Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương môn học phân tích định lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.21 KB, 6 trang )


PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
TRONG QUẢN TRỊ
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Mã môn học: BADM2305
Số tín chỉ: 03
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp. Hồ Chí Minh, 1-2012
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Thống kê ứng dụng trong kinh doanh, Tin học
Mục tiêu của môn học:
Môn học này sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức nền tảng cơ bản về các ứng dụng của
phương pháp định lượng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong các tình huống quản trị
kinh doanh của doanh nghiệp.
Biết cách sử dụng phần mềm giải các bài toán phân tích định lượng.
Tài liệu học tập:
o Tài liệu chính:
Trần Tuấn Anh, Phân tích định lượng trong kinh doanh, nhà xuất bản Thống kê, TPHCM,
2011.
o Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Xuân Thủy, Phân tích định lượng trong quản trị, nhà xuất bảng Thống kê,
TPHCM, 2006.
Bùi Tường Trí, Giáo trình phân tích định lượng trong quản trị, Nhà xuất bản Thống
Kê,1994.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tên chương
Giảng
lý thuyết
Bài tập Thảo luận,
phân tích tình huống


Tổng
số tiết
Tổng quan về phân tích định
lượng trong kinh doanh
3 2
5
Phân tích quyết định 7 3
10
Cây quyết định 7 3
10
Qui hoạch tuyến tính 7 3
10
Quản trị dự án 7 3
10
Mô phỏng trong kinh doanh 3 2
5
Tổng
50
1
(Ghi chú: 1 tiết = 45 phút)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
STT Hình thức đánh giá Tỷ lệ
1 Bài tập/ thảo luận/ thuyết trình 30%
2 Thi tự luận 70%
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan về phân tích định lượng trong quản trị
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Liệt kê được các thủ tục trong phân tích định lượng.
• Nhận biết các ứng dụng của phân tích định lượng trong các bài toán quản trị kinh doanh

thực tế.
• Nhận dạng các phần mềm tin học ứng dụng dùng để giải các bài toán trong phân tích định
lượng trong khoa học quản trị.
• Áp dụng cách thức phân tích điểm hòa vốn.
Các nội dung của chương
1.1 Tổng quan về phân tích định lượng trong quản trị
1.2 Qui trình ứng dụng phân tích định lượng
1.3 Vai trò của Excel trong phân tích định lượng
Chương 2 Mô hình phân tích quyết định
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Biết được tiêu chí của quyết định tốt.
• Nắm được các bước phân tích quyết định.
• Phân biệt các tình huống ra quyết định.
• Biết cách phân tích quyết định trong tình huống không chắc chắn, tình huống có rủi ro.
• Hiểu cách xác định giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo.
• Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế.
Các nội dung của chương
2.1 Giới thiệu
2.2 Các bước phân tích quyết định
2.3 Phân loại môi trường ra quyết định
2
2.4 Phân tích quyết định trong tình huống không chắc chắn
2.5 Phân tích quyết định trong tình huống có rủi ro
2.6 Phân tích độ nhạy của quyết định
2.7 Phân tích biên tế
Chương 3 Cây quyết định
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Hiểu và dùng được cây quyết định trong phân tích quyết định.

• Biết các bước phân tích quyết định bằng cây quyết định.
• Biết cách xác định giá trị kỳ vọng của thông tin nghiên cứu thị trường.
• Ứng dụng định lý Bayes để tính xác suất trong cây quyết định với thông tin dự báo.
Các nội dung của chương
3.1 Giới thiệu
3.2 Các bước ứng dụng cây quyết định
3.3 Cây quyết định phức tạp
3.4 Giá trị kỳ vọng của thông tin mẫu
3.5 Áp dụng định lý Bayes trong cây quyết định với thông tin dự báo
3.6 Phân tích độ nhạy của quyết định
Chương 4 Mô hình qui hoạch tuyến tính
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Hiểu các khái niệm cơ bản của lớp bài toán tối ưu và bài toán qui hoạch tuyến tính.
• Nắm được các yêu cầu của bài toán qui hoạch tuyến tính.
• Biết cách thành lập bài toán qui hoạch tuyến tính.
• Dùng phương pháp đồ thị để tìm phương án tối ưu.
• Giải bài toán qui hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình.
• Ứng dụng phần mềm giải các bài toán qui hoạch tuyến tính phức tạp.
• Hiểu và vận dụng phương pháp phân tích sau tối ưu.
Các nội dung của chương
4.1 Giới thiệu
4.2 Các yêu cầu của bài toán qui hoạch tuyến tính
4.3 Các giả thiết cơ bản của bài toán qui hoạch tuyến tính
4.4 Lập bài toán qui hoạch tuyến tính
4.5 Bài toán cực tiểu
4.6 Giải bài toán qui hoạch tuyến tính bằng phương pháp đồ thị
4.7 Phương pháp đơn hình
4.8 Phân tích sau tối ưu
3

Chương 5 Quản trị dự án
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Trình bày các khái niệm chung về dự án và quản trị dự án bằng phương pháp sơ đồ mạng.
• Cách sử dụng phương pháp PERT và CPM trong quản trị dự án.
• Đánh giá khả năng hoàn thành dự án
• Lập kế hoạch và theo dõi tiến trình thực hiện dự án, kiểm soát chi phí dự án.
• Phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện dự án theo CPM và bài toán qui hoạch tuyến
tính.
Các nội dung của chương
5.1 Giới thiệu các khái niệm chung về quản trị dự án
5.2 Phương pháp PERT trong quản trị dự án
5.3 Đánh giá khả năng hoàn thành dự án
5.4 Lập kế hoạch và phân bổ chi phí cho dự án
5.5 Theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện dự án
5.6 Phương pháp CPM rút ngắn thời gian thực hiện dự án
5.7 Rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng phương pháp bài toán qui hoạch tuyến tính
Chương 6 Mô phỏng
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Mô tả được các bước để thực hiện một mô phỏng
• Giải thích được những ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật mô phỏng.
• Áp dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo trong các vấn đề quản trị kinh doanh thực tế và
phân tích rủi ro dự án.
Các nội dung của chương
6.1 Giới thiệu phương pháp mô phỏng
6.2 Ưu và khuyết điểm của kỹ thuật mô phỏng
6.3 Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
6.4 ứng dụng mô phỏng Monte Carlo
6.5 Sử dụng phần mềm Excel để giải bài toán mô phỏng

4

×