cho bộ phận
18
nhận thầu nội bộ

1.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK 623)
Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc sử
dụng máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy hay các
chi phí khác như nhiên liệu dùng trong vận hành máy móc trong quá trình sản xuất.
Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công: Dùng để tập hợp và phân bổ chi
phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp theo phương
thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Không hoạch toán vào TK
623 khoản trích theo lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công. TK 623 được
mở chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình. Và không có số dư cuối kỳ.
Trong trường hợp có đội máy thi công thì bộ phận này có thể được hoạch toán
theo 2 cách: Hạch toán nội bộ và hạch toán báo sổ.
 Hoạch toán nội bộ: Nghĩa là các bộ phận sử dụng máy tập hợp riêng chi phí
này còn xí nghiệp xây lắp chỉ cần theo dõi số ca máy đã phục vụ cho công trình để tiến
hành thanh toán cho bộ máy này. Tức là doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công
riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo dõi chi phí như một bộ phận sản xuất độc
lập.
Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán nội bộ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623)
TK 111, 112, 152, TK 621, 622, 627 TK 623
331, 334, 214… (Máy thi công) TK 154, (631) (Chi tiết từng CT)
Tập hợp các chi Kết chuyển CP để Phương thức cung
phí liên quan đến tính giá thành cấp lao vụ giữa các
đội máy thi công ca máy bộ phận
TK 512
Phương thức bán
lao vụ giữa các
bộ phận
19
 Hoạch toán báo sổ: Nghĩa là các bộ phận sử dụng máy thi công không hạch
toán khoản chi phí này mà khi giao cho xí nghiệp xây lắp thực hiện. Tức là doanh
nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công

riêng biệt nhưng không phân cấp quản lý để theo dõi chi phí thì toàn bộ chi phí phát
sinh tập hợp vào TK 623 trừ các khoản trích theo lương của công nhân.
Chi phí sử dụng máy thi công lúc này chia làm 2 loại là chi phí thường xuyên và chi
phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên: Gồm những chi phí xảy ra hằng ngày cho quá trình sử
dụng máy thi công như: nhiên liệu, dầu mỡ, vật liệu phụ, tiền lương công nhân điều
khiển máy và phục vụ đội máy thi công, khấu hao TSCĐ là xe, máy, các chi phí thuê
máy, chi phí bảo dưỡng thường xuyên xe, máy thi công. Chi phí thường xuyên được
tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ.
Chi phí tạm thời: Là những chi phí phát sinh một lần liên quan đến việc tháo,
lắp di chuyển máy và những chi phí về công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy.
CPTT phải được phân bổ theo thời gian sử dụng hoặc theo thời gian thi công trên công
trường.
Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán báo sổ chi phí sử dụng máy thi công (TK 623)
TK 152, 153 TK 623 TK 154, (631)
Xuất kho nguyên vật liệu,
CCDC cho đội MTC
TK 111, 112, 331…
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 334(1), 334(8) Kết chuyển CPSDMTC
Tiền lương, tiền công, tiền ăn trưa để tính giá thành
TK 142, 242
Phân bổ CPTX, CPTT
TK 335
Trích trước CPTT
TK 214
20
Khấu hao TSCĐ của MTC
Phân bổ sử dụng máy thi công
 Cuối kỳ sau khi tổng hợp chi phí sử dụng máy, kế toán tiến hành phân bổ theo

các tiêu thức khối lượng, công việc hoàn thành hoặc theo số ca máy thực hiện.
 Trường hợp kế toán đã tập hợp chi phí riêng cho từng loại máy thì căn cứ vào
sổ kế toán chi tiết mở cho từng loại máy để tổng hợp chi phí và cuối kỳ phân bổ cho
các công trình theo tiêu thức phù hợp.
 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại máy thi công đơn vị không thể và
không có khả năng tập hợp riêng chi phí cho từng loại máy thì cuối kỳ chi phí sử dụng
máy sẽ được tổng hợp cho các loại máy và kế toán căn cứ vào khối lượng công việc
hoàn thành hoặc số ca máy thực hiện để làm tiêu thức phân bổ.
1.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phi sản xuất chung là toàn bộ chi phí cần thiết cần trong phạm vi phân
xưởng, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các
khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (24%) trên tiền lương
của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên
quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác
liên quan đến hoạt động của đội.
Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung: dùng để phản ánh các chi phí phục vụ
sản xuất xây lắp phát sinh trong quá trình thi công. TK 627 được mở chi tiết cho từng
công trình, từng hạng mục công trình. Và không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
- Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu
- Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
21
- Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công
- Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 1.6: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627)
TK 334, 338 TK 627 TK 152, 111, 338
Lương và các khoản trích Khoản làm giảm
theo lương CPSXC

TK 142, 242
PBCP phát sinh 1 lần có giá trị
lớn TK 154, (631)
TK 335 Kết chuyển CPSXC
để tính giá thành
Trích trước CP thuộc SXC
TK 111, 112, 331…
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 214
Khấu hao TSCĐ
TK 152, 153
Xuất kho nguyên vật liệu,
CCDC cho SXC
22
1.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm
1.5.1 Tập hợp chi phí để tính giá thành (TK 154)
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Dùng để tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ,
cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế
biến. Nhằm tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp hoạch toán kê khai thường
xuyên. Ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai định kỳ, TK 154 chỉ phản
ánh trị giá thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ. TK 154 được mở chi tiết cho từng
công trình, từng hạng mục công trình.
Có hai phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
(1) Phương pháp kiểm kê định kỳ
(2) Phương pháp kê khai thường xuyên
Dưới đây là hai sơ đồ thể hiện phương pháp hạch toán của một số nghiệp vụ chủ
yếu:
Sơ đồ 1.7: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

TK 621 TK 631 TK 111, 138, 611
Kết chuyển CPNVLTT Khoản làm giảm CPSX
TK 622 TK 154
Kết chuyển CPNCTT Kết chuyển CPSX
TK 627 dở dang cuối kỳ
Kết chuyển CPSXC TK 632
TK 154 Xuất bán sản phẩm
Kết chuyển CPSX hoàn thành
dở dang đầu kỳ
Sơ đồ 1.8: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 621 TK 154 TK 111, 152, 155 (phụ)
23
Kết chuyển CPNVLTT Khoản làm giảm CPSX
TK 622 TK 155
Kết chuyển CPNCTT Giá thành sản phẩm NK
TK 627 TK 157, 632
Kết chuyển CPSXC Xuất bán ngay hoặc
gửi bán không NK
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang được chế biến dở dang hoặc chưa hoàn
thiện trong một giai đoạn công nghệ nào đó.
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí bỏ ra cho khối lượng xây lắp dở
dang. Tùy thuộc loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để có sự lựa chọn cách tính
sao cho phù hợp.
 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh: Được áp dụng
cho trường hợp cả hai bên đầu tư và nhận thầu quyết định thanh toán một lần. Theo
phương pháp này toàn bộ chi phí bỏ ra từ khi thi công cho đến thời điểm này đều là chi
phí sản xuất dở dang.
 Đánh giá sản phẩm dở dang theo từng giai đoạn hoàn thành: Được áp dụng

trong trường hợp trong kỳ có phát sinh chi phí nhưng vừa thu được sản phẩm hoàn
thành vừa thu được sản phẩm dở dang. Phương pháp này được áp dụng cho trường
hợp cả hai bên đầu tư và nhận thầu quyết định thanh toán từng lần theo quy ước hoặc
theo khối lượng công việc hoàn thành.
Công thức sử dụng cho phương pháp này:
Chi phí SX Chi phí SXDDDK + CPSX phát sinh ∑Z %
dở dang = * dự toán * mức
cuối kỳ ∑ Z dự toán + ∑ Z dự toán * % mức giai đoạnđộ
giai đoạn HT giai đoạn DD độ HT dở dangHT
 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

×