Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.1 KB, 8 trang )

Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Tiếng Việt là một bộ môn lớn của chương trình Tiểu học. Thông qua môn
học này, học sinh được hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt

:
Nghe - Nói - Đọc - Viết để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường của
đời sống xã hội. Đồng thời thông qua việc Dạy - Học Tiếng Việt góp phần rèn
luyện cho học sinh các thao tác tư duy, cung cấp cho các em những kiến thức sơ
giản về tiếng Việt, những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; về
văn hoá, văn học nghệ thuật, về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Môn
học này còn giúp học sinh bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Tiếng Việt vừa tồn tại ở dạng động vừa tồn tại ở dạng tĩnh. Một mặt tiếng
Việt là hệ thống kết cấu như một thực thể được cả cộng đồng người Việt công
nhận. Mặt khác tiếng Việt biểu hiện ra ngoài như một phương tiện thực hiện
hoạt động giao tiếp. Dạy - học Tiếng Việt là hướng đến hoạt động giao tiếp. Như
Lê - nin đã từng nói: " Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người ".
Như vậy, để học tốt môn Tiếng Việt học sinh phải được giao tiếp bằng
ngôn ngữ không những thông qua các giờ học chính khoá mà các em phải được
rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thực trạng ở các trường Tiểu học hiện nay giáo viên đều quan tâm tới các
hoạt động nội khoá môn Tiếng Việt, có nghĩa là giáo viên chú trọng tổ chức các
hình thức học tập Tiếng Việt trong giờ lên lớp. Việc tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp môn Tiếng Việt hầu như ít được để ý đến. Tôi thiết nghĩ rằng, nếu
chúng ta tổ chức được cho học sinh các hoạt động học tập Tiếng Việt ngoài giờ
lên lớp thì chắc chắn rằng chất lượng học tập môn Tiếng Việt sẽ được nâng cao
rõ rệt.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
1


Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: " Tổ chức các hoạt
động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học ".
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
2
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
B. PHẦN CƠ BẢN:
I. Vai trò, vị trí của hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt:
1. Vai trò:
Hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt là hình thức học tập môn Tiếng
Việt ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hình
thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt: Học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt trong nhiều hoàn
cảnh giao tiếp khác nhau, ứng dụng, phản ứng nhanh, rèn luyện năng lực sử
dụng ngôn ngữ nghệ thuật, diễn tả ý nghĩ, tình cảm của mình, bổ trợ cho các tiết
học chính khoá.
Tóm lại: Hoạt động ngoại khoá tạo ra môi trường học tập đầy đủ, hài
hoà, trọn vẹn
( vì giờ học chính khoá giới hạn về không gian, thời gian ). Nên gọi hoạt động
này bằng tên gọi khác để lột tả được tầm quan trọng của nó: Học tập Tiếng Việt
ngoài giờ lên lớp.
2. Nhiệm vụ:
Hoạt động học tập Tiếng Việt ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ:
- Góp phần phát triển 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và củng cố khắc sâu
các tri thức Tiếng Việt.
- Góp phần khơi dậy hứng thú, nuôi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt.
II. Các hình thức hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt:
Các hoạt động ngoại khoá trong phạm vi lớp học, trường học:
1. Báo tường:
Đảm bảo chất lượng về nội dung, hình thức:

- Hình thức: Đẹp, mang tính thẩm mỹ cao.
- Nội dung:
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
3
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
+ Chủ đề, chủ điểm theo các ngày lễ lớn hoặc các hoạt động của
trường đề ra.
+ Các nội dung phục vụ cho kĩ năng và kiến thức môn Tiếng Việt
và văn học.
Ví dụ: Kĩ năng: viết chữ, chính tả, dùng từ
Kiến thức: Củng cố kiến thức tiếng Việt.
2. Thi sáng tác thơ, văn, kịch:
Thi sáng tác thơ, văn, kịch tác động đến năng lực sử dụng tiếng Việt của
học sinh, tạo chất men, cơ hội kích thích năng khiếu văn học của học sinh, phát
triển và nuôi dưỡng các mầm non văn học.
3. Thi Vở sạch - Chữ đẹp:
Thi Vở sạch - Chữ đẹp có tác dụng:
- Tác động đến việc rèn luyện chữ viết, nâng cao chất lượng chữ viết -
một phương tiện giúp học sinh ghi chép lại kiến thức, tư tưởng, tình cảm của bản
thân.
- Rèn đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ, lòng yêu mến cái đẹp, chính xác, kỉ
luật.
4. Thi đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện:
Thi đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện có tác dụng rèn kĩ năng đọc, kể, bồi
dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tình yêu đối với văn chương và tiếng Việt.
5. Dạ hội văn học:
- Nội dung: Ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm, kịch,
- Tác dụng: Tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, học hỏi, trao đổi tâm
tình,
6.Các trò chơi tiếng Việt:

Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
4
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
- Nội dung: Đố chữ, ghép chữ, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, điền chữ vào
các câu thơ, câu văn để khuyết một vài vị trí.
- Tác dụng: Các trò chơi này nhằm củng cố tri thức tiếng Việt, phát triển
vốn từ, phát hiện và sửa lỗi dùng từ, đặt câu, Có thể sử dụng xen kẽ trong các
bài học, tạo không khí lớp học sinh động.
7. Sổ tay chính tả, từ ngữ:
Ghi lại những lỗi chính tả của học sinh tiểu học thường mắc phải. Nguyên
nhân: do ảnh hưởng phát âm.
a. Siêu âm đoạn:
- Thanh hỏi.
- Thanh ngã.
b. Âm đoạn:
* Phụ âm đầu:
+

+
+
* Vần:
- Âm đệm: + oi /oai
- Âm chính: + iu / iêu / êu
+ ưi / ươi
+ ay / ây
- Âm cuối: + nh : anh / ênh
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
5
- d - gi
- nh

- s - th
- x
- t
- tr
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
+ ch : ach / êch
+ n / ng
+ t / c
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
6
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Trong năm học 2005 - 2006 vừa qua, tôi đã thử nghiệm đề tài này trong
việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2B. Mặc dù
khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế so với các anh chị lớp trên
nhưng tôi nhận thấy các em có rất nhiều hứng thú để tham gia hoạt động này. Cụ
thể tôi đã tổ chức các hoạt động này cho học sinh vào các tiết học Tiếng Việt
nâng cao ( vào các buổi chiều thứ hai hàng tuần như: đọc thơ, ngâm thơ, kể
chuyện; Thi Vở sạch - Chữ đẹp trong lớp; Các trò chơi Tiếng Việt, Đặc biệt
các trò chơi tiếng Việt còn được lồng ghép trong các giờ học chính khoá nên
không khí lớp học rất sinh động.
Do ảnh hưởng lối phát âm của địa phương nên một số học sinh phát âm
chưa chuẩn. Việc sử dụng sổ tay chính tả, từ ngữ đã giúp học sinh tiến bộ rất
nhiều trong việc sửa lỗi dùng từ, đặt câu,
Tuy nhiên với trình độ tiếp thu của học sinh lớp 2 thì một số hình thức
hoạt động ngoại khoá các em chưa thể thực hiện được một cách thành thạo.
Chẳng hạn như làm báo tường; Dạ hội văn học. Tôi thiết nghĩ rằng các hình thức
hoạt động này được áp dụng rộng rãi trong các lớp học ở bậc Tiểu học, nhất là
học sinh ở các khối lớp 3, 4, 5 thì kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá của các em
sẽ được nâng cao gấp bội. Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá cho học sinh

thì mỗi giáo viên cần phải dày công suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, không ngừng
trau dồi kiến thức, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp
ứng với nhu cầu của xã hội ngày một đi lên.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tài liệu tham khảo còn hạn chế
và là năm đầu tiên tôi được tiếp cận với chương trình và sách giáo khoa mới nên
tôi chỉ xây dựng phạm vi đề tài trong một môn học mà thôi.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
7
Lê Quang Dương. Sáng kiến kinh nghiệm.
Để đề tài này được hoàn chỉnh và phong phú, tôi rất mong được sự quan
tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn; sự góp ý chân thành của quý
thầy cô giáo và sự giúp đỡ tận tình của tất cả đồng nghiệp.
Thuỷ Phù, ngày 15 tháng 4 năm 2005
Người trình bày


Quang Dương


Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
8

×