Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ngất và lịm ( Syncope and faintness) (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.95 KB, 7 trang )

Ngất và lịm
( Syncope and faintness)
(Kỳ 1)
TS. Ng. Oanh Oanh (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa:
- Ngất là tình trạng giãn mạch ngoại vi làm giảm lưu lượng máu não đột
ngột gây mất trương lực cơ vân của toàn bộ cơ thể, đột ngột mất ý thức (thường
dưới 1 phút), sau đó hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng. Ngất hay gặp khi thay
đổi tư thế.
- Lịm là tình trạng huyết động giống như ngất nhưng chỉ giảm trương lực
cơ vân, đột ngột giảm ý thức (không mất ý thức). Lịm có thời gian dài hơn ngất
và mức độ nhẹ hơn. ở giai đoạn đầu của ngất thường hay có lịm, cũng hay xảy ra
khi thay đổi tư thế.
1.2. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất, có thể chia thành 3 nhóm chính.
1.2.1. Nguyên nhân do tuần hoàn:
Khi giảm dòng máu não >50% so với bình thường sẽ gây ra ngất.
1.2.1.1. Rối loạn vận mạch:
- Cường phó giao cảm.
- Hạ huyết áp tư thế đứng.
- Suy giảm hệ thần kinh tự động.
- Cắt hạch giao cảm hoặc do thuốc hạ áp: alpha-methyl-dopa, hydralazin.
- Bệnh não và bệnh thần kinh ngoại vi.
- Ngất do tăng cảm xoang động mạch cảnh.
- Tăng bradykinin máu.
1.2.1.2. Giảm thể tích máu:
- Mất máu do nhiều nguyên nhân: chấn thương, gãy xương, vỡ tạng, đứt
rách mạch máu, xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh suy thượng thân (Addison).
1.2.1.3. Giảm cung lượng tim:


- Hẹp tắc phần tống máu thất trái: hẹp lỗ van động mạch chủ, hẹp dưới van
động mạch chủ.
- Hẹp tắc dòng máu tới phổi: hẹp động mạch phổi, tắc động mạch phổi
tiên phát, tắc động mạch phổi.
- Cơ tim: nhồi máu cơ tim cấp diện rộng.
- Màng ngoài tim: hội chứng chèn ép tim cấp.
1.2.1.4. Loạn nhịp tim:
- Nhịp chậm, suy nút xoang, cơn Adams-Stokes.
- Blốc nhĩ thất độ II- III với cơn Adams-Stokes.
- Thất thu không hiệu quả.
- Nhịp chậm xoang, blốc xoang nhĩ, ngừng xoang, hội chứng yếu nút
xoang.
- Ngất do phản xạ quá mẫn xoang cảnh.
- Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu.
- Loạn nhịp nhanh.
- Cơn rung thất ngắn trên nền nhịp chậm xoang.
- Nhịp nhanh thất.
1.2.2. Những nguyên nhân khác.
1.2.2.1. Tình trạng ảnh hưởng đến máu não:
- Thiếu oxy.
- Thiếu máu.
- Giảm CO2 do tăng thông khí.
- Hạ đường máu.
1.2.2.2. Bệnh não:
- Bệnh mạch máu não: cơn thiếu máu não cục bộ, suy tuần hoàn ngoài
hộp sọ, suy tuần hoàn hệ động mạch đốt sống thân nền và hệ động mạch
cảnh, co thắt lan tỏa hệ mạch máu não, bệnh não do tăng huyết áp.
- Xúc cảm, lo lắng, rối loạn thần kinh chức năng.
1.2.3. Ngất chưa rõ nguyên nhân:
Người ta nhận thấy còn có khoảng 30-45% trường hợp ngất chưa rõ

nguyên nhân. Trong những năm gần đây với test bàn nghiêng (head-up tilt test)
dương tính, người ta đã chẩn đoán được một số trường hợp ngất do rối loạn vận
mạch.
1.3. Bệnh sinh:
Trong điều kiện sinh lý, 3/4 lượng máu trong hệ tĩnh mạch được điều tiết
về tim để đảm bảo cung lượng tim/phút. Nếu máu tĩnh mạch về tim giảm trên một
nửa thì xuất hiện ngất. Sự phân bố máu ở hai nửa cơ thể phụ thuộc vào 3 cơ chế
điều chỉnh:
- Phản xạ co thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.
- Phản xạ với áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
- Duy trì và tăng trương lực cơ vân của nhân xám dưới vỏ để tăng đẩy máu
tĩnh mạch về tim. Nếu trong 3 cơ chế này bị rối loạn đều gây ngất.
Mất ý thức khi ngất là do giảm đột ngột lượng O2 cung cấp cho não do
giảm dòng máu tới não. Ghi điện não trong lúc ngất thấy xuất hiện một loại
sóng biên độ cao và chậmvới tầm số 2-5 sóng/giây. Nếu ngất xảy ra ít phút thì
não không bị tổn thương. Nếu ngất kéo dài trên 4 phút thì tổ chức não bị hoại tử ở
vùng rìa giữa tiểu động mạch và tổ chức não gây tổn thương não không hồi phục.
2. Lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị chung cho một số thể
ngất.
2.1. Lâm sàng, cận lâm sàng:
- Ngất thường xảy ra khi thay đổi tư thế, bệnh nhân thấy choáng váng, lo
sợ; bị ngã xuống, ra mồ hôi lạnh, nôn, buồn nôn, da tái nhợt; có khi bị chấn
thương ở đầu mặt; mất ý thức đột ngột (< 1 phút).
- ý thức bị rối loạn ở mức độ khác nhau: từ không nhận thức rõ và đầy đủ
sự vật, sự việc cho đến mất toàn bộ ý thức giống như hôn mê; cơn kéo dài vài
giây đến vài phút rồi mới tỉnh dậy và phục hồi.
- Bệnh nhân nằm không cử động, các cơ vân nhẽo, giảm thị lực.
- Mạch nhỏ hoặc không bắt được, huyết áp thấp đến không đo được.
- Nhịp tim: tần số rất nhanh hoặc rất chậm, T1 và T2 mờ hoặc có thể thấy
triệu chứng bệnh lý của tim gây ngất; thở nhanh nông.

- Xét nghiệm công thức máu, điện giải máu, glucoza máu là những xét
nghiệm cần thiết để giúp tìm nguyên nhân gây ngất.
- Điện tim đồ: giúp chẩn đoán một số rối loạn nhịp do tim gây nên ngất;
siêu âm tim, điện não đồ cũng cần được làm nếu có điều kiện.
2.2. Điều trị chung (xử trí mang tính chất cấp cứu):
- Ngay lập tức đặt bệnh nhân lên giường cứng hoặc sàn nhà, để bệnh nhân
nằm ngửa.
- Nới rộng quần áo, giật tóc mai.
- Đấm vào vùng giữa xương ức của bệnh nhân để kích thích tim hoạt động.
- Nâng cao chân khoảng 15 giây để máu dồn về tim.
- Kiểm tra mạch, huyết áp; thông thoáng đường thở.
- Điều trị nguyên nhân gây ngất nếu đã xác định được nguyên nhân.
- Sẵn sàng hồi sinh tổng hợp nếu bệnh nhân không tỉnh lại ngay.
- Khi bệnh nhân tỉnh lại, không nên cho ngồi dậy ngay để tránh tình trạng
ngất lại.

×