Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chuẩn đầu ra ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.96 KB, 3 trang )

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
1. Giới thiệu
Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Tiếng Anh: Service Tourism & Tour Management
- Trình độ đào tạo: Đại học
Mục tiêu chung:
Chương trình giáo dục đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cung cấp cho sinh viên môi trường
làm việc và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ
năng cơ bản và cần thiết nhằm thực hiện các hoạt động nghề dịch vụ du lịch và lữ hành theo nhu cầu của
xã hội.
2. Nội dung chuẩn đầu ra
A. Phẩm chất đạo đức và sức khỏe
A1. Lập trường chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức
trách nhiệm công dân;
A2. Hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
A3. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
A4. Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
A5. Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
B. Kiến thức
B1. Hiểu biết các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
B2. Nắm vững kiến thức cơ bản của khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và khoa học xã hội – nhân
văn phù hợp với ngành/ chuyên ngành đào tạo;
B3. Có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tối thiểu đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương; tiếng Pháp tối
thiểu bằng DELF 2 hoặc TCF 3.
B4. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;
B5. Nắm vững và biết vận dụng các kiến thức cơ sở và chuyên ngành sau:
B5.1 Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị; khoa học xã hội và nhân văn; toán, tin học và môi
trường.
B5.2 Các kiến thức về nguyên lý quản trị; marketing; tài chính; và kinh tế học cơ bản.


B5.3 Các kiến thức về quản trị nhân lực; quản trị chất lượng dịch vụ; quản trị rủi ro; phương pháp
nghiên cứu trong kinh doanh du lịch; phương pháp hoạch định chiến lược và chính sách kinh
doanh; lập kế hoạch kinh doanh trong một doanh nghiệp du lịch.
B5.4 Các kiến thức chuyên sâu về địa lý du lịch và các tuyến điểm du lịch; tâm lý du khách và
phương pháp hướng dẫn du lịch; công nghệ phục vụ buồng, bàn, bar; quản trị sự kiện và hội
nghị; quản trị lễ tân; quản trị chế biến món ăn; quản trị nhà hàng; quản trị khách sạn; quản trị
kinh doanh lữ hành; quản trị khu du lịch.
B5.5 Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, thực tập Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
C. Kỹ năng
C1. Kỹ năng nghề nghiệp:
C1.1 Thực hiện các nghiệp vụ cụ thể như: Thiết kế, tổ chức và điều hành một tour du lịch trọn gói;
Tổ chức và thực hiện các sự kiện và hội nghị.
C1.2 Phân tích và đánh giá các thông tin để đưa ra quyết định về: Đánh giá chất lượng dịch vụ; Tổ
chức quản lý và điều hành các hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp du lịch; Đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch; Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt
động kinh doanh trong khách sạn - nhà hàng - khu du lịch - hãng lữ hành.
C1.3 Nghiên cứu và nắm bắt được các vấn đề chuyên sâu liên quan đến quản trị kinh doanh khách
sạn, quản trị kinh doanh nhà hàng và quản trị kinh doanh hãng lữ hành.
C1.4 Tư vấn, tham gia phân tích, nhận diện các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp cũng như tham mưu cho doanh nghiệp trong công tác hoạch định chiến lược và chính
sách kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
C1.5 Tự học và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có cơ hội tự làm chủ trong kinh doanh dịch vụ du
lịch và lữ hành.
C2. Kỹ năng mềm:
C2.1 Làm việc độc lập.
C2.2 Làm việc theo nhóm và với cộng đồng.
C2.3 Giao tiếp và truyển đạt tốt thông tin trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành bằng tiếng Việt
và tiếng Anh.
C2.4 Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành.
C2.5 Sử dụng tin học Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê

(SPSS, EViews…) và ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng, lữ hành nhằm
phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.
C2.6 Quản lý và lãnh đạo.
C2.7 Tư duy biết phê phán.
3. Nơi làm việc
Cơ sở kinh doanh du lịch: Khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành, khu du lịch, công ty tổ chức sự kiện và
hội nghị
+ Mới ra trường: Nhân viên các bộ phận nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, bar, điều hành, hướng dẫn, chi
nhánh đại diện,…) hoặc trợ lý các Giám đốc marketing, trợ lý Giám đốc nhân sự, trợ lý Giám đốc
kinh doanh,…
+ Sau một thời gian công tác: trưởng bộ phận kinh doanh lưu trú, trưởng bộ ăn uống, trưởng bộ phận
marketing, trưởng bộ phận nhân lực, trưởng bộ phận điều hành, trưởng bộ phận hướng dẫn, trưởng
một Chi nhánh…
+ Sau 03 năm công tác: Trợ lý Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc; Giám đốc kinh doanh dịch
vụ lưu trú, Giám đốc nhà hàng ăn uống, Giám đốc nhân sự, Giám đốc marketing, Giám đốc kinh
doanh dịch vụ tổ chức sự kiện hội nghị và dịch vụ bổ sung, Giám đốc quan hệ đối ngoại; Giám đốc
công ty lữ hành.
Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch:
+ Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quy hoạch tài
nguyên du lịch, Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, Tổ chức cán bộ, Tổng hợp)…
+ Chuyên viên các phòng và trung tâm thuộc huyện (Phòng Văn hóa, Du lịch)
Cơ sở đào tạo, nghiên cứu về quản trị kinh doanh du lịch:
+ Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có chuyên ngành đào tạo về du lịch.
+ Nghiên cứu viên về du lịch ở các Viện nghiên cứu có liên quan về du lịch.
4. Các chuẩn và chương trình tham khảo
4.1. Liệt kê các chuẩn được tham khảo:
• Chuẩn......
- Tên tổ chức xây dựng :
- Địa chỉ/tài liệu tham khảo:
• Chuẩn ......

- Tên tổ chức xây dựng
- Địa chỉ/tài liệu tham khảo:
• ...........
4.2. Liệt kê các chương trình giáo dục được tham khảo:
• Chương trình ngành .....
- Tên tổ chức xây dựng :
- Địa chỉ/tài liệu tham khảo:
• Chương trình ngành......
- Tên tổ chức xây dựng
- Địa chỉ/tài liệu tham khảo:
• ...........

×