Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kinh nghiệm về giáo dục học sinh qua dạy học môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.53 KB, 6 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ KUIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường: THCS Nguyễn Đình Chiểu Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
   
KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH
QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN
I) Lý do chọn đề tài:
Ngay từ những ngày đầu tiên bước đến trường cấp I, bản thân
đã ham thích những con số cùng với các phép toán công, trừ, nhân,
chia , vì tôi cảm thấy rằng nó rất gần gũi với mình trong sinh hoạt,
trong đời sống hằng ngày. Qua lời giảng của Thầy về các phép
toán bằng những ví dụ thực tế hình như đã khắc sâu trong tôi.Rồi
ngày tháng trôi đi, các phép toán, các tính chất, các định lý cũng
khó dần theo lớp học. Với những bài toán, câu hỏi mang nội dung
thực tế gắn liền vào từng bài dạy, không chỉ nắm bắt về kiến thức
toán học mà còn được giáo dục về nhân cách con người.
Có phải chăng đó là do phương pháp dạy của Thầy hay là do
một chút sở thích riêng về môn Toán đã cuốn hút tôi như vậy.
Cho đến lúc là sinh viên ở giảng đường Cao Đẳng đã đúc kết
thêm cho tôi những kinh nghiệm về giáo dục học sinh qua dạy học
môn Toán. Nó như những tư liệu đáng quý cô đọng mãi trong tâm
trí tôi, những điều đó như ngọn lửa trong lòng thôi thúc tôi, tiếp
sức mạnh cho bản thân.
Rồi cái ngày ấy cũng đã đến, khi cầm tờ quyết định trong
tay , lòng tôi không khỏi cái cảm giác bồn chồn lo sợ. Muôn vàn
câu hỏi cứ hiển hiện trong tôi, liệu khi nhận trách nhiệm, là một
người giáo viên dạy bộ môn Toán tôi có thể hiện được những điều
mà khi còn ngồi dưới mái trường đã được thầy tôi thể hiện. Quả
thật đây là câu hỏi không dễ dàng trả lời chút nào. Với những bở
ngỡ ban đầu khi đứng trên bục giảng, tôi thấy còn nhiều thiếu sót
qua mỗi gìơ dạy. Trong suy nghĩ, trong dự định kế hoạch là như
thế, xong khi vào thực tế thì không phải lúc nào cũng như ý muốn.


Và dần dần tôi đã học hỏi… Tự nghĩ rằng phải làm chủ mình về
kiến thức cần truyền đạt và những vấn đề thực tế có liên quan
nhằm giáo dục học sinh một cách phù hợp với bài dạy trong thời
gian quy định .
Cho đến hôm nay là một giáo viên dạy Toán . Qua nhiều năm
đứng trên bục giảng, có được những kinh nghiệm về giáo dục học
sinh qua dạy học bộ môn Toán như sau:
II) Nội dung đề tài:
Cũng như các môn khác trong trường phổ thông, quá trình
dạy học môn Toán là một quá trính thống nhất giữa giáo dưỡng và
giáo dục. Để làm tròn nhiệm vụ mang tính nguyên tắc này. Là một
giáo viên phải thực hiện những nhiệm vụ chung như những môn
học khác, luôn phát huy tác dụng gương mẫu của mình, tận dụng
tác dụng tấp thể của học sinh, phối hợp với GVCN ….Mặc khác
cần khai thác tiềm năng của nội dung và phương pháp môn Toán
để góp phần riêng cuả mình, làm cho học sinh thấy được kết quả
không những về kiến thức mà còn cả phẩm chất đạo đức, tư cách
con người.
Như ta đã biết Toán học nghiên cứu những quy luật của hiện
thực khách quan. Vì vậy các kiến thức toán học nếu được giảng
dạy chính xác với phương pháp đúng đắn sẻ góp phần tích cực
giúp học sinh hiểu sâu các quy luật phát triển của tự nhiên, đối với
những biến đổi đang diễn ra trong tự nhiên. Nhưng như vậy không
có nghĩa là cứ dạy những kiên thức toán học thuần tuý rồi tự khắc
nó sẻ góp phân xây dựng thế giới quan đúng đắn, mà phải biết khai
thác tư kiệu toán học đó theo một mục đích đã định sẵn. Nếu
không học sinh sẻ nhầm toán học là kết quả thuần tuý của hoạt
động trí tuệ, tách rời hiện thhực khác quan. Chẳng hạn khi dạy về
quy ước: a
0

=1 (a

0) phải chỉ cho học sinh thấy được lý do thực
tế nào đưa đến quy ước toán học đó.
Trong qúa trình dạy Toán cần phải làm rỏ nguồn gốc thực
tiển của toán học, chẳng hạn khi dạy đến số tự nhiên, phải nêu
được số tự nhiên ra đời là do nhu cầu “đếm”. Hình học xuất hiện là
do nhu cầu đo đạc lại ruộng đât sau những trận lũ lụt bên bờ sông
Nil ( Ai Cập).
Làm rõ sự phản ảnh thực tiển của toán học, chẳng hạn khái
niệm đồng dạng phản ảnh những hình có cùng hình dạng nhưng
khác nhau về độ lớn. Ví dụ : như các lá cây của một loại cây,
những đồ vật sử dụng – trang trí cùng dạng nhưng kích thước khác
nhau, để phù hợp với không gian ngôi nhà ( bàn, ghế, tủ…)
Làm rỏ những ứng dụng thực tiễn của toán học qua các bài
dạy: ứng dụng của hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính các
đại lượng …( độ cao của những vật mà ta không tới được tận đỉnh
như cột điện, cây cao….; khoảng cách giữa hai điểm mà chỉ có thể
đến được một phía). Cần cho học sinh tiếp cận với những bài toán
có nội dung thực tiễn trong khi học lý thuyết cũng như bài tập. Khi
dạy về kiến thức : Qua 3 điểm không thẳng hàng cho ta một tam
giác xác định , thể hiện qua các câu ca dao xưa :
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân.”…
Không những mang kiến thức toán học vào thực tiễn mà qua
đó giáo dục cho học sinh phải xác định lập trường tư tưởng vững
vàng kiên định, không lay chuyển trong bất kỳ tình huống nào khi
đã xác định đúng một vấn đề nào đó.
Để thể hiện kiến thức toán học có mối liên hệ chặt chẽ với
thực tiễn ,bằng kiến thức toán học giải thích các câu ca dao :

“ Đời cha cho chí đời con.
Muốn đẻo cho tròn phải đẻo thành vuông.”
Nói lên rằng : Để làm sáng tỏ một mệnh đề, một kết luận
hoặc chứng minh định lý nào đó , phải có sự dẫn dắt lôgic từ điều
đã biết , đã học đến điều cần tìm , qua đó giáo dục cho hoc sinh
làm bất cứ việc gì phải có sự chuẩn bị kĩ càng. Với những bài toán
vui : “Đoán nhanh, đoán giỏi” ; “Nhanh tay lẹ mắt” mang nội dung
thực tế nhưng bằng kiến thức toán học để giải, nhằm gây hứng thú
trong toán học và giáo dục các em từ những việc làm này.
Ngoài ra trong quá trình dạy Toán cần xây dựng cơ sở khoa
học để nhận thức các quy luật của phép duy vật biện chứng - chẳng
hạn :
Quy luật mâu thuẩn thống nhất : Số âm và số dương ; phép
công và phép trừ. Quy luật lượng đổi chất đổi.

S =
π
R
2
Quan điểm động, quan điểm toàn diện : Xét một bài toán trên
nhiều khía cạnh khác nhau; bài toán tìm tập hợp điểm ( quỹ tích)
với điểm di động, điểm cố định , đại lượng không đổi.
Cũng cần bồi dưỡng tư duy biện chứng cho học sinh: Làm
cho học sinh có thói quen nhìn mỗi đối tượng toán học dưới nhiều
góc độ, trong nhiều mối quan hệ khác nhau .
Ví dụ: Ta không thể nhìn một cách yên tĩnh số a là a mà còn là :

( ) ( )
. ; 0
a

a a b b
b
= − − = ≠

( )
a b b= + −
Làm cho học sinh có thói quen nhìn nhiều đối tượng toán học
khác nhau dưới quan điểm thống nhất ( trong vận động).
Ví dụ như : Hàm số ; số đo diện tích

có chung một cấu
trúc “ánh xạ” .
A
B
Làm cho học sinh có thói quen đi tìm mối liên hệ giữa các mặt ,
các yếu tố của các đối tượng toán học :Các đại lượng chi phối mối
quan hệ giữa đường thẳng và đường tròn là bán kính R và khoảng
cách từ tâm O đến đường thẳng.
Làm cho học sinh có thói quen xác định khi nào , trong trường hợp
nào thì mệnh đề toán học là chân thực (điều kiện tồn tại).
Chẳng hạn : Hàm số y =
2
2
1x −
chỉ xác định (tồn tại) ; với
1x
∀ ≠ ±
.
Phương trình a + x = b luôn có nghiệm trong Z nhưng không
phải như vậy trong N .

Là giáo viên dạy Toán, trong qúa trình dạy cần xây dựng cho
học sinh động cơ hoc tập đúng đắn, vừa để ngày mai lập nghiệp
vừa góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, ấm no , giàu mạnh.
Có thể giáo dục trực tiếp, có thể kể những mẫu chuyện về những
nhà Toán học nổi tiếng trong nước và trên thế giới , chẳng hạn :
chuyện kể rằng BaNach là một nhà Toán học nổi tiếng của Ba Lan,
được VonNeuMan mời sang Mỹ làm việc ( tháng 7/1937) Với 1
tấm ngân phiếu đã ghi sẳn con số 1 và lời chú thích “Các con số 0
tiếp theo tuỳ Ngài tự đánh giá và điền vào tiếp”.BaNach đã trả lời :
“Đó là một con số quá nhỏ nếu phải rời khỏi BaLan”.
Đưa những số liệu phản ảnh những thành tựu xây dựng và
phát triển đất nước vào bài giảng. cũng lưu ý cho học sinh đến việc
sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách chính xác trong sáng trong
toán học.
Rèn luyện những đức tính của người lao động mới trong quá
trình học Toán như cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, có ý thức
vượt khó , tính kỷ luật , làm việc có kế hoạch, chặt chẻ chính xác
trong lập luận, tìm tòi sáng tạo, giúp đỡ bạn và tiếp sức nhau suy
nghĩ.
Là giáo viên dạy toán nhưng vẫn giáo dục thẩm mỹ cho học
sinh. Làm cho học sinh biết thưởng thức cái đẹp như một lời giải
gọn, một lời giải độc đáo, một hình vẽ đẹp , cân xứng và hài hoà,
sự lập luận chặt chẽ , hợp lôgic.
III) Bài học thực tiễn:
Bởi những kinh nghiệm có được đó, những năm học qua rồi
lớp tôi dạy luôn có động lực tốt cho phong trào học tập, nhiều em
đạt kết quả cao trong môn Toán và đã có một số em được công
nhận là học sinh giỏi Toán ở các cấp Huyện, Tỉnh vào những năm
trước và những năm gần đây. Trong số học sinh chưa có ý thức cao
trong học tập khi còn ngồi ở ghế nhà trường mà tôi đã từng dạy.

Giờ đây các em đã trưởng thành và một số em đã trở thành những
hạt nhân có ích cho xã hội. Còn những em đã có động lực học tập
ngay từ khi ở dưới mái trường giờ đay cũng đã thành đạt hơn.
Nhìn lớp lớp học sinh vững vàng trên bước đường tương lai
của mình, lòng tôi cảm thấy sung sướng, tự hào. Qua điều đó như
có một sức mạnh thôi thúc tôi càng cố gắng, tâm huyết với nghề
hơn , để trở thành một giáo viên tốt được nhiều học sinh tin yêu và
kính phục trong những năm còn lại. Mặc dù vậy qua quá trình công
tác với kinh nghiệm tôi có và những kết quả đạt được tôi vẫn mong
muốn hy vọng sự góp ý của đồng nghiệp, của bạn đọc cho tôi
những kinh nghiệm cao hơn, chất lượng hơn ở những năm kế tiếp.
Hết
EaBhôk, ngày 28 tháng 02 năm 2009
Người viết
VÕ THỊ THUỲ HƯƠNG

×