Kinh nghiệm về giáo dục học sinh sao cho không có hoặc ít học sinh cá biệt và
giáo dục học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân tố rất quan trọng, quyết định trong sự thành
công của công việc giáo dục nhân cách học sinh. Bản thân tôi làm công tác giáo dục
đã nhiều năm nhng nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn là một vấn đề khó bởi
vì hiện nay nền kinh tế nớc ta đang phát triển mạnh mẽ đa số các gia đình và các cơ
sở kinh doanh đều có hớng làm ăn để phát triển kinh tế một cách đúng đắn. Bên cạnh
đó cũng có không ít những gia đình những cơ sở kinh doanh bất chấp mọi thủ đoạn
làm trái với pháp luật và lơng tâm cốt sao chỉ lấy đồng tiền bỏ túi. Vì thế các cơ sở: bi
a, điện tử, băng hình đồi truỵ, kinh di, đã mọc lên không những ở thành phố mà
còn ở cả những miền quê. Điều này có ảnh hởng xấu tới các em học sinh rất lớn. Là
một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất băn khoăn về vấn đề này, đối với học sinh cấp II
các em phát triể về mặt tâm lý rất thất thờng, mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác
nhau. ở miền quê đa số các gia đình chỉ chú tâm vào lao động sao cho có đủ miếng
cơm manh áo không có thời gian quan tâm đến con cái. Cũng có gia đình kinh tế khá
giả nhng lại nuông chiều con, cũng có những gia đình bố mẹ li di, có gia đình không
may bố hoặc mẹ bị mất sớm. Những học sinh ở trong những hoàn cảnh gia đình này
cộng thêm sự lôi cuốn của một số thành phần xấu trong xã hội dễ dẫn đến h hỏng.
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm giáo dục
các em ngay từ đầu năm học để hạn chế tối đa hoặc không có học sinh vi phạm đạo
đức nghiêm trọng (hay còn gọi là học sinh cá biệt). Sau khi điều tra lý lịch học sinh,
phân loại học sinh và ổn định tổ chức lớp tôi cho học sinh học nội quy và thảo luận
sau đó thực hiện một cách tự giác. Tôi dành thời gia khoảng 1 tiết nói chuyện với các
em về tình hình xã hội hoàn cảnh gia đình và quan trọng nhất là làm cho các em thấy
đợc mục đích học tập từ đó các em thấy đợc mình cần phải làm gì để phục vụ cho
cuộc sống sau này nhằm thúc đẩy tính tự giác học tập và đặc biệt tôi nhấn mạnh cho
các em thấy học tập và tu dỡng đạo đức ở đây là vì bản thân các em chứ không phải sợ
thầy cô mắng hay phạt hay sợ bố mẹ mắng hay đánh đòn. Nếu những học sinh nào vì
sợ bố mẹ, thầy cô mà phải học và tu dỡng đạo đức đó là những học sinh giả tạo không
tốt.
Ví dụ:
1. Một lớp học khi có giáo viên chủ nhiệm mới tốt vắng giáo viên chủ nhiệm
lại không tốt đó là một lớp học với nhiều học sinh giả tạo.
2. ở gia đình khi có bố mẹ ở nhà thì chăm chú học nhng khi bố, mẹ ra khỏi nhà
thì lập tức rời bàn học xem ti vi, đánh điện tử, đó là những đứa con giả tạo đối với
bố mẹ.
Về phía bố mẹ và các thầy, cô giáo thì hết lòng vì các con, có ngời mẹ dậy từ
sáng sớm hái những bó rau muống mang đi chợ xa bán để gom từ 200
đ
đến khi đủ
hơn trăm nghìn cho con đóng học, có những ngời bố phải rời xa gia đình đi làm thuê
để hàng tháng gửi tiền về lo cho các con học hành, có những thầy cô giáo đêm khuya
vẫn còn cặm cụi soạn bài, chấm bài để sửa sai cho các em để mong ngày mai các em
tiến bộ hơn, tất cả những việc làm đó chỉ là vì các em. Vậy các em phải làm gì để
xứng đáng với sự mong mỏi ở bố mẹ và thầy cô.
Một điều nữa tôi thấy rằng là giáo viên chủ nhiệm thì phải thực sự coi lớp học
của mình nh ngôi nhà thứ hai coi học sinh nh con của mình. Vì thế qua nhiều năm
làm công tác chủ nhiệm lớp tôi hạn chế tối đa hoặc không có học sinh cá biệt, tuy
nhiên vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy theo tính cách của tuổi học trò nh ăn
quà, không thuộc bài một vài lần, thiếu một số bài tập, đánh bạn,
1
Tuy nhiên trong mời mấy năm làm công tác chủ nhiệm tôi chỉ gặp 1 học sinh
cá biệt đó là em Trần Ngọc Trung, năm học 2004 - 2005 tôi nhận chủ nhiệm lớp 6A do
cô Đoàn Thị Thởng chủ nhiệm năm trớc. Sau khi điều tra và phân loại học sinh tôi đặc
biệt chú ý tới em Trần Ngọc Trung, năm học trớc em học rất yếu, thờng xuyên thiếu
sách vở, dụng cụ học tập và 1 vi phạm lớn là ăn trộm mèo đã bị xử lý theo pháp luật
nên hầu nh học sinh trong trờng đều biết. Tôi liền đến điều tra về hoàn cảnh gia đình
em Trung và biết đợc em Trung sống trong một gia đình thiếu sự quan tâm của bố, mẹ
ngay từ thuở nhỏ dẫn đến học yếu (mất gốc) dẫn đến chán học từ đó dẫn đến bị lôi kéo
vào việc đánh bi a, điện tử rồi đến chuyện ăn trộm. Điều này làm em rất mặc cảm lầm
lì không nói, không rằng, không sách vở dụng cụ, không làm bài tập, không học bài,
buổi đi học buổi nghỉ không có lý do, các bạn có nhắc nhở thì đe đánh (biểu hiện của
sự bất cần). Tôi đã nghe cán sự lớp phản ánh rất nhiều về Trung, các em coi Trung nh
một thành phần bỏ đi không em nào chơi với Trung không kiểm tra sách vở, bài tập
của Trung hàng ngày nữa, và đặc biệt không tổ nào nhận Trung vào tổ của mình. Trớc
tình hình đó tôi phải tổ chức họp lớp ngay vào cuối buổi học, tôi nói với các em rằng
trong cả cuộc đời của mình có em nào dám chắc rằng mình không bao giờ mẵc phải
sai lầm không?. Nếu chót mắc phải sai lầm rồi thì phải làm gì?. Khi nhìn thấy ngời
khác có 1 sai lầm thì các em đã vội đánh giá ngời đó rất h không?. (học sinh lần lợt trả
lời những câu hỏi tôi nêu ra và sau đó chốt lại). Vậy tất cả chúng ta ai cũng có thể
mắc phải sai lầm thuy nhiên có những sai lầm rất nhỏ nhng có những sai lầm rất lớn.
Ví dụ: Do bạn bè rủ rê thử hít hêrôin một lần xem cảm giác nh thế nào > nghiện
> HIV, ăn chộm cắp, cớp của hoặc dẫn đến cái chết, tù tội Nhng nếu học sinh đó
phát hiện ra mình bị nghiện rồi thì thành khẩn nói ngay với bố, mẹ giúp đỡ mình quyết
tâm cai nghiện, tức là ta đã nhận ra sai lầm và sửa chữa kịp thời vì tơng lai của các em
còn ở phía trớc. Các em phải biết bỏ qua quá khứ và hi vọng vào ngày mai với nhiều
điều tốt đẹp (những học sinh nh thế là những tấm gơng tốt). Lúc đó tôi thấy nét mặt
Trung vui vẻ hẳn lên và các bạn trong lớp nhìn Trung với ánh mắt thân thiện hơn, sau
đó tôi cho lớp nghỉ và họp riêng cán bộ lớp lại và nhắc nhở các em phải bình tĩnh. Tuy
lớp bị xếp thi đua xuống bậc vài tuần vì bạn Trung nhng không vì thế mà các em ghét
bỏ bạn để bạn ngày càng bị xa ngã vào tội lỗi, mà phải động viên giúp đỡ bạn vợt qua
từ từ không thể một ngày hai ngày đựơc đâu. Tôi phân công một số em nam ngoan,
học tốt rủ Trung tham gia vào những trò chơi bổ ích, nếu bạn thiếu sách vở dụng cụ
học tập có thể giúp bạn bằng cách cho mợn hoặc cho hẳn bạn, giúp Trung giải những
bài toán dễ và rủ Trung cùng truy bài học thuộc.
Còn đối với tôi phải dành thời gian quan tâm đến em nhiều hơn mỗi khi đến lớp
bao giờ tôi cũng tuyên bố trớc lớp về sự tiến bộ của em, hỏi han em về tình hình gia
đình về học tập để giúp em vợt qua những khó khăn mà em gặp phải hoặc hớng dẫn
em cách học thuộc, hoặc giải một số bài tập phù hợp với trình độ của em. Trong giờ
học thì tôi thờng u tiên gọi em trả lời những câu hỏi dễ mỗi khi em trả lời đợc tôi th-
ờng cho em điểm tốt. Sau một tuần học tôi ghi lại và công bố trớc lớp những tiến bộ
của em lúc đó cả lớp vỗ tay khen ngợi. Đồng thời tôi thờng xuyên gặp gia đình em để
nhắc nhở bố mẹ bớt chút thời gian tìm hiểu con mình và quan tâm đến con nhiều hơn
đặc biệt không đợc nhiếc móc hoặc đánh đập các em khi các em bị điểm kém hay vi
phạm nội quy mà phải tìm hiểu nguyên nhân để giúp các em khắc phục. Tôi đã dùng
biện pháp này chỉ sau một thời gian ngắn em Trung đã vui vẻ hoà nhập cùng bạn bè
học tập và tu dỡng đạt điểm tiến bộ cuối năm em đợc lên lớp thẳng và những năm học
sau tôi không thấy vi phạm gì và hiện nay em đã tốt nghiệp ra trờng.
Trực Ninh, ngày 16 tháng 11 năm 2006
Xác nhận của nhà trờng Ngời viết
2
3