Chấm 2B
Câu 1 (4 điểm)
a) Kinh độ, vĩ độ địa lí
- Kinh độ (
λ
) là góc nhị diện tạo bởi giữa mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng
kinh tuyến đi qua điểm đó. Có kinh tuyến Đông (
λ
Đ) và kinh tuyến Tây (
λ
T).
(Hoặc cách khác: Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm
nhất định trên bề mặt Trái Đất đến kinh tuyến gốc. Nếu điểm nào nằm ở phía đông
kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Đông, nếu ở phía tây kinh tuyến gốc thì gọi là kinh
độ Tây. Đơn vị tính là độ, phút, giây).
- Vĩ độ (
ϕ
) của một điểm là góc tạo bởi giữa phương của đường dây dọi đi qua điểm
đó với mặt phẳng xích đạo. Có vĩ tuyến Bắc (
ϕ
B) và vĩ tuyến Nam (
ϕ
N).
(Hoặc cách khác: Vĩ độ là số đo bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh
tuyến) từ các địa điểm trên bề mặt Trái Đất đến đường xích đạo. Nếu điểm nào nằm
ở phía bắc xích đạo thì gọi là vĩ độ Bắc, nếu ở phía nam xích đạo thì gọi là vĩ độ
Nam. Số đo này thực chất là số đo của cung chắn góc ở tâm Trái Đất mà cạnh của
góc này là đường thẳng từ tâm Trái Đất đi qua địa điểm đo và đường thẳng nằm
trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất).
b) Xác định toạ độ địa lí của thành phố A
- Xác định vĩ độ của thành phố A
+ Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66
0
33
'
(bắc xích đạo).
+
ϕ
A = ỏ - (90
0
- h
0
) = 23
0
27
'
- (90
0
- 87
0
35
'
) = 21
0
02' B
- Xác định kinh độ của thành phố A
+ Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc.
+
λ
A = 7g 03ph x 15
0
= 105
0
45
'
Đ
- Toạ độ địa lí của thành phố A (21
0
2' B, 105
0
45
'
Đ)
Thưởng 0,25 điểm, nếu thí sinh vẽ hình minh hoạ kinh độ, vĩ độ địa lí của một
điểm bất kì.
4 điểm
2,0
1,0
1,0
2,0
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2 (6 điểm)
- Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích, phân hoá đa dạng.
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng
Ninh, là vùng đồi núi thấp.
- Nổi bật với các cánh cung lớn. Từ tây bắc về đông nam có các cánh cung sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra, còn có núi hướng TB - ĐN (dãy
Con Voi, Tam Đảo).
- Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển
6 điểm
0,25
1,25
0,25
0,5
rộng. Phía bắc có các đỉnh cao trên 1500 m (kể tên núi và độ cao) và một số sơn
nguyên (kể tên). Giữa, có độ cao khoảng 600 m; về phía đông, độ cao giảm xuống
còn khoảng 100 m.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta với những dải
núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở.
- Hướng núi: TB - ĐN (kể tên một số dãy núi).
- Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, có sự phân hoá rõ:
+ Phía bắc là những dãy núi cao (kể tên). Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được xem
là nóc nhà của Việt Nam, với đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143 m.
+ Phía tây và tây nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau (kể tên các dãy núi và đỉnh núi).
+ Ở giữa là các cao nguyên kế tiếp nhau (kể tên).
+ Ngoài ra, còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa vùng núi cao (Mường Thanh,
Than Uyên, Nghĩa Lộ, ).
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Từ phía Nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến các đỉnh núi
có độ cao trung bình không quá 1000 m, có một số đèo thấp (kể tên).
- Hướng núi TB - ĐN. Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có
nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển (kể tên).
d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
- Là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
- Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng TB - ĐN, B - N, ĐB - TN so
le kế nhau, tạo thành "gờ núi" vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía Tây. Hai đầu
Trường Sơn Nam cao, ở giữa thấp xuống (kể tên một số đỉnh núi và độ cao).
- Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm
ngang ra biển (kể tên) tạo nên các vũng vịnh; sườn Tây thoải. Có một số đèo thấp (kể tên).
- Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và
có tính phân bậc (kể tên các cao nguyên).
e) Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ
- Đông Nam Bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng
sông Cửu Long, có địa hình đồi gò lượn sóng, thấp dần về phía nam và tây nam.
Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200 - 600 m, phía nam có độ
cao trung bình từ 20 - 200 m.
- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi thấp (dưới 200 m) mang tính chất chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi.
(Lưu ý: Nếu thí sinh phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi không theo các
vùng như trên, mà phân tích theo hướng nghiêng, hướng địa hình, độ cao, đặc điểm hình
thái, thì chỉ cho 50% số điểm tối đa của ý này)
Thưởng 0,25 điểm, nếu thí sinh nêu được giá trị kinh tế của một số vùng địa hình.
0,5
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,5
1,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,75
0,5
0,25
Câu 3 (5 điểm)
5 điểm
2
a) Phân tích
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất
+ Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội
+ Từ Hà Nội toả đi các hướng với chuyên môn hoá khác nhau (Hà nội - Hải
Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội -
Việt Trì - Phú Thọ, Hà Nội - Hoà Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá).
- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:
+ Hà Nội và Hải Phòng (10 - 50 nghìn tỉ đồng/trung tâm) với cơ cấu ngành đa
dạng (kể các ngành của mỗi trung tâm).
+ Các trung tâm cỡ trung bình (3 - 9,9 nghìn tỉ đồng/trung tâm) (Thái Nguyên,
Việt Trì, Phúc Yên, ) với cơ cấu ngành ít hơn.
+ Các trung tâm còn lại (1 - 2,9 nghìn tỉ đồng/trung tâm) (Bắc Ninh, Hà Đông,
Hải Dương, Nam Định, ) với ít ngành.
* Đông Nam Bộ
- Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể)
- Tam giác công nghiệp mạnh với các trung tâm:
+ TP Hồ Chí Minh: lớn nhất cả nước, quy mô hơn 50.000 nghìn tỉ đồng, nhiều
ngành nhất (kể tên các ngành).
+ Biên Hoà: quy mô lớn (10 - 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành).
+ Vũng Tàu: quy mô lớn (10 - 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành).
+ Thủ Dầu Một: quy mô nhỏ (3 - 9,9 nghìn tỉ đồng).
(Nếu thí sinh sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam năm 2004 của NXB Giáo dục, nêu các trung
tâm có giá trị theo mức: từ 3 - 9; từ 1 - 2; 50,5 vẫn được điểm tối đa của ý này).
b) Giải thích
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đô.
- Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Dân cư đông, lao động có tay nghề.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu.
* Đông Nam Bộ
- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với đồng
bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước.
(Lưu ý : Thí sinh có thể làm theo dàn ý trên, hoặc kết hợp giữa phân tích và giải thích,
nhưng nếu đủ ý vẫn được điểm tối đa)
Thưởng 0,25 điểm, nếu thí sinh nêu được vai trò của hai khu vực tập trung công
nghiệp này đối với nền kinh tế đất nước.
3,0
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 4 (5 điểm)
5 điểm
3
a) Nhận xét chung
- Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh
- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh
b) Tình hình
- Giá trị sản xuất của cả ngành tăng liên tục, năm 1990 (đạt 20.667 tỉ) đến năm 2004
(đạt 172.696 tỉ), tăng 8,4 lần.
- Giá trị sản xuất tăng ở cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
+ Trồng trọt: từ 16.394 tỉ (năm 1990) lên 131.754 tỉ (năm 2004), tăng 8 lần.
+ Chăn nuôi: từ 3.701 tỉ (năm 1990) lên 37.344 tỉ (năm 2004), tăng 10,1lần.
+ Dịch vụ nông nghiệp: từ 572 tỉ (năm 1990) lên 3.598 tỉ (năm 2004), tăng 6,3 lần
- Về tốc độ tăng trưởng: chăn nuôi tăng nhanh nhất (10,1 lần so với 8 lần của trồng
trọt và 6,3 lần của dịch vụ).
c) Cơ cấu
- Xử lí và lập bảng số liệu. (Nếu thí sinh không thành lập bảng, nhưng vẫn nhận xét đủ về
sự thay đổi cơ cấu với số liệu chính xác đều được điểm tối đa cho phần xử lí số liệu).
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
phân theo ngành hoạt động (%)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông
nghiệp
1990
1993
1995
1996
1999
2000
2003
2004
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
79,3
75,7
78,1
77,9
79,2
78,2
75,4
76,3
17,9
21,4
18,9
19,3
18,5
19,3
22,4
21,6
2,8
2,9
3,0
2,8
2,3
2,5
2,2
2.1
- Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực
+ Giảm tỉ trọng của trồng trọt (từ 79,3% năm 1990 xuống 76,3% năm 2004)
+ Tăng tỉ trọng của chăn nuôi (từ 17,9% năm 1990 lên 21,6% năm 2004)
+ Giảm chút ít tỉ trọng của dịch vụ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định
+ Chưa thật sự ổn định (tỉ trọng của trồng trọt hoặc chăn nuôi còn dao động).
+ Vai trò của dịch vụ còn thấp.
Thưởng 0,25 điểm, nếu thí sinh nêu nguyên nhân của sự phát triển và chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp.
0,5
0,25
0,25
2,0
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý:
4
- Chỉ thưởng khi ở mỗi câu chưa đạt điểm tối đa.
- Thưởng không vượt quá 1 điểm, tổng số điểm toàn bài không vượt quá 20 điểm.
- Linh hoạt trong khi chấm
5