Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 21 trang )

Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động
Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (8)
Sau cuộc sụp đổ của đế chế thứ ba, nền văn hóa Đức chợt bỗng bơ vơ giữa
những gì được gọi là Stunde Null (giờ không). Hầu hết các nghệ sỹ danh tiếng đã
rời nước Đức. Những người khác thì chết trong kỷ nguyên Quốc xã. Có một người
sống sót và rồi nổi bật lên trên bề mặt nghệ thuật - đó là Willi Baumeister (1889 –
1955). Trước chiến tranh, nghệ sỹ này từng thực hiện những bức tranh theo kiểu
tranh tường có liên quan tới các nhà thuần khiết họa của Pháp, song sau đó, trong
thời kỳ Quốc xã, ông lại vẽ những bức tranh chữ - mặc dù có đôi nét giống với
những bản viết tượng hình thời tiền sử – lại là các mẫu tự tửơng tượng có cội
nguồn sâu xa từ trong tâm cảm. Trong cuốn sách bán tự truyện “Das unbekannte
in de kunst “ (Cõi chưa biết trong nghệ thuật), viết trong chiến tranh và xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1947, Baumeister đã biện biệt nghệ thuật khỏi thế giới tự
nhiên và nhận ra mục đích nghệ thuật chính là cuộc tìm kiếm cái bí ẩn và cõi chưa
biết. Cũng giống như nghệ sỹ trẻ hơn nhiều là Cy Twombly, Baumeister đã tìm
đến “Đạo” trong triết học phương Đông.


Willi Baumeister
Nach MONTARU 5b
Siebdruck auf Leinwand
57 x 49cm



Willi Baumeister
Montaru, 1953



Willi Baumeister


Reliefbild, farbig III“, 1952, Öl auf Hartfaser, 81 x 100 cm



Nước tây Ban Nha thời Phát xít của nhà độc tài Franco được coi là là một
địa chỉ khá dễ thở cho các nghệ sỹ, và cho tới sau chiến tranh, một số nhóm quan
trọng như Dau al cet tại Barcelona (1948) và El paso tại madrid ( 1957 ) đã được
thành lập tại đây. Bất chấp sự cô lập văn hóa tồn tại trong thời thống trị của Franco,
những nghệ sỹ thị giác vẫn sáng tạo những tác phẩm – dù chuẩn lượng rất khác–
vẫn có những liên hệ với các mẫu thức quốc tế của kỷ nguyên họ sống. Nghệ sỹ
Catalan Antonio Tàpies (sinh năm 1923) đã bắt đầu tạo nên một cách vẽ đan dệt
rậm đặc vào khoảng thập niên 50 và được cho là có liên quan tới những họa sỹ vị
chất liệu (matter painters) của châu Âu như Dubuffet , Fautrier và Nicolae de Stael.
Tuy nhiên Tàpies cũng mang đem vào trong các bức tranh của mình những đối vật
từ thế giới thực, tạo ra hiệu quả là sự gợi vọng của những liên kết mơ hồ. Vào năm
1967 – trong bài viết “I am Catalan“ ( tôi là người catalan ), Tapies đã làm rõ nhận
thức của ông về hoàn cảnh tạm bợ của quê hương ông và bổn phận của nghệ sỹ là
chuẩn bị “tác phẩm nền tảng - cung cấp cho thế giới của chúng ta một phương
hướng mới“


Antonio Tàpies
Mountains, etching and aquatint, 56 x 76 cm




Antonio Tàpies
untittled



Antoni Tàpies
"Carmi-8"


Antonio Tapies
untitled


Antonio Tapies
untitled



Antonio Tapies
untitled



Vào giai đoạn giữa thập kỷ 1950,hội họa phi hình thức (Informel) đã mở
rộng dọc châu Âu cho tới tận Szecchoslovakia, Nam tư và trên hết là Balan – trong
một giai đoạn có sự tự do đáng kể về tri thức và văn hóa. Một trong những lãnh
đạo tinh thần của xu hướng tự do mới mẻ này là Tadeus Kantor (1915 – 1991).
Sau chiến tranh , Kantor, người từng làm việc tại nhà hát trước khi trở thành họa
sỹ, đã tạo ra một nhà hát thể nghiệm tại Krakov –chia sẻ rất nhiều đặc tính với cái
gọi là “ nhà hát phi lý “ - (theater of Absurd) của Antonio Artaud. Tác phẩm của
Kantor - trong mọi vẻ– được đặc tính hóa băng sự cách tân, liều lĩnh, vô thường,
và nổi loạn. Trong một bài thơ viết vào năm 1955 – ông đã nhìn nhận hội họa như
một “ hệ hữu cơ sống động“ và là “ phép chứng minh cho đời sống hướng tới sự
diệt huỷ của loài người “.



Tadeus Kantor: La clase muerta



Tadeus Kantor: Paloma Paredes


Tadeus Kantor (1915 – 1991)



Tính đa xu hướng xẩy ra trong nghệ thuật của kỷ nguyên kiêm bội và hậu
hiện đại (pluralist and postmodern era) sẽ được nhắc tới trong phần cuối của
chương 1 này. Vào thập niên 80, sau những năm tháng thiểu hóa của chủ nghĩa tối
giản và hệ tư tưởng duy ý niệm, hội họa phồn thực, biểu hiện, và duy họa pháp
( painterly) đã một lần nữa được phép trở lại. Hẳn nhiên là thị trường nghệ thuật
thế giới mở rộng ghê gớm lúc đó đã đòi hỏi những tác phẩm - không phải theo
kiểu Tác phẩm Dụng Đất (earth work), Nghệ Thuật Trình Diễn, và Nghệ Thuật Ý
Niệm –có thể mua bán đổi chác. Ấy thế nhưng, nguyên nhân của việc này cũng
bởi một số lượng lớn các nghệ sỹ xuất sắc của thế giới phương Tây lúc đó đã một
lần nữa cướp lấy cây vương trượng trao lại cho hội hoạ. Dạng Hội họa động thái
cố gắng – và đã thành công vào lúc đó – trong cú dấn thân mang mầu sắc hiện đại
vào các trạng thái cảm xúc đang bề bộn trên mặt vải dần trở thành xu hướng chủ
đạo. Không tìm được thuật ngữ nào hợp lý hơn, các nhà phê bình và sưu tập đã
phải đóng cái nhãn “ tân biểu hiện “ (Neo Expressionism) vào mẫu mốt hội họa
này. Chúng tôi xin dẫn ra đây hai nghệ sỹ châu Âu, một kẻ theo xu hướng trừu
tượng triệt để, một kẻ luôn sử dụng các chủ đề hoặc riêng tư hoặc lịch sử, trong
vai trò các ví dụ chứng minh cho sự tiếp nối này của dòng Hội Họa Động Thái

Nghệ sỹ Đan mạch Per Kirkeby (sinh năm 1938), nguyên là sinh viên địa
chất, có mối quan tâm chủ yếu tới thế giới vật chất. Khởi đầu Kikerby làm việc
trong vai trò một nghệ sỹ trình diễn, là thành viên của Fluxus (nghệ thuật hỗn
biến), và cũng được biết tới trong vai trò một nhà làm phim thể nghiệm, một thi sỹ,
tiểu luận gia và tiểu thuyết gia thành công. Trong bài viết mang tên “ Bravura” của
mình, ông đã khảo luận về phẩm chất huyền ảo của các lớp thao tác vật lý khi vẽ
một bức tranh và lưu ý rằng “ánh sáng của sự mơ hồ chính là một kiểu thiên
đường“.


Per Kirkeby
Forest in Besen, 1970
Oil on masonite, 122x122cm


Per Kirkeby
Winter, 1999
oil on canvas
73 3/4 x 67 in.


Per Kirkeby:
o.T. / 1991 / Acryl auf Leinwand / 115 x 95cm



Mysuseter III, 1991
Per Kirkeby (Danish, born 1938)
Oil on canvas; 79 x 67 in. (200.7 x 170.2 cm)





Uden titel, 1968. Blandteknik på masonit, 122 x 122 cm



Tính mơ hồ, phái sinh từ sự hỗn nhuyễn của hiện thực và huyền thoại, cũng
chính là lõi cốt cho nghệ thuật của Anselm Kiefer (sinh năm 1945). Hầu hết tranh
và sách của ông đều có hàm chiếu về lịch sử, thần thoại, thế giới quan của nghệ sỹ,
âm nhạc, đất đai và sông nước. Mặc dù được tạo ra trong một thời kỳ mà đề tài
tranh một lần nữa được huy hoàng trở lại, tính tiến trình và vẻ động thái vẫn còn là
khía cạnh tối thượng trong tác phẩm của Kiefer. Khi cần, ông sẵn sàng đưa thêm
các chất liệu phi hội họa như rơm, đất sét, dây thép và chì vào tranh để tạo ra cảm
gíac rúng động trên bề mặt hình ảnh, sản tạo ra các vật thể mà linh hồn của chúng
nằm ở chính vẻ thực tế vật lý của chúng. Cũng giống như các họa sỹ hành động
của thế hệ trước, ông đã cảm thấy rằng cả hai cấu trúc, truyền thống và tân tạo đều
chẳng có gì là bền vững và rằng Người họa sỹ phải chấp nhận liều lĩnh cũng như
phải đối mặt với trách nhiệm của mình.



The Milky Way, 1985-87
Emulsion paint, oil, acrylic, and shellac on canvas with
applied wires and lead, 12 1/2 x 18 1/2"



Anselm Kiefer
agora um buraco no seu lugar




Anselm Kiefer, Nuremberg, 1980



Anselm Kiefer
O buraco do poema no lugar do poema



Anselm Kiefer - Kain und Abel, 2006. 330 X 380 cm.
Như Huy

×