Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

giáo án 10 cb từ tuần 16-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.07 KB, 12 trang )

Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Thao tác 2: Từ việc phân tích các bài tập
trên, em hãy rút ra thế nào là ẩn dụ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần II.
Thao tác 1: Cho 2 nhóm còn lại 3, 4 làm
bài tập phần hoán dụ, bài 1 + 3 nhóm 3; bài 2
+ 3 nhóm 4. Sau đó, lên trình bày ở bảng, lớp
nhận xét → giáo viên tổng kết.
Thao tác 2: gọi học sinh rút ra kết luận thế
nào là hoán dụ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện
tập và củng cố.
Dặn dò:
Các em về học bài và soạn 3 bài đọc
thêm.
3. Học sinh tự làm, giáo viên nhận xét, sửa lỗi:
→ Ẩn dụ là phép tu từ dựa trên sự liên tưởng giống
nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
- Thường có sự chuyển trường nghĩa.
II. Hoán dụ :
1. a. Đầu xanh: trẻ tuổi, nhỏ tuổi
Má hồng: người con gái đẹp (truyện Kiều)
→ Thân phận gái lầu xanh của Thuý Kiều.
“Áo nâu”: nông dân
“Áo xanh”: công nhân
b. Ta dựa vào sự gần gũi giữa hai đối tượng mà
nhà thơ đã thay đổi tên gọi
2. Hoán dụ: thôn Đoài – thôn Đông: người thôn
Đoài, thôn Đông.
Ẩn dụ: cau thôn Đoài - trầu: cau trầu quan hệ


khắng khít giữa hai người với nhau.
b. Khác nhau:
- Cách nói lấp lửng, chưa xác định trong tình yêu.
- Lời hứa thuỷ chung, đợi chờ.
3. Học sinh tự viết, giáo viên nhận xét và sửa lỗi:
→ Hoán dụ là phép tu từ dựa trên sự liên tưởng gần
gũi (liên tưởng kế cận) của hai đối tượng mà không
so sánh.
III. Củng cố, luyện tập:
Ghi nhớ : sách giáo khoa
Tuần 16 Kí duyệt 23/11/09
Tiết 46: Làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs:
- Nhận rõ hơn những ưu điểm và nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết bài văn
tự sự.
- Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể
chuyện hoặc viết bài văn tự sự.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án
- Cách thức: kết hợp phát vấn và thảo luận để học sinh nắm rõ vấn đề hơn.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY - HỌC
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
Cho hs làm bài tập về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
III. Bài mới:
Thao tác 1: Gọi hs đọc đề và nêu yêu cầu của đề?
*Đề: Hãy hoá thân vào một nhân vật trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"
để kể lại câu chuyện. Nếu em là Hơ Nhị, em sẽ quăng miếng trầu cho ai?

*Yêu cầu đề:
- Nội dung:
+Kể lại đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" theo ngôi kể mình chọn.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
+ Xác định được ngôi kể để hoá thân cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
+ Sắp xếp các chi tiết cho phù hợp với ngôi kể, theo trình tự hợp lí.
- Hình thức :
+ Đáp ứng yêu cầu của bài văn tự sự: có lời kể, có nhân vật, có lời đối thoại
+ Chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ, không mắc lỗi nhiều.
* Lập dàn ý
Đây là tác phẩm các em đã học rồi nên gv chỉ cần gọi hs nhắc lại những sự việc chính và yêu
cầu kể đủ những sự việc đó.
* Nhận xét ưu, khuyết điểm của hs:
- Ưu:
+ Đa số các em làm được bài, xác định được ngôi kể rõ ràng, nhiều em kể sáng tạo, cách
trình bày hay, thu hút được người đọc và người nghe.
+ Trình bày sạch, đẹp rõ ràng, ít sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Khuyết:
+ Nhiều em xác định được ngôi kể nhưng chưa biết sắp xếp các sự việc cho phù hợp với
ngôi kể, trình bày cẩu thả, kể thiếu các chi tiết quan trọng
+ Lỗi diễn đạt nhiều, nhiều em diễn đạt quá vụng, có em bài viết còn lam man chưa xác
định được các sự việc chính. Lỗi chính tả nhiều.
+ Đậy là bài viết ở nhà nhưng nhiều em làm rất sơ sài, mang tính chất đối phó.
* Sửa lỗi:
Gv đưa ra những lỗi mà hs mắc phải sau đó gọi trực tiếp các em đó sửa lỗi, các bạn khác nhận
xét, bổ sung.
* Trả bài, khen thưởng:
Gv chọn bài hay nhất cho hs đọc trước lớp để tuyên dương đồng thời để các bạn học hỏi
thêm cách viết và cách trình bày.

Tuần 16
Tiết 47: Đọc văn Kí duyệt 23/11/09
CẢM XÚC MÙA THU
ĐỖ PHỦ
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân” của mình,
thực ra nỗi “lo vì dân” ấy không chỉ quanh năm mà suốt đời nhà thơ. Trong bài thơ này, Đỗ Phủ thể
hiện nội lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nổi ngậm ngùi cho thân phận minh.
- Bài thơ này cũng tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường: đối cảnh sinh tình → thu
cảnh cũng chính là tâm cảnh.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận theo hướng quy nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
Hãy đọc bài thơ phần – Phiên âm và phân tích 2 câu đầu.
- Dịch thơ và phân tích 2 cầu sau.
III. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần I.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc phần tiểu
dẫn và rút ra những ý chính.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc -
hiểu tác phẩm.
Thao tác 1: Theo em bài thơ này được
chia làm mấy phần?
Thao tác 2: Cảnh thu bắt đầu bằng hình
ảnh nào?
Thao tác 3: Bức tranh thiên nhiên đựơc
miêu tả như thế nào?
Thao tác 4: Tầm nhìn của tác giả có sự
thay đổi như thế nào? Vì sao?
Thao tác 5: Em cảm nhận như thế nào về
hai hình ảnh hoa cúc, con thuyền và 2 từ nào
là “nhãn tự” của hai câu thơ.
Thao tác 6: Hai câu cuối có âm thanh gì
xuất hiện? Ý nghĩa.
Dặn dò:
Các em về soạn bài ba bài đọc thêm
trong sách giáo khoa
- Đỗ Phủ (712 – 770)
- Bắt đầu làm thơ từ lúc nhà Đường phồn thịnh
nhưng chủ yếu từ loạn An Lộc Sơn (755 – 763).
- Sống trong nghèo khổ và chết trong bệnh tật.
2. Nội dung thơ Đỗ Phủ:
(sách giáo khoa) → thi sử.
→ Thi thánh
II. Đọc - hiểu
1. Bố cục: 2 phần
- Bốn câu đầu: cảnh thu
- Bốn câu sau: tình thu
2. Hiểu:

a. Bốn câu đầu:
- Rừng phong “điêu thương”: đặc trưng của mùa
thu Trung Quốc → cảnh + tình.
- Núi non trùng điệp và hiểm trở → cảnh bị trùm
trong hơi thu hiu hắt.
- Sóng rợn: đặc trưng của mùa thu trên sông
Trường Giang.
- Mặt đất mây đùn:
+ Không gian bị mùa thu dồn nén.
+ Nỗi lo âu của tác giả.
→ Không gian trong tầm nhìn xa → tâm cảnh.
b. Bốn câu sau:
* Câu 5, 6:
- Không gian cận kề:
+ Chiều: tầm nhìn thu hẹp.
+ Vận hành của tứ thơ: cảnh → tình
- Cúc (hoa thu) - khai (nở) - lưỡng (hai) → tha
nhật lệ (nước mắt) → cùng chung nước mắt: hoa +
người.
- Thuyền (mùa thu cuộc đời) - hạ (buộc) - nhất
(một) - cố viên tâm (buộc vào lòng) → trái tim
thương nhớ vươn xa buộc mãi vào con thuyền -
phương tiện duy nhất đưa tác giả trở lại “cố viên”.
→ Hay nhất của bài.
* Câu 7, 8:
- Tiếng chày, tiếng thước:
+ Âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc.
+ Nổi nhớ người thân.
→ Tâm trạng nhớ quê, nhớ người thân tha thiết.
3. Tổng kết:

- Nỗi nhớ riêng gắn với hoàn cảnh đất nước.
- Mỗi câu thơ đểu có tình thu và cảnh thu.
III. Củng cố, luyện tập:
1. Ghi nhớ : sách giáo khoa
2. Luyện tập: về nhà
.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Tuần 16 Kí duyệt 23/11/09
Tiết: 48. Đọc văn
ĐỌC THÊM:
LẦU HOÀNG HẠC (THÔI HIỆU) - NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
(VƯƠNG XƯỜNG LINH) – KHE CHIM KÊU (VƯƠNG DUY)
A. Mục tiêu bài học
(Sách giáo viên)
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận theo hướng quy nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
Hãy đọc bài “Thu hứng” và phân tích bốn câu đầu, phân tích bốn câu sau.
III. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài thơ.
Thao tác 1: Cho học sinh đọc phần tiểu
dẫn để nắm được những nét chính về tác giả.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh đọc
thêm.

Thao tác 3: 4 câu đầu tác giả tả cảnh lầu
Hoàng Hạc như thế nào?
Thao tác 4: Cảnh ở đây như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
bài thơ.
Thao tác 1: Cho học sinh đọc phần tiểu
dẫn trong sách giáo khoa.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh trả lời
các câu hỏi trong sách giáo khoa?
Nội dung cần đạt
A. Lầu Hoàng Lạc – Thôi Hiệu:
I. Giới thiệu:
(sách giáo khoa)
II. Đọc _ hiểu:
1. Bốn câu đầu:
- Hạc vàng – bay đi → cái thiêng liêng cao quí
không còn nữa → thời gian đi không trở lại.
- Lầu còn trơ
- Mây trắng bồng bềnh
→ Cái thực, cái hư vô như thân phận trôi nổi của
người tha hương.
→ Vũ trụ là vô cùng, con người là hữu hạn.
→ Cảnh tiên, cảnh quá khứ, sự đối lập giữa cái mất
và cái còn.
2. Bốn câu sau:
- Cảnh hiện tại: đất Hán Dương, bãi Anh Vũ →
nhìn thấy, tươi non.
- Dương quan: quên hương xa xôi → hút lấy hồn
người.
- Khói + sóng → càng tăng cảm giác buồn nhớ

quê hương.
→ Cảnh đẹp nhưng buồn vì tác giả nhận ra sự đối
lập giữa đời người và vũ trụ. Hơn nữa nhà thơ đang
sống trong thân phận của một kẻ tha hương.
B. Nỗi oán của người phòng khuê - Vương
Xương Linh:
I. Giới thiệu: sgk
II. Hướng dẫn đọc hiểu:
1. Hai câu đầu:
- “Bất tri sầu”: người thiếu phụ không biết buồn.
- “Ngày xuân” - ngưng trang - hướng thuý lầu:
trang điểm lộng lẫy bước lên lầu cao để thưởng
ngoạn cảnh xuân.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài thơ.
Thao tác 1: Cho học sinh đọc phần tiểu
dẫn để nắm ý.
Thao tác 2: Trả lời các câu hỏi sách giáo
khoa.
Dặn dò:
Các em về soạn bài ba bài đọc thêm
trong sách giáo khoa
→ Tâm lí + khơng gian + thời gian hài hồ với
nhau → đảo ngược so với tiêu đề → nghệ thuật.
2. Hai câu sau:
- “Hốt kiến”: chợt thấy màu dương liễu.
- “Màu dương liễu: tuổi trẻ, sự biệt li.
→ Tuổi xn sẽ qua đi, cái già sẽ đến và nàng sống

trong cơ đơn.
- Hối hận vì đã khun chồng đi lập ấn phong
hầu.
→ Câu thứ 3 là câu bản lề chuyển mạch tình cảm.
→ Khơng chỉ lời ốn trách của người thiếu phụ →
lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường.
C. Khe chim kêu - Vương Duy
I. Giới thiệu: sách giáo khoa
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1. Cảm nhận hoa quế rơi : đêm xn rất thanh
tĩnh, cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế.
→ Tâm trạng thanh nhàn.
2. Mối quan hệ giữa động và tĩnh:
- Người với cảnh.
- Giữa đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu.
→ Cảm xúc vừa tinh tế vừa sơi động trong mối
quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Tiếng chim
kêu làm cho bức tranh thêm có hồn có sức sống.
Tuần 17 Kí duyệt 30/11/09
Tiết 49-51
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
( Năm học 2009 – 2010 )
1. Văn học dân gian.
+ Khái quát văn học dân gian .
+ Văn bản văn học :
- Sử thi : . Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích sử thi Đăm Săn).
. Uy-lit-xơ trở về ( Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi lạp )
. Ra-ma buộc tội ( Trích Ra-ma-ya-na – sử thi n Độ )
Yêu cầu :
. Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận xét được những đặc điểm nội dung

của các trích đoạn sử thi.
. Nhận biết một số nét cơ bản về đề tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi.
. Nhận biết được tác phẩm sử thi theo đặc điểm thể loại.
- Truyền thuyết : Truyện An Dương Vương và Mò Châu – Trọng Thủy.
Yêu cầu :
. Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận ra ý nghóa và bài học lòch sử của tác
phẩm.
. Phân biệt được truyền thuyết và sử thi.
. Nhận biết được truyền thuyết theo đặc điểm thể loại.
- Cổ tích : Tấm Cám.
Yêu cầu :
. Nhớ được những biến cố, kiểu nhân vật, mô típ thường gặp của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám.
Bùi Cơng Qn
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
. Trình bày được cách phân loại và nội dung chính của truyện cổ tích.
. Nhận biết được tác phẩm truyện cổ tích theo đặc điểm thể loại.
- Truyện cười : Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà.
+ Yêu cầu :
. Hiểu đối tượng, ý nghóa của tiếng cười, nghệ thuật gây cười trong truyện.
. Trình bày được cách phân loại, nội dung và nghệ thuật chính của truyện cười.
. Nhận biết được tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Ca dao : Than thân, yêu thương tình nghóa, hài hước.
Yêu cầu :
. Hiểu nội dung phản ánh, tình cảm cảm xúc, ý nghóa, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
của các bài ca dao được học.
. Biết tìm hiểu một bài ca dao qua các phương tiện : đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn
ngữ, ………
. Đặc trưng thể loại, chi tiết, cốt truyện, gfía trò nội dung – nghệ thuật.
2.Văn học trung đại.
- Khái quát văn học trung đại.

- Văn bản văn học :
.“Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão.
.“Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi.
. “Đọc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du.
. “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đọc thêm :
. “Vận nước” – Pháp Thuận
. “Cáo bệnh bảo mọi người” – Mãn Gíac
. “Hứng trở về” – Nguyễn Trung Ngạn
Yêu cầu :
. Nhận ra được chủ đề, tư tưởng, ý nghóa của tác phẩm ; nỗi lòng, tình cảm của tác giả; phát hiện được
các chi tiết nghệ thuật của mỗi bài thơ.
. Hiểu đặc điểm về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt của thơ trung đại.
Bùi Cơng Qn
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Tuần 18 Kí duyệt 8/12/09
Tiết 52 – 53
Bài viết số 4
Kiểm tra học kì I
I. PHẦN CHUNG : (4 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm ) :
Văn học Việt Nam có những bộ phận văn học nào? Văn học Việt Nam được viết bằng những loại
chữ cơ bản nào? Nêu một tác phẩm văn học tiêu biểu để minh hoạ cho mỗi loại chữ viết?
Câu 2 ( 1 điểm ) :
Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong câu ca dao sau:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Câu 3 ( 2 điểm ) :
Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Bảo kính cảnh giới-bài 43)
II. PHẦN RIÊNG: (6 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu II.1 hoặc II.2).
Câu I.1. Theo chương trình Chuẩn (6,0 điểm).
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy .
Câu I.2. Theo chương trình Nâng cao (6,0 điểm).
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm để kể lại truyện Tấm Cám .
Hết
-Học sinh không sử dụng tài liệu.
-Giám thị không giải thích gì thêm.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Tuần 18 Kí duyệt 8/12/09
Tiết 54:
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh.
- Nắm được các yêu cầu và cách thức trình bày một số vấn đề.
- Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận theo hưóng quy nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu phần I.
Thao tác 1: Trong cuộc sống có khi nào
em trình bày vấn đề trước lớp, trước hội nghị
hay trước đám đông chưa? Giáo viên kể tên
các nhà hùng biện như hay ai
khác. Em trình bày vấn đề nhằm mục đích
gì?
Thao tác 2: Gọi học sinh đọc phần I trong
sách giáo khoa và rút ra tầm quan trọng của
việc trình bày một vấn đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần II.
Thao tác 1: Giáo viên đưa ra tình huống:
trình bày một vấn đề cụ thể với đề tài “Thời
trang và tuổi trẻ”.
Thao tác 2: Với đề tài này, em sẽ chọn
vấn đề nào để trình bày? Vì sao em lại chọn
những vấn đề đó: Từ đó , rút ra các cơ sở để
chọn một vấn đề để trình bày.
Thao tác 3: Dựa trên cơ sở đã lựa chọn,
giáo viên đưa ra 2 vấn đề để học sinh lập dàn
ý.
- Vị trí, vai trò của thời trang đối với cuộc
sống.
- Thời trang học trò.
Với 2 đề tài này em sẽ lập dàn ý như thế
nào? (Lưu ý: lập dàn ý giống như lập dàn ý
bài văn).
- Cho học sinh thảo luận lập dàn ý → trình
bày.

Thao tác 4: Từ việc lập dàn ý đó, hãy nêu
các bước lập dàn ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Nội dung cần đạt
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn
đề:
- Trình bày một vấn đề là nhu cầu của cuộc sống.
- Bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của
mình cũng như thuyết phục đối tượng giao tiếp cảm
thông, đồng tình.
II. Công việc chuẩn bị:
1. Chọn vấn đề trình bày:
* Cơ sở để chọn vấn đề:
- Tuỳ thuộc vào đề tài chung.
- Hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập
được.
- Tính hấp dẫn của khía cạnh được lựa chọn và
sự quan tâm của người nghe.
2. Lập dàn ý:
- Xác định vấn đề
- Xác định các ý cần trình bày.
- Các ý đó được triển khai như thế nào? (triển
khai các ý nhỏ)
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí → ý trọng
tâm.
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi kiến thức,
chuyển ý + giọng điệu, cử chỉ.
III. Trình bày:
1. Bắt đầu trình bày:
- Tư thế bước lên diễn đàn: tự tin, lịch sự.

Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
phần III.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc phần III →
nêu các bước trình bày vấn đề.
Thao tác 2: Giáo viên cho học sinh trình
bày một vấn đề dựa trên dàn ý đã lập.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh củng
cố, luyện tập.
- Cách chào hỏi, giới thiệu.
2. Trình bày nội dung chính:
- Nội dung thứ nhất.
- Chuyển ý.
- Người nghe có phản ứng như thế nào → điều
chỉnh.
3. Kết thúc và cảm ơn:
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý.
- Cảm ơn.
Lưu ý:
- Văn nói khác văn viết.
- Từ ngữ chính xác, phát âm rõ ràng, ngữ điệu
thích hợp.
III. Củng cố, luyện tập:
1. Ghi nhớ: sách giáo khoa
2. Luyện tập : về nhà
Tuần 19 Kí duyệt 15/12/09
Tiết 55:
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:

- Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.
- Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch kế hoạch và viết thành bản kế hoạch cá nhân.
- Có ý thức và thói quen làn việc theo kế hoạch một cách khoa học.
B. Phưong tiện thực hiện và cách thửc tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận theo hưóng quy nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy học
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ :
Hãy nêu tầm quan trọng và cơ sở để chọn vấn đề trình bày.
III. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần I.
Thao tác 1: em nào có thói quen lập kế
hoạch cá nhân? Lợi ích?
→ Kế hoạch cá nhân là gì?
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần II.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc và trả lời các
Nội dung cần đạt
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:
* Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách
thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành
một công việc nhất định của người nào đó.
* Lợi ích: hình dung trước các công việc cần làm,
phân phối thời gian hợp lí để tránh bị động hoặc bỏ
quên bỏ sót các công việc cần làm.
→ Phong cách làm việc kế hoạch, chủ động bảo
đảm cho việc được tiến hành thuận lợi đạt kết quả.

II. Cách lập kế hoạch cá nhân:
- Phần tiêu đề.
- Phần I: họ tên, nơi làm việc, học tập của người
viết (cá nhân mình thì không làm).
- Phần II: nội dung công việc cần làm thời gian,
địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
câu hỏi trong sách giáo khoa?
Thao tác 2: bản lập kế hoạch cá nhân gồm
có mấy phần? Lời văn như thế nào?
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh củng cố,
luyện tập.
Kẻ bản:
Thời gian Nội dung
công việc
Kết quả
III. Củng cố, luyện tập:
1. Ghi nhớ: sách giáo khoa
2. Luyện tập:
(1) Đây không phải là bản kế hoạch cá nhân mà là
thời gian biểu 1 ngày, không có phần dự kiến hoàn
thành công việc.
(2) Nội dung cần bổ sung:
- Viết dự thảo báo cáo dự kiến nội dung.
+ Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ của
những việc đã làm được và chưa được.
+ Nguyên nhân.
+ Phương hướng, công tác trong nhiệm kì tới
→ nêu cụ thể các biện pháp để thực hiện tốt những

nhiệm vụ đưa ra.
- Cách thức tiến hành đại hội;
+ Thời gian, địa điểm.
+ Phân công công việc.
+ Bí thư báo cáo.
+ Đề cử, ứng cử vào ban chấp hành.
+ Bầu ban kiểm phiếu.
Tuần 18 Kí duyệt 15/12/09
Tiết 56
THƠ HAI - CƯ CỦA BA - SÔ (Đọc thêm)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần tiểu dẫn.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc phần tiêu
dẫn và rút ra những nét chính?
Giáo viên giới thiệu cho các em một số nét
về đất nước Nhật Bản để học sinh hiểu thêm:
xứ sở của hoa anh đào, trà đạo, bon sai và võ
sĩ, truyền thống và hiện đại
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc -
hiểu.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc văn bản.
Thao tác:: Cho học sinh đọc các câu hỏi
trong sách giáo khoa và lần lượt tìm hiểu các
bài thơ.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: sách giáo khoa
2. Giới thiệu thể thơ Hai - cư:
- Thơ Hai - cư rút ngắn: 3 câu 17 âm tiết, 8→ 10

chữ, không quá 10 chữ; bố trí 5 – 7 – 5.
- Thơ Hai - cư thường phản ảnh trạng thái tâm
hồn con người Nhật: ưa thích và hoà nhập với thiên
nhiên → miêu tả và gợi cảm xúc về thiên nhiên,
phong cảnh → quí ngữ.
- Thơ Hai - cư thấm đẫm tinh thần “Thiền tông”
và tinh thần văn hoá Phương Đông.
II. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu:
1. Bài 1: Tình cảm thân thiết với mảnh đất nơi
mình ở.
2. Thương tiếc thời gian, thể hiện nổi buồn và sự vô
thường → kinh đô đã qua rồi.
3. Nỗi xót xa thể hiện ở dòng lệ trào nóng hổi.
“Làm sương”:
- Giọt lệ như sương.
- Mái tóc người mẹ → quý ngữ.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
Củng cố: thơ hai cư ngắn gọn, cần dựa vào
cảm xúc và các yếu tố chỉ thời gian để cảm
nhận bài thơ.
Dặn dò: học thuộc một số bài thơ hai cư mà
em thích. Thử làm một vài bài thơ hai cư.
- Ngắn ngủi.
4. Tình yêu thương dành cho đứa trẻ bị bỏ rơi.
Tiếng vượn hú → tiếng trẻ.
5. Lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp,
cũng là lòng yêu thương đối với những người
nghèo khổ.
6. Thể hiện triết lí sâu sắc: sự tương giao giữa các

sinh vật, hiện tượng trong vũ trụ → cảm thức thẩm
mĩ Ka _ ru _ mi.
7. Tiếng ve thấm vào đá → liên tưởng độc đáo kì lạ
mà không hề khoa trương, thậm xưng.
8. Cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du → đi
bằng hồn mình.
Tuần 19 Kí duyệt 15/12/09
Tiết 57
Trả bài viết số 4
I. PHẦN CHUNG : (4 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm ) :
- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận: VH dân gian và VH viết. (0,2 điểm)
- Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.(0,2 điểm)
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Chữ Hán : Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) hoặc 1 tác phẩm khác (0,2 điểm)
+Chữ Nôm : Truyện Kiều (Nguyễn Du)hoặc 1 tác phẩm khác (0,2 điểm)
+Chữ quốc ngữ: Lão Hạc (Nam Cao) hoặc 1 tác phẩm khác (0,2 điểm)
Câu 2 ( 1 điểm ) :
-Từ ngữ thể hiện phép ẩn dụ: tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai -> thân phận bé nhỏ, bị
phụ thuộc vào người khác.
-Ý nghĩa: Lời than về thân phận nhỏ bé, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 3 ( 2 điểm ) :
- Ước mơ đất nước được thanh bình, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc (1 điểm)
- Tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của nhà thơ (1 điểm)
*Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản để cho
các biểu điểm.
II. PHẦN RIÊNG: (6 điểm)
Câu II.1. Theo chương trình Chuẩn (6,0 điểm).
a.Yêu cầu chung :
- Thể loại : Văn tự sự

- Nội dung: Kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy bằng ngôi thứ
nhất (nhập vai Rùa Vàng ).
- Tư liệu : Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy .
b. Yêu cầu cụ thể :
- Về nội dung :
+ Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện.
Bùi Công Quân
Giáo án ngữ văn 10 – cơ bản
+ Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai.
- Về phương pháp : + Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
+ Thêm những sự kiện, chi tiết tưởng tượng sáng tạo.
+ Kể theo ngôi thứ nhất.
+ Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
Câu II.2. Theo chương trình Nâng cao (6,0 điểm).
a.Yêu cầu chung :
- Thể loại : Văn tự sự
- Nội dung: Kể lại câu chuyện Tấm Cám bằng ngôi thứ nhất ( nhập vai Tấm kể lại cuộc đời
mình ).
- Tư liệu : Truyện Tấm Cám.
b. Yêu cầu cụ thể :
- Về nội dung :
+ Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện.
+ Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai.
-Về phương pháp :
+ Dựa vào cốt truyện trong văn bản, biết chọn những sự kiện,chi tiết tiêu biểu.
+ Thêm những sự kiện, chi tiết tưởng tượng sáng tạo và độc đáo.
+ Kể theo ngôi thứ nhất.
+ Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
3. Biểu điểm :
- Điểm 5-6 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc đáo,

có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp.
- Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp,có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 2 - 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự kiện
không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Điểm 0 - 1 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều lỗi
diễn đạt. Lạc đề.
*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào yêu cầu của đề để
cho các biểu điểm. Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có sáng tạo phù
hợp.
Bùi Công Quân

×