Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hướng đi nào cho đổi mới quản trị đại học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.48 KB, 8 trang )

HƯỚNG ĐI NÀO CHO ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC VIỆT NAM?
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá nhiều văn bản pháp luật liên
quan đến đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam được ban hành.
Trong số đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính
phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển
toàn diện của giáo dục ĐH nước nhà.
Gần đây nhất là Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2020. Theo đó, Bộ Giáo
dục-Đào tạo đã triển khai chương trình hành động của Bộ về đổi mới quản
lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012. Tất cả cho thấy quyết tâm của các cấp
lãnh đạo đối với đổi mới quản lý ĐH. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều việc
phải làm.
Bài viết này sẽ phân tích một số mô hình và xu hướng quản trị ĐH
thế giới, đồng thời đề xuất một số hướng đi cho việc đổi mới quản trị giáo
dục ĐH Việt Nam.
Trường ĐH và sứ mạng của trường ĐH
Để có thể đổi mới quản trị và quản lý ĐH, trước tiên chúng ta cần
hiểu rõ trường ĐH là gì và sứ mạng của nó như thế nào.
Theo định nghĩa, trường ĐH là một cơ sở giáo dục được Nhà nước,
các tổ chức xã hội, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mạng đào
tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và
trên hết là phục vụ sự phát triển của xã hội và cộng động.
Theo ý kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế, trường ĐH là
một tổ chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới
bởi nó là sự kết hợp của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các tổ
chức chính trị nhà nước, công ty, tập đoàn, bệnh viện, công sở…
Khác với công ty/ tập đoàn kinh doanh mà đối tượng phục vụ của nó
chủ yếu là khách hàng, trường ĐH phục vụ rất nhiều nhóm đối tác liên đới
(stakeholders) từ chính phủ, các tổ chức xã hội/nghề nghiệp, giới công
nghiệp, cán bộ nhà trường, cộng đồng, sinh viên, phụ huynh…Việc điều


hành, quản trị, và quản lý của trường ĐH vì thế cũng có một số khác biệt cơ
bản so với các tổ chức khác.
Sự khác biệt giữa quản trị (governance) và quản lý
(management)
Mặc dù hai thuật ngữ quản trị và quản lý nhìn chung có sự gần gũi
và tương tác nhưng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý
trường ĐH. Đây là điều mà bản thân Bộ GD-ĐT và các trường ĐH Việt Nam
thường lúng túng bởi chưa có sự phân định rõ ràng.
Theo Gallagher (2002:2), “quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ
nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết
định, chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng xã hội và người học về
sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý trong khi quản lý nhằm
đạt được kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn
lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả”.
Điều này có nghĩa quản trị là hoạch định đường lối chính sách và
quyết định các định hướng đầu tư lớn trong khi quản lý là điều hành và
thực thi công việc hàng ngày. Vi vậy, có thể nói hiệu trưởng ở trường ĐH
chính là giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch hội đồng trường chính là
chủ tịch hội đồng quản trị ở công ty.
Mô hình quản trị/ quản lý
Về mặt quản lý nhà nước, Clark (1983) dùng thuật ngữ “tam giác
điều phối” (triangle of coordination) để miêu tả việc quản trị và quản lý
trường ĐH. Thuật ngữ này bao gồm “quản lý nhà nước” (state authority),
“thị trường” (market) và “chính thể học thuật” (academic oligarchy).
Braun và Merrien (1999) gọi đây là “không gian ba chiều của quản
trị” (three-dimensional space of governance). Trước đó, van Vught (1989,
1994) đã đề xuất điều chỉnh “tam giác điều phối” thành hai mô hình “kiểm
soát nhà nước” (state control) và “giám sát nhà nước” (state supervision).
Mô hình “kiểm soát nhà nước” thường gặp ở các nước Châu Âu
“vốn có sự can thiệp khá sâu của Nhà nước và của giới chính thể học

thuật” (Braun and Murien, 1999:17).
Theo Neave và van Vught (1994:9), Nhà nước đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định hệ thống giáo dục ĐH học, tức Nhà nước “kiểm
soát gần như tất cả các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH. Bộ Giáo dục
qui định các điều kiện cần thiết, chương trình giảng dạy, bằng cấp, hệ
thống thi cử, tuyển dụng/bổ nhiệm nhân sự. Mục đích quan trọng từ các qui
định chi tiết của Nhà nước là nhằm tiêu chuẩn hóa bằng cấp quốc gia mà
chủ yếu là do Nhà nước cấp thay vì cơ sở giáo dục ĐH”. Pháp là một thí dụ
điển hình của mô hình này[1].
Ngược với mô hình “kiểm soát nhà nước” là mô hình “giám sát nhà
nước”. Mô hình này thể hiện rõ ở các nước Anh, Mỹ, Úc, nơi mà sự can
thiệp của nhà nước đối với các trường là khá thấp. Vai trò của nhà nước là
giám sát hệ thống ĐH thay vì kiểm soát bởi nhà nước muốn đảm bảo chất
lượng học thuật và duy trì mức độ chịu trách nhiệm cao của các trường.
Neave và van Vught (1994:11) đã miêu tả: “Trong mô hình này, sự
tác động/can thiệp của nhà nước thường không cao. Nhà nước không can
thiệp sâu vào cơ sở giáo dục ĐH thông qua các qui định chi tiết và kiểm
soát chặt chẽ như mô hình nhà nước kiểm soát mà tôn trọng quyền tự chủ
của các trường và khuyến khích khả năng tự quản lý và chịu trách nhiệm”.
Theo đó, nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý từ xa
và dùng các hành lang và khuôn khổ pháp lý để điều tiết. Mô hình này, theo
Neave và van Vught cũng như của các học giả về quản trị ĐH thế giới được
xem là mô hình phù hợp nhất trong giai đoạn khủng hoảng giáo dục ĐH
hiện nay bởi nó có khả năng tạo nên sự đột biến sáng tạo trong các cơ sở
giáo dục ĐH.
Một số quan điểm/ xu hướng về ĐH và quản trị ĐH
Có khá nhiều quan điểm/ xu hướng khác nhau về ĐH và quản trị ĐH.
Giống như các tổ chức nhà nước và tư nhân, trường ĐH không thể đứng
ngoài những thay đổi lớn của xã hội (Bargh và các cộng sự, 1996). Các tác
động bên ngoài như sự chuyển hướng từ đào tạo tinh hoa sang đại trà, sự

gia tăng nhanh số lượng của sinh viên, việc khan hiếm các nguồn lực tài
chính và các biến đổi trong môi trường chính trị đã làm bản thân Nhà nước
và các trường đứng trước sự lựa chọn hoặc chấp nhận thay đổi hoặc là
chết (Becher và Kogan, 1992).
Ở Úc chẳng hạn, viêc thay đổi này thể hiện vai trò điều phối sâu hơn
của nhà nước. Ở Canada đang có xu hướng gia tăng sự điều phối của Nhà
nước đối với hệ thống giáo dục ĐH, đồng thời gia tăng yêu cầu trách nhiệm
xã hội và giải trình đối với các trường. Ở Mỹ chứng kiến sự mở rộng các
khung pháp lý về trách nhiệm thể chế.
Ở Anh, hiện đang có sự điều tiết tập trung trong việc quản trị hệ
thống ĐH của nhà nước. Riêng ờ Hà Lan lại có xu hướng ngược lại
(Goedegeburre và Hayden, 2007).
Thứ hai là xu hướng ảnh hưởng của yếu tố thị trường. Braun và
Merrien (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng của một “thị trường hoàn chỉnh”
(perfect operation of markets) và đề xuất các trường cần phải tập trung vào
khía cạnh thị trường. Một số học giả khác lại cho rằng yếu tố thị trường
không phải là ý tưởng hoàn hảo bởi vì sẽ không thể có một “thị trường hoàn
hảo” (perfect market) trong giáo dục ĐH mà là một “cận thị trường” (quasi-
market) (Amaral và Magalhaes).
Theo Dill (1997), cần xác lập và ứng dụng xu hướng “cận thị trường” thay vì
“thị trường hoàn hảo” trong giáo dục nhằm quản lý nhà trường một cách có
hiệu quả. Theo đó, cơ quan nhà nước trung ương có thể hành động như
một cơ quan đại diện cho nhu cầu và lợi ích của khách hàng, đồng thời thay
mặt khách hàng ký hợp đồng với các cơ sở giáo dục ĐH để cung cấp các
sản phẩm. Điều này cho thấy giáo dục là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt
chứ không phải là một loại hàng hóa thông thường để có thể thương mại
hóa theo dạng “thị trường hoàn hảo”.
Vai trò của Nhà nước là hỗ trợ và điều tiết theo hướng “cận thị
trường” để mục tiêu của giáo dục không bị bóp méo và hiểu sai lệch. Trên
quan điểm này, Marginson (2002) nhấn mạnh: “Các trường ĐH không phải

là các công ty/ tổ chức tư nhân sản xuất ra các loại hàng hóa dịch vụ thông
thường. Mặc dù mức độ hỗ trợ tài chính của chính phủ ở từng giai đoạn có
thể khác nhau nhưng cũng không thể xem trường ĐH là nơi mua bán hàng
hóa.
Trường ĐH được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý
qui định nhằm sản xuất ra nhiều loại hàng hóa công và tư với chức năng
chính của nó là giảng dạy và nghiên cứu. Vì vậy, trường ĐH là một phần
quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia với trách nhiệm chính là
tạo ra những sản phẩm công phục vụ xã hội”.
Một vấn đề tiếp theo đối với quản trị ĐH là hình thức “quản trị chia
sẻ” (shared governance) từ giới học thuật. “Quản trị chia sẻ” hay còn được
gọi là “quản trị tập thể” chiếm vị trí quan trọng bởi trường ĐH là một tập thể
phức hợp được cấu thành chủ yếu từ các giáo sư, cán bộ giảng dạy và sinh
viên.
Trong những thập niên vừa qua, tiếng nói của các nhóm đối tượng
trên là quan trọng[2]. Tuy nhiên, vai trò của nhóm học thuật này ngày nay có
vẻ yếu đi vì họ có xu hướng chống lại các thay đổi, đặc biệt là sự chuyển
hướng từ “quản trị chia sẻ” sang quản trị theo mô hình công mới (new
public management), nơi quyền lực thường tập trung vào hội đồng quản
quản trị và giám đốc điều hành[3].
Trong bối cảnh đó, quyền lực của của Hội đồng trường (đối với
trường công) và hội đồng quản trị (đối với trường tư) và giám đốc điều
hành (tức hiệu trưởng) ngày càng tăng cao nhằm đối phó với những biến
động của xã hội, khan hiếm các nguồn kinh phí và trên hết là thích ứng với
kinh tế thị trường. Hầu hết các học giả về quản trị ĐH tiên tiến trên thế giới
đồng ý rằng xu hướng trường ĐH hoạt động như một doanh nghiệp/ công ty
(để đảm bảo hiệu quả đầu tư) kết hợp với hương vị “cận thị trường” (để
thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng tránh thương mại hóa) dưới sự
hỗ trợ, giám sát và điều tiết (state supervision) của nhà nước là mô hình
hoạt động tối ưu nhất của các trường ĐH trên thế giới hiện nay.

Một vấn đề khác của quản trị trong việc ra quyết định là mối quan hệ
giữa tam giác quyền lực: giám đốc điều hành/hiệu trưởng (executive), hội
đồng quản trị (governing board) và hội đồng khoa học (academic board).
Hội đồng quản trị được xem như cơ quan quyền lực cao nhất của
trường[4] - “người gác đền” (institutional safe guard) - quyết định các chính
sách, qui hoạch chiến lược, định hướng và đầu tư lớn của trường. Vai trò
của hội đồng quản trị giống như một cơ quan “đệm” (buffer) nhằm giám sát
các hoạt động của trường và thay mặt nhà trường làm việc với các đối tác
bên ngoài. Điều này có nghĩa là hội đồng trường chịu trách nhiệm trước
nhà nước và xã hội về các hoạt động của trường chứ không phải ban giám
hiệu như ở Việt Nam.
Trong khi đó, vai trò của giám đốc điều hành/ hiệu trưởng là điều
hành/ quản lý công viêc hàng ngày và thực thi các chính sách, định hướng
do hội đồng quản trị thông qua. Đối với hội đồng khoa học, vai trò của nó là
đảm bảo cao nhất chất lượng học thuật và nghiên cứu của nhà trường dưới
sự quản lý của giám đốc điều hành/ hiệu
trưởng.
Ở các nước, thành phần của Hội đồng trường là khá đa dạng, chủ
yếu là đại diện từ giới công nghiệp, chính phủ, nhà khoa học có uy tín, giáo
sư, cán bộ, sinh viên, chính quyền địa phương v.v. Theo đó, tỉ lệ của người
từ ngoài trường thường chiếm khoảng 60-70% . Thông thường, số thành
viên trung bình của hội đồng quản trị các trường ĐH Úc vào khoảng 19-30
trong khi ở Mỹ dao động từ 25 đến 35. Ở một số nước châu Âu, hội đồng
trường chủ yếu được chỉ định bởi chính quyền thành phố, tiểu bang hoặc
liên bang (tiêu biểu là trường ĐH Kỹ thuật Delft, Hà Lan). Điều đặc biệt
quan trọng là trong thành phần của Hội đồng trường cần phải có một số
chuyên gia về kinh tế, tài chính và pháp luật để có thể giúp trường tính toán
hiệu quả chi phí đầu tư cũng như hoạt động trong khuôn khổ luật pháp qui
định. Đây là điều ít thấy ở các trường ĐH Việt Nam.
Tự chủ thể chế và chịu trách nhiệm thể chế

Như đã đề cập, do đặc trưng của trường ĐH là phải thỏa mãn nhu
cầu của tất cả các nhóm liên đới, việc quản trị và quản lý nhà trường cũng
cần phải có những khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này không nằm ngoài
hai nguyên lý cơ bản nhất và tiên quyết nhất của quản trị, tức quyền tự chủ
thể chế (institutional autonomy) và chịu trách nhiệm thể chế (institutional
accountability)[5]. Hai nguyên lý này cần phải hoạt động song song và
không thể thiếu một trong hai vì tự chủ giúp các trường độc lập và chủ động
trong việc xây dựng qui hoạch chiến lược, tài chính, chương trình đào tạo,
tuyển dụng sinh viên, nhân sự… trong khi đó chịu trách nhiệm thể chế là
sợi dây pháp lý ràng buộc khiến các trường không thể “xé rào” hoặc mua
bán bằng cấp.
Trong số 20 quốc gia được khảo sát, Anderson và Johnson (1998)
cho thấy nhóm các nước Anh-Mỹ có mức độ tự chủ cao nhất, tiếp đó là các
nước Châu Âu lục địa và cuối cùng là nhóm các nước Châu Á. Đây là điều
dễ hiểu bởi sự khác biệt đặc trưng về lịch sử, chính trị, kinh tế và văn hóa
giữa ba nhóm quốc gia. Tuy nhiên, gần đây với sự chuyển hướng từ đào
tạo tinh hoa (elite) sang đào tạo đại trà (mass education) cùng với sự khan
hiếm của các nguồn tài chính, vai trò của Nhà nước trong việc quản lý và
điều phối nguồn lực ở nhóm các nước Anh/ Mỹ/ Úc ngày càng tăng cao.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là Nhà nước can thiệp sâu
vào công việc nội bộ của các trường mà để cho các trường tự quyết định
trên cơ sở của trách nhiệm xã hội/ giải trình và trách nhiệm thể chế mà các
trường phải tuân thủ. Theo đó, Nhà nước cấp kinh phí trên cơ sở của kết
quả hoạt động và cạnh tranh. Các trường ĐH vì thế ngày càng phải gấp rút
nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác để có thể
duy trì hoạt động[6]. Các trường có chất lượng yếu kém sẽ dần dần bị đào
thải và đóng cửa. Điều này có vẻ trái ngược so với ở Việt Nam khi ngày
càng có nhiều ĐH “trường làng” được thành lập mới hoặc nâng cấp từ các
trường cao đẳng.
Chính Bộ GD-ĐT đã thừa nhận: “Giáo dục ĐH đang đứng trước

thách thức rất to lớn: Phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường
ĐH, cao đẳng chậm được thay đổi, không đảm bảo yêu cầu nâng cao chất
lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng

×