Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.75 KB, 7 trang )

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT
(Kỳ 2)
3. Siêu âm tim: Là phơng pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán và theo dõi
tràn dịch màng ngoài tim. Ngoài giá trị chắc chắn trong chẩn đoán, siêu âm còn
giúp cho việc đặt dẫn lu màng tim và đánh giá số lợng dịch còn lại trong khoang
màng tim. Tuy nhiên siêu âm tim ít có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân của các
loại dịch màng tim khác nhau.
a. Siêu âm TM cần tìm các dấu hiệu sau:
- Thành tự do thất trái dẹt.
- Độ dày của màng ngoài tim thờng tăng lên và có thể thấy cả dấu hiệu vôi
hoá của màng ngoài tim (màng ngoài tim dầy và sáng hơn so với bình thờng). Tuy
nhiên việc đo bề dày màng ngoài tim một cách thật chính xác bằng siêu âm TM
nhiều khi cũng gặp khó khăn. Lúc này các phơng pháp chẩn đoán hình ảnh khác
có nhiều u điểm hơn nh CT Scanner, MRI, siêu âm thực quản.
- Van động mạch phổi mở sớm. Do tăng áp lực cuối tâm trơng của thất phải
dẫn đến ảnh hởng tới áp lực động mạch phổi.
- Vận động nghịch thờng của vách liên nhĩ trong thì tâm thu.
b. Siêu âm 2D: còn có thể thấy thêm một số dấu hiệu khác nh:
- Vách liên thất nảy lên trong thì tâm trơng: thấy ở mặt cắt 4 buồng tim từ
mỏm.
- Giãn tĩnh mạch chủ dới.
- Giảm góc hợp giữa nhĩ trái và thất trái. Góc này bị nhọn hơn so với bình
thờng do sự vận động bất thờng của tâm thất và tâm nhĩ.
c. Siêu âm Doppler: Siêu âm TM và 2D cho phép gợi ý viêm màng ngoài
tim co thắt. Tuy nhiên các dấu hiệu vừa nêu chỉ có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
Trong khi đó siêu âm Doppler là phơng pháp cho phép đánh giá tốt nhất chức năng
tâm trơng của tâm thất. Cụ thể là:
- Sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua van hai lá và van ba lá. Khi
bệnh nhân hít vào sâu, áp lực trong lồng ngực giảm, áp lực này kéo theo áp lực
trong tĩnh mạch phổi giảm nhng không làm thay đổi áp lực thất trái. Chính do
nguyên nhân này nên trong giai đoạn hít vào, tốc độ dòng chảy qua van hai lá tăng


lên còn tốc độ dòng chảy qua van ba lá giảm đi: Tốc độ sóng E qua van hai lá tăng
lên khoảng 33%, còn tốc độ qua van ba lá lại giảm đi.
- Dòng chảy trong tĩnh mạch phổi giảm trong giai đoạn thở ra.
- Có sự thay đổi theo hô hấp của dòng chảy trong tĩnh mạch gan.

A

B

C

D
Hình 24-1. Thay đổi theo hô hấp của dòng chảy qua van hai lá (A), qua van
ba lá (B), trong tĩnh mạch phổi (C), trong tĩnh mạch trên gan (D): lúc ngừng thở
(trên), khi hít vào (giữa) và khi thở ra (dới), ở ngời bình thờng (1), bệnh nhân
VMNT co thắt (2) và bệnh cơ tim hạn chế (3).

×