Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SUY THẬN MẠN (Kỳ 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.41 KB, 7 trang )

SUY THẬN MẠN
(Kỳ 3)
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
- Suy thận mạn do bệnh cầu thận:
+ Có tiền sử phù.
+ Phù - cao huyết áp - thiếu máu.
+ Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu 2-3 g/24h.
- Suy thận mạn do bệnh viêm thận bể thận mạn:
+ Có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Cao huyết áp - thiếu máu.
+ Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu có nhưng ít không quá l g/24h.
+ Bạch cầu niệu bao giờ cũng có, vi khuẩn niệu có thể có hoặc không.
Ở tuyến cơ sở có thể dựa vào các triệu chứng trên để nghĩ đến bệnh nhân bị
suy thận mạn và nếu có điều kiện thì làm các xét nghiệm urê máu, creatinin máu
để chẩn đoán xác định.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Đợt cấp của suy thận mạn dựa vào:
+ Tiền sử.
+ Tỷ lệ urê máu / creatinin máu > 40.
+ Mức độ thiếu máu tương xứng mức độ suy thận.
3. Chẩn đoán giai đoạn:
Creatinin máu Giai
đoạn
Suy
thận mạn
Mức
lọc cầu thận
(ml/phút)


µmol/l

mg/dl

Lâm sàng
Bình
thường
120
70 -
106
0,8 -
1,2
Bình thường
I 60 - 41 < 130 < 1,5 Gần bình thường
II 40 - 21
130 -
299
1,5 -
3,4
Gần bình thường,
thiếu máu nhẹ
IIIa 20 - 11
300 -
499
3,5 -
5,9
Chán ăn, thiếu
máu vừa
IIIb 10 - 5
500 -

900
6,0 -
1
Chán ăn, thiếu
máu nặng, bắt đầu chỉ
định lọc máu
IV < 5 > 900 > 10
Hội chứng urê máu
cao, lọc máu là bắt buộc.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: thiếu máu và cảm giác ăn ở tuyến cơ sở có
thể chẩn đoán sớm được giai đoạn của suy thận mạn để ra quyết định điều trị sớm.
V. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị bảo tồn:
1.1. Chống các yếu tố gây nặng bệnh:
- Cao huyết áp.
- Nhiễm khuẩn (không dùng các thuốc kháng sinh độc với thận).
- Điều chỉnh nước và điện giải.
- Không dùng thuốc độc cho thận.
1.2. Tránh các sai sót thường mắc phải:
- Dùng lợi tiểu không đúng: Dùng Lasix gây mất nước, Hypothiazid gây
giảm mức lọc cầu thận.
- Ăn nhạt quá mức kéo dài không cần thiết gây giảm natri máu.
- Dùng thuốc độc cho thận gây giảm mức lọc cầu thận: Gentamycin,
Kanamycin
- Dùng thuốc quá liều so với chức năng thận: Ví dụ: Digitoxin dễ gây loạn
nhịp tim ở những bệnh nhân suy thận, mặc dù liều không cao so với người bình
thường.
1.3. Điều trị theo giai đoạn:
- Suy thận giai đoạn I và II:
+ Ăn ít đạm hơn bình thường.

+ Điều chỉnh huyết áp: Aldomet 250mg x 2-4 viên/24h, có thể dùng
Propranolol, Nifedipin
+ Ăn nhạt nếu có phù và cao huyết áp.
+ Lợi tiểu nếu có phù và tăng huyết áp.
- Suy thận giai đoạn III:
+ Chế độ ăn là biện pháp chủ đạo để hạn chế mê máu tăng, protid =
0,5kg/24h, đảm bảo vitamin, tăng cầm bằng bột ít đạm. Đảm bảo các acid amin
bằng trứng, sữa trong thức ăn. Ở cuối giai đoạn III chỉ nên cho với một người
sống: 20g protid đảm bảo 1800 - 2000 calo/24h.
+ Muối: ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp.
+ Nước: chỉ uống bằng lượng nước tiểu 24h.
+ Kali: giai đoạn đầu thường không tăng kali máu, ở cuối giai đoạn III có
thể tăng kali máu nên hạn chế các rau quả và thức ăn có nhiều kali.
+ Calci: cho vitamin D và calci khi có calci máu giảm.
+ Kiềm: cho khi có toan máu.
+ Trợ tim: không dùng kéo dài, giảm liều lượng khi có suy thận nặng.
+ Chống thiếu máu: có thể truyền máu, khối hồng cầu, cho viên sắt,
Erythropoietin
- Suy thận giai đoạn IV:
+ Lọc máu ngoài cơ thể là chỉ định bắt buộc, có điều kiện thì ghép thận.
2. Lọc máu ngoài thận:
- Chỉ định bắt buộc: giai đoạn IV.
- Chỉ định sớm: giai đoạn IIIb.
- Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến qua nhiều giai đoạn và kéo dài
nhiều năm. Điều trị rất phức tạp và ít kết quả, có nhiều biến chứng nặng nề nên
cần phải sớm phát hiện và điều trị sớm các bệnh tiết niệu để phòng dẫn đến suy
thận mạn.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×