Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cảm nhận Bến quê và người lính trong BTVTĐXKK-NGSXX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.33 KB, 7 trang )

Vẻ đẹp người lính trong hai tác phẩm "BTVTĐXKK" &
"NNSXX"
Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh
hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện
từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này.
Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong
giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ
anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi
thường như huyền thoại.
Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng
của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh
đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh quang vinh.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm
1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ
được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp
người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể
hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như
tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt.
Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc
nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà
Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn
khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào !
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có
kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung ” Đây là hình ảnh
vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn


thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những
chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến
dạng thế này !
Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một
tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong
thập niên 60 của thế kỷ XX.
Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam -
những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã
xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những
phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh
đến lạ thường:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”.
Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp
khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp
liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh
động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những
khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới
mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận
được một cách rõ ràng, mãnh liệt Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường
chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong
thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp

lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm
bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp
ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian
khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã
toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe.
Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế
nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến
Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng
những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ.
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ
lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài
thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ.
Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến
Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những
ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái
thanh niên xung phong.

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên
xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ
cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành
công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc
sảo và tinh tế.
Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những
nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ
nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi
tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.
Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến
đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm
sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom
rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy
hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất
bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như
chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn
nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ ”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm
cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những
quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ
giải quyết hết”.
Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ
là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích
cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.
Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa
trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu
thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong
cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như
cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng
cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy).
Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng

mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy
có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của
cô Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp
thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa.
Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô
yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội
“những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những
“người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái
nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình
cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời
theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v Thế nhưng với
Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ
một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những
ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng.
Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu
lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng
lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom”
nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt”
nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.
Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng
cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua
cái chết.
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào
da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là
sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và
chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao
mới có được !
Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh
động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú

nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao
thượng của những nữ thanh niên xung phong.
Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ
lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của
Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí,
tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Suy nghĩ về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm "BQ"
Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ
,Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học
nưu?c nhà .Truyện ngắn của ông thưuờng chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm
sâu sắc về con ngưuời và cuộc đời . “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó .
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời .Chuỗi
nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy .Bị cột chặt trên giuờng bệnh ,Nhĩ phát
hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông .Cảnh vật nơi ấy đẹp nhưu thơ nhưu
hoạ :Những bông bằng lăng cuối mùa thưua thớt nhung đậm sắc ,con sông Hồng
màu đỏ nhạt ,ánh nắng sớm ,vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những
cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưung duường nhuư rất mới mẻ đối với anh
.Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một
cách đau xót ,bởi một ngưuời “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất
” lại chưua từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay truước cửa sổ nhà mình
”.
Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giưuờng bệnh .Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự
chăm sóc của vợ con . Sáng hôm ấy ,bằng trực giác ,anh nhận ra thời gian của mình
chẳng còn bao lâu nữa ,anh mới cảm nhận thấm thía về nguười vợ của mình .Nhĩ để
ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh
”,anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận : “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”.Giờ
đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ
nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính
nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi

nưưuơng tựa là gia đình trong những ngày này ”.Nhĩ -con ngưuời của một thời huy
hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê
cũng nhưu sự tảo tần và đức hy sinh của vợ .Trưuớc khi ốm anh chỉ biết đến những
chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ ,vô tình với tất cả những gì
gần gụi xung quanh ,kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thuương và tận tuỵ .Sự thấu
hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình
yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu ,kiếm tìm .
Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế .Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi
nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ ,Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là
một lần đuược đặt chân lên bãi bồi bên kia sông .Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc
bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững ,bình dị mà sâu xa của cuộc
sống ,những giá trị dễ bị ta vô tình ,bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi
những khát vọng xa vời vẫy gọi , cuốn nguười ta đi .Sự nhận thức này chỉ đến
đưưuợc với ta khi đã từng trải .Với Nhĩ ,đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên
giưuờng bệnh.Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa : “Hoạ chăng chỉ
có anh đã từng trải ,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết
mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét
tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nhuư một niềm say mê pha lẫn
nỗi ân hận đau đớn ” . Với anh, bây giờ đó thực sư? là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất
tòng tâm ” ” . Không thể tự làm điều mình khao khát,Nhĩ nhờ con trai thay mình
sang sông ,đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ .Oái oăm thay ,đứa con không hiểu ưuớc
muốn của cha ,đã đi một cách miễn cưưuỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên
hè phố .Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.Từ đó Nhĩ nghiệm ra
một qui luật khá phổ biến của đời ngưuời “Con nguười ta trên đưuờng đời thật khó
tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.Anh không trách con vì “nó đã
thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.
ở cuối chuyện ,khi Nhĩ tuưởng tuượng chính mình như một nhà thám hiểm đang
chậm rãi đặt từng bưuớc chân lên mặt đất dấp dính phù sa .Nhĩ xúc động mạnh
,chân dung anh khác thưuờng “mặt mũi đỏ rựng ,hai mắt long lanh chứa môt nỗi say
mê đầy đau khổ ”.Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này ,Nhĩ thu hết tàn lực ,đu

nguười lên cửa sổ ,giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y nhuư đang khẩn thiết ra
hiệu cho một ngưuời nào đó ”.Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy
mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày ?Và duờng nhưu nó còn có ý nghĩa
khái quát hơn :Muốn thức tỉnh mọi ngưuời vưuợt lên những cái vòng vèo hoặc chùng
chình trên đưuờng đời để hứơng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị
mà bền vững !
Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức,suy ngẫm và cách xây
dựng nhiều hình ảnh ,chi tiết mang ý nghĩa biểu tưuợng tác giả đã tạo nên ý nghĩa
sâu xa cho tác phẩm.Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp ,tinh tế ,giọng văn thầm trầm
ẩn chứa những chiêm nghiệm ,suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên
những ấn t?ương riêng cho tác phẩm .
Những dòng cuối cùng của “Bến quê” khép lại nhuưng dưu âm từ những trải nghiệm
sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con ngưuười dưuờng nhưu vẫn còn lan toả đâu
đây,thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị ,gần gũi của gia
đình ,quê hưuơng ,xứ sở .
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm những ngôi sao xa
sôi
PĐ là 1 cô gái HN rất nhạy cảm đb là thích quan tâm vẻ hình thức của mình, 2 bím
tóc dày hơi mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, ý thức đc mình khá xinh đẹp
và dc nhiều người để ý
*tính cách
-cô vào chiến trường 3 năm nhưng 0 hề đánh mất vẻ hồn niên
-tính nổi bật: nhạy cảm, hay mơ mông hay hát
- đv đồng đội:cô yêu quí cảm phục
- nhạy cảm nhưng ít bộc lô tình cảm ra
- nét hồn niên còn thể hiện qua sự đùa nghịch của mưa đá …
*nét dũng cảm
- phá bom trg hoàn cảnh khắc nghiệt …
- rất quen việc nhưng mỗi lần là một thữ thách
=> PĐ gan dạ dũng cảm mà chỉ có ở nhũng người có sợi dây thần kinh thépmới làm

được việc này
- sự kiên định cả trg suy nghĩ
TÓM LẠI tgiả đã mtả 1 cách sin động tâm lí của nhvật trg 1 thế giới nội tâm rất
phong phú cách nhìn về con người nghiêng về những cái tốt đẹp,trg sáng
Hình ảnh Phương Định_một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong
truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất
thành công.Thật vậy,hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến,
một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc
dày, tương đối mềm" , "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi
mắt tuyệt đẹp_đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao
mà xa xăm!".Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến
trường,hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn
nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà,
nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố",nhớ "cái vòm tròn nhà hát"
hoặc "bà bán kem " Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỉ
niệm hồn nhiên,trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu
mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát,
cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng","thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên
Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có" , cô hát với một niềm lạc quan , yêu đời tha
thiết , tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản
được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định , cô "vui thích cuống
cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người
con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo
sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết , và "thực tình trong suy nghĩ của cô những
người đẹp nhất , thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân
phục có ngôi sao trên mũ".Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong
sáng, nhiều mơ ước,nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh nien xung phong hết
sức can trường quả cảm nữa.Đáng khâm phcuj biết bao khi người con gái đất Hà
thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường
Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm,từng giờ từng phút đếm bom

rơi,bom nổ , ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom,tậm chí phá bom nếu cần,thật
nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề
quan tâm đến cái chết,cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công
việc.Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của
cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc
trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê
Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang
"ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi"
Hình ảnh Phương Định_một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong
truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất
thành công.Thật vậy,hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến,
một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc
dày, tương đối mềm" , "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi
mắt tuyệt đẹp_đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao
mà xa xăm!".Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến
trường,hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn
nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà,
nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố",nhớ "cái vòm tròn nhà hát"
hoặc "bà bán kem " Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỉ
niệm hồn nhiên,trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu
mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát,
cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng","thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên
Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có" , cô hát với một niềm lạc quan , yêu đời tha
thiết , tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản
được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định , cô "vui thích cuống
cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người
con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo
sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết , và "thực tình trong suy nghĩ của cô những
người đẹp nhất , thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân

phục có ngôi sao trên mũ".Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong
sáng, nhiều mơ ước,nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh nien xung phong hết
sức can trường quả cảm nữa.Đáng khâm phcuj biết bao khi người con gái đất Hà
thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường
Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm,từng giờ từng phút đếm bom
rơi,bom nổ , ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom,tậm chí phá bom nếu cần,thật
nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề
quan tâm đến cái chết,cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công
việc.Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của
cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc
trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê
Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang
"ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Sưu tầm

×