Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Công văn lấy ý kiến tham gia dự thảo Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra nội bộ ngành thuế nội dung công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.59 KB, 39 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1630 /TCT-KTNB
V/v lấy ý kiến tham gia dự thảo Sổ
tay nghiệp vụ kiểm tra nội bộ ngành
thuế nội dung công tác quản lý, sử
dụng kinh phí ngành (chi mua sắm
hiện đại hoá trang thiết bị và chi
thường xuyên)
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thực hiện Kế hoạch xây dựng Sổ tay nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội
bộ ngành thuế theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng sổ tay nghiệp vụ tại công
văn số 3563/TCT-KTNB ngày 06/10/2011 của Tổng cục Thuế, Tổ biên tập
(nhóm tại Vụ Kiểm tra nội bộ - Tổng cục Thuế) đã dự thảo Sổ tay nghiệp vụ
kiểm tra nội bộ ngành thuế về nội dung công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành
(chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị và chi thường xuyên).
Dự thảo bao gồm 2 chương và phụ lục văn bản trong đó Chương II của dự
thảo đi sâu vào chi tiết kiểm tra các nội dung về quản lý, sử dụng kinh phí ngành
như: Kiểm tra việc xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ; Kiểm tra việc lập, phân bổ và
giao dự toán chi (cấp 2); Kiểm tra quản lý chi tiêu kinh phí.
Để Sổ tay nghiệp vụ khi ban hành và triển khai thực hiện sát với thực tế và
theo đúng quy định của pháp luật, tránh những sai sót, hạn chế có thể xảy ra. Tổ
biên tập gửi dự thảo Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra nội bộ ngành thuế về nội dung
công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành (có bản dự thảo sổ tay gửi qua mail)
đến các Cục Thuế để tham gia ý kiến (ý kiến tham gia đề nghị tập trung vào
Chương II dự thảo).


Đề nghị các Cục Thuế gửi ý kiến về Tổng cục Thuế (Vụ Kiểm tra nội bộ)
qua đường công văn và địa chỉ thư điện tử E-mail: trước ngày
25/05/2012./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (chị Hải b/c);
- Thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập;
- Lưu VT, KTNB (02b).Dung
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ
Đã ký

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG SỔ TAY
1
Nguyễn Văn Sơn
MỤC LỤC
KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÀNH (CHI
MUA SẮM HIỆN ĐẠI HOÁ TRANG THIẾT BỊ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN)
CHƯƠNG I. CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ.......................................................4
1. Chế độ tài chính.......................................................................................4
2. Chế độ kế toán..........................................................................................4
CHƯƠNG II. NỘI DUNG...........................................................................5
I. Kiểm tra việc xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ.....................................5
1. Đối với Tổng cục Thuế............................................................................5
2. Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục Thuế thuộc các tỉnh,
thành phố.....................................................................................................................5
3. Đối với toàn ngành...................................................................................5
II. Kiểm tra việc lập, phân bổ và giao dự toán chi (cấp II) .........................6
1. Kiểm tra việc lập dự toán kinh phí...........................................................6
2. Kiểm tra việc chấp hành dự toán( phân bổ, giao dự toán chi).................7

2.1. Đối với Tổng cục Thuế.........................................................................7
2.2. Đối với các Cục Thuế...........................................................................7
III. Kiểm tra quản lý chi tiêu kinh phí. ........................................................8
1. Tổng tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong năm...8
1.1. Tổng hợp tình hình kinh phí..................................................................8
1.1.1. Kinh phí thường xuyên và Kinh phí không thường xuyên:...............8
1.1.2.Kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi (các chỉ tiêu):....................................8
1.2. Kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước; kinh phí dự án; kinh phí
đầu tư xây dựng cơ bản (các chỉ tiêu):...................................................................9
1.3. Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán...............................................9
2. Tổng hợp Quyết toán ngân sách và nguồn kinh phí khác của đơn vị......9
2.1. Kinh phí chưa sử dụng và dự toán năm trước được phép chuyển sang
năm nay.(Kinh phí chưa sử dụng; dự toán chưa rút còn ở Kho bạc; nguồn khác)
..............................................................................................................................10
2
2.2. Dự toán được giao trong năm.(Nguồn NSNN; nguồn khác)..............10
2.3. Tổng số được sử dụng trong năm..(Nguồn NSNN; nguồn khác).......10
2.4. Kinh phí đã nhận (Nguồn NSNN; nguồn khác)..................................10
2.5. Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán (Nguồn NSNN; nguồn khác)
..............................................................................................................................10
2.6. Kinh phí giảm......................................................................................10
2.7. Kinh phí chưa sử dụng và dự toán năm nay chưa rút đề nghị chuyển
sang năm sau. ......................................................................................................10
3. Kiểm tra tính xác thực của số liệu tổng hợp tại báo cáo tài chính và báo
cáo quyết toán của đơn vị.....................................................................................10
4. Kiểm tra số dư kinh phí tại Kho bạc Nhà nước ....................................12
5. Kiểm tra chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị..................................13
6. Kiểm tra các khoản chi thường xuyên...................................................14
6.1. Chi thanh toán cá nhân........................................................................14
6.2. Chi quản lý hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp vụ chuyên

môn
....................................................................................................................14
7. Kiểm tra khoản chi thanh toán cá nhân .................................................15
7.1. Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương................................15
7.2. Tiền lương làm thêm giờ.....................................................................16
7.3. Chi bổ sung thu nhập cho công chức (sử dụng từ nguồn kinh phí tiết
kiệm chi thường xuyên của đơn vị)......................................................................17
7.4. Chi thanh toán không nghỉ phép năm.................................................17
7.5. Các khoản chi phụ cấp........................................................................18
7.5.1. Chi phụ cấp độc hại đối với các công chức làm công tác lưu trữ....18
7.5.2. Chi phụ cấp cho Kế toán trưởng và phụ trách kế toán tại cơ quan
thuế các cấp..........................................................................................................18
7.5.3. Chi phụ cấp công tác Đảng..............................................................19
7.5.4. Chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh.............................................................................................................19
7.6. Chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể trong hệ thống thuế
....................................................................................................................20
8. Kiểm tra chi hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp vụ chuyên
môn của hệ thống thuế.........................................................................................20
8.1. Chi bảo đảm hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đặc thù.....................20
8.2. Chi bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp
vụ và quản lý........................................................................................................22
3
8.3. Chi bồi dưỡng công tác xây dựng dự toán và quyết toán thu-chi
NSNN.......................................................................................................................
..24
8.4. Các khoản chi hành chính...................................................................24
8.4.1. Chi hỗ trợ xây dựng, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, các
đề án lớn ..............................................................................................................24
8.4.2. Chi cho công chức đi công tác trong nước.......................................25

8.4.3. Chi hội nghị, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn; chi cho công chức đi
công tác nước ngoài..............................................................................................25
8.4.4. Chi tiếp khách nước ngoài, trong nước............................................26
8.4.5. Chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thoả thuận quốc tế. 26
8.4.6. Thanh toán cước phí điện thoại........................................................27
8.4.7. Chi cho nghiên cứu khoa học cấp cơ sở...........................................27
8.4.8. Chi hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật......................28
8.5. Chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng....................................................28
8.6. Chi tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thi cấp
chứng chỉ của Bộ Tài chính .................................................................................29
8.7. Chi phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ....................................29
8.8. Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống thuế có
thành tích đóng góp hỗ trợ cho hoạt động quản lý thuế.......................................30
8.9. Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, Đảng, đoàn thể.......................30
8.9.1. Chi hỗ trợ cán bộ tự vệ ....................................................................30
8.9.2. Chi hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ....................................31
9. Kiểm tra quỹ tiền mặt. ...........................................................................31
10. Kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và các quy định pháp luật về kế
toán ......................................................................................................................31
10.1. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Chế độ sổ kế toán........32
10.2. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Tài khoản kế toán........33
10.3. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống chứng từ kế toán..........34
10.4. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Báo cáo tài chính.........35
11. Kiểm tra việc thực hiện công khai tài chính .......................................37
4
TỔNG CỤC THUẾ
VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ
(Dự thảo)
SỔ TAY NGHIỆP VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ NGÀNH THUẾ
Nội dung:

KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÀNH
(CHI MUA SẮM HIỆN ĐẠI HOÁ TRANG THIẾT BỊ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN)
CHƯƠNG I. CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ
Chế độ tài chính, kế toán hiện hành giai đoạn 2011- 2015 về cơ bản người
làm công tác kiểm tra cần nắm:
1. Chế độ tài chính
- Thông tư số 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục
Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính và biên chế đối với
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 1088/QĐ-TCT ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với các
đơn vị thuộc hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015.
2. Chế độ kế toán
- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính.
- Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính về việc
ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Tài chính.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG
Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành tập trung chủ yếu vào
các nội dung: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; lập, phân bổ và giao dự toán
5
chi; quản lý chi tiêu kinh phí; thực hiện chế độ kế toán và các quy định pháp luật
về kế toán; thực hiện công khai tài chính (chi tiết cụ thể tại phần sau).
I. Kiểm tra việc xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ
1. Đối với Tổng cục Thuế
- Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 13 Quyết định số 1441/QĐ-BTC

ngày 14/6/2011 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phải xây dựng Quy chế Chi
tiêu nội bộ.
Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TCT ngày 05 tháng 8
năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế quản
lý tài chính đối với các đơn vị thuộc hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015, Quyết
định số 1089/QĐ-TCT ngày 05/8/2011 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ
đối với các đơn vị thuộc hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2015.
2. Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục Thuế thuộc
các tỉnh thành phố.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 14 Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày
14/6/2011 của Bộ Tài chính, Cục Thuế và Chi cục Thuế phải xây dựng Quy chế
Chi tiêu nội bộ.
Kiểm tra việc đã thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hay chưa?
3. Đối với toàn ngành
3.1. Kiểm tra việc chấp hành về trình tự, thủ tục xây dựng quy chế; việc
thực hiện thời hạn ban hành; thực hiện chế độ dân chủ, công khai; thẩm quyền
phê duyệt, ban hành.
3.2. Kiểm tra nội dung chi do đơn vị xây dựng có đảm bảo đầy đủ các nội
dung theo quy định? nội dung nào đã có? nội dung nào chưa có?
3.3. Kiểm tra việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi theo từng nội dung
xem có gì đúng, sai:
- Đối với nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức của cơ quan có thẩm
quyền thì khi kiểm tra phải đối chiếu tiêu chuẩn, định mức đã xây dựng so với
tiêu chuẩn định mức quy định để đánh giá xem có gì đúng, sai. Trường hợp cao
hơn phải kiến nghị xem xét sửa đổi Quy chế cho phù hợp tiêu chuẩn, định mức
do cơ quan có thẩm quyền đã ban hành.
6
- Đối với những khoản chi đặc thù mà cơ quan có thẩm quyền chưa ban
hành tiêu chuẩn, định mức chi thì kiểm tra xem đã trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt không?

- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị
nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức chi thì khi
kiểm tra phải căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc; tình hình thực hiện
năm trước để đánh giá, so sánh.
II. Kiểm tra việc lập, phân bổ và giao dự toán chi (cấp II)
1. Kiểm tra việc lập dự toán kinh phí
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 59/2010/TT-BTC ngày 12/5/2011
của Bộ Tài chính, các đơn vị hành chính phải lập dự toán kinh phí.
- Kiểm tra việc chấp hành về trình tự, thủ tục lập dự toán.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về thời hạn lập dự toán.
- Kiểm tra nội dung dự toán chi.
Dự toán chi về nguyên tắc phải được lập đầy đủ các nguồn kinh phí, lập
dự toán chi từ nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động và chi từ nguồn kinh phí
NSNN giao để thực hiện các nhiệm vụ khác.
Chi từ nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động: Chi xây dựng cơ bản; Chi
mua sắm trang thiết bị và hiện đại hoá; Chi thường xuyên.
Chi từ nguồn kinh phí NSNN giao để thực hiện các nhiệm vụ khác:
Thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Nhà nước; Chi đào tạo bồi dưỡng chương
trình của nhà nước; Các chương trình mục tiêu Quốc gia ngoài nhiệm vụ; Chi
giảm biên chế.
- Kiểm tra xác định tính xác thực của số liệu trong dự toán.
Căn cứ để thực hiện kiểm tra các nội dung trên là các quy định của cơ
quan có thẩm quyền (Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài
chính; các văn bản hướng dẫn lập dự toán chi của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế,
Cục Thuế).
2. Kiểm tra việc chấp hành dự toán (phân bổ, giao dự toán chi)
- Kiểm tra việc chấp hành về trình tự, thủ tục phân bổ, giao dự toán chi.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về thời hạn phân bổ, giao dự toán chi.
7
- Kiểm tra nội dung phân bổ, giao dự toán chi:

2.1. Đối với Tổng cục Thuế
Dự toán chi của Tổng cục Thuế do Bộ Tài chính giao, Tổng cục Thuế
phân bổ cho các đơn vị trên nguyên tắc:
- Đầy đủ các nguồn kinh phí.
- Phân bổ dự toán thu chi chi tiết các nội dung và phê duyệt nội dung danh
mục dự toán của đơn vị.
- Không vượt dự toán Ngân sách Nhà nước cấp.
- Tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
2.2. Đối với các Cục Thuế
- Phân bổ dự toán thu chi chi tiết các nội dung và phê duyệt nội dung danh
mục dự toán của đơn vị.
- Không vượt dự toán Ngân sách Nhà nước cấp.
- Tổng hợp báo cáo Tổng cục Thuế.
- Kiểm tra căn cứ phân bổ, giao dự toán chi (căn cứ vào dự toán được cấp
có thẩm quyền giao, kinh phí của năm trước chưa triển khai thực hiện được
chuyển sang năm sau (nếu có) và nhiệm vụ chuyên môn được giao, cấp nhận dự
toán thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo quy định).
- Kiểm tra xác định tính xác thực của số liệu trong việc phân bổ, giao dự
toán chi.
Căn cứ để thực hiện kiểm tra các nội dung trên là các quy định của cơ
quan có thẩm quyền (Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài
chính; các Quyết định, văn bản hướng dẫn lập dự toán chi của Bộ Tài chính,
Tổng cục Thuế, Cục Thuế).
III. Kiểm tra quản lý chi tiêu kinh phí.
Để tiến hành kiểm tra nội dung cụ thể ghi trong quyết định kiểm tra, người
kiểm tra cần nắm số liệu tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử
dụng trong năm; Quyết toán ngân sách và nguồn kinh phí khác của đơn vị.
1. Tổng tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong
năm (Quyết toán cấp II: Tổng cục và Cục Thuế; Quyết toán cấp III: Văn
phòng Tổng cục Thuế; Văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế)

8
Căn cứ vào báo cáo Mẫu B02/CT-TC áp dụng cho đơn vị kế toán cấp II và
Mẫu B02-TC áp dụng cho đơn vị kế toán chi cấp III (ban hành kèm theo quyết
định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/07/2007 của Bộ Tài chính) để nắm được tình
hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong năm của đơn vị.
1.1. Tổng hợp tình hình kinh phí
1.1.1. Kinh phí thường xuyên và kinh phí không thường xuyên:
Kinh phí giao khoán hoặc tự chủ; kinh phí không giao khoán hoặc không
tự chủ (các chỉ tiêu):
- Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang.
- Kinh phí thực nhận kỳ này.
- Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này.
- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này.
- Kinh phí giảm kỳ này.
- Kinh phí chưa sử dụng chuyển sang kỳ sau.
1.1.2. Kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi (các chỉ tiêu):
- Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang.
- Kinh phí phát sinh kỳ này.
- Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này.
- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này.
- Kinh phí chưa sử dụng chuyển sang kỳ sau.
1.2. Kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước; kinh phí dự án; kinh
phí đầu tư xây dựng cơ bản (các chỉ tiêu):
- Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang.
- Kinh phí thực nhận kỳ này.
- Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này.
- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này.
- Kinh phí giảm kỳ này.
- Kinh phí chưa sử dụng chuyển sang kỳ sau.
1.3. Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán.

9
Để nắm các nội dung đã chi đề nghị quyết toán:
- Chi hoạt động (chi thường xuyên; chi không thường xuyên: đối với việc
chi khoán hoặc chi không khoán).
- Chi từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi.
- Chi theo đơn đặt hàng của nhà nước.
- Chi dự án (quản ký, thực hiện dự án).
- Chi đầu tư XDCB (chi xây lắp, chi thiết bị, chi phí khác).
2. Tổng hợp Quyết toán ngân sách và nguồn kinh phí khác của đơn vị
(Quyết toán của đơn vị kế toán cấp II: Tổng cục Thuế và Cục Thuế).
Căn cứ vào báo cáo Mẫu B04/CT-TC (ban hành kèm theo quyết định số
2345/QĐ-BTC ngày 11/07/2007 của Bộ Tài chính) để nắm được số Tổng hợp
Quyết toán ngân sách và nguồn kinh phí khác của đơn vị (các chỉ tiêu).
2.1. Kinh phí chưa sử dụng và dự toán năm trước được phép chuyển
sang năm nay (kinh phí chưa sử dụng; dự toán chưa rút còn ở Kho bạc;
nguồn khác)
2.1.1. Nguồn NSNN (kinh phí chưa sử dụng; dự toán chưa rút còn ở Kho
bạc)
2.1.2. Kinh phí chưa sử dụng.
2.1.3. Dự toán chưa rút còn ở Kho bạc.
2.1.4. Nguồn khác.
2.1.5. Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của NSNN được để lại trang trải phí.
2.2. Dự toán được giao trong năm (nguồn NSNN; nguồn khác); Tổng
số được sử dụng trong năm (nguồn NSNN; nguồn khác); Kinh phí đã sử
dụng đề nghị quyết toán (nguồn NSNN; nguồn khác)
2.2.1.Nguồn NSNN.
2.2.2. Nguồn khác.
2.2.3. Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của NSNN được để lại trang trải phí.
2.3. Kinh phí đã nhận (nguồn NSNN; nguồn khác); Kinh phí giảm
2.3.1.Nguồn NSNN.

10
2.3.2. Nguồn khác.
2.4. Kinh phí chưa sử dụng và dự toán năm nay chưa rút đề nghị
chuyển sang năm sau.
2.4.1. Nguồn NSNN (kinh phí chưa sử dụng; dự toán chưa rút còn ở Kho
bạc)
2.4.2. Kinh phí chưa sử dụng.
2.4.3.Dự toán chưa rút còn ở Kho bạc.
2.4.4. Nguồn khác.
2.4.5. Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của NSNN được để lại trang trải phí.
3. Kiểm tra tính xác thực của số liệu tổng hợp tại báo cáo tài chính và
báo cáo quyết toán của đơn vị
Kiểm tra tính xác thực số liệu tại báo cáo (Bảng cân đối Tài khoản quý,
năm (B01-TC); Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
quý, năm (B02-TC); Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động quý, năm (F02-1TC);
Báo cáo chi tiết kinh phí dự án quý, năm (F02-2TC); Bảng đối chiếu dự toán
kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (F02-3aTC); Báo cáo tình hình tăng,
giảm tài sản cố định (B04-TC); Báo cáo số dư chuyển năm sau (B08-QTTC);...):
đối chiếu số liệu giữa báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán với số liệu tại các sổ
kế toán, chứng từ kế toán có liên quan nhằm phát hiện có sự chênh lệch, mâu
thuẫn. Cụ thể:
- Bảng cân đối Tài khoản (B01-TC): Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ,
số dư cuối kỳ của từng Tài khoản kế toán tại Bảng cân đối Tài khoản phải phù
hợp với số liệu của từng Tài khoản tương ứng tại Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán
chi tiết.
- Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
(B02-TC)”:
+ Số liệu về kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang của từng nguồn
kinh phí phải phù hợp với số liệu tại báo cáo năm trước chuyển sang và phù hợp
với số liệu tại các Sổ kế toán chi tiết (Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, Sổ

tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí).
+ Số liệu về kinh phí thực nhận kỳ này của từng nguồn kinh phí phải phù
hợp với số liệu phát sinh tại Tài khoản 461 và tại các Sổ kế toán chi tiết (Sổ theo
11
dõi dự toán, Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, Sổ tổng hợp sử dụng nguồn
kinh phí).
+ Số liệu về kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này của từng
nguồn kinh phí phải phù hợp với số liệu tại Tài khoản 661 và 662 (Sổ chi tiết chi
dự án) trên Sổ kế toán tổng hợp và số liệu tại Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 661
(Sổ chi tiết chi hoạt động), Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 662 (Sổ chi tiết chi dự
án) và Tài khoản 241 (Sổ theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản).
+ Số liệu về kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau của từng nguồn kinh phí
phải phù hợp với số liệu về kinh phí chưa sử dụng của từng nguồn kinh phí
tương ứng tại các sổ kế toán chi tiết (Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, Sổ
tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí).
- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (F02- 1TC): Số liệu về kinh phí kỳ
trước chuyển sang, số liệu về số kinh phí thực nhận kỳ này, số liệu về tổng số
kinh phí được sử dụng kỳ này, số liệu về kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán,
Số liệu về kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau của từng nguồn kinh phí, loại
kinh phí (kinh phí giao khoán, kinh phí không giao khoán), tính chất kinh phí tại
Báo cáo (F02- 1TC) phải phù hợp với số liệu tại sổ kế toán chi tiết Tài khoản
461 và Tài khoản 661. Số liệu tổng hợp của tất cảc nguồn kinh phí, loại kinh
phí...phải phù hợp với số liệu tại Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết
toán kinh phí đã sử dụng (B02-TC)”.
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (F02-2TC): Số liệu về kinh phí chưa sử
dụng kỳ trước chuyển sang, số liệu về kinh phí thực nhận kỳ này, số liệu về kinh
phí đã sử dụng đề nghị quyết toán, số liệu về kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ
sau của từng dự án phải phù hợp với số liệu tại sổ kế toán chi tiết Tài khoản 462
và Tài khoản 662. Số liệu tổng hợp của tất cả các dự án phải phù hợp với số liệu
tại Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

(B02-TC)”.
- Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định (B04-TC): Số liệu về số
lượng, nguyên giá TSCĐ đầu năm, tăng giảm trong năm và số liệu cuối năm của
từng loại TSCĐ tại báo cáo phải phù hợp với số liệu tại Sổ tài sản cố định và số
liệu Tài khoản 211 tại Sổ kế toán tổng hợp.
- Báo cáo số dư chuyển năm sau (B08- QTTC):
12
+ Số liệu về số dư kinh phí tại Báo cáo (B08- QTTC) phải phù hợp với số
liệu tổng hợp về kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau tại Báo cáo “Tổng hợp
tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (B02-TC).
+ Số liệu về số dư dự toán còn ở Kho bạc Nhà nước tại Báo cáo (B08-
QTTC) phải phù hợp với số liệu tổng hợp về dự toán kinh phí còn lại ở Kho bạc
Nhà nước tại Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước
(F02- 3aTC).
4. Kiểm tra số dư kinh phí tại Kho bạc Nhà nước (Bảng đối chiếu dự
toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước là biểu mẫu số F02-3aTC).
Căn cứ số liệu tại Sổ theo dõi dự toán, các Quyết định giao dự toán;
chứng từ cấp kinh phí của cơ quan có thẩm quyền; các chứng từ rút kinh phí; xác
nhận của Kho bạc tại Bảng đối chiếu dự toán kinh phí tại Kho bạc Nhà nước để
xác định số dư dự toán kinh phí thực tế tại Kho bạc nhằm xác định tính xác thực
của việc chi tiêu và số liệu báo cáo.
5. Kiểm tra chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị
Chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị ngành thuế là khoản chi:
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc phục vụ công tác chuyên
môn, nghiệp vụ: tài sản, trang thiết bị chuyên dụng, đặc thù; tài sản, trang thiết bị
làm việc phục vụ công tác quản lý; tài sản khác.
- Chi ứng dụng công nghệ thông tin theo chương trình kế hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện các chương trình, các dự án chung của ngành tài chính có
phục vụ chuyên môn của hệ thống thuế như: Dự án hạ tầng truyền thông, dự án

trung tân đào tạo công nghệ thông tin và dự án phòng thảm hoạ các chương trình,
dự án khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc lập dự toán chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị được lập chi tiết
theo từng nội dung chi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như nêu trên. Riêng đối với dự
toán thực hiện các chương trình, dự án theo nhiệm vụ chung của ngành tài chính
có phục vụ chuyên môn của hệ thống thuế, Tổng cục Thuế căn cứ kế hoạch triển
khai chương trình, kế hoạch, dự án, đề án và đề nghị của các đơn vị được giao
nhiệm vụ để đề xuất Bộ Tài chính bố trí dự toán cho phù hợp
13
Số liệu tổng hợp chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị trong niên độ thể
hiện ở báo cáo quyết toán ở mục nào chi đầu tư xây dựng cơ bản (phần chi thiết
bị).
- Kiểm tra tính xác thực của số liệu về chi mua sắm, trang thiết bị tại đơn vị
trong thời kỳ kiểm tra.
- Kiểm tra việc chi mua sắm, trang thiết bị tại đơn vị trong thời kỳ kiểm tra
về thẩm quyền; trình tự, thủ tục; phương thức mua sắm (mua sắm theo phương
thức tập trung của toàn ngành? mua sắm theo hình thức đấu thầu, chỉ định thầu,
mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp
đặc biệt....), số trường hợp mua sắm vượt thẩm quyền, vượt định mức, số tiền chi
sai so với quy định; hồ sơ chi mua sắm, trang thiết bị; hồ sơ phải có kế hoạch mua
sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong dự toán Ngân sách Nhà nước được
giao và tài liệu liên quan đến hoạt động mua sắm (hồ sơ tổ chức đấu thầu mua
sắm đối với trường hợp phải đấu thầu; báo giá đối với trường hợp mua sắm trực
tiếp; hợp đồng với nhà thầu; biên bản giao nhận hàng; hoá đơn; biên bản nghiệm
thu, thanh lý hợp đồng;...); chứng từ chi tiền.
6. Kiểm tra các khoản chi thường xuyên
Chi thường xuyên ngành thuế là khoản chi cho các nội dung: Chi
thanh toán cá nhân; chi quản lý hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp vụ
chuyên môn;
Trong đó:

6.1. Chi thanh toán cá nhân gồm:
- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo
lương.
- Chi làm thêm giờ.
- Chi thanh toán nghỉ phép năm.
- Chi khen thưởng, trợ cấp khó khăn, tiền tàu xe nghỉ phép năm theo chế
độ.
- Chi thuê khoán công việc và hợp đồng lao động thuê ngoài.
6.2. Chi quản lý hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp vụ
chuyên môn gồm:
14
- Chi các khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền
thông liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn.
- Chi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về thuế; hỗ trợ tổ chức cá nhân người nộp thuế.
- Chi các nghiệp vụ đặc thù về cưỡng chế nợ thuế, thu thập thông tin thu
nợ thuế, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn các hành vi trốn thuế và vi phạm
pháp luật về thuế.
- Chi mua vật tư, ấn chỉ thuế, chi uỷ nhiệm thu thuế, trang phục, quản lý
rủi ro và các khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác.
- Chi phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ.
- Chi bồi thường thiệt hại cho tổ chức cá nhân theo quy định trong hoạt
động nghiệp vụ.
- Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của hệ thống thuế.
- Chi hỗ trợ công tác xây dựng văn bản, soạn thảo văn bản quy phạm pháp
luật.
- Chi sửa chữa tài sản trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc phục vụ
công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chi đoàn đi công tác, học tập nước ngoài, chi đón tiếp khách nước ngoài,

tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị quốc tế.
- Chi công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ công chức trong hệ
thông Thuế.
- Chi đảm bảo hoạt động của tổ chức Đảng, Đoàn thể.
- Các khoản chi hoạt động thường xuyên khác.
Việc kiểm tra chi tiêu kinh phí cần tập trung xem xét các thủ tục về lập
chứng từ chi; tiêu chuẩn và định mức chi; nội dung chi phải đúng nguồn và phù
hợp với quy định tại các văn bản pháp luật về quản lý chi tiêu kinh phí (lưu ý
kiểm tra các khoản chi tạm ứng công tác cho cán bộ, tạm ứng cho công việc, việc
thanh toán tạm ứng).
7. Kiểm tra khoản chi thanh toán cá nhân
7.1. Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương.
15

×