Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH) (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.66 KB, 5 trang )

ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH
(BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH)
(Kỳ 3)
C.Siêu âm tim thường quy
1.Tìm những rối loạn vận động vùng (nếu có).
2.Giúp đánh giá chức năng tim, bệnh kèm theo (van tim, màng tim, cơ
tim ).
D.Holter điện tim: Có thể phát hiện những thời điểm xuất hiện bệnh tim
thiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt ĐMV
(Hội chứng Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng (không có đau
thắt ngực). Trong cơn co thắt mạch vành có thể thấy hình ảnh đoạn ST chênh lên.
Ngoài ra có thể thấy được một số các rối loạn nhịp tim khác.
Bảng 2-3. Chỉ định chụp ĐMV theo AHA/ACC.
Nhóm I: Có chỉ định thống nhất
oKhông khống chế được triệu chứng với điều trị nội khoa tối ưu.
oBệnh nhân có nguy cơ cao khi làm NPGS (bảng 2-2).
oCó bằng chứng của rối loạn chức năng thất trái từ mức độ vừa.
oChuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu lớn.
oNghề nghiệp hoặc lối sống có những nguy cơ bất thường.
Nhóm II: (Thường có chỉ định, nhưng cần cân nhắc)
oBệnh nhân trẻ tuổi có bằng chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trên
NPGS hoặc có tiền sử NMCT.
oBằng chứng của thiếu máu cơ tim nặng trên NPGS.
Nhóm III: (Thường không có chỉ định)
oBệnh nhân đau thắt ngực mức độ nhẹ (CCS I, II) về triệu chứng, không có
rối loạn chức năng thất trái và không có nguy cơ cao trên NPGS.
E.Chụp động mạch vành: là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán xác
định có hẹp ĐMV hay không và mức độ cũng như vị trí hẹp của từng nhánh
ĐMV.
1.Chỉ định chụp ĐMV: Nhìn chung chỉ định chụp ĐMV ở bệnh nhân suy
vành là nhằm mục đích can thiệp nếu có thể. Vì đây là một thăm dò chảy máu và


khá tốn kém nên việc chỉ định cần cân nhắc đến lợi ích thực sự cho bệnh nhân.
Hội Tim mạch Hoa kỳ và Trường môn Tim mạch Hoa kỳ (AHA/ACC) đã có
những khuyến cáo về chỉ định chụp ĐMV ở bệnh nhân suy vành như trong bảng
2-3.
III. Điều trị
A.Mục đích: Ngăn ngừa nguy cơ tử vong và biến chứng, cải thiện chất
lượng cuộc sống.

Hình 2-2. Tiến triển của mảng xơ vữa ĐMV.
B.Lựa chọn phương pháp
1.Có 3 phương pháp điều trị: Thuốc, can thiệp ĐMV, mổ làm cầu nối chủ
vành. Thêm vào đó, cần phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cho người bệnh.
2.Việc chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nên bắt đầu cũng như duy
trì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh
nhân có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp
kịp thời.
C.Điều trị nội khoa
1.Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu:
a.Aspirin: Làm giảm tỷ lệ tử vong và nhồi máu cơ tim tới 33% (SAPAT).
Liều dùng từ 75 - 325 mg/ngày.
b.Nếu dị ứng hoặc dung nạp kém với Aspirin:
oTiclopidine (Ticlid): viên 250mg, dùng 2 viên/ngày. Tác dụng phụ có thể
gặp là hạ bạch cầu máu (3-5%), hạ tiểu cầu. Cần phải theo dõi công thức máu khi
dùng.
oClopidogrel (Plavix): Viên 75mg, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn
Ticlid, liều 75mg/ngày.
c.Trong trường hợp có chỉ định chụp ĐMV mà có can thiệp đặt stent thì cần
dùng phối hợp giữa một trong hai loại thuốc này với Aspirin và dùng cho bệnh
nhân ít nhất trước 2 ngày can thiệp. Sau can thiệp ĐMV thuốc này cùng Aspirin
phải được dùng thêm ít nhất 1 tháng, sau đó có thể chỉ cần dùng Aspirin. Tuy

nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dùng thêm Plavix kéo dài thêm 9
tháng càng cho lợi ích rõ rệt hơn.
d.Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa: Chỉ có dạng tiêm được chứng minh
là cải thiện tốt tỷ lệ sống và ít biến chứng ở bệnh nhân được nong động mạch vành
hoặc đặt Stent.

Hình 2-3. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

×