Tăng huyết áp (Phần 4)
Câu 7. Các nhóm thuốc điều trị THA: Gồm 4 nhóm thuốc:
1. Nhóm thuốc lợi tiểu:
- Nhóm thuốc lợi tiểu gây mất kali: lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai
- Nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali: Spironolacton
2. Nhóm thuốc giãn mạch:
- Nhóm thuốc chẹn calci
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển
- Nhóm thuốc ức chế TCT AT1 của Angiotensin II
- Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp:hydralazin
3. Nhóm thuốc tác dụng trên hệ giao cảm:
- Kích thích TCT α2 trung ương: α-methyl dopa: BD Aldomet
- Thuốc liệt hạch giao cảm: Trimethaphan: BD Arfonat
- Tác động lên sợi giao cảm hậu hạch: reserpin
- Ức chế TCT giao cảm:
+ Ức chế TCT β
+ Ức chế TCT α1: prazosin
+ Ức chế cả TCT α1 và TCT β: Carvedilol
4. An thần
1. Thuốc lợi tiểu:
Gồm 2 nhóm:
- Lợi tiểu làm mất K+ : nhóm thiazid và nhóm lợi tiểu quai
- Lợi tiểu không làm mất K+: Spironolacton(BD Aldacton viên 50mg, 75mg)
1.1. Cơ chế hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu:
- Làm tăng đào thải nước và natri dẫn đến giảm thể tích dịch lưu hành, giảm cung
lượng tim nhưng dùng lâu dài các chỉ số trở lại bình thường tuy HA vẫn giảm. Và
lúc này thì tác dụng giảm HA liên quan đến giảm ion natri trong các sợi cơ trơn
thành mạch dẫn đến giảm ion calci trong các tế bào đó và làm giãn mạch.
- Thuốc lợi tiểu còn duy trì tác dụng các thuốc chữa bệnh THA khác nhất là loại
hoạt động theo cơ chế liệt giao cảm dễ gây ứ đọng nước và natri nếu dùng thuốc
lâu dài, hiện tượng này sẽ làm cho các thuốc đó mất hiệu lực dần.
- Một số có tác dụng giãn mạch nhẹ : Indapamid do ức chế dòng Na+ vào tế bào
cơ trơn thành mạch dẫn đến giảm ion calci nội bào. Hơn nữa Indapamid còn làm
giảm phì đại thất trái
1.2 Tác dụng phụ
Đối với nhóm lợi tiểu làm mất K+:
- Làm giảm K+, Na+ máu nhiễm kiềm chuyển hoá
- Tăng đường máu làm nặng thêm bệnh ĐTĐ
- Tăng acid uric máu
- Thiazid: Làm tăng mỡ máu: TG, cholesteron, HDL- C . Làm giảm độ lọc cầu
thận có thể gây suy thận chức năng
- Furosemid: Lợi tiểu mạnh có thể gây rối loạn điện giải có thể gây điếc do ảnh
hưởng đến nội dịch ống tai nhưng nó cải thiện được chức năng thận và không ảnh
hưởng đến mỡ máu
Đối với lợi tiểu giữ kali:
- Tăng kali máu
- Dùng kháng aldosteron lâu dài dễ bị chứng vú to, rối loạn tình dục ở nam, rối
loạn kinh nguyệt ở nữ
1.3 CCĐ:
Lợi tiểu làm mất kali:
- Khi có giảm K+ máu
- Bệnh gút
- Có cản trở đường tiết niệu gây bí đái
- Đái tháo đường
- Suy thận
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Dị ứng với thuốc
Lợi tiểu giữ K+:
- Không dùng trong suy thận ( tăng K+ máu), nhiễm toan, phụ nữ có thai và cho
con bú
- Thường dùng phối hợp với các lợi tiểu khác và dùng liều cao do tác dụng lợi tiểu
yếu
1.4 Cách dùng: Dùng lợi tiểu mạnh như furosemid trong THA kịch phát; thuốc
lợi tiểu vừa như hypothiazid trong điều trị bệnh lâu dài.
Liều:
- Furosemid: BD Lasix ống 20mg, viên 40mg; Lasilix viên 40mg: 20-40mg/ngày
- Hydrochlorothiazid: BD Hypothiazid viên 25mg: 1/ngày
- Indapamid: BD Natrilix SR viên 1,5mg: 1viên/ngày
2. Thuốc giãn mạch:
2.1 Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazin (ít dùng)
2.2 Thuốc chẹn calci:
* Cơ chế: Ức chế các kênh calci chậm phụ thuộc điện thế ở các sợi cơ trơn thành
mạch không cho calci vào trong tế bào làm giãn mạch hạ huyết áp
* Phân loại: ĐM= động mạch; T= tim
* Tác dụng phụ:- Bừng nóng mặt, hồi hộp, đau đầu
- Rối loạn tiêu hoá
- Với nhóm dihydropyridin dễ có phản xạ giao cảm gây nhịp nhanh tăng công và
mức tiêu thụ oxy cơ tim không lợi cho bệnh nhân suy vành
* CCĐ: Do làm giảm sức co bóp và dẫn truyền cơ tim nên các thuốc này không sử
dụng cho các trường hợp sau:
- Suy tim
- Nhịp tim chậm, block nhĩ thất, rối loạn chức năng nút xoang
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
* BD:
- Nifedipin: Adalat LA 30mg (viên nang phóng thích chậm: long active)
- Amlodipin: Amlor, Normodipin 5mg(v)
- Manidipin: Madiplot 10mg(v)
* Liều lượng và cách dùng:
- Người ta hay dùng các thuốc thế hệ 1 có dạng bào chế kéo dài như verapamin
SR, Diltiazem SR, Nifedipin LA và các dihydropyridin thế hệ 2 có thời gian bán
huỷ dài như Amlodipin, Felodipin
Verapamil và diltiazem còn làm chậm nhịp xoang, giảm dẫn truyền qua nút nhĩ
thất nên còn được dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim
Liều:
- Nifedipin: BD Adalat LA 30mg: 1-2v/ngày; nếu là viên nang nhỏ dưới lưỡi 3-4
giọt/lần trong cấp cứu cơn THA kịch phát hoặc phù phổi cấp hoặc muốn hạ nhanh
HA. Thuốc có tác dụng sau 3-5 phút, tối đa 20-30 phút, kéo dài 4-5 giờ, chú ý là
nếu cho nhiều HA lại hạ nhanh và nhiều lại phải hồi sức nâng HA
- Amlodipin viên 5mg: 1-2viên/ngày
2.3 Thuốc ức chế men chuyển(CEA: Coverting Enzym Anti):
* Cơ chế tác dụng: