Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GA Toán Tuần 27 Lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.21 KB, 17 trang )

TUẦN 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 131: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
. – Kiểm tra bài về nhà của HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới
- Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục
làm các bài toán luyện tập về phép chia
phân số.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa
bài trước lớp.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, sửa sai
* Bài 2
- GV viết bài mẫu lên bảng:
4
3
: 2
- Yêu cầu HS: Viết 2 thành phân số có
mẫu số là 1 và thực hiện phép tính.
- GV giảng cách viết gọn như trong SGK


đã trình bày, sau đó yêu cầu HS làm tiếp
các phần còn lại của bài.
- Gọi HS lên bảng làm
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi:
(?) Một biểu thức có các dấu phép tính
cộng, trừ, nhân, chia thì chúng ta thực
hiện giá trị theo thứ tự như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS thực hiện phép tính:
4
3
: 2 =
4
3
:
1
2
=
4
3

×
2
1

=
8
3
- HS lên bảng làm bài
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chúng ta thực hiện các phép tính
nhân, chia trước, thực hiện các phép
tính cộng, trừ sau.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm
HS.
- HS theo dõi bài chữa và tự kiểm tra
bài của mình.
165
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm lời giải bài
toán :
(?) Bài toán cho ta biết gì ?
(?) Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
(?) Để tính được chu vi và diện tích của
mảnh vườn chúng ta phải biết được
những gì ?
(?) Tính chiều rộng của mảnh vườn như
thế nào ?
- GV yêu cầu HS thực hiện tính chiều

rộng, sau đó tính chu vi và diện tích của
mảnh vườn.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước
lớp.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà
ôn bài giờ sau làm bài kiểm tra.
- HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm
đề bài.
- Trả lời các câu hỏi của GV để tìm lời
giải bài toán:
+Bài toán cho ta biết chiều dài của
mảnh vơn là 60m, chiều rộng là
5
3
chiều
dài.
+Tính chu vi và diện tích mảnh vườn.
+Chúng ta phải biết được chiều rộng
của mảnh vườn.
+Chiều rộng của mảnh vườn là:
60
×

5
3

- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải

Chiều rộng của mảnh vườn là:
60
×

5
3
= 36 (m)
Chu vi của mảnh vườn là:
(60 + 36) x 2 = 192 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
60 x 36 = 2160 (m²)
Đáp số: Chu vi: 192 m
Diện tích:2160 m²
- HS đọc, cả lớp theo dõi để nhận xét
bài làm của bạn.
*****************************************
Đạo đức
Tiết 27: TÍCH CỰC THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
*Học xong bài này học sinh biết:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường
và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương
phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
166
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Nội dung trò chơi "Dòng chữ kì diệu"
- Nội dung một số câu ca dao , tục ngữ về lòng nhân đạo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra
(?) Em hãy nêu những biểu hiện của
lòng nhân đạo
- Nhận xét .
2. Bài mới
2. 1. Giới thiệu bài:
2. 2. Nội dung.
*Hoạt động 1: Trò chơi "Những dòng
chữ kì diệu"
- GV phổ biến luật chơi.
- GV đưa ra những ô chữ và gợi ý
a. Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói
về tình yêu thương giữa 2 loài cây
b. Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng
nói về sự cảm thông chung sức, đồng
lòng tập thể.
c. Đây là câu tục ngữ nói về tình
tương thân, tương ái của mọi người
trong cộng đồng có 5 tiếng.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- YC hs thảo luận cặp đôi. Hãy bày tỏ ý
kiến và giải thích lí do.
(1) Uống nước ngọt để lấy thưởng
(2) Góp tiền vào quỹ ủng hộ người
nghèo.
(3) Hiến máu tại các bệnh viện .
(4) Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ
các bạn nghèo vượt khó.

* Kết luận :
- Có rất nhiều cách để thể hiện tính
nhân đạo như:
Góp tiền ủng hộ quỹ vì người nghèo,
hiến máu nhân đạo
*Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
(?) Khi tham gia các hoạt động nhân
+Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt
động vì người nghèo.
+San xẻ một phần vật chất để giúp đỡ
các bạn gặp thiên tai lũ lụt.
+Dành tiền, sách vở theo khả năng để
giúp đỡ các bạn HS nghèo
- HS lắng nghe và đoán nội dung ô chữ
*Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn.
*Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
*Lá lành đùm lá rách
*Sai: vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích cá
nhân .
*Đúng: Vì với nguồn quỹ này nhiều gia
đình sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ, vượt qua
khó khăn.
*Đúng: Vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có
máu để bổ sung giúp đỡ các bệnh nhân
*Sai: Vì giúp được người nghèo phải phù
hợp với khả năng của bản thân.
- Em cảm thấy vui vì đã giúp được những
167

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
đạo em có cảm giác như thế nào ?
*Mở rộng kiến thức:
Hiện nay ở khắp các mọi nơi đều
diễn ra các hoạt động nhân đạo như :
Xoa dịu nỗi đau da cam, quỹ hỗ trợ vì
người nghèo, quỹ tấm lòng vàng, quỹ
trẻ em nghèo vượt khó
3. Củng cố - Dặn dò
(?) Hiện nay ở trường em đã thực hiện
các hoạt động nhân đạo nào?
- Thu thập những thông tin về an toàn
giao thông trên bản tin của đài THVN
trong 1 tuần.
- Nhận xét.
người khác vượt qua những khó khăn
- Mua tăm từ thiện , ủng hộ lũ lụt
- Thực hiện các yêu cầu.
********************************
Khoa học
Tiết 53:
CÁC NGUỒN NHIỆT.
CÁC NGUỒN NHIỆT.
I. MỤC TIÊU
*Sau bài học, học sinh biết:
- Kể được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và nêu được vai trò
của chúng.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro
khi sử dụng các nguồn nhiệt
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng).
- Giấy khổ to kẻ sẵn hai cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra
khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
+ Lấy ví dụ về các vật cách nhiệt, vật dẫn
nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc
sống.
- HS lên bảng lần lượt thực hiện yêu
cầu.
.
168
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
+ Hãy mô tả thí nghiệm chứng tỏ không
khí có tính cách nhiệt
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
*GV hỏi:
(?) Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật
nào?
*Trả lời:
(!) Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có vật toả
nhiệt và vật thu nhiệt.
*GV giới thiệu bài: - Lắng nghe.
Hoạt động 1
Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng

- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. - HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi,
thảo luận để trả lời câu hỏi.
*Yêu cầu:
- Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu
biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi
sau:
(?) Em biết những vật nào là nguồn toả
nhiệt cho các vật xung quanh?
(?) Em biết gì về vai trò của từng nguồn
nhiệt ấy?
- Quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các
nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun
nấu, sấy khô, sưởi ấm.
- Chú ý GV nhắc 1 HS nói to lên nguồn
nhiệt và vai trò của nó ngay.
- Tiếp nối nhau trình bày.
+ Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật
sưởi ấm, phơi khô thóc, ngô, lúa, quần
áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành
muối,…
+ Ngọn lửa cuả bếp ga, củi giúp ta
nấu chính thức ăn, đun sôi nước,…
+ Lò sưởi điện làm cho không khí
nóng lên vào mùa đông, giúp cho con
người sởi ấm,…
+ Bàn là điện: Giúp ta là khô quần
áo,…
+ Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà,
lợn vào mùa đồng,…

(?) Các nguồn nhiệt thường dùng để làm
gì?
+ Các nguồn nhiệt dùng vào việc
đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,…
(?) Khi gas hay củi, than bị cháy hết thì
nguồn nhiệt còn có nữa không?
+ Khi gas hay củi, than bị cháy hết
thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt sẽ
không còn nguồn nhiệt nữa.
*Kết luận: Các nguồn nhiệt là: - Lắng nghe.
*Hoạt động 2
Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm
khi sử dụng nguồn nhiệt
169
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
*GV hỏi: *HS trả lời:
(?) Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt
nào?
+ Nhà em sử dụng những nguồn
nhiệt: ánh sáng Mặt trời, bàn là điện,
bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi,
máy sấy tóc, lò sưởi điện,…
(?) Em còn biết những nguồn nhiệt nào
khác?
+ Các nguồn nhiệt: Lò nung gạch, lò
nung gốm…
- Tổ chức co HS hoạt động trong nhóm,
mỗi nhóm gồm 4 HS.
- HS ngồi 2 bàn trên dới tạo thành1
nhóm, trao đổi, thảo luận và ghi câu

trả lời ra phiếu.
- Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng
nhóm.
*Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy
hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy
hiểm khi sử dụng các nguồn điện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để
đảm bảo HS nào cũng hoạt động.
- Gọi HS báo cáo kết qủa làm việc. Các
nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1
tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách
phòng tránh.
- Đại diện 2 nhóm lên dán tờ phiếu và
đọc kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng. - HS đọc lại phiếu.
- Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra
khi sử dụng nguồn nhiệt
- Cách phòng tránh
- Bị cảm nắng. - Đội mũ, đeo kính khi ra đường.
không nên chơi chỗ quá nắng khi buổi
tra.
- Bị bỏng do chơi đùa vật gần toả nhiệt:
bàn là, bếp than, bếp củi,…
- Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp
than, bếp điện đang sử dụng.
- Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi
nguồn nhiệt.
- Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra
khỏi nguồn nhiệt.

- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp
củi,…
- Không để các vật dễ cháy gần bếp
than, bếp củi.
- Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá
to.
- Để lửa vừa phải.
(?) Tại sao lại phải dùng lót tay để bê
xoong, nồi ra khỏi nguồn nhiệt?
+Vì khi đang hoạt động, nguồn nhiệt
toả ra xung quanh một nhiệt rất lớn.
niệt đó truyền vào xoong, nội. Xoong,
nồi làm bằng kim loại, dẫn nhiệt tốt.
Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng
lót tay dể bê nồi, xoong ra khỏi nguồn
nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền
vào tay, tránh làm đổ xoong, nồi bị
bỏng, hỏng đồ dùng.
(?) Tại sao không nên vừa làm việc khác? +Vì bàn là điện đang hoạt động tuy
170
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
không bốc lửa nhung toả nhiệt rất
mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm
việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy
những đồ vật xung quanh nơi là.
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài,
nhớ các kiến thức đã học để giải thích một
cách khoa học, chặt chẽ và lô gic.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3

Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng điện
*GV nêu hoạt động:
Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt trời là
nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun
theo kiểu lò Mặt trời. Còn các nguồn nhiệt
khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và
gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn
nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người
học tập.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi HS và gia đình đã
biết tiết kiệm nguồn điện.
* Hoạt động kết thúc
(?) Nguồn nhiệt là gì?
(?) Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn
nhiệt?.
- Nhân xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, luôn có ý
thức tiết kiệm nguồn nhiệt tuyên truyền,
vận động mọi người xung quanh.
*****************************************************************
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 132: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II
I.MỤC TIÊU
Kiểm tra HS về:
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
- Chuyển đổi đơn vị đo diện tích
- Giải bài toán liên quan có lời văn liên quan tới phân số, tính chu vi, diện tích
hình chữ nhật

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. GV chép đề bài lên bảng cho HS làm
Bài 1: Tính
171
a)
5
2
+
4
1
b)
7
16
-
14
5
c)
11
9
x
9
2
d)
15
2
:
8
7

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

30km
2
= m
2
320dm
2
= cm
2
70000000m
2
= km
2
68100cm
2
= dm
2
65m
2
23dm
2
= dm
2
23dm
2
40cm
2
= cm
2
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng bằng
5

2
chiều
dài. Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó?
* HS làm bài
2. GV thu bài chấm
3. Biểu điểm
- Bài 1: 4 điểm , mỗi phần một điểm
- Bài 2: 3 điểm, mỗi số viết đúng cho 0.5 điểm
- Bài 3: 3 điểm, mỗi câu trả lời và phép tính đúng cho một điểm.
******************************************************************
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 133: HÌNH THOI.
I. MỤC TIÊU
- Hình thành biểu tượng về hình thoi.
- Nhận bết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với
1 số hình khác.
- Thông qua 1 số hoạt động vẽ, gấp để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi
và thể hiện một số đặc điểm của hình thoi
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ có vẽ một số hình như bài 1
- Giấy kẻ ô vuông, kéo thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một em lên bảng giải bài 4
- GV đi kiểm tra bài tập các em còn
lại
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài:
2. 2. Nội dung:
a. Hình thành biểu tượng về hình
thoi.
- GV và HS cùng lắp ghép mô hình
hình vuông sâu đó xô lệch đi để được
hình thoi và giới thiệu hình thoi
- Lên bảng chữa bài tập về nhà.
- Nhận xét, sửa sai.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Lắp ghép hình thoi

B
172
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Gọi lên bảng vẽ hình thoi .
b. Nhận biết 1 số đặc điểm của hình
thoi.
- Cho HS q/sát mô hình lắp ghép của
hình thoi
(?) Hãy dùng thước để đo các cạnh
của hình thoi?
(?) Dùng ê ke để đo các góc của hình
thoi?
- Gọi 1 em nhắc lại đặc điểm của hình
thoi để *GV ghi bảng:
3. Thực hành :
* Bài 1
- GV treo bảng phụ lên bảng có vẽ
các hình nh bài tập 1

(?) Hình nào là hình thoi ?
(?) Hình nào không phải là hình thoi?
* Bài 2
- GV vẽ hình ABCD lên bảng yêu cầu
HS quan sát.
*gv nêu:
+ Nối A với C ta được đường chéo
AC của hình thoi ABCD
+ Nối B với D ta được đường chéo
BD của hình thoi
+ Gọi điểm giao nhau của 2 đường
chéo AC, BD là O
(?) Dùng ê ke để kiểm tra xem 2
đường chéo của hình thoi có vuông
góc với nhau không ?
(?) Dùng thước có chia vạch mm để
kiểm tra xem đường chéo của hình
thoi có cắt nhau tại chung điểm mỗi
đường hay không?
(?) Nêu lại đặc điểm của hình thoi mà
BT đã giới thiệu.
3. Củng cố - dặn dò
- Hình thế nào được gọi là hình thoi ?
- Làm bài tập số 3
- Nhận xét giờ.

A C
D
- HS lên bảng vẽ, cả lớp Vẽ hình thoi vào
vở.

- Quan sát mô hình lắp ghép hình thoi.
- HS dùng thước đo 4 cạnh của hình thoi:
+ Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau .
+ 4 góc của hình thoi không bằng nhau
+ 2 cạnh đối song song

- Hình 1, 3 là hình thoi .
- Hình 2, 4, 5, không phải là hình thoi.
- HS nối như hình trên bảng
- 2 đường chéo của hình thoi có vuông góc
với nhau
- 2 đường chéo của hình thoi cắt nhau tại
trung điểm của mỗi đường.
- Hai đường chéo của hình thoi vuông góc
và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
- Hình có 2 cặp cạnh // và 4 cạnh bằng
nhau
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
173
Khoa học
Tiết 54:
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG.
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG.
I. MỤC TIÊU
*Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được ví dụ mỗi loại sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất.
- Biết được một số cách chống nóng, rét cho người, động vật, thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ 108, 109 SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho Ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các
nhóm HS.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu
hỏi :
+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
+ Hãy nêu vai trò cảu các nguồn nhiệt, cho
ví dụ?
+ Tại sao phải thực hành tiết kiệm khi sử
dụng các nguồn nhiệt? Có những việc làm
thiết thực nào để thực hiện tiết kiệm các
nguồn nhiệt?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Nội dung
Hoạt dộng 1
Trò chơi: Hành trình văn hoá
*Các tiến hành:
- GV kê ghế sao cho cả 4 nhóm đều
hướng về phía bảng.
- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám
khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu
vào các câu trả lời đúng của từng nhóm và
ghi điểm.
- Phát phiếu có các câu hỏi cho các đội trao
đổi, thảo luận
- 1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào

cũng phải đa ra sự lựa nhọn của mình bằng
cách giơ biển lựa chọn A, B, C, D.
- Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản
rằng tại sao mình lại lựa chọn nh vậy.
- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1
điểm.
- Tổng kết điểm từ phía ban giám khảo.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời
- HS tham gia chơi
174
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Tổng kết trò chơi.
*Hoạt động 2
Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái
đất
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời
câu hỏi.
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất không
được Mặt trời sưởi ấm?
- GV đi gợi ý, hướng dẫn HS.
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một
vai trò của Mặt trời đối với sự sống.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận:
Nếu Trái đất không được Mặt trời sưởi
ấm, gió sẽ ngùng thổi, Trái đất sẽ trở nên
lạnh giá. Khi đó nước trên Trái đất sẽ ngùng
chảy và đóng băng, sẽ không ma. Trái đất sẽ
trở nên một hành tinh chết, không có sự
sống.

* Hoạt động 3
Cách chống nóng, rét cho người, động vật,
thực vật.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 6 nhóm. cứ 2 nhóm thực
hiện 1 nội dung: Nêu cách chống nóng,
chống rét cho: người, động vật, thực vật
- GV giúp đỡ hướng dẫn cá nhóm.
- Gọi HS trình bày. Các nhóm có cùng nội
dung nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS luôn có ý thức chốn nóng, chống
rét cho bản thân, những người xung quanh,
cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện,
nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động kết thúc
- GV tổng kết giờ học tuyên dương các cá
nhân, nhóm HS tích cực hoạt động hiểu và
thộc bài ngay tại lớp. Nhắc nhở các HS chưa
chú ý hoạt động trong giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại các bài
từ 20 đến 54.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo
luận, ghi các ý kiến thống nhất vào
giấy.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Hoạt động theo nhóm theo sự
hướng dẫn của GV.

- Tiếp nối nhau trình bày.
- Lắng nghe
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau.
Toán
Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI.
I. MỤC TIÊU
175
*Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tình diện tích hình thoi .
- Biết áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên
quan
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ , miếng bìa cắt thành hình thoi , kéo , thước kẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi nêu các đặc điểm của hình thoi .
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới:
2. 1. Giới thiệu bài.
Trong bài học hôm nay các em
cùng tìm cách tính diện tích hình thoi.
2. 2. H/d HS lập công thức tính diện
tích hình thoi.
- Đưa ra miếng bìa đã chuẩn bị nêu:
Hình thoi ABCD có AC= m, BD = n
tính diện tích hình thoi .
- Suy nghĩ để cắt hình thoi sao cho được
4 hình tam giác và ghép thành hình chữ

nhật
(?) Theo em diện tích 2 hình như thế
nào so với nhau?
- Yêu cầu HS đo các cạnh của hình chữ
nhật và so sánh với các đường chéo của
hình thoi
- Ta thấy m
×

2
n
=
2
nm×
(?) m và n là gì của hình thoi ABCD ?
* Vậy muốn tính diện tích hình thoi ta
làm ntn?
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào
vở.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính diện tích của 2 hình
+ Hình thoi có 2 cặp cạnh // và 4 cạnh
bằng nhau
+ 2 đường chéo của hình thoi vuông góc
với nhau và cắt nhau tại trung điểm của
mỗi đường.

- Nhận xét, sửa sai.
- Ghe giới thiệu bài.
- HS cắt và ghép thành hình chữ nhật
AMNC
- Diện tích 2 hình bằng nhau
- AC = m ; AM =
2
n
- Là độ dài của 2 đường chéo của hình
thoi
S =
2
mxn
- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Nêu yêu cầu của bài tập.

176
Hoạt động của của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Lưy ý HS phần b 2 đ/c chưa cùng đơn
vị đo
- Nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò:
(?) Nêu lại quy tắc tính diện tích hình
thoi?
- Làm bài tập số 3
- Nhận xét
- HS làm bài rồi lên bảng chữa
- Muốn tính diện tích hình thoi ta tính
tích độ dài 2 đường chéo chia cho 2

******************************************************************
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 135: LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU
* Giúp học sinh:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có
liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
* Mỗi HS chuẩn bị :
- 4 miếng bìa hình tam giác vuông.
- 1 tờ giấy hình thoi.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài 3
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Các em đã biết cách tính diện tích của
hình thoi, trong giờ học này chúng ta sẽ
vận dụng công thức để giải các bài toán.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.

- HS lên bảng làm
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm
của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS làm bài vào vở bài tập:
a) Diện tích hình thoi là:
19 x 12 : 2 = 114 (cm
2
)
b) Có 7dm = 70 cm
Diện tích hình thoi là:
30 x 70 : 2 = 105 (cm
2
)
- HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
177
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS thi xếp hình, sau
đó tính diện tích hình thoi.
- GV nhận xét cuộc thi xếp hình, tuyên
dương các tổ có nhiều HS xếp đúng và
nhanh.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập trong
SGK.
- GV yêu cầu HS thực hành gấp giấy
như trong bài tập hướng dẫn.

3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về
nhà xem lại các bài tập
- Lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài tập vào vở.
- Nhận xét, sửa sai.
- Các tổ thi xếp hình, sau 2 phút tổ nào
có nhiều bạn xếp đúng hơn là tổ thắng
cuộc.
Đường chéo AC dài là:
2 + 2 = 4 (cm)
Đường chéo BD dài là:
3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình thoi là:
4 x 6 : 2 = 12 (cm
2
)
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc trước lớp
- HS cả lớp đọc thầm trong SGk.
- HS cả lớp cùng làm
*********************************
Địa lí.
Tiết 26: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU
*Học xong bài này H biết.
- Đọc tên và chỉ trên bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ,
hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
- Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền

Trung: mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn, cuối năm có mưa lớn và bão dễ gây
ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy
Bạch Mã có mùa đông lạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ VN,lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung: đèo Hải Vân, dãy Bạch
Mã và các cảnh đẹp.
- Bảng phụ ghi các biểu bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Giới thiệu bài mới:
- Treo bản đồ tự nhiên VN
178
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Y/C chỉ trên bản đồ hai vùng ĐBBB và
ĐBNB.
- Y/C cho biết: các dòng sông nào đã bồi
đắp lên các vùng đồng bằng rộng lớn đó.
- Y/C chỉ trên bản đồ những dòng sông
chính: Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông
Đồng Nai, Sông Cửu Long.
*Giới thiệu:
Ngoài 2 ĐB rộng lớn đó ở nước ta còn
có hệ thống các dải đồng bằng nhỏ hẹp
nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông
khi chảy ra biển bồi đắp lên. Đó là dải
đồng bằng duyên hải miền Trung, chúng
ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp
ven biển.

- Treo và giới thiệu lược đồ dải đồng
bằng duyên hải miền Trung.
- Y/C HS quan sát lược đồ và cho biết: có
bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải
miền Trung.
- Y/C trao đổi cặp đôi cho biết:
1. Em có nhận xét gì về vị trí của các
đồng bằng này?
2. Em có nhận xét gì về tên gọi của các
đồng bằng?
- Yêu cầu Hs cho biết: Quan sát trên lược
đồ em thấy các dãy núi chạy qua các dải
đồng bằng này đến đâu .
*GV kết luận:
Chính vì các dãy núi này chạy lan ra
sát biển nên đã chia cắt đã chia cắt dải
đồng bằng duyên hải miền trung thành
các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy nhiên tổng
cộng diện tích các dải ĐB này cũng gần
bằng ĐBBB.
*GV mở rộng:
Vì các đồng bằng này chạy dọc theo
khu vực miền trung nên mới gọi là: Dải
Đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên
Huế, giới thiệu và minh hoạ trên lược đồ:
- HS quan sát.
- HS lên thực hiện.
- Hệ thống sông Hồng và sông Thái
bình đã tạo nên ĐBBB, sông Đồng

Nai, sông Cửu Long đã tạo nên ĐBNB.
- HS lên thực hiện. Các HS khác theo
dõi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- Có 5 dải đồng bằng
- HS lên chỉ và gọi tên
- HS trao đổi.
1.Các đồng bằng này nằm sát biển,
phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp
dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp
với ĐBNB, phía Đông giáp với biển
Đông.
2. Tên gọi của các dải ĐB lấy từ tên
của các tỉnh nằm trên vùng ĐB đó.
- HS quan sát trả lời: Các dãy núi chạy
qua các dải đồng Bằng và lan ra sát
biển.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe ,quan sát trên lược đồ
và minh hoạ của GV.
179
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Các đồng bằng ven biển thường có các
cồn cát cao 20-30 m. Những vùng thấp,
trũng ở cửa sông, nơi có doi cát dài ven
biển bao quanh thường tạo nên các đầm
phá. Nổi tiếng có phá Tam Giang ở Thừa
Thiên Huế.
- YC HS cho biết: ở các vùng ĐB này có

nhiều cồn cát cao, do đó thòng có hiện
tượng gì xảy ra?
*GV giải thích:
Sự di chuyển của các cồn cát dẫn đến
sự hoang hoá đất trồng. Đây là một hiện
tượng không có lợi cho người dân sinh
sống và trồng trọt.
- Y/c HS cho biết:
(?) Người dân ở đây phải làm gì để ngăn
chặn hiện tượng này?
(?) Em có nhận xét về ĐB Duyên Hải
miền trung ?
*Hoạt động 2: Bức tường cắt ngang dải
ĐB duyên hải miền trung
- GV yêu cầu HS quan sát trên bản đồ
cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải ĐB
duyên hải miền trung.
-Y/C HS chỉ trên lược đồ dãy Bạch Mã
và đèo Hải Vân
*GV giải thích thêm:
Dãy núi này đã chạy thẳng ra ra bờ
biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng (GV chỉ
trên lược đồ). Có thể gọi đây là bức
tường cắt ngang dải ĐB duyên hải miền
trung
(?) Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà
Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào?
- GV giới thiệu đèo Hải Vân .
(?) Đường hầm Hải Vân có lợi ích gì hơn
so với đường đèo?

- GV giải thích thêm về đường hầm Hải
Vân .
*GV giói thiệu:
Dãy núi Bạch Mã và đèo Hải Vân
không những chạy cắt ngang giao thông
nối từ bắc vào nam mà còn chặn đứng
luồng gió thổi từ phía bắc xuồng phía
- HS trả lời: ở các ĐB này thường có
sự di chuyển của các cồn cát.
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Người dân ở đây thường trồng phi
lao để ngăn gió di chuyển vào sát đát
liền.
+ Các ĐB duyên hải miền trung
thưòng nhỏ hẹp nằm sát biển có nhiều
cồn cát và đầm phá.
- HS quan sát và trả lời: dãy Bạch Mã
- HS lên bảng thực hiện.
+ Đi đường bộ trên sườn đèo Hải
Vân hoặc đi xuyên qua núi qua đường
hầm Hải Vân
- Lắng nghe.
+ Đường hầm Hải Vân rút ngắn đoạn
đường đi, dễ đi và hạn chế tắc đường
do đất đá ở vách núi đổ xuống. Đường
đèo xa hơn và không an toàn, có nhiều
khi đường bị sụt lở do mưa lớn gây ách
tắc.
- Lắng nghe.

180
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
nam tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu
của ĐB duyên hải miền Trung.
*Hoạt động 3: Khí hậu khắc biệt giữa
khu vực phía Bắc và phía Nam
- Y/C đọc sách và cho biết : khí hậu phía
Bắc và phía Nam ĐB Duyên Hải miền
trung khác nhau như thế nào?
- Y/C HS trả lời để điền vào bảng sau:
- 2HS trả lời
Mùa hạ Những tháng cuối năm
Lượng mưa ít Nhiều, lớn có khi có bão
Không khí Khô, nóng
Cây cỏ, sông hồ,
đồng ruộng
Cây cỏ khô héo
Đồng ruộng nứt nẻ
Sông hồ cạn nước
Nước sông dâng cao
Đồng ruộng, cỏ cây, nhà cửa ngập lụt,
giao thông bị phá hoại, thiệt hại nhiều
vè người và của
(?) Khí hậu ở ĐB duyên hải miền Trung
có thuận lợi cho người dân sinh sống và
sản xuất không?
- Đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt
nhất của cả nước. Chúng ta phải biết chia
sẻ khó khăn với nhân dân ở vùng đó.
- Khí hậu đó gây ra nhiều khó khăn

cho người dân sinh sống và trồng trọt,
sản xuất.
- HS lắng nghe
3. Củng cố - dặn dò
- Y/C đọc SGK phần ghi nhớ.
- Nhận xét, dặn dò về sưu tầm tranh ảnh về con người, thiên nhiên của ĐB
duyên hải miền Trung.
******************************************************************
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT
181

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×