Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tổ chức các hoạt động GDMT trong môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.67 KB, 15 trang )

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PPDH ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS
CHƯƠNG I:
LỜI NÓI ĐẦU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Luật bảo vệ môi trường đã khẳng định:
"Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Các yếu tố tạo thành môi trường rất đa dạng như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh
sáng, núi rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo
tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh "
Bất cứ hành động nào của con người cũng đều có tác động đến môi trường. Trồng cây
xanh trên đường làng, nơi đất trống làm cho không khí dịu mát, trong lành, tăng cường sức
khoẻ. Ngược lại, đốt phá rừng làm nương rẫy, là làm phá huỷ hệ sinh thái, tạo điều kiện cho
hạn hán, lũ lụt hoành hành, góp phần thay đổi khí hậu toàn cầu Đó là hành động huỷ diệt môi
trường, huỷ diệt sự sống.
Thưở xưa, khi cuộc sống của con người còn đơn giản, các mối quan hệ trong thiên nhiên
thật ổn định, tính đa dạng sinh học cao. Trong các môi trường phong phú và đa dạng không bị
phá vỡ đó, hình thành những đặc tính thích nghi kỳ diệu của sinh vật. Thế rồi, sự bùng nổ dân
số song hành với nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của con người đã làm thay đổi tất cả. Môi
trường sống đang bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến sự sống của muôn loài. Đã đến lúc, tất
cả chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống, đừng để quá muộn."Hãy cứu lấy
Trái đất". Lời kêu gọi của Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về môi trường toàn cầu đã và
đang thức tỉnh mọi người trước nguy cơ diệt vong. Đó cũng là lời hiệu triệu đến trái tim nhân
ái của từng người trên hành tinh này với môi trường sống.
Chính những luận điểm trên đây về môi trường, đòi hỏi CT và SGK phải đưa nội dung
giáo dục môi trường vào giảng dạy trong các trường học, đặc biệt ở Trường THCS là một yêu
cầu bức thiết và hữu hiệu nhất. Chương trình và SGK mới đã đưa giáo dục môi trường vào một
số môn học, trong đó có môn Địa lý. Nội dung môi trường đã "tích hợp" vào môn Địa lý ở các
lớp 6, 7, 8. Trước nhu cầu chính đáng đó, đòi hỏi người giáo viên Địa lý, trong đổi mới PPDH
nói chung, cũng phải định ra được phương pháp giáo dục môi trường cho hợp lý nói riêng,
nhằm thể hiện được tinh thần của CT và SGK hiện nay. Bởi rằng, giáo sục môi


trường(GDMT) là một trong những con đường tiếp cận phát triển bền vững có hiệu quả hiện
nay trên toàn thế giới. Thông qua việc khai thác các tri thức trong từng tiết học trên lớp, hoặc
tổ chức các hoạt động ngoài giờ để tiến hành GDMT. Qua đó, sẽ góp phần hình thành ở học
sinh(HS) hiểu biết, ý thức trách nhiệm và kỹ năng thích hợp để bảo vệ, ứng xử thông minh với
các vấn đề môi trường.
Nhận thức được vai trò to lớn đó, là một giáo viên (GV) đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa
lý các khối lớp ở trường THCS, tôi luôn trăn trở, tìm tòi và đã xây dựng nên một số PPDH tích
hợp GDMT trong môn Địa lý ở một số phần trong một số giờ học cụ thể. Bằng những kinh
nghiệm vốn có, mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tôi thiết nghĩ đây cũng là những phương
pháp tốt để giáo dục môi trường cho học sinh được lồng ghép trong các PPDH Địa lý chung.
Đây chính là lý do mà đề tài muốn hướng tới, nhằm góp một phần nhỏ kinh nghiệm dạy học
của mình vào kho tàng các PPDH địa lý trong quá trình đổi mới CT và SGK hiện nay.
Nguyễn Xuân Hoàng
1
CHƯƠNG II:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG THCS
I. QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:
Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có được nhận thức về
môi trường, thông qua kiến thức về môi trường trong các tiết học trên lớp. Tạo cho học sinh có
ý thức, thái độ đối với môi trường, đồng thời trang bị các kỹ năng thực hành địa lí. Kết quả là
học sinh có được ý thức, trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để bảo vệ
môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường. Như vậy GDMT sẽ tạo ra ở học
sinh:
- Nhận thức đúng đắn về môi trường - Về môi trường
- Ý thức, thái độ thân thiện với môi trường - Vì môi trường
- Kỹ năng thực tế hành động trong MT - Trong môi trường
Thông qua giáo dục môi trường, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
- Phát hiện, nhận biết và xác định các vấn đề môi trường.
- Thu thập, phân tích thông tin, xác lập các mối quan hệ theo hiện trạng, nguyên nhân,
hiệu quả và giải pháp.

- Liên hệ thực tế môi trường địa phương và các biện pháp cụ thể để bảo vệ hoặc chung
sống với môi trường ở địa phương.
- Hình thành ở HS ý thức bảo vệ môi trường( BVMT), ứng xử thông minh thích nghi với
MT.
II. NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:
Trong thực tế phát triển của giáo dục nước ta hiện nay, đã xuất hiện nhiều cách tiếp cận giáo
dục khác nhau:
- Lồng ghép GDMT vào 3 môn: Địa lý, Sinh học, GDCD hay tất cả các môn.
- GDMT chỉ thực hiện khi có cơ hội trong SGK hay lồng ghép bất kỳ.
- Cần có giáo viên chuyên biệt để giáo dục môi trường hay tất cả các giáo viên đều giáo
dục môi trường.
- PPDH là giảng giải hay tổ chức các hoạt động.
Tuy nhiên, GDMT trong môn Địa lý ở THCS cần được tiến hành theo định hướng cơ
bản:
- Được thực hiện bằng cách khai thác những tri thức môi trường hiện có trong SGK Địa
lý.
- Cách thức dạy học GDMT có hiệu quả nhất là tổ chức các hoạt động cho HS.
CHƯƠNG III:
CƠ HỘI, PHẠM VI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ
VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUÁN TRIỆT
I. CƠ HỘI:
Cơ hội giáo dục môi trường trong môn địa lý ở trường THCS hiện nay thể hiện ở chổ trong
CT và SGK có sự tích hợp, lồng ghép hay liên hệ những nội dung giáo dục môi trường dưới
hai dạng chủ yếu.
Dạng I. Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần nội dung môn địa lý có sự trùng
hợp với nội dung giáo dục môi trường.
Dạng II. Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn địa lý có liên
quan trực tiếp với nội dung GDMT.
Ngoài ra, ở một số phần của nội dung môn địa lý hay ở một số bài học khác, các ví dụ, bài
tập, bài thực hành được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề MT rất

tốt.
Nguyễn Xuân Hoàng
2
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PPDH ĐỂ TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GDMT TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS:
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu là chương trình và SGK địa lý THCS các lớp 6-7-8-9
trong một số bài, phần, mục trong một số tiết học cụ thể trên lớp. Nội dung nghiên cứu môi
trường tập trung ở một số vấn đề sau đây :
1. Lỗ thủng tầng ôzôn (Địa lý 6,7).
2. Chặt phá rừng bừa bãi (Địa lý 6,7,9).
3. Sự thích nghi của con người với môi trường (Địa lý 7).
4. Làm nương rẫy (Địa lý 7).
5. Ô nhiễm không khí (Địa lý 7).
6. Vấn đề BVMT ở miền núi (Địa lý 7,8).
7. Hoạt động du lịch và BVMT (Địa lý 7,8,9).
8. Phát triển kinh tế đi đôi BVMT (Địa lý 8,9).
9. Môi trường biển (Địa lý 8,9).
10. Ô nhiễm nước (Địa lý 7,8,9).
III. CÁC NGUYÊN TẮC QUÁN TRIỆT TRONG GDMT KHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC:
Quá trình khai thác các cơ hội GDMT, chúng ta phải đảm bảo được 3 nguyên tắc cơ bản:
1. Không làm biến tính đặc trưng dạy học bộ môn, không biến bài học địa lý thành bài
giáo dục môi trường.
2. Khai thác nội dung giáo dục môi trường phải có chọn lọc, có tính tập trung vào những
bài, mục nhất định, không tuỳ tiện.
3. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm
thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh trực tiếp tiếp cận với
môi trường.
CHƯƠNG IV:
CÁC NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

(Theo SGK Địa lý 6 - 7- 8 - 9 hiện hành)
Vấn đề
môi
trường
Kiến thức địa lý được khai
thác
Dạng
khai thác
GDMT
Bài Lớp
1 2 3 4 5
1.
Tài
nguyên
rừng
Khai thác có kế hoạch đi
đôi với BVMT rừng, biển
I 56. Khu vực Bắc Âu 7
Vấn đề khai thác rừng
Amadon
I
45. Kinh tế Trung và Nam
Mỹ
7
- Diện tích Xavan ngày
càng mở rộng
I 6. Môi trường nhiệt đới
7
- Làm nương rẫy I
8. Các hình thức canh tác

trong n.nghiệp ở đới nóng
7
- Dân số và môi trường ở
đới nóng
I
10. Dân số và sức ép dân số
tới tài nguyên môi trường ở
đới nóng
7
bị
suy
- Triệt hạ rừng cây lấy đất
xây dựng
I
24. Hoạt động kinh tế của
con người ở vùng núi
7
- Vấn đề suy thoái rừng I 16. Đặc điểm kinh tế các
nước Đông Nam Á
8
Nguyễn Xuân Hoàng
3
- Địa hình nước ta mang
tính chất nhiệt đới gió mùa
ẩm và chịu tác động mạnh
mẽ của con người
I
28. Đặc điểm địa hình Việt
Nam
8

- Sự phát triển và phân bố
lâm nhgiệp
I
9. Sự phát triển và phân bố
lâm nhgiệp, thuỷ sản.
9
- Vấn đề chặt phá rừng bừa
bãi
I
17. Vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ.
9
- Lưu vực sông II 23. Sông và hồ 6
- Ô nhiễm nước I
17. Ô nhiễm môi trường ở
đới ôn hoà
7
- Chất thải CN làm ô
nhiễm nguồn nước
I
24. Hoạt động kinh tế của
con người ở đới ôn hoà
7
- Sông ngòi nước ta đang
bị ô nhiễm
I
33. Đặc điểm sông ngòi Việt
Nam
8
3.

Sự
suy
thoái

ô
nhiễm
đất
- Đất bị xói mòn, rửa trôi I 6. Môi trường nhiệt đới 7
- Nền nông nghiệp thâm
canh lúa nước
I
8. Các hình thức canh tác
trong n.nghiệp ở đới nóng
7
- Nông nghiệp với môi
trường nhiệt đới và nhiệt
đới gió mùa
I
9. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở đới nóng
7
- Diện tích hoang mạc
đang ngày càng mở rộng
I
20. Hoạt động kinh tế của
con người ở hoang mạc
7
- Vấn đề sử dụng và cải
tạo đất ở Việt Nam
I

36. Đặc điểm đất Việt Nam
8
4.
Ô
nhiễm
không
khí
- Mưa axít, ô nhiễm môi
trường
II
I
20. Hơi nước trong không
khí. Mưa.
17. Ô nhiễm môi trường ở
đới ôn hoà
6
7
- Lỗ thủng tầng ô zôn I 17. Lớp vỏ khí 6
- Sử dụng nhiều nguyên
liệu, nhiên liệu và hoạt
động CN
II
39. Kinh tế Bắc Mỹ,
Kinh tế Châu Âu 7
5.
Ô nhiễm
biển
- Vấn đề bảo vệ biển khỏi
bị ô nhiễm do hoạt động du
lịch.

I 58. Khu vực Nam Âu 7
- Vấn đề bảo vệ môi
trường biển
I 24. Vùng biển Việt Nam 8
- Địa hình bờ biển và thềm
lục địa
II
29. Đặc điểm các khu vực
địa hình
8
- Bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển - đảo II
39. Phát triển tổng hợp kinh
tế và bảo vệ moi trường biển
- đảo.
9
6.
- Vấn đề khai thác rừng
bừa bãi
I 27. Lớp vỏ sinh vật 6
- Hoạt động săn bắt quá
mức cá voi và thú quý
hiếm.
I 22. Hoạt động kinh tế của
con người ở đới lạnh
7
Nguyễn Xuân Hoàng
4
Sự
đa

dạng sinh
học
đang
bị suy
giảm
- Hệ sinh thái rừng nguyên
sinh ngày càng bị thu hẹp
I
37. Đặc điểm sinh vật Việt
Nam
8
- Bảo vệ tài nguyên rừng,
động vật, hải sản
I
38. Bảo vệ tài nguyên sinh
vật Việt Nam
8
7. Hoạt
động
công
nghiệp và
vấn đề ô
nhiêm
môi
trường
- Đô thị hoá I 3. Quần cư, đô thị hoá 7
- Cảnh quan CN I
15. Hoạt động CN ở đới ôn
hoà
7

- Những vấn đề của đô thị
ở đới ôn hoà
I 16. Đô thị hoá ở đới ôn hoà 7
- Phát triển kinh tế không
đi đôi với bảo vệ MT
I
16. Đặc điểm kinh tế các
nước Đông Nam Á
8
- Vấn đề khai thác và bảo
vệ tài nguyên khoáng sản
II
26. Đặc điểm tài nguyên
khoáng sản Việt Nam
8
8.
Ô
- Việc sử dụng nhiều phân
bón hoá học và thuốc trừ
sâu
I
Hoạt động NN ở đới ôn hoà-
(Kinh tế Châu Âu, Bắc Mỹ) 7
- Mối quan hệ giữa phát
triển du lịch và MT
II 55. Kinh tế Châu Âu 7
- Bùng nổ dân số thế giới II 1. Dân số 7
- Tác động của bùng nổ
dân số tới TNMT.
I

10. Dân số và sức ép dân số
tới TN- MT ở đới nóng
7
- Tác động xấu tới MT do
đô thị hoá tự phát
I
11. Di dân và sự bùng nổ đô
thị ở đới nóng
7
- Dân số với vấn đề bảo vệ
tài nguyên và môi trường
II
43. Địa lý tỉnh (thành phố):
Địa lý tỉnh Quảng Bình.
9
CHƯƠNG V:
MỘT SỐ PPDH CÓ TÁC DỤNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA
LÝ Ở TRƯỜNG THCS
I. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI GỢI MỞ:
Là PPDH giáo dục môi trường trong đó giáo viên và học sinh, hoặc học sinh với học sinh trao
đổi với nhau để làm sáng tỏ một vấn đề, tìm tòi một thông tin trên cơ sở câu hỏi giáo viên đưa
ra hoặc học sinh tự đưa ra với nhau.
Yêu cầu câu hỏi phải rõ ràng, dứt khoát, bám sát tri thức trọng tâm, gây được sự tò mò hay
kích thích người học. Có thể viết câu trả lời vào thẻ học tập nhằm tạo ra trực quan hoá trong
đàm thoại.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO:
Là PP kích thích người học suy nghĩ bằng cách thu thập ý kiến khác nhau về một vấn đề nào
đó mà không tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Giáo viên có thể sử dụng
phương tiện trực quan hoặc thẻ học tập, phiếu học tập.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước:

- Nêu tên đề tài và đưa câu hỏi kích thích suy nghĩ cho học sinh.
Nguyễn Xuân Hoàng
5
- Yêu cầu cả lớp làm việc: Ghi ý kiến vào thẻ.
- Khái quát chung về công dụng và tính khả thi.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Là PP trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tìm hiểu một số vấn đề trong thực
tế và sau đó dựa tên các thông tin thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu
giải pháp hoặc đề xuất các kiến nghị giải quyết. Phương pháp này được thực hiện qua các
bước:
- Xác định vấn đề, ví dụ: Khu vực em sống có bị ô nhiễm nước không? Tại sao? Hậu quả
như thế nào? Do ai làm?
- Đưa ra các giả thuyết.
- Thu thập và xử lý thông tin.
- Kết luận.
IV. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM:
Là PP trong đó giáo viên cấu tạo lại bài học (hay một phần của bài học) dưới dạy các bài tập
nhận thức hay vấn đề, nêu lên để học sinh cùng trao đổi, mạn đàm với nhau, trình bày ý kiến
cá nhân hay đại diện nhóm. Đây là P P đặc trưng của dạy học địa lí hiện nay
V. PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN:
Kỹ thuật của phương pháp này như sau:
- Chia lớp thành 2 đội hai bên. Mỗi bên cử một nhóm từ 3-5 học sinh làm đại diện để
tranh luận với nhau. Số còn lại làm cử toạ, giáo viên trọng tài.
- Người điều khiển đưa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề) viết lên bảng, ví dụ:
"Không cần tiết kiệm năng lượng, vì con người có rất nhiều nguồn năng lượng phong phú và
có thể tìm kiếm được những nguồn năng lượng thay thế khác" .
- Bốc thăm để phân công một nhóm làm "Nhóm ủng hộ", một nhóm làm "Nhóm phản
đối". Mỗi nhóm 5 phút để hội ý, thống nhất lý lẻ.
- Tranh luận:"nhóm ủng hộ" cử người thứ nhất đưa ra lý lẻ thứ nhất. "Nhóm phẩn đối" cử
người thứ nhất bác bỏ lại ý kiến nhóm kia, đồng thời đưa ra lý lẻ riêng của nhóm mình. Lần

lượt như vậy cho đến hết.
- Trọng tài giữ cho cuộc tranh luận diễn ra đúng luật. Cử toạ quan sát và bình chọn đội
nào có lý lẽ vững vàng và có sức thuyết phục. Kết thúc, người dẫn chương trình nhận xét, đánh
giá và kết luận về những bài học môi trường.
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI:
Là PP được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó các tình thế
trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hành động có tính kịch. Trong vở
kịch này, các vai do chính học sinh đóng và trình diễn. Các hành động có tính kịch được xuất
phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không cần phải qua tập
dượt hay dàn dựng công phu.
Phương pháp này được tiến hành theo các bước:
- Tạo không khí đóng vai: vui vẻ, hài hước, thích thú
- Lựa chọn vai: Phân vai phù hợp tình huống.
- Theo các vai đã lựa chọn, tình diễn.
- Sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn và có
đánh giá vỡ diễn.
VII. PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN:
Là PP trong đó cá nhân hay nhóm học sinh thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội
dung môi trường. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực
tiễn thuộc phạm vi học tập; cùng với tài liệu, phương tiện, học sinh đề xuất ý tưởng, thiết kế dự
án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án để có một dự án hoàn chỉnh, thông thường tiến hành theo
các bước:
- Xác định nhu cầu vấn đề. - Soạn thảo bản dự án.
Nguyễn Xuân Hoàng
6
- Thiết lập mục tiêu dự án. - Thông qua bản dự án trong nhóm.
- Đưa ra các chiến lược lựa chọn. - Điều chỉnh và hoàn thiện dự án.
- Chọn các chiến lược phù hợp.
CHƯƠNG VI:
ỨNG DỤNG CÁC PPDH ĐỂ THIẾT KẾ CÁC MẪU HOẠT ĐỘNG GDMT

TRONG BÀI LÊN LỚP ĐỊA LÝ
1. Lỗ thủng tầng ôzôn (Địa lý 6-bài 17: Lớp vỏ khí).
1.1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được nguyên nhân, hậu quả của thủng tầng ôzôn và biết
được cách bảo vệ tầng ôzôn.
1.2. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị tờ rời, phôtô phát cho học sinh.
1.3. Hoạt động:
a) Yêu cầu: Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát đọc tờ rời, để thấy rõ nguyên nhân và
hậu quả của thủng tầng ôzôn. Trao đổi theo nhóm về biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tầng ôzôn
và ghi vào ô trống.
b) Giáo viên tập hợp ý kiến, công bố kết quả đúng: Ngừng sản xuất và sử dụng các chất
dạng feron .
2. Phá hoại rừng làm động vật bị diệt vong.
(Địa lý 6 - Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật
trên trái đất).
2.1. Mục tiêu: Qua nội dung 2 của mục 2, học sinh thấy được do con người khai thác
rừng bừa bãi nên nhiều loài động vật mất chổ cư trú, mất nguồn thức ăn, dẫn đến bị diệt vong.
2.2. Chuẩn bị: Mỗi học sinh có một tờ báo cũ.
2.3. Hoạt động: Có thể tổ chức ngay tại lớp học, chỗ trống trước lớp với 1 số học sinh,
giáo viên tổ chức trò chơi (có thể với bài: Bảo vệ sinh vật Việt Nam - Địa lý 8) .
- Học sinh để các tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó mỗi học sinh đứng vào 1
tờ giấy báo đó.
- Tất cả ra ngoài và chạy vòng quanh (theo 1 chiều) quanh tờ báo theo nhịp tay của giáo
viên.
- Khi giáo viên ra hiệu, tất cả nhanh chóng vào vị trí có giấy báo (mỗi tờ 1 học sinh đứng
lên).
- Sau đó ra ngoài chạy tiếp, giáo viên cất đi một số tờ giấy báo và vỗ tay cho tất cả vào
lại. Lúc này sẽ có một số em không có chỗ đứng, phải đứng ra ngoài vòng.
- Các lần tiếp theo giáo viên cũng lấy đi một số tờ giấy báo và hoạt động diễn ra tương tự,
có rất nhiều em lần lượt bị loại ra khỏi vòng.
- Thảo luận sau trò chơi:

Câu hỏi: Khi diện tích rừng bị thu hẹp, động vật trong rừng sẽ đứng trước những
nguy cơ nào? Hậu quả của việc đó?
3. Biện pháp thích nghi của con người với môi trường.
(Địa lý 7 - Bài 6: Môi trường nhiệt đới, mục 2: Các đặc điểm khác của môi trường).
Nguyễn Xuân Hoàng
7
Các hoá chất dạng fêron (dùng
l m là ạnh trong tủ lạnh, máy
lạnh, bình cứu hoả ) bốc
thẳng lên cao
Tia tử ngoại chiếu thẳng
xuống trái đất gây ra:
- Ung thư da.
- Thực vật mất dần khả
năng miễn dịch.
- Sinh vật biển bị chết dần.
Làm Hậu
Thủng Quả
Tần
g
ôzô
n
Pháp
Biện
3.1. Mục tiêu: Học sinh biết được những bất lợi của môi trường nhiệt đới và biện pháp
chung sống thích nghi của con người.
3.2. Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm + Đàm thoại gợi mở.
3.3. Chuận bị: Sơ đồ trống.

3.4. Hoạt động: Theo nhóm, nghiên cứu mục 2 và tìm ra những đặc điểm cơ bản của môi

trường nhiệt đới, điền vào sơ đồ trống. Sơ đồ hoàn thành như sau:
Hướng dẫn học sinh toàn lớp cùng rút ra nhận xét chung: Cả 2 mùa đều bất lợi, đặc biệt là
lũ lụt, hạn hán.
Tiếp nối: Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở nhiệt đới vì sự phá rừng. Yêu cầu học
sinh kể những hậu quả cho phá rừng gây ra đối với thảm thực vật và đất đai ở nhiệt đới (rừng
rậm biến mất, rừng thưa chuyển dần sang xavan, truông cỏ ngày càng mở rộng, đất đai bạc
màu )
Câu hỏi: Tuy nhiều bất lợi như vậy, nhưng hiện nay đây là vùng dân cư đông đúc và địa
bàn trồng nhiều loại cây lương thực. Vậy, con người ở đây đã có biện pháp gì để thích nghi với
môi trường và phát triển kinh tế? (phát triển thuỷ lợi, chủ động tưới tiêu ).
4. Làm nương rẫy:
(Địa lý 7 - Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - mục 1)
4.1. Mục tiêu: Qua kiến thức ở nội dung “làm nương rẫy”, học sinh hiểu được đây là
hình thức canh tác nông nghiệp gây nhièu tác hại cho môi trường cần phải loại bỏ.
4.2. Phương pháp : Thảo luận + Đàm thoại gợi mở.
4.3. Cách tiến hành: - Học sinh làm việc theo nhóm, trao đổi để tìm ra cách đã biến rừng
thành nương rẫy. Giáo viên lấy ý kiến của đại diện một số nhóm, hệ thống hoá thành sơ đồ.
- Học sinh trao đổi toàn lớp theo câu hỏi:
a) Hậu quả của việc đốt rừng làm nương rẫy là gì? (Rừng bị thu hẹp, đất bị xói mòn, bạc
màu).
b) Đặc điểm của hình thức làm rẫy? (dùng dụng cụ thô sơ không cần chăm bón nhiều,
năng suất thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên).
c) Giáo viên kết hợp ý trả lời của 2 câu trên, khẳng định: Năng suất thấp, đất xói mòn -
bạc màu, không thể sử dụng để làm rẫy được nữa? Việc gì sẽ xảy ra tiếp? (tiếp tục đốt rừng
làm rẫy ở nơi khác)

Nguyễn Xuân Hoàng
8
Mùa khô Mùa mưa
Môi

trường
N.đới
Mùa khô
- Thực, động vật thiếu nước
- Sông ngòi kiệt.
- Hạn hán.
- Tạo đá ong, bốc phèn
Mùa mưa
- Thực, động vật phát triển
- Sông ngòi đầy nước.
- Lũ lụt, xói mòn
Rừng -> Phát quang -> Đốt -> Nương
rẫy
Môi
trường
N.đới
Vòng luẩn quẩn:
d) Có cách nào để tháo gỡ vòng luẩn quẩn này? (Loại bỏ hình thức làm nương rẫy).
5. Vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế ở các vùng núi.
(Địa lý 7 - Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi. Mục 2)
5.1. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết trong sự phát
triển kinh tế ở các vùng núi.
5.2. Chuẩn bị: Tờ rời.
5.3. Hoạt động:
- Cho học sinh làm việc theo nhóm, trao đổi đề tìm ra những ngành kinh tế hiện đại ngày
càng phát triển mạnh ở miền núi. Điền kết quả thảo luận vào sơ đồ ở tờ rời (các ô ở dãy I).
- Sau khi giáo viên khẳng định đã điền đúng ở dãy I, các nhóm tiếp tục thảo luận về
những vấn đề môi trường do các ngành đó gây ra và điền vào các ô thuộc dãy II.
* Học sinh toàn lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên, thống nhất kết quả đúng như ở sơ đồ:
- Giáo viên khẳng định: Các ngành kinh tế hiện đại ngày càng phát triển mạnh ở miền

núi, dựa trên cơ sở các tài nguyên quý giá. Việc bảo vệ môi trường cần phải đặt ra cấp thiết
hơn bao giờ hết ở miền núi hiện nay.
6. Ô nhiễm không khí (Địa lý 7- Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà).
Nguyễn Xuân Hoàng
9
Ngành Kinh tế
hiện đại
I
II
Ngành Kinh tế
hiện đại
Thuỷ điện
Khai khoáng
Du lịch
Thu hẹp rừng
Chất thải
I
II
Nghèo đói Làm rẫy
Đốt rừng
6.1. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh nắm được nguyên nhân, hậu quả và một số biện
pháp chủ yếu hạn chế ô nhiễm không khí.
6.2. Phương pháp: Thảo luận nhóm + Đàm thoại gợi mở + thuyết trình có sự tham gia
tích cực của học sinh.
6.3. Chuẩn bị: Một số hình vẽ và sơ đồ về môi trường.
6.4. Hoạt động:
a) Học sinh làm theo nhóm quan hình 17.1, 17.2 SGK Địa lý 7 (Trang 56). Tìm:
- Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axít.
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính và mưa axít.
Trên cơ sở ý kiến của đại diện các nhóm, giáo viên kết luận với toàn lớp:

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axít là:
- Chất đốt được sử dụng quá mức.
- Khí thải của hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.
+ Hậu quả:
- Mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng, gây ra các bệnh về đường
hô hấp.
- Hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên, băng tan ở 2 cực, mực nước đại dương dâng
làm ngập nhiều vùng đất ven biển.
b) Sau đó giáo viên đặt tiếp câu hỏi: Ô nhiễm không khí là sự thể hiện rõ nhất tính toàn
cầu. Đứng trước vấn đề đó, thế giới hiện nay đã có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm?
- Học sinh trao đổi tại chổ với nhau và nêu biện pháp cắt giảm khí thải gây ô nhiễm (đó
là tinh thần khái quát của Nghị định thư Ki-ô-tô vừa có hiệu lực thực thi).
7. Bảo vệ tài nguyên môi trường trong hoạt động du lịch.
(Địa lý 7 - Bài 58: Khu vực Nam Âu - Mục 2: Kinh tế).
7.1. Mục tiêu: Qua nội dung bài này, học sinh hiểu được việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường là con đường hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch bền vững.
7.2. Chuẩn bị: Phiếu học tập có sơ đồ trống.
7.3. Hoạt động:
a) Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát hình 43.5-43.6 SGK, đọc mục III trao đổi và
điền kết quả trả lời câu hỏi vào sơ đồ trống. Kết quả được thống nhất các nhóm làm việc nhau
sau:
Nguyễn Xuân Hoàng
10
Phiếu học tập
Ngành du lịch Nam Âu phát triển
Tài nguyên du lịch tự
nhiên




Tài nguyên du lịch nhân văn



Ngành du lịch Nam Âu phát triển
Tài nguyên du lịch tự
nhiên
- Bờ biển đẹp
- ít mưa, nắng ấm
Tài nguyên du lịch nhân văn
- Nhiều công trình kiến trúc,
văn hoá, nghệ thuật cổ đại.
b) Giáo viên trao đổi với toàn lớp: Theo sơ đồ trên, rõ ràng muốn phát triển ngành du lịch
bền vững và có hiệu quả, cần phải bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên đặc sắc về tự nhiên và nhân
văn. Vậy, các em thử dự đoán nên có những biện pháp cụ thể gì theo hướng đó?
- Học sinh thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm nêu các biện pháp bảo tồn, bảo vệ tài
nguyên du lịch ở Nam Âu như: bảo vệ sự ô nhiễm biển, bảo vệ rừng cây, các di sản văn hoá,
phục chế các kiến trúc cổ
8. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
(Địa lý 8 - Bài 18: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á).
8.1. Mục tiêu: Qua bài này, học sinh đánh giá được muốn phát triển bền vững, tăng tưởng
kinh tế cần phải quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường.
8.2. Chuẩn bị: Tờ rời (phôtô thành nhiều tờ)

Hình 8.2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường.
8.3. Hoạt động:
a) Hoạt động theo nhóm: - Học sinh dùng các thuật ngữ: Kinh tế tăng trưởng cao, khai
thác nhiều, chất thải nhiều, tài nguyên cạn kiệt, môi trường, ô nhiễm -điền vào ô trống ở tờ rời.
Kết quả đúng như ở sơ đồ.
b) Câu hỏi đàm thoại cho toàn lớp: ý kiến sau đây có đúng không? "Để bảo vệ môi

trường, con người nên dừng lại việc khai thác tài nguyên" (Không đúng).
c) Tiếp tục đàm thoại toàn lớp:
- Vì sự phát triển của mình, con người càng đẩy mạnh, nhanh hơn tốc độ và quy mô khai
thác tài nguyên. Vậy cần phải làm thế nào để kinh tế vẫn tăng tưởng mà tài nguyên thiên nhiên
vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển không những cho hiện tại mà còn cho nhiều thế hệ mai sau?
Nguyễn Xuân Hoàng
11
Kinh tế tăng trưởng cao
Tài
nguyên
cạn
kiệt
Khai thác
nhiều

Ô nhiễm
Môi trường
Chất thải
nhiều
d) Giáo viên chốt lại các ý đúng: - Tăng tưởng kinh kinh tế phải đi đôi với sử dụng hợp lý
và bảo vệ môi trường. Đó là con đường chung của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có các
nước Đông Nam Á .
9. Môi trường biển:
a- Địa lý 8 - Bài 24: Vùng biển Việt Nam- mục 2: tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Việt Nam.
1. Mục tiêu: Qua mục 2, học sinh cần nắm được nguồn chủ yếu gây ô nhiễm biển, hậu
quả của nó và biện pháp để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển.
2. Chuẩn bị: Một số tài liệu tham khảo phôtô thành các tờ rời, bảng phụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:


3. Hoạt động: - Làm theo nhóm đọc tờ rời "Ô nhiễm hệ sinh thái biển" và trả lời các câu
hỏi sau (giáo viên ghi sẵn vào bảng phụ hoặc đèn chiếu).
Nguồn nào trong số dưới đây không phải là nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển:
a. Dầu c.Nước thải từ các con sông chảy vào.
b. Chất thải công nghiệp d. Mưa axit
b) Câu hỏi đàm thoại toàn lớp: hãy kể những hậu quả do ô nhiễm biển gây nên mà em
biết? Yêu cầu mỗi em chỉ kể 1 hậu quả (như: Giảm sút nguồn lợi hải sản, ô nhiễm gây hội
chứng bệnh ưng thư )
c) Mỗi nhóm học sinh thảo luận đề xuất các biện pháp để khai thác lâu liền và bảo vệ môi
trường biển. Giáo viên kết luận lại các biện pháp cần thiết. (Có phần tờ rời).
b- Địa lý 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ moi trường biển - đảo, mục 1:
khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
1. Mục tiêu:
- Hình thành kĩ năng làm rõ giá trị kinh tế biển thông qua việc đánh bắt xa bờ.
2. Chuẩn bị: - Giáo viên: một số tài liệu và tranh ảnh nói về tài nguyên biển, đại dương
và những vấn đề ô nhiễm biển hiện nay.
- Học sinh: sưu tập một số ảnh về tàu đánh cá được tranh bị các phương tiện hiện đại.
3. Hoạt động:
3.1. Giáo viên nêu hai tình huống để học sinh lựa chọn:
Nguyễn Xuân Hoàng
12
Ô NHIỄM SINH THÁI BIỂN
Dầu là nguồn nhiễm bẩn bền vững có thể lan truyền hàng trăm kilômét. Các hạt dầu nhẹ lan
tràn trên mặt nước, tạo thành màng mỏng, hạn chế quá trình trao đổi khí. Một giọt dầu có thể
lan một diện tích với đường kính từ 30 đến 150 cm. Một tấn dầu hoả có thể lan một diện tích
rộng 12km
2
, với chiều dày từ vài micrômet đến vài centimet. Màng mỏng này rất chuyển
động và bền vững với quá trình ô xit hoá. Những phần nhẹ của dầu làm thành giọt treo lơ
lửng trong nước, phần nặng hơn lắng xuống sâu dẫn đến huỷ diệt các sinh vật đáy. Ngoài ra

còn hàng loạt nguồn gốc gây ô nhiễm khác nhưng đáng kể là chất thải của công nghiệp và
công nghiệp hoá chất.
Sytnik (1985) đã mô tả tình trạng ô nhiễm môi trường ở biển Địa Trung Hải, nơi tiếp nhận
nhiều nước thải từ các con sông chảy vào. Tác giả cho thấy, lớp nước ngọt, giàu các hợp chất
ô xi hoá ở bên trên và bên dưới là lớp nước mặn. Với một lưu lượng lớn nước thải từ nhiều
thành phố quanh biển đã làm giàu dinh dưỡng ở lớp nước trên của nước, dẫn đến phát triển
mạnh thực vật nổi. Xác chết của thực vật lắng dần xuống đáy và tích luỹ lại do thiếu ô xi cho
quá trình phân giải. Hiện tượng ô nhiễm tương tự cũng thấy ở Biển Đen.
(Theo Lê Văn Khoa - Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục 1995)
a) Đánh bắt xa bờ có sản lượng cá lớn và hiệu quả cao hơn gần bờ, đồng thời ít gây ô
nhiễm môi trường ven bờ.
b) Đánh bắt gần bờ có sản lượng các lớn và hiệu quả cao hơn xa bờ, (vì không cần đầu tư
phương tiện hiện đại), mặt khác việc bảo vệ môi trường tốt hơn.
3.2. Học sinh lựa chọn một trong hai tình huống trên, những em chọn tình huống a được
xếp vào phái A, những em chọn tình huống b được xếp vào phái B, các em còn lại là cử toạ.
3.3. Tổ chức cho học sinh tranh luận. Cứ 1 em ở phái A đưa ra lí lẽ lập luận, bảo vệ sự
lựa chọn của mình, sau đó có 1 em ở phái B hoạt động tương tự. Tuỳ thời gian, có thể cho 2
đến 3 cặp tranh luận với nhau, cử toạ tuỳ theo suy xét để ủng hộ cho phái A hoặc B.
3.4. Trọng tài (GV) kết luận trên cơ sở quan điểm của cả 2 phái.
- Đánh bắt gần bờ: đầu tư phương tiện ít, vốn nhỏ, cho sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế
không cao. Do muốn có nhiều cá, nhiều người đã dùng chất nổ, hoá chất độc làm suy giảm
nguồn lợi, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
- Đánh bắt xa bờ: đầu tư phương tiện hiện đại, sản lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao, ít gây
ô nhiễm môi trường biển. Đây cũng là chiến lược khai thác thuỷ sản ở nước ta nhằm hiện đại
hoá nghề cá.
10. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm.
(Địa lý 8- Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Hoặc địa lý 7- Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà)
10.1. Mục tiêu: Qua mục 2.b "Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm". Học sinh phải nắm
được những nguyên nhân làm cho nước sông ngòi bị ô nhiễm và các việc cần thiết phải làm để

dòng sông khỏi bị ô nhiễm.
10.2. Chuẩn bị: - Sơ đồ các nguồn gây ô nhiễm nước (GV tự thiết kế).
- Các chai nhựa trong đựng nước (một số đựng nước sông sạch, một số khác đựng nước
sông bị ô nhiễm).
10.3. Hoạt động:
a) Học sinh làm theo nhóm, xem sơ đồ các nguồn gây ô nhiễm và liệt kê các nguồn gây ô
nhiễm nước sông. Giáo viên hướng dẫn để các nhóm làm việc.
b) Hướng dẫn học sinh quan sát hai chai nước (chai sạch và chai bị ô nhiễm) tìm ra sự
khác nhau về độ đục, màu sắc, mùi liên hệ thực tế để làm sáng tỏ thêm đặc điểm của nước bị
ô nhiễm.
c) Câu hỏi chung cho toàn lớp: Để cho dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải
làm gì? (Yêu cầu mỗi học sinh chỉ cho ý kiến về một việc làm cụ thể/ biện pháp).
11. Bảo vệ tài nguyên rừng, động vật và nguồn hải sản.
(Địa lý 8- Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam).
11.1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nắm được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật nước ta, những nguyên nhân làm chúng
suy giảm và một số giải pháp khôi phục, phát triển.
- Hệ thống hoá được các loại tài nguyên sinh vật và giá trị của chúng.
- Có ý thức và góp sức mình vào việc bảo vệ tài nguyên sinh vật tại địa phương bằng
những việc làm cụ thể hằng ngày.
11.2. Chuẩn bị: - Phiếu học tập.
- Một số tranh ảnh về các loài động - thực vật (ngoài ảnh SGK, do giáo viên sưu tầm
được).
11.3. Hoạt động.
a) Yêu cầu học sinh toàn lớp xem hình ở phần câu hỏi và bài tập trang 159 SGK, tham
khảo thêm các hình giáo viên đã chuẩn bị và cho biết có thể xếp nội dung của các bức ảnh trên
vào những loại tài nguyên nào? (trả lời nhanh).
Nguyễn Xuân Hoàng
13
b) Câu hỏi cho toàn lớp: Tại sao phải bảo vệ tài nguyên sinh vật? Gợi ý cho toàn lớp đi

đến thống nhất 2 ý kiến vì: Chúng có giá trị to lớn đối với kinh tế - xã hội, đời sống, và vì hiện
nay chúng đang bị suy giảm, thậm chí đến mức tuyệt chủng.
c) Chia nhóm (2 bàn quay lại với nhau thành một nhóm).
Các nhóm bên phải lớp thảo luận, ghi nội dung trả lời vào phiếu học tập số 1 nhóm bên
trái ghi phiếu học tập số 2.
d) Mời đại diện 2 - 4 nhóm công bố kết quả của mình , các nhóm khác bổ sung, trao đổi.
Giáo viên kết luận các ý đúng và tiếp tục yêu cầu học sinh kể ra những hành động gây hậu quả
xấu đối với tài nguyên sinh vật mà em biết. Học sinh kể, ví dụ: Dùng chất nổ, hoá chất, điện để
đánh cá, chặt phá và buôn lậu gỗ quý, săn bắt động vật quý hiếm
e) Tiếp nối, giáo viên nêu câu hỏi cho toàn lớp: Để khôi phục và phát triển nguồn tài
nguyên sinh vật, hiện nay chúng ta phải làm gì? (Giáo viên gợi ý học sinh kể về những chủ
trương, chính sách, việc làm của Nhà nước và địa phương mà em biết, kết quả thực tế ra sao?
Em có thể làm những việc gì để tham gia vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó? ) .
11.4. Hoạt động tiếp nối:
a) Em hãy tìm ra một gương tốt tại địa phương em về việc bảo vệ sinh vật và nói rõ việc
tốt đó?
b) Em hãy tìm một hành động tại địa phương em, gây tác hại xấu tới tài nguyên sinh vật
và nói rõ chổ xấu đó. Xử lý ra sao
Nguyễn Xuân Hoàng
14
Phiếu học tập số 1
GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Hãy nêu ra những điều em biết để chứng tỏ tài nguyên sinh vật nước
ta có giá trị to lớn về:
a) Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống: ………….
………….………….………….………….………….………….
………….………….………….………….………….……… ….
………….………….………….
……………………………
b) Bảo vệ môi trường sinh thái: …….………….……………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………

Phiếu học tập số 2
NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Hãy nêu ra những thông tin chứng tỏ rừng Việt Nam hiện nay đã bị
suy giảm nghiêm trọng: …………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

2. Những nguyên nhân nào dưới đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật
nước ta: ( đánh dấu x vào nguyên nhân em cho là đúng)
a. Chiến tranh huỷ diệt □ c. Đốt rường làm nương rẫy □
b. Khai thác quá mức phục hồi □ d. Quản lý bảo vệ kém □
CHƯƠNG VII:
KẾT LUẬN CHUNG
Như vậy, giáo dục môi trường là một trong những nội dung hết sức quan trọng của dạy
học địa lý hiện nay. Phương pháp giáo dục môi trường là một phần trong phương pháp dạy học
đặc trưng của bộ môn Địa lý, vấn đề ở đây là người giáo viên phải biết tổ chức một cách khéo
léo, thông minh, hình thành dần cho học sinh các kỹ năng học tập bộ môn. Giáo dục môi
trường không phải tách bạch mà phải được lồng ghép, "tính hợp" trong một số tiết học trên lớp
trong nội dung chương trình ở các lớp 6-7-8-9. Vì vậy, khi thiết kế bài học, giáo viên phải đặc
biệt chú ý đến những nội dung này để đưa các hoạt động trên đây vào bài soạn của mình và
được thực hiện ở trong giờ học. Hình thức học tập này vừa chơi - vừa học, vừa trực quan - vừa
vấn đáp tìm tòi phát hiện, vừa cá nhân - vừa nhóm Tạo nên sự đa dạng và phong phú về các
hình thức và phương pháp học tập.
Học những nội dung môi trường, nếu được giáo viên tổ chức tốt, không những các em có
được những hiểu biết cơ bản về các vấn đề môi trường, về nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường , mà qua đó các em có ý thức trách nhiệm với môi

trường - lĩnh vực đang rất quan tâm hiện nay của toàn thể nhân loại.
Với đề tài này, trải qua dạy học, tôi đã ứng dụng và đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên để
nhân rộng được cho các đồng nghiệp giảng dạy môn Địa lý, tôi rất mong nhận được sự góp ý
và bổ sung của các thầy cô giáo. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của quý vị để
cho tôi có được đề tài khoa học này.
Quảng Trạch, tháng 5 năm 2005.
(Chỉnh lý tháng 2 năm 2009)
Tác giả
Nguyễn Xuân Hoàng
CÙNG MỘT TÁC GIẢ:
1. Địa lý Quảng Bình (phục vụ giảng dạy và học tập địa lý địa phương, tháng
4.2008)
2. Chuyện đời thường (tác phẩm văn học - ấn hành tháng 3.2008)
3. Tuyển tập tư liệu về Bác Hồ (sẽ ấn hành vào 19.5.2010).
4. Những bức thư tay (tác phẩm thư tư liệu)
5. Tuyển tập ô chữ (sắp ấn hành)
6. Việc làm và sáng tạo (chuyên môn).
7. SKKN: Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt
động ngoại khoá trong môn địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay, tháng 5.2006
8. SKKN: hình thức ra đề bằng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá
9. kết quả học tập bộ môn địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay, tháng 5.2004.
10. SKKN: ứng dụng một số ppdh để tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường
trong dạy học Bộ môn địa lý ở trường THCS, tháng 2.2009.
Nguyễn Xuân Hoàng
15

×