Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TĂNG HUYẾT ÁP (Kỳ 4) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 5 trang )

TĂNG HUYẾT ÁP
(Kỳ 4)
VII. Điều trị tăng huyết áp
A. Mục đích và nguyên tắc điều trị
1. Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng.
2. Đa HA về trị số bình thờng (< 140/90 mmHg, nếu có tiểu đờng thì số HA
phải <135/85 mmHg).
3. Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thơng cơ quan đích.
4. Phải cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy
cơ, các tác dụng phụ và ảnh hởng có thể của thuốc mà có chế độ dùng thuốc thích
hợp.
5. Nếu không có những tình huống THA cấp cứu thì HA nên đợc hạ từ từ
để tránh những biến chứng thiếu máu cơ quan đích (não).
6. Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh:
a. Điều trị THA là một điều trị suốt đời;
b. Triệu chứng cơ năng của THA không phải lúc nào cũng gặp và không t-
ơng xứng với mức độ nặng nhẹ của THA;
c. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm đợc đáng kể các tai
biến do THA.

B. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống):
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không.

1. Giảm cân nặng nếu thừa cân:
a. Chế độ giảm cân cần đặc biệt đợc nhấn mạnh ở những bệnh nhân nam
giới béo phì thể trung tâm (béo bụng).
b. Việc giảm béo phì đã đợc chứng minh làm giảm đợc cholesterol và giảm
phì đại thất trái.
c. Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị THA.

2. Hạn chế rợu:


a. Nếu dùng quá nhiều rợu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não ở bệnh nhân
THA, làm tăng trở kháng với thuốc điều trị THA.
b. Một số điều tra cho thấy nếu dùng lợng rợu thích hợp thì có thể làm giảm
nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngợc).
c. Do đó lợng rợu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30 ml ethanol/ngày (ít
hơn 720 ml bia, 300 ml rợu vang và 60 ml rợu Whisky).
d. Tuy nhiên, với một số dân tộc mà số cân nặng không nhiều (nh ngời dân
nớc ta) thì lợng rợu nếu có dùng chỉ nên bằng một nửa lợng rợu nói trên.

3. Tăng cờng luyện tập thể lực:
a. Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến khích bệnh nhân tập thể
dục đều.
b. Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30 - 45 phút/ngày và hầu hết các
ngày trong tuần.
c. Với những bệnh nhân có triệu chứng hoặc nguy cơ bệnh mạch vành cần
phải cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp gắng sức thể lực trớc khi quyết định cho
bệnh nhân chế độ tập thể lực.

4. Chế độ ăn:
a. Giảm muối (Natri), đã đợc chứng minh làm giảm số huyết áp và nguy cơ
biến chứng ở bệnh nhân THA. Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lợng muối
< 6 g NaCl/ngày hoặc < 2,4 g Natri/ngày.
b. Duy trì đầy đủ lợng Kali khoảng 90 mmol/ngày, đặc biệt ở bệnh nhân có
dùng thuốc lợi tiểu để điều trị THA.
c. Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
d. Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bão hoà, hạn chế các thức ăn giàu
Cholesterol.

5. Bỏ thuốc lá:
Cần hết sức nhấn mạnh để bệnh nhân cơng quyết từ bỏ hút thuốc lá trong

mọi trờng hợp, vì đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của các biến chứng
tim mạch.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×