Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.73 KB, 76 trang )

GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị
trường. Để thực hiện được mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức
tốt các bộ bộ phận cấu thành nhằm thực hiện chức năng cơ bản. Sản xuất là
một trong những bộ phận chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản
phẩm, dịch vụ cho xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường để đứng vững và phát triển được trong cạnh
tranh doanh nghiệp, nhà máy góp phần tăng tích lũy xã hội, tiết kiêm chi phí
nhân công đẩy mạnh sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ có tác động
như “đòn bẩy kinh tế” khuyến khích tinh thần tự giác trong lao động của
công nhân viên và làm cho họ quan tâm hơn đến kết quả sản xuất, thúc đẩy
họ phát huy khả năng sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao tay nghề,
tăng năng xuất lao động góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh
nghiệp nói chung và nhà máy nói riêng cũng như nền kinh tế quốc dân.
Các nguồn dùng cho sản xuất kinh doanh bao gồm:
Lao động đầu vào nhân tạo: Thiết bị, nguyên liệu đầu vào sản xuất, đất
đai và các tài nguyên khác nguồn lực tự nhên. Trong đó nguồn lực lao động
đóng vai trò rất quan trọng, nhiều khi quyết định sự phát triển. Vậy lao động
đó là sự hoạt động quan trọng của con người tạo ra của cải vật chất và giá trị
tinh thần xã hội. Nó bao gồm nhiều yếu tố kỹ năng, kỹ sảo của con người,
kinh nghiệm, nghề nghiệp, trình độ đào tạo và các kỹ năng của con người và
nhờ vào những yếu tố này sẽ làm cho nhà máy có năng xuất và hiệu quả cao hơn.
Qua quá trình nghiên cứu thì nhà máy đã thực hiện trên hai khía cạnh đó là:
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 1
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
Hình thành và hoạch định chính sách quản lý lao động, thích hợp với
từng loại lao động nhằm sử dụng lao động một cách hợp lý, có hiệu quả sản
xuất phù hợp thực tế sản xuất của nhà máy.
- Nhằm phát huy tài năng trí lực của con người lao động, tập trung cho


sản xuất kinh doanh của nhà máy hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Nhà
máy phải kết hợp việc dùng lao động thì nhà máy phải đặc biệt quan tâm đến
việc hạch định hình thành tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, đây là doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh với quy mô vừa nên việc xin thực tập ở công ty sẽ có
nhiều phù hợp với nội dung đề tài về lĩnh vực trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Như chúng ta đã biết, tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong trong
cuộc sống hàng ngày, trong quá trình tìm kiếm việc làm người lao động đều
mong muốn có việc làm ổn định, có công việc phù hợp với khả năng phát
triển nghề nghiệp, có tiền lương xứng đáng và có phương tiện làm việc thuận lợi.
Chuyên đề thực tập gồm Ba phần
Phần thứ Nhất: Tổng quát chung về nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà
Phấn thứ Hai: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà
Phần thứ Ba: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo tại
nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 2
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
PHẦN I
TỔNG QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY
GẠCH TUYNEL
1.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà
Nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà trực thuộc Công ty cổ phần Đông triều
VIGLACERA, thuộc Tổng Công ty Thủy tinh Gốm xây dựng - Bộ xây dựng.
Trên 30 năm kinh nghiệm và sản xuất kinh doanh và cung ứng các sản phẩm
gạch, ngói, đất sét nung với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền thiết bị Italia, Tiệp và các nước
tiên tiến, nung đốt nung sấy liên hiệp Tuynel.
Các sản phẩm theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật có uy tín trên các thị trường. Sản phẩm đạt huy chương vàng

năm 2001 và năm 2003.
- Các nhà máy xí nghiệp thành viên:
+ Nhà máy gạch Tuynel Đông triều 1 xã Hồng Phong - Đông Triều -
Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.670280
+ Nhà máy gạch Tuynel Xuân Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.670103
+ Xí nghiệp xây dựng Xuân Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.670352
+ Xí nghiệp Dịch vụ Khai thác Xuân Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.671009
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 3
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
Xuất phát từ nhiệm vụ nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu xây
dựng càng lớn của khách hàng nhà máy gạch Tuynel được thành lập ngày 01
tháng 6 năm 2002 theo quyết định số: 430/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy có trụ sở giao dịch tại xã Tân Bình - huyện Đầm Hà - tỉnh
Quảng Ninh.
Là một đơn vị trực thuộc nên nhà máy có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có
nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ do Công ty quy định.
Nhà máy được phép mở tài khoản chuyên chi tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp Đông Triều và có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
- Số điện thoại của nhà máy: 033.880791
- Số Fax: 033.880327
- Giám đốc nhà máy: Ông Nguyễn Hữu Dũng.
Trong thời gian đầu thành lập, cơ sở vật chất của nhà máy còn rất nghèo
nàn, toàn nhà máy chỉ có 45 người, trong đó trình độ kỹ thuật, trình độ quản
lý, máy móc thiết bị còn rất kém vì thế nhà máy gặp không ít khó khăn. Đến
năm 2003, để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và mở rộng theo ngành và
chuyên môn hóa, nhà máy đã tăng cường cơ sở vật chất và máy móc thiết bị

sản xuất công nghệ Italy và các nước tiên tiến: Nung, đốt, sấy liên hiệp
Tuynel. Từ đó số lượng cán bộ công nhân viên chức của công ty tăng lên 148
người. Từ khi chuyển sang sản xuất theo dây truyền hiện đại một số bộ phận
của nhà máy đã được thực hiện các chính sách xã hội, số còn lại được lựa
chọn có sức khỏe và tinh thông nên đến nay số lượng công nhân và cán bộ
nhà máy chỉ còn 138 người.
Hơn bốn năm qua, nhà máy vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa từng
bước mở rộng quy mô sản xuất theo tiến trình đổi mới chung của đất nước.
Từ quý 4 năm 2004 nhà máy có thêm dây truyền băng tải cán thô và máy
nhào liên hợp, máy cắt để tăng sản lượng và giảm chi phi sản xuất.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 4
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
Hiện nay chủ yếu ngành nghề của nhà máy là sản xuất gạch ống 2 lỗ, 4 lỗ
và 6 lỗ, cũng như gạch lát bậc thềm và gạch trang trí xây dựng. Mặt khác nhà
máy đã đưa thêm một quy trình công nghệ sản xuất vật liệu phụ dùng trong
xây dựng. Trong tương lai nhà máy vẫn khẳng định là không ngừng đổi mới
máy móc thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất và đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh.Ngoài ra nhà máy còn chú ý đến việc cải thiện môi trường nói chung.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
* Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy.
Một số kết quả đạt được của nhà máy gạch Tuynel trong thời gian qua
(2005-2007 ):
Tuy mới thành lập được hơn 5 năm,thời gian chưa phải là dài cùng với
sự biến động của nền kinh tế, nhà máy gặp không ít khó khăn trong hoạt động
kinh doanh của mình. Song với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn cán bộ,
công nhân nhà máy luôn tự đổi mới mình để tồn tại và phát triển. Năng động
sáng tạo để tìm việc làm tổ chức nhân lực phù hợp - phân phối tiền lương hợp
lý, không ngừng nâng cao mức thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công
nhân viên luôn là phương châm của Ban Giám đốc nhà máy. Nhà máy Gạch
luôn coi mục tiêu “ không ngừng nâng cao sản xuất tiêu thụ sản phẩm, kết

hợp chống thất thoát sản phẩm, vật liệu ” của nhà máy là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm của mình. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều xuất phát từ tiêu
điểm trên. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, nhà máy đều căn cứ
vào khả năng khai thác vật liệu, mua nhiên liệu để tập trung sản xuất phục vụ
khách hàng. Thời gian qua nhà máy đã đạt được một số thành tích trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (Bảng 1.1)
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 5
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
Bảng 1.1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy: năm
2005 – 2007.
Đơn vị: ( đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Doanh thu 8.862.256.200 9.154.102.800 9.472.035.500
2. Vốn lưu động 1.932.600.250 2.250.325.510 2.459.258.050
3.Vốn cố định 12.251.256.258 11.123.396.263 9.899.365.589
4. Nộp ngân sách 306.569.632 340.250.460 359.258.350
5. Kết quả sản xuất 280.340.478 360.160.240 326.255.662
6. Tổng cán bộ công
nhân viên
135 148 138
7. Lương bình quân
tháng
995.250 1.163.160 1.205.250
(Nguồn số liệu: báo cáo tài chính 2005,2006,2007)
Năm 2006 nhà máy đã thực hiện được giá trị sản lượng lớn đạt
9.742.035.500đ, nó thể hiện trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên
trong nhà máy và sự lãnh đạo của ban Giám đốc nhà máy trong việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình tài chính của nhà máy khá tốt. Cơ cấu tài sản hợp lý đối với
đơn vị sản xuất, trong quá trình hoạt động sản xuất nhà máy phải huy động

thêm vốn từ bên ngoài nhưng vẫn can đối để không laam vào tình trạng không
thanh toán những khoản nợ ngắn hạn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
Nhà máy gạch Tuynel thời điểm hết năm 2007 có 138 cán bộ công nhân
viên. Trong đó lực lượng gián tiếp sản xuất có 20 người đạt trình độ đại học, 9
người đạt trình độ cao đẳng, trung cấp. Lực lược nòng cốt của nhá máy là
công nhân trực tiếp sản xuất với số lượng 119 người. Trong đó thợ bậc 5, bậc
6 có 15 người, lao động gián tiếp có 19 người.
Bảng 1.2: Tình hình tổ chức bộ máy quản lý tại nhà máy năm 2007
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 6
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
TT Phòng ban Số
người
Trong đó Bậc
5,6

trực

gián
Đại
học
T.cấp,

1 Ban giám đốc 2 2 - - - 2
2 Phòng TC - HC 4 2 2 - - 4
3 Phòng KT - VT 2 2 - - - 2
4 Phòng Tài vụ 3 3 - - - 3
5 Phòng Kỹ thuật 3 2 1 - 2 1
6 Phòng Kinh Doanh 3 2 1 - - 3
7 Phòng Đảng ủy - CĐ 4 3 1 - - 4

8 Quản đốc 2 2 - - 2 -
9 Đội vận tải khai thác 18 - 2 - 18 -
10 Đội tạo hình 40 1 1 6 40 -
11 Đội nung đốt 24 1 1 6 24 -
12 Đội ra lò 27 - - - 27 -
13 Đội cơ điện, bảo vệ 6 - - 3 6 -
Cộng 138 20 9 15 119 19
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính )
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 7
GV híng dÉn: TS.Ph¹m ThÞ BÝch Chi Chuyªn ®Ò
Bảng 1.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán - KTQD 8
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KTSX
QUẢN
ĐỐC PHÂN
XƯỞNG
PHÒNG
TÀI VỤ
PHÒNG
TC - HC
PHÒNG
ĐẢNG
ỦY -
CÔNG
ĐOÀN
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG

KỸ
THUẬT
CÁC TỔ - ĐỘI
SẢN XUẤT
PHÒNG
KH -
VẬT TƯ
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Trong nhà máy. Giám đốc là người có quyền cao nhất cùng hỗ trợ với
giám đốc có một phó giám đốc phụ trách quản lý về kỹ thuât sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự của các
phòng các tổ đội sản xuất của nhà máy, quản lý về hồ sơ lý lịch, công văn đi,
công văn đến và điều hành mọi mặt về công tác hành chính sự nghiệp.
- Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, nhập
nguyên vật liệu tháng, quý , năm theo chỉ tiêu do công ty cổ phần Viglacera
và có nhiệm vụ phân bố công việc cho các tổ đội sản xuất, vạch tiến độ thực
hiện và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết từ hồ sơ ban đầu vật tư nhân lực và
đôn đốc việc hoàn thành công việc cho đến khi các sản phẩm được tiêu thụ.
- Phòng Đảng ủy - Tổ chức Công đoàn: Giúp giám đốc trong công tác
xây dựng nghị quyết lãnh đạo về công tác sản xuất phát triển xã hội, lo liệu
đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, đồng thời tham mưu giúp đỡ phát
triển đảng viên mới của nhà máy.
- Phòng Tài vụ: Có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc
nhà máy về thực hiện chức năng kế toán - tài chính, thực hiện chế độ hạch
toán, kế toán, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình thu chi, tính giá thành
sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của nhà máy.
- Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm hưỡng dẫn kỹ thuật tạo hình công
thức, tỉ lệ dùng nguyên nhiên liệu, kỹ thuật nung đốt để đảm bảo sản phẩm đạt
đúng tiêu chuẩn.

- Phòng Kinh doanh: Tỏ chức tốt công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm,
ký hợp đồng bán sản phẩm, mở đại lý sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Quản đốc phân xưởng: Điều hành trực tiếp các đội như đội tạo hình, đội
nung đốt, đội cơ điện, đội ra lò, bộ phận phục vụ của nhà máy, có trách nhiệm
chỉ đạo sản xuất đảm bảo đúng ca, đúng nhân lực,đảm bảo chất lượng và đúng
theo tiến độ kế hoạch đã đề ra.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 9
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh nhà máy Gạch
Tuynel năm 2005 - 2007.
TT Chỉ tiêu Năm Năm
SS 2006/2005
Năm
SS 2007/2006
+/- % +/- %
1
Nguồn
vốn
2.478,440 3.206,75 728,309 129,39 3.545,739 338,991 110,57
2
Vốn chủ
sở hữu
996,340 1.505,25 508,915 151,07 1.709,047 203,799 113,54
3
Vốn cố
định
12.251.256.250 11.123.396.263
1.127.859.995
90,79
9.899.365.589 1.224.030.674

88,995
4
Vốn lưu
động
1.932.600.250 2.250.325.510
317.725.260
116,4
2.459.258.050 208.932.540
109,2
5
Doanh
thu thuần
8.862.256.200 9.154.102.800
291.846.600
103,2
9.472.035.50
0
317.392.700
103,4
6
Nộp ngân
sách
306.569.632 340.250.460
33.680.828
110,9
359.258.350 19.007.890
105,6
7
Lợi tức
trước thuế

536,150 734,21 198,06 136,90 817,934 83,724 111,40
8
Thu nhập
BQ
người/
năm
11,1780 12,057 0,879 107,86 11,913 -0,144 -1,194
( Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ )
Từ bảng 1.4 cho ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch
Tuynel tăng dần theo các năm từ năm 2005 đến năm 2007. Hầu hết các chỉ
tiêu đều tăng trên 100%, duy nhất có chỉ tiêu vốn cố định giảm năm 2007 so
với năm 2006 là 88,95% và thu nhập bình quân đầu người có giảm nhưng
không đáng kể. Ta có thể thấy rằng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2007 so với
năm 2006 tăng mạnh nhất là 113,54%, như vậy nhà máy đã có cố gắng trong
việc tăng vốn chủ sở hữu nhằm mở rộng qui mô sản xuất, phát triển kinh
doanh.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 10
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Cùng với chủ trương chung của Công ty, bản thân nhà máy luôn phấn
đấu nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh nên nhà máy đặc biệt
quan tâm tới đời sồng cán bộ công nhân viên và coi đây là nhân tố quan trọng
quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, năm
2006 tuy nhà máy có gặp khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mức thu nhập bình
quân cho cán bộ công nhân viên là 11,913 triệu/ người/ năm.
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty gạch Tuynel là sản xuất các
sản phẩm gạch ca cấp phục vụ nhu cầu xây dựng. Nâng cao chất lượng sản
phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của công ty để nâng cao vị thế
cạnh tranh trên trường. Chính vì thế công ty đã đề ra phương châm “ Công
nghệ quyết định chất lượng sản phẩm ”. Xuất phát từ phương châm trên Công

ty đã liên tiếp đầu tư dây chuyền công nghệ mới của Italy, Tiệp. Toàn bộ quy
trình sản xuất và cung cấp sản phẩm của Công ty được thực hiện hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng ISO 9001.
Nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà là sản xuất các mặt hàng phục vụ xây
dựng. Các sản phẩm chính của Công ty là: Gạch 2 lỗ , 4 lỗ và 6 lỗ... với nhiều
mầu sắc như: Đỏ, đỏ thẫm, hồng, nâu, nâu thẫm.
Tại công ty gạch Tuynel những sản phẩm đang bán chạy là: 2 lỗ, 4 lỗ và
6 lỗ... Công ty có các đại lý và các cửa hàng đặt tại huyện Đầm Ha và huyện
bạn như: huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện Hải Hà và thị xã Móng
Cái. Sản phẩm đạt chất lượng ISO 9000 - 2000. Huy chương vàng năm 2001-2003.
Đạt được những thành công nói trên là do Công ty xác định đúng chiến
lược sản phẩm, phương pháp quản lý phù hợp, sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ
cán bộ công nhân viên trong Công ty và áp dụng công nghệ cao vào quá trình
sản xuất. Hiện nay, với việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001,
chất lượng sản phẩm của Công ty càng được năng cao hơn và sản phẩm ngày
càng có vị thế vững chắc trên thị trường.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 11
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Tại công ty gạch Tuynel Đầm Hà, những sản phẩm đang bán chạy như
Gạch 2 lỗ,3 lỗ, 4 lỗ và 6 lỗ.
Nhà máy gạch Tuynel đã tăng cường sức cạnh tranh về mọi mặt, giá cả,
chất lượng, dịch vụ sau bán...đây vừa là một cơ hội cũng vừa là thách thức đối
với Công ty. Để tăng sức cạnh tranh, một mặt Công ty không ngừng đổi mới
công nghệ, nghiên cứu phương pháp công nghệ, nghiên cứu phương pháp
công nghệ mới để năng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, mặt khác
không kém phần quan trọng đó là công tác đầu tư nghiên cứu thị trường và
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bước sang năm 2008 Công ty có nhiều thuận lợi. Đội ngũ công nhân tích
lũy nhiều kinh nghiệm, lò nung và các thiết bị sản xuất khác hiện đại mới
được đầu tư, thị trường đang quen dần với sản phẩm. Những thuận lợi trên

đây tạo tiền đề cho Công ty đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng
sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 12
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Bảng 1.5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynel
`
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại nhà máy gạch Tuynel
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán ở nhà may gạch Tuynel được tổ chức theo mô hình kế
toán tập trung.Với hình thức kiêm nghiệm này thì toàn bộ công việc kế toán
được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của nhà máy.Nhà máy có quy mô
vừa, địa bàn tập trung, vì vậy với việc bố trí 4 kế toán kiêm nghiệm vừa tinh
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 13
ĐẤT SÉT
PHONG HÓA
CẤP LIỆU
THÙNG
BĂNG TẢI
SỐ 1
MÁY CÁN
THÔ
MÁY NHÀO
LỌC
BĂNG TẢI
SỐ 2
MÁY CÁN
MỊN
BĂNG TẢI
SỐ 3
MÁY NHÀO ĐÙN

LIÊN HỢP
KHÔ THÀNH
PHẨM
XẾP GÒONG
MÁY CẮT
SÂN KÍN PHỦ
GẠCH MỘC
HẦM SẤY
TUYNEL
LÒ NUNG
TUYNEL
THAN + NƯỚC
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
giảm bộ máy gọn nhẹ và phát huy hiệu quả cao, nhiệm vụ không chồng
chéo.Với hình thức kế toán này là phù hợp với công ty.
Bảng 1.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán như sau:
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành). là
người có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên kế toán, phối hợp
hoạt động giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống
nhất về số liệu và quy trình kế toán. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức
và điều hành công tác kế toán, cung cấp các thông tin tài chính có liên quan
khi có yêu cầu.
- Kế toán thanh toán và kế toán tiền mặt do một người kiêm theo dõi giao
dịch của nhà máy với các nhà cung cấp và khách hàng,. Đồng thời thực hiện
việc thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT
cho cán bộ công nhân viên.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 14
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp CP và giá thành)

Thủ
quỹ
Kế toán tiền
mặt
Kế toán
thanh toán
Kế toán
tiền
lương và
các khoản
trích theo
lương
Kế toán
vật tư
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Tập hợp và phân loại các chứng từ liên quan đến tiền thực hiện các khoản
thanh toán với khách hàng và chủ nợ và nhiệm vụ phải nộp bảng phân bổ tiền
lương và các khoản trích theo lương cho kế toán trưởng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi biến động tiền mặt tại quỹ. Hàng tháng thủ
quỹ nộp báo cáo quỹ cho kế toán trưởng.và bảo quản tiền mặt, thực hiện thu
chi khi có chứng từ hợp lệ và chịu sự điều hành của kế toán trưởng
- Kế toán vật tư và kế toán tiền tương và các khoản trích theo lương: Do
một người kiêm, theo dõi việc nhập – xuất toàn bộ nguyên vật liệu, định kỳ
căn cứ vào các bảng thanh toán lương tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương
và các khoản trích theo lương và hạch toán kế toán lương
Với mô hình tổ chức như trên, bộ máy kế toán của nhà máy gạch Tuynel
làm việc tương đối hiệu quả. Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các
cấp quản lý.
1.5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế

tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi trong sổ kế toán
bắt buộc phải chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp và hợp lệ.
Nhµ m¸y g¹ch Tuynel sử dụng hệ thống chứng từ sau:
* Lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy đi
đường, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng kê trích nộp các khoản theo
lương, Bảng thanh toán tiền thưởng,...và một số chứng từ liên quan.
* Hàng tồn kho: Phiếu nhập, xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hoá, Bảng kê mua hàng, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ
* Bán hàng; mua hàng: Hoá đơn(GTGT), Bảng kê thu mua hàng hoá mua
vào không có hoá đơn
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 15
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
* Tiền tệ: Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Bảng kiểm kê quỹ, Giấy đề
nghị thanh toán
* Tài sản cố định:Biên bản giao nhận TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ SCL hoàn thành,
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
1.5.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán
Với đặc điểm kinh doanh là loại hình doanh nghiệp sản xuất, do đó nhà
máy sử dụng các tài khoản kế toán được hướng dẫn chi tiết tại QĐ
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006. Ngoài ra tùy thuộc và yêu cầu quản lý
chi tiết của từng bộ phận mà doanh nghiệp đã sử dụng thêm các tài khoản chi
tiết cấp 2, cấp 3, ví dụ như:
Tài khoản 155 - Thành phẩm
1551 Gạch 2 lỗ
1552 Gạch 3 lỗ
1553 Gạch 4 lỗ
1554 Gạch 6 lỗ
1.5.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy mô, sự phân cấp
quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của nhân
viên kế toán nên công ty Gạch Tuynel đã áp dụng hình thức sổ kế toán là
Nhật ký chứng từ . Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Nhật ký
chứng từ làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán.
Nhật ký chứng từ được đánh số liên tục trong từng tháng và có chứng từ
gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm các loại sổ sách sau:
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê
- Sổ cái
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 16
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.5.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Báo cáo kế toán là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn
tại một thời điểm, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,sử dụng
vốn trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo kế toán gồm một hệ thống số kinh tế, tài chính được tổng hợp
hoặc rút ra từ số liệu kế toán tổng hợp, chi tiết và những thuyết minh bằng lời
về số liệu đó.
Báo cáo tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính để kiểm tra
một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những số liệu cần thiết để phân tích hoạt
động kinh tế tài chính, từ đó có thể đánh giá tổng quát thực trạng tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán Việt Nam. Nhà máy gạch
Tuynel sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu báo cáo kế toán sau.

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B04 - DN
Nhà máy gạch Tuynel lập báo cáo thuế hàng tháng để phục vụ yêu cầu
quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh và gửi báo cáo cho cơ quan thuế,
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Cuối năm doanh nghiệp lập báo cáo tài chính năm để phản ánh tình hình
tài chính và kết quả kinh doanh của nhà máy trong năm.
Báo cáo thuế tháng này được gửi chậm nhất là 10 ngày của tháng sau.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 17
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết
thúc niên độ kế toán.
Báo cáo tài chính sau khi được lập xong phải được Giám đốc và Kế toán
trưởng ký tên và đóng dấu.
Báo cáo tài chính được lập thành 4 bản.
- Một bản gửi chi cục thuế huyện Đầm Hà
- Một bản gửi phòng Thống kê huyện Đầm Hà
- Một bản gửi Giám đốc nhà máy Gạch
- Một bản lưu tại bộ phận tài chính kế toán

Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 18
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL
2.1. Đặc điểm qu¶n lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà
máy gạch Tuynel
2.1.1. Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động tại nhà máy

Xuất phát từ đặc điểm của nhà máy gạch Tuynel là doanh nghiệp
chuyên về sản xuất, do đó nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông ít
được qua đào tạo mà phần nhiều là lao động tự đào tạo qua sản xuất và được
thể hiện chi tiết qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình lao động và chất lượng lao dộng của Nhà máy
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I. Tổng cán bộ công nhân viên
Tổng số: Người 135 148 138
Nam Người 90 110 100
Nữ Người 45 38 38
II. Trình độ đào tạo
Đai học và đang học ĐH Người 17 18 20
Cao đẳng Người 4 4 5
Trung cấp Người 5 6 7
Thợ kỹ thuật Người 13 13 15
Lao động phổ thông Người 96 107 91
III. Thợ bậc
Thợ tạo hình 6/7 Người 4 7 8
Thợ nung đốt 6/7 Người 4 6 7
Thợ cơ điện 6/7 Người 1 2 3
Thợ lái xe - máy xúc 3/3 Người 5 6 7
Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng ta có thể thấy số lượng công nhân năm 2006 so với năm 2005
tăng, năm 2007 so với năm 2006 lại giảm. Trình độ đào tạo và cấp bậc thợ
tăng dần qua các năm cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc nâng cao
chất lượng lao động nhằm tăng năng suất, tập trung hơn vào nguồn lao động
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 19
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
có trình độ cao Đại học và đang Đại học, giảm đáng kể lực lượng lao động
phổ thông.

Việc phân bổ người lao động đúng ngành nghề, đúng khả năng sở trường
để phát huy tối đa khả năng tiềm lực của đội ngũ lao động, tạo họ phát huy
khả năng chuyên môn, sức khỏe, tài năng sáng tạo, nhiệt tình là một công việc
quản lý, bố trí lao động rất phức tạp. Yêu cầu cần thiết có đội ngũ cán bộ quản
lý, có trình độ kiến thức, có tài năng và sự hiểu biết rõ về người lao độngnhà
máy. Đây là một điều rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng công việc,
làm việc của cán bộ công nhân viên, đồng thời cũng quyết định tới sự quản lý
lao động của nhà máy. Do vậy đối với mọi doanh nghiệp và nhà máy việc lao
động có trình độ kiến thức cũng như tay nghề và có sự quan tâm đúng mức về
chế độ tiền lương là vô cùng cần thiết nhằm tăng năng xuất sản lượng và hiệu
quả kinh doanh. Khi khoa học công nghệ này càng phát triển thì xu thế sử
dụng máy móc thay thế dần cho sức lao động con người, đây là một xu thế tất
yếu của một xã hội công nghiệp. Nhưng dù khoa học công nghệ phát triển đến
đâu thì máy móc cũng không thể hoàn toàn thay thế được sức lực, bàn tay và
trí óc của con người. Con người làm cho công nghệ hoạt động, làm cho máy
móc thiết bị phương tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của nó. Các công
việc vận hành điều khiển và quản lý dây truyền thiết bị này phụ thuộc vào rất
nhiều trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ sảo và kinh nghiệm của họ.
Đội ngũ lực lượng trực tiếp sản xuất chiếm 85%, đội ngữ công nhân kỹ
thuật này là quá mỏng so với yêu cầu hiện tại cảu sản xuất và nghiên cứu
công nghệ phát triển là hụt hẫng sự phát triển của nhà máy trong vòng 5 tới 10
năm tới. Số lượng có trình độ đại học chiếm 15% trong tổng số lao động, số
công nhân kỹ thuật chiếm 11%. Số lao động có trình độ đại học chủ yếu tập
trung ở các phòng ban, còn số lao động có trình độ đại học phục vụ quá trình
sản xuất là rất thấp và đặc biệt số công nhân kỹ thuật là quá thấp so với yêu
cầu, số công nhân có trình độ bậc thợ cao, bậc thợ 6/7 là 18 người chiếm 13%
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 20
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
trong tổng số lao động. Hơn nữa, do đặc thù của nhà máy là chuyên sản xuất
gạch phục vụ xây dựng, sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao nên nó luôn đòi hỏi

phải có đầu óc sáng tạo của các nhà quản lý sản xuất, sự khéo léo của người
công nhân.
Về kinh tế lợi ích vật chất: Nhà máy đang ở tình trạng những năm đầu
sản xuất nên tình trạng khuyến khích, thưởng phạt chưa thành quy chế, có
công nhân sai sót chưa quy trách nhiệm rõ ràng, trong khi đó công nhân đạt
kết quả trong sản xuất rất tốt lại chưa có chế độ khen thưởng phù hợp. Đây là
một điểm yếu trong công tác quản lý khuyến khích người lao động, nó làm
cho tình trạng tích cực sản xuất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở nhà máy đạt
hiệu quả chưa cao..
2.1.2. Các hình thức trả lương tại nhà máy.
Tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà hiện nay đang áp dụng hai hình thức
trả lương: Trả lương theo thời gian và Trả lương theo sản phẩm.
Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương của nhà máy được chia làm
hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân trong thời gian công
nhân viên thực hiện công việc chính của họ gồm tiền lương trả theo cấp bậc,
các khoản phụ cấp ( phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ ).
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ gồm: Tiền lương trả
theo thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, hội họp... được hưởng theo chế độ.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 21
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
* Hình thức trả lương theo thời gian.
Lương thời gian được trả cho những cán bộ gián tiếp như phòng tài chính
kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng hành chính. Ngoài ra lương thời gian còn
được trả cho các bộ phận trực tiếp sản xuất đó là những ngày công lễ, phép thì
sẽ trả lương thời gian.
Nhà máy hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công để chỉ đạo bộ phận kế
toán, căn cứ vào bảng chấm công đã được phòng tổ chức hành chính duyệt để
tính lương cho cán bộ công nhân viên và tiến hành trích BHXH, BHYT và

Kinh phí Công đoàn theo tỉ lệ quy định của nhà nước.
Nhà máy thực hiện tính lương thời gian đối với khối gián tiếp của nhà
máy, dựa vào hệ số cấp bậc và ngày làm việc thực tế của cán bộ công nhân
viên. Ngoài mức lương tối thiểu và hệ số cấp bậc quy định của nhà nước cho
cán bộ công nhân viên được hưởng thì nhà máy còn nhân thêm hệ số 1,5 nếu
cán bộ công nhân như trưởng phòng, phó phòng thì được cộng thêm cả tiền
phụ cấp trách nhiệm.
Lương của cán bộ công nhân viên được tính như sau:
Tiền lương thực tế trong tháng của CBCNV gián tiếp = ( Lương tối thiểu
x Hệ số cấp bậc ) / Số ngày theo chế độ quy định x Số ngày đi làm thực tế
trong tháng x Hệ số nhà máy tính thêm cho CBCNV x Số công nghỉ phép,
nghỉ lễ + Phụ cấp trách nhiệm (nếu có).
VD: Tính tiền lương tháng 09 năm 2007 của ông Nguyễn Văn A.
Tiền lương tối thiểu 450.000đ; Số ngày làm việc thực tế : 21 ngày; Hệ số
lương cấp bậc 2,5; Hệ số được nhà máy tính thêm: 1,5.
Nhà máy áp dụng tuần làm việc 48 giờ ( 26 ngày theo quy định ). Vậy
tiền của nhà máy tính tổng tiền lương thời gian thực tế đi làm của Đ/c A được
tính trong tháng 09 năm 2007 là:
450.000 x 2,5/ 26 x 21 ngày x 1,5 = 1.427.884 Đ
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 22
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Còn đối với lương nghỉ lễ, phép trong tháng của khối gián tiếp nhà máy
thực hiện như sau:
Tiền lương nghỉ lễ, phép trong tháng của CBCNV gián tiếp = ( Lương tối
thiểu x Hệ số cấp bậc )/ Số ngày theo chế độ quy định x Số ngày nghỉ lễ, phép
trong tháng.
VD: Trong tháng 09 năm 2007 ông Nguyễn Văn A nghỉ phép 3 ngày,
tổng số ngày nghỉ là 3 ngày, tiền lương nghỉ lễ, phép của Đ/c A được tính như
sau:
450.000 x 2,5/ 26 x 4 ngày = 173.076đ

Ngoài ra Đ/c A còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,45 theo mức
lương tối thiểu: 450.000 x 0,45 = 202.500đ
Lương tháng
Mức lương ngày =
26 ngày làm việc
Lương ngày
Mức lương giờ =
8 giờ
* Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo số
lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm
xong được nghiệm thu.
Nhà máy gach Tuynel áp dụng hình thức trả lương này cho các tổ đội sản
xuất như đội khai thác vật liệu, đội tạo hình, đội nung đốt, đội ra lò.
Mức lương = Tổng khối lượng công việc x Đơn giá tiền lương theo công
việc.
2.2. Hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động
a. Hạch toán số lượng người lao động và cơ cấu lao động:
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 23
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
Hạch toán số lượng lao động theo từng loại lao động, theo công việc và
trình độ tay nghề của công nhân viên trong nhµ m¸y. Số lượng lao động của
công ty được phản ánh trên các sổ danh sách do phòng lao động tiền lương
lập và quản lý, sổ danh sách quản lý lao động không chỉ tập trung cho toàn
công ty mà còn được lập chi tiết cho từng bộ phận của công ty để nắm chắc số
lao động hiện có của từng bộ phận. Số lượng người lao động hiện có của công
ty bao gồm cả số lao động dài hạn và số lao động tạm thời, cả lao động trực
tiếp, lao động gián tiếp và lao động phụ thuộc vào các lĩnh vực khác ngoài sản
xuất của công ty.
Cơ sở để lập danh sách người lao động là các chứng từ về tuyển dụng lao

động, thuyên chuyển, thôi việc, nghỉ hưu .... Số lượng lao động được tổng hợp
theo từng ngày, mọi biến động được ghi chép kịp thời vào danh sách lao
động, trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác liên
quan đến người lao động.
b. Hạch toán thời gian lao động:
Chứng từ cho hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công và bảng
chấm công làm thêm giờ. Ghi lại số thời gian thực tế làm việc, làm thêm giờ,
nghỉ việc, vắng mặt của người lao động được ghi chép hàng ngày vào bảng
chấm công tại nơi làm việc. Bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng
ban, bộ phận tổ, đội sản xuất của công ty và dùng trong tháng. Ngoài ra còn
được để ở địa điểm công khai mọi người đều nhìn thấy.
Bảng chấm công do tổ trưởng theo dõi và chấm công có sự giám sát của
bộ phận quản lý, bảng chấm công có chữ ký xác nhận của người chấm công
và người phụ trách, là cơ sở để phòng lao động tiền lương nắm được số người
đi làm được hưởng lương hay không được hưởng lương, nghỉ có lý do hay
nghỉ không có lý do, từ đó có thể đánh giá, phân loại công nhân viên một cách
chính xác nhằm khuyến khích một cách kịp thời tói người lao động, đồng thời
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 24
GV hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Chi Chuyên đề
bộ phận kế toán hạch toán ngày công và tiền lương cho công nhân viên cũng
được chính xác.
c. Hạch toán kết quả lao động:
Kết quả lao động của công nhân được cán bộ định mức kỹ thuật thực
hiện ghi tên sản phẩm, số lượng sản phẩm công việc thực tế hoàn thành và ký
xác nhận vào bảng nghiệm thu sản phẩm hoàn thành. Bảng này được gửi tới
phòng lao động tiền lương để làm căn cứ tính sản lượng sản phẩm.
Chứng từ là các phiếu xác nhận sản phẩm hay phiếu xác nhận công việc
hoàn thàn. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của
người giao việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi
thực hiện công việc đó. Nếu có sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng

phải cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm biên bản xử lý.
Theo hình thức này kế toán căn cứ vào thời gian lao động đển tính lương
cho CBCNV.
Khái quát quy trình tính lương đầu tháng kế toán lập Bảng chấm công để
theo dõi ngày công của CBCNV. Cuối tháng trên cơ sở Bảng chấm công, kế
toán lập Bảng thanh toán lương và từ đó tổng hợp các bộ phận để lập Bảng
tổng hợp lương khối gián tiếp. Cụ thể như sau:
Bảng chấm công:
a. Nội dung của bảng chấm công do kế toán thống kê lập để theo dõi cán
bộ công nhân viên có mặt và vắng mặt để trả lương cho từng người.
b. Kết cấu bảng ( trang bên ).
c. Cơ sở lập bảng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình tổ
trưởng (phòng ban...) kế toán thống kê lập hoặc người ủy quyền chấm công
cho từng người theo các cột đã ký hiệu.
d. Phương pháp lập căn cứ vào công nhân viên có mặt, vắng mặt cùng
các chứng từ liên quan kế toán tiến hành chấm công.
- Côt 1 “ STT ” phản ánh số công nhân viên của bộ phận đó.
Sinh viên: Bùi Đinh Tỵ - Lớp Kế toán – K37 – KTQD 25

×