TUẦN 1
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I/ Mục tiêu:
- Nhận thức được: phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung
thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập, biết đồng tình, ủng hộ và phê phán.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động của GV
HĐ1: Xử lý tình huống
- Treo tranh tình huống như Sgk
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có của
bạn Long.
H: Theo em hoạt động nào là thể hiện sự
trung thực?
H: Trong học tập chúng ta cần phải trung
thực không?
KL: Trong học tập, chúng ta cần phải
luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học
tập ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
HĐ2: Sự cần thiết phải trung thực
trong học tập:
- GV cho hs làm việc cả lớp
H: Trong học tập vì sao phải trung thực?
H: Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ
hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta
gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
GV giảng và kết luận: Học tập giúp chúng
ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối,
kết quả học tập là không thực chất- chúng
ta sẽ không tiến bộ được.
HĐ3: Làm việc cá nhân bài 1/Sgk
Nêu yêu cầu bài tập
KL: Việc (c) là trung thực trong học tập.
Việc (a) (b) (d) là thiếu trung thực trong
học tập
HĐ4: Thảo luận nhóm bài 2/Sgk
KL: Ý (b) là đúng, ý (a) là sai.
HĐ5: Liên hệ bản thân
Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về
trung thực trong học tập.
- Chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học.
*Hoạt động của HS
-Quan sát tranh, đọc tình huống và thảo
luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
-Vài học sinh đọc ghi nhớ.
-Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn.
-Làm việc nhóm, trình bày, giải thích lí
do sự lựa chọn của mình.
-Thảo luận cả lớp.
TUẦN 2:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Trong giờ học, Minh là bạn thân của
Hùng, vì Minh không thuộc bài nên Hùng
nhắc bài cho bạn. Việc làm đó của bạn
Hùng đúng hay sai? Vì sao?
H2: Bạn Giang không chép bài của bạn
Lan ngồi bên cạnh khi làm bài kiểm tra.
Hành động đó của bạn Giang là đúng hay
sai? Vì sao?
H3: Thế nào là trung thực trong học tập?
Vì sao em phải trung thực trong học tập?
2/ Bài mới:
HĐ1: Thảo luận nhóm
Kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi
tình huống
HĐ2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm
được.
H: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm
gương đó?
Gv: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm
gương về trung thực trong học tập. Chúng
ta cần học tập các bạn đó.
HĐ3: Trình bày tiểu phẩm
- Học sinh làm việc theo nhóm.
H: Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa
xem?
H: Nếu em ở vào tình huống đó, em có
hành động như vậy không? Vì sao?
HĐ4: Tấm gương trung thực
H: Hãy kể 1 tấm gương trung thực mà em
biết hoặc của chính em?
H: Thế nào là trung thực trong học tập?
Vì sao phải trung thực trong học tập?
HĐ5: Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Vượt khó trong học tập.
*Hoạt động của HS
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Thảo luận
- Các nhóm trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh trình bày.
-Thảo luận cả lớp.
- Các nhóm bàn bạc, lựa chọn tình huống
và cách xử lí rồi phân vai thể hiện.
- Học sinh trả lời
- Nhận xét
- Bổ sung
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm kể
- Học sinh trả lời
TUẦN 3:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
Truyện: MỘT HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I/ Mục tiêu:
- Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần
phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục, quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Qúy trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Em hãy kể tên các hành động thể
hiện sự trung thực trong học tập?
H2: Em hãy kể tên các hành động không
trung thực trong học tập?
H3: Đọc lại phần ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Gv kể chuyện
HĐ2: Thảo luận nhóm câu 1, 2/Sgk
Gv kết luận.
HĐ3: Thảo luận nhóm đôi câu 3/Sgk.
- Gv kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều
khó khăn trong học tập và trong cuộc
sống, song Thảo đã biết cách khắc phục,
vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần
học tập tinh thần vượt khó của bạn.
HĐ4: Làm việc cá nhân bài 1/Sgk
-Y/c học sinh nêu cách sẽ chọn và giải
thích lí do.
- Gv kết luận.
H: Qua bài học hôm nay chúng ta có thể
rút ra điều gì?
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
HĐ5: Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Vượt khó trong học tập (t2)
*Hoạt động của HS
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 1,2 học sinh tóm tắt câu chuyện.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Vài học sinh đọc ghi nhớ
TUẦN 4:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Khi gặp bài Toán khó, em sẽ làm gì?
H2: Nhà em ở xa trường, hôm nay trời
mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
H3: Đọc lại phần ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Thảo luận nhóm bài 2/Sgk
- Gv kết luận và khen những học sinh biết
vượt qua khó khăn trong học tập.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi bài 3/Sgk
- Giải thích yêu cầu bài tập.
- GV kết luận
HĐ3: Làm việc cá nhân bài 4/Sgk
- Giải thích yêu cầu bài tập
- GV mời một số học sinh trình bày
những khó khăn và biện pháp khắc phục
- GV ghi tóm tắt ý kiến học sinh lên bảng
KL: Trong cuộc sống mỗi người đều có
những khó khăn riêng. Để học tốt cần cố
gắng vượt qua những khó khăn đó.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Biết bày tỏ ý kiến.
*Hoạt động của HS
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh thảo luận.
- Vài học sinh trình bày.
- Học sinh tự làm bài.
- Vài hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
TUẦN 5:
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được các em có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến
trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến người khác.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Mỗi hs chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ, xanh và vàng.
- Một chiếc micro không dây để chơi trò chơi phóng viên.
- Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm
III/ Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Thế nào là vượt khó trong học tập?
H2: Vượt khó trong học tập giúp ta điều
gì?
2/ Bài mới:
+ Khởi động: Trò chơi “ Diễn tả”
GV chia học sinh thành 4-6 nhóm và giao
cho mỗi nhóm một đồ vật hoặc một bức
tranh. Mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn
và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm
đồ vật hoặc bức tranh quan sát vừa nêu
nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
- GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến,
nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
HĐ1: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
1,2,3 Sgk/9
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được
bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan
đến bản thân em, đến lớp em.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi bài 1/Sgk
-Gv nêu yêu cầu
- GV kết luận
HĐ3: Bài 2/Sgk
- Phổ biến cho học sinh cách bày tỏ thái độ
thông qua những tấm bìa.
- Gv nêu từng ý kiến.
- Gv kết luận.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Tập tiểu phẩm: “ Buổi tối trong gia đình
bạn Hoa”
*Hoạt động của HS
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ
vật, bức tranh có giống nhau không?
-Hs thảo luận
- Đại diện trình bày
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Thảo luận, trình bày
- Học sinh biểu lộ theo quy ước
TUẦN 6:
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố
Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa
nhà. Hôm qua bố Tâm bắt Tâm phải nghỉ
học mà không cho Tâm được nói bất kì
điều gì. Theo em, bố Tâm làm như vậy
đúng hay sai? Vì sao?
H2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm
và phê bình?
H3: Đọc phần ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Tiểu phẩm: “Một buổi tối trong
gia đình bạn Hoa”
H: Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ bạn
Hoa, bố bạn Hoa về việc học tập của Hoa?
H: Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như
thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp
không?
H: Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như
thế nào?
HĐ2: Trò chơi phóng viên
KL: Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ
riêng và có quyền bày tỏ ý quyền của mình.
HĐ3: Trình bày bài viết, tranh vẽ
- GV kết luận chung:
. Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày
ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em.
. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng.
Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ
em cũng phải được thực hiện mà chỉ có
những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi
cho sự phát triển của trẻ em.
. Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người khác.
HĐ tiếp nối: Thảo luận về các vấn đề cần
giải quyết của tổ, lớp, trường
Bài sau: Tiết kiệm tiền của
*Hoạt động của học sinh
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 1 số học sinh đóng vai, cả lớp theo dõi.
- Học sinh trả lời
- Nhận xét
- Bổ sung
- Học sinh đóng vai phóng viên và
phỏng vấn các bạn theo câu hỏi bài
3/Sgk
- Học sinh trình bày
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm
TUẦN 7:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I/ Mục tiêu:
- Nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao?
- Học sinh biết tiết kiệm, gìn giữ sách vở, đồ chơi…
- Biết đồng tình, ủng hộ các hành vi, việc làm tiết kiệm và ngược lại.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
III/ Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở
một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em
không muốn đi vì không muốn xa các bạn
cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
H2: Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc
cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó
để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da
cam. Em sẽ nói như thế nào?
2/ Bài mới:
HĐ1: GV chia nhóm
GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen
tốt, là biểu hiện của con người văn minh,
xã hội văn minh.
HĐ2: GV nêu từng ý kiến trong bài tập
1/Sgk, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ
đánh giá theo các phiếu màu đã quy ước
GV kết luận: Các ý kiến (c), (d) là đúng.
Các ý kiến (a), (b) là sai.
- GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ Sgk
*Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết
kiệm tiền của.
- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của
bản thân.
Bài sau: Tiết kiệm tiền của ( tiết 2)
*Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
-Đọc và thảo luận thông tin
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh bày tỏ ý kiến
- Giải thích lí do lựa chọn
- 1-2 học sinh đọc ghi nhớ.
TUẦN 8:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Em hãy kể những việc làm tiết kiệm?
H2: Em hãy kể những việc làm không tiết
kiệm?
H3: Đọc ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Nêu yêu cầu bài 4/Sgk
GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g),
(h), (k) là tiết kiệm tiền của.
Các việc làm (c), (d), (đ),
(e), (i) là lãng phí tiền của.
Khen ngợi học sinh biết tiết kiệm tiền của
và nhắc nhở những học sinh khác thực
hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh
hoạt hằng ngày.
HĐ2: Thảo luận nhóm và xử lí tình
huống
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi
nhóm xử lí các tình huống .
H: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp
chưa? Có cách ứng xử nào khác không?
Vì sao?
GV kết luận về cách ứng xử phù hợp
trong mọi tình huống.
*Kết luận chung: GV mời một vài học
sinh đọc to phần ghi nhớ trong Sgk.
HĐ tiếp nối: Thực hành tiết kiệm tiền
của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện,
nước… trong cuộc sống hàng ngày.
Bài sau: Tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động của học sinh
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm bài
- Trả lời, giải thích
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời
- Nhận xét
- Học sinh đọc ghi nhớ Sgk
TUẦN 9:
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
Truyện: MỘT PHÚT
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Hiểu được thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm, cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết quý trọng và xử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa: xanh, đỏ và vàng.
- SGK Đạo đức 4
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Trong ăn uống, em cần phải tiết kiệm như
thế nào?
H2: Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiệm?
2/ Bài mới:
HĐ1: GV kể chuyện
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo 3 câu
hỏi trong SGK
GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta
phải tiết kiệm thời giờ.
HĐ2: Bài tập 2/SGK
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
thảo luận về một tình huống.
GV kết luận:
- HS đến phòng thi muộn có thể không được
vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
- Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ
máy bay.
- Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu
chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
HĐ3: Bày tỏ thái độ ( bài 3/Sgk)
GV nêu lần lượt từng ý của bài tập
GV kết luận
- Ý kiến (d) là đúng
- Các ý kiến (a), (b), (c) là sai.
GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ Sgk
HĐ tiếp nối:
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
Bài sau: Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét
- Học sinh bày tỏ thái độ
- Giải thích lí do
- Vài học sinh đọc ghi nhớ
TUẦN 10:
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 7 hs lần lượt lên đánh dấu x vào cột
em lựa chọn:
Ý kiến Tán thành Không tán
thành
Phân
vân
1. Thời giờ là cái quý
nhất
2. Thời giờ là thứ ai
cũng có, không mất tiền
mua nên không cần tiết
kiệm.
3. Học suốt ngày không
làm gì khác là tiết kiệm
thời giờ.
4.Tiếtkiệm thời giờ là
sử dụng thời giờ một
cách hợp lí, có ích.
5.Tranh thủ làm nhiều
việc là tiết kiệm thời
giờ.
6.Giờ nào việc nấy
chính là tiết kiệm thời
giờ.
7. Tiết kiệm thời giờ là
làm việc nào xong việc
nấy một cách hợp lí.
2/ Bài mới:
HĐ1: Làm việc cá nhân bài tập 1/Sgk
GV kết luận: Các việc làm (a), (c), (d) là
tiết kiệm thời giờ.
Các việc làm (b), (đ), (e)
không phải là tiết kiệm thời giờ.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi bài tập
4/Sgk
GV mời một vài học sinh trình bày trước
lớp
GV khen ngợi những học sinh đã biết sử
dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các
học sinh còn sử dụng lãng phí thời giờ.
HĐ tiếp nối:
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh
hoạt hằng ngày.
Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động của học sinh
- 7 học sinh lần lượt lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Làm bài tập cá nhân.
- Trình bày, trao đổi trước lớp
- Học sinh thảo luận về việc bản thân đã
sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến
thời gian biểu của mình trong thời gian tới
- Trình bày trước lớp
- Trao đổi, chất vấn, nhận xét.
TUẦN 11:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ – CHA MẸ
Truyện: PHẦN THƯỞNG
I/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với
ông bà, cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm “ Phần thưởng”
- SGK Đạo đức 4
- Bài hát “ Cho con” Nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Lâm có thời gian biểu quy định rõ
giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn
luôn thực hiện đúng. Việc làm của bạn
Lâm là đúng hay sai? Vì sao?
H2: Chiều nào Quang cũng đi chơi đá
bóng. Tối về lại xem ti vi, đến khuya mới
lấy sách vở ra học bài. Việc làm của bạn
Quang là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Bài mới:
+ Khởi động:
H: Bài hát nói về điều gì?
H: Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu
của cha mẹ đối với mình?
H: Là con trong gia đình, em có thể làm gì
để cha mẹ vui lòng?
HĐ1: Thảo luận tiểu phẩm “ Phần
thưởng”
GV hỏi các học sinh vừa đóng tiểu phẩm:
- Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc
bánh mà em được thưởng?
- Bà cảm thấy thế nào về việc làm của
cháu đối với mình?
GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc
bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
HĐ2: Thảo luận nhóm bài 1/Sgk
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Hát tập thể bài “Cho con” Nhạc và lời:
Phạm Trọng Cầu.
- Học sinh trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Cả lớp xem 1 số bạn đóng vai
- Học sinh trả lời
- Cả lớp thảo luận nhận xét về cách ứng
xử.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV kết luận: Việc làm của các bạn Loan
(tình huống b), Nhâm (tình huống đ) thể
hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
việc làm của các bạn Sinh (tính huống a)
và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan
tâm đến ông bà, cha mẹ.
HĐ3: Thảo luận nhóm bài 2/Sgk
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm.
GV kết luận về nội dung các bức tranh và
khen các nhóm học sinh đã đặt tên tranh
phù hợp.
GV mời học sinh đọc ghi nhớ Sgk
HĐ tiếp nối: Chuẩn bị bài tập 5,6/Sgk
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Vài học sinh đọc ghi nhớ Sgk
TUẦN 12:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ- CHA MẸ
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Theo em, việc làm như thế nào là
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
H2: Chúng ta không nên làm gì đối với
ông bà, cha mẹ?
H3: Đọc phần ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Đóng vai (bài tập 3/Sgk)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho
một nữa số nhóm thảo luận đóng vai theo
tình huống tranh 1, một nữa số nhóm thảo
luận đóng vai theo tình huống tranh 2
- GV phỏng vấn học sinh đóng vai cháu
về cách ứng xử, hs đóng vai ông bà về
cảm xúc khi nhận được sự quan tâm,
chăm sóc của con cháu.
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần
phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,
nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi bài tập
4/Sgk
- GV nêu yêu cầu bài tập 4
- GV khen một số học sinh đã biết hiếu
thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các
học sinh khác học tập các bạn
HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác
hoặc tư liệu sưu tầm được (bài 5,6/Sgk)
- Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có
công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta
nên người. Con cháu phải có bổn phận
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
* Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Biết ơn thầy cô giáo
* Hoạt động của học sinh
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai
- Học sinh trả lời
- Thảo luận lớp nhận xét về cách ứng xử
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi
- Trình bày
- Học sinh trình bày
- Nhận xét
TUẦN 13:
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh. Học sinh phải kính trọng, biết
ơn cô giáo, thầy giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
- Kéo, giấy màu, hồ dán, bút màu để sử dụng cho hoạt động 2 tiết 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt ta
phải làm gì?
H2: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu
thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy
ra?
2/ Bài mới:
HĐ1: Xử lí tình huống (trang 20,
21/Sgk)
- GV nêu tình huống
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã
dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều
tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn
thầy giáo, cô giáo.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập
1/Sgk)
- GV yêu cầu từng nhóm học sinh làm
bài.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng
của bài tập.
Các tranh 1,2,4 thể hiện thái độ kính
trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Tranh 3:
Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp
mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Hs dự đoán các cách ứng xử có thể xảy
ra.
- Hs lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí
do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về các cách ứng xử.
- Từng nhóm hs thảo luận.
- Hs lên chữa bài tập.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
giáo, cô giáo.
HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 2/Sgk)
- GV chia hs làm 7 nhóm. Mỗi nhóm
nhận một băng chữ viết tên một việc làm
trong bài tập 2 và yêu cầu hs lựa chọn
những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy
giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm thể
hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện
lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
Các việc làm (a) (b) (d) (đ) (e) (g) là
những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy
giáo, cô giáo.
- GV mời hs đọc ghi nhớ Sgk
HĐ tiếp nối:
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài
học.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục
ngữ… ca ngợi công lao các thầy giáo, cô
giáo.
- Từng nhóm hs thảo luận và ghi những
việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận
theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn”
trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc
nên làm mad nhóm mình đã thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung
-Vài hs đọc ghi nhớ.
TUẦN 14:
BIẾT ƠN THẦY GIÁO- CÔ GIÁO
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Nêu những việc làm thể hiện sự kính
trọng, biết ơn thầy cô giáo?
H2: Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học
tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải cô
giáo chủ nhiệm. Việc làm đó đúng hay
sai? Vì sao?
2/ Bài mới:
HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu
tầm được (bài 4, 5/Sgk)
- GV nhận xét
HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy
giáo, cô giáo cũ
- Giáo viên nêu yêu cầu
- GV nhắc hs nhớ gửi tặng các thầy giáo,
cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình
đã làm.
Kết luận chung:
- Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy
giáo, cô giáo.
- Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của
lòng biết ơn.
HĐ tiếp nối:
- Thực hiện các nội dung ở mục “Thực
hành” trong SGK.
- Bài sau: Yêu lao động.
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Hs trình bày, giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bình luận.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Lắng nghe
TUẦN 15:
YÊU LAO ĐỘNG
Truyện: MỘT NGÀY CỦA PÊ- CHI -A
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của
bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV:
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì
gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam
liền nói: A! Nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô
ấy mắng oan tớ. Hôm nay, tớ phải trêu con bé này
cho bõ tức. Trước tình huống đó em sẽ xử lí như
thế nào? Tại sao?
H2: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt
không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
2/ Bài mới:
HĐ1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
- GV đọc lần thứ nhất.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong
Sgk.
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở … đều là
sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con
người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
HĐ2: Làm trắc nghiệm bài tập 1/Sgk
- GV giải thích yêu cầu làm việc cá nhân: đánh dấu
x vào ô chỉ người lao động.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động,
lười lao động.
HĐ3: Đóng vai (bài tập 2/Sgk)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo
luận và đóng vai một tình huống.
- GV cho cả lớp thảo luận:
+ Cách ứng xử trong kỗi tình huống như vậy đã phù
hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc lần thứ 2
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh cá lớp trao đổi, tranh
luận.
- Vài học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Trình bày bài làm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị
đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận trả lời câu
hỏi.
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong
mỗi tình huống.
HĐ tiếp nối: Chuẩn bị trước bài 4,5,6/Sgk.
TUẦN 16:
YÊU LAO ĐỘNG
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Để được cô giáo khen tinh thần lao
động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế
nặng và tranh làm hết công việc của các
bạn. Theo em, việc làm của bạn Nam như
vậy là đúng hay sai? Vì sao?
H2: Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê
cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về
quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết
trồng cây ở trường. Theo em, việc làm
của bạn Vui như vậy là đúng hay sai? Vì
sao?
H3: Đọc ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập
5/Sgk)
- GV mời một vài học sinh trình bày
trước lớp.
- GV nhận xét và nhắc nhở hs cần phải cố
gắng học tập, rèn luyện để có thể thực
hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai
của mình.
HĐ2: Trình bày, giới thiệu về các câu
chuyện, bài viết, tranh vẽ
- GV nhận xét, khen những câu chuyện,
bài viết, tranh vẽ tốt.
- Kết luận chung:
+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều
cần phải lao động vì bản thân, gia đình và
xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc
ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp
với khả năng của bản thân.
HĐ tiếp nối:
- Thực hiện nội dung mục thực hành
trong Sgk.
- Bài sau: Ôn tập
* Hoạt động của học sinh
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo
nhóm đôi.
- Lớp thảo luận, nhận xét
- HS trình bày, giới thiệu các câu chuyện,
bài viết, tranh các em đã vẽ về một công
việc mà các em yêu thích và sưu tầm
được.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- Lắng nghe
TUẦN 17-18:
ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CUỐI KỲ I
GV cho học sinh ôn lại các bài từ tuần 1 đến tuần 16
TUẦN 19:
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Truyện: BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 4
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thảo luận lớp (Truyện: “Buổi
học đầu tiên” Sgk)
- GV kể chuyện
- Yêu cầu học sinh trả lời theo 2 câu hỏi
Sgk.
- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi
người lao động, dù là những người lao
động bình thường nhất.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập
1/Sgk)
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV kết luận: Nông dân, bác sĩ, người
giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti,
nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo
viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều
là những người lao động (trí óc hoặc chân
tay). Những người ăn xin, những kẻ buôn
bán ma túy không phải là người lao động
vì những việc làm của họkhông mang lại
lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 2/Sgk)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT Người lao động Ich lợi mang lại cho xã hội
- GV kết luận: Mọi người lao động đều
mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và
xã hội.
HĐ4: Làm việc cá nhân (bài tập 3/Sgk)
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe
- Thảo luận và trả lời
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Lắng nghe
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Lắng nghe
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV kết luận:
+ Các việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (g)
là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người
lao động.
+ Các việc (b), (h) là thiếu kính trọng
người lao động.
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
HĐ tiếp nối: Chuẩn bị bài 5,6/Sgk.
- Học sinh làm bài
- Học sinh trình bày ý kiến
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Vài học sinh đọc ghi nhớ Sgk
TUẦN 20:
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Với những người lao động chân tay,
chúng ta không cần phải tôn trọng như
những người lao động khác. Ý kiến đó
đúng hay sai? Vì sao?
H2: Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật
gì với người lao động. Hành động đó là
đúng hay sai? Vì sao?
H3: Đọc lại phần ghi nhớ Sgk
2/ Bài mới:
HĐ1: Đóng vai (bài tập 4/Sgk)
- GV chia lớp thành các nhóm, giao mỗi
nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một
tình huống
- GV phỏng vấn các hs đóng vai
- Yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Cách cư xử với người lao động trong
mỗi tình huống như vậy đã phù hợp
chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử
như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp
trong mỗi tình huống.
HĐ2: Trình bày sản phẩm (bài tập
5,6/Sgk)
- GV nhận xét chung
- GV mời học sinh đọc ghi nhớ Sgk
HĐ tiếp nối: Thực hiện kính trọng, biết
ơn những người lao động.
* Bài sau: Lịch sự với mọi người.
* Hoạt động của học sinh
- 3 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị lên
đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận và trả lời
- Lắng nghe
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- Cả lớp nhận xét
- Vài hs đọc ghi nhớ
TUẦN 21:
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
Truyện: CHUYỆN Ở TIỆM MAY
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Hiểu: Thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh
- Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người
biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- SGK Dạo đức 4
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa; xanh, đỏ, vàng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
H1: Em hãy cho biết bài ca dao này ca
ngợi người lao động nào:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
H2: Em hãy cho biết người lao động nào
luôn phải đối mặt với hiểm nguy, đối mặt
với những kẻ tội phạm?
2/ Bài mới:
HĐ1: Thảo luận lớp truyện: Chuyện ở
tiệm may ( Sgk trang 31)
- GV nêu yêu cầu: Các nhóm đọc truyện rồi
thảo luận theo câu hỏi 1,2
- GV kết luận:
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi
mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông
cảm với cô thợ may,…
+ Hà nên biết tôn trọng nhười khác và cư
xử cho lịch sự.
+ Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn
trọng, quý mến.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1/Sgk)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo
luận cho các nhóm.
- GV kết luận: + Các hành vi, việc làm (a),
(b) là đúng.
+ Các hành vi, việc làm (c), (d) là sai
HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 3/Sgk)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm
* Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm hs làm việc
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm hs thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày
- GV kết luận: Phép lịch sự khi giao tiếp
thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói
tục, chửi bậy…
+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói;
+ Chào hỏi khi gặp gỡ;
+ Cảm ơn khi được giúp đỡ;
+ Xin lỗi khi làm phiền người khác;
+ Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi
muốn nhờ người khác giúp đỡ;
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà
người khác;
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa
nhai, vừa nói;
- GV mời hs đọc phần ghi nhớ SGK
HĐ tiếp nối: Sưu tầm ca dao, tục ngữ,
truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn
bè và mọi người.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Vài hs đọc ghi nhớ SGK