Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 76 trang )



BẢN CÁO BẠCH
(TÓM TẮT)
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số
5203000023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp
(đăng ký lần đầu ngày 14/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 30 ngày 03/03/2010)


CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 666/UBCK-GCN do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước cấp ngày 10 tháng 9 năm 2010)
TỔ CHỨC PHÁT HÀNH: Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Mê Kông
Trụ sở chính: Số 248 Trần Hưng Đạo – Mỹ Xuyên – TP. Long Xuyên – An Giang.
Điện thoại: (076) 3841706
Fax: (076) 3841006
Website: www.mdb.com.vn


TỔ CHỨC TƯ VẤN: Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam
Trụ sở chính: Lầu 1 – số 255 Trần Hưng Đạo – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại:
Fax:
(84-08) 3838 6636
(84-08) 3838 6639
Website: www.kimeng.com.vn


Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại: 248 Trần Hưng Đạo - Mỹ
Xuyên – TP. Long Xuyên – An Giang, sau 10 ngày kể từ ngày UBCKNN cấp giấy chứng


nhận chào bán cổ phiếu.


Phụ trách công bố thông tin: Họ tên: Trần Bá Vinh - Tổng Giám đốc
Số điện thoại: (076) 3843709.
UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG
CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CỔ PHIẾU. MỌI
TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số
5203000023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp
(đăng ký lần đầu ngày 14/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 30 ngày 03/03/2010)


CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG

Tên cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông.
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần.
Giá bán:
– Cổ đông hiện hữu: 10.000 đồng/cổ phần.
– Đối tượng khác: Không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng).
Tổng số lượng chào bán: 200.000.000 cổ phần, trong đó:
– Tổng số cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu: 110.000.000 cổ
phần, tương đương 55% tổng số cổ phần phát hành thêm.
– Tổng số cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài
nước: 90.000.000 cổ phần, tương đương 45% tổng số cổ phần phát
hành thêm.
Tổng giá trị chào bán (theo mệnh giá): 2.000.000.000.000 đồng.



TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:
Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young Vietnam
Địa chỉ : 2A – 4A Tôn Đức Thắng – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (84-8) 38245252
Fax : (84-8) 38245250

TỔ CHỨC TƯ VẤN:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam
Địa chỉ : Lầu 1 – 255 Trần Hưng Đạo – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (84-08) 3838 6636
Fax : (84-08) 3838 6639
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH
MỤC LỤC

I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 4
1. Rủi ro về lãi suất 4
2. Rủi ro về tín dụng 5
3. Rủi ro về ngoại hối 6
4. Rủi ro về thanh khoản 7
5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng 8
6. Rủi ro luật pháp 8
7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán 8
7.1. R
ủi ro của đợt chào bán 8
7.2. Rủi ro của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán 9
8. Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần và giá cổ phiếu 9
9. Rủi ro khác 11
II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 12

1. Tổ chức phát hành 12
2. Tổ chức tư vấn 12
III. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VI
ẾT TẮT 13
IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 15
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 15
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông 15
1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 16
1.3. Các cột mốc đáng ghi nhớ 17
1.4. Quá trình tăng vốn điều lệ 18
1.5. Thành tích và sự ghi nhận 19
2. Cơ cấu tổ
chức của MDB 19
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng 20
4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB, Danh sách cổ đông sáng lập
và tỉ lệ cổ phần nắm giữ, Cơ cấu cổ đông 22
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH
5. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của MDB, những công ty mà MDB đang nắm giữ
quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần
chi phối đối vối MDB
23
5.1 Những công ty MDB nắm giữ từ trên 50% số lượng cổ phần 23
5.2 Những công ty giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối MDB 23
6. Hoạt động kinh doanh 23
6.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng 23
6.1.1 Huy động vốn 24
6.1.2 Hoạt động tín dụng 26
6.1.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán 31
6.2 Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn 31

6.3 Thị trường ho
ạt động 31
6.3.1 Mạng lưới chi nhánh 31
6.3.2 Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng 34
6.3.3 Công nghệ hiện nay của Ngân hàng 34
6.4 Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện 35
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng/2010 35
7.1 Thuyết minh các khoản loại trừ của Báo cáo tài chính 35
7.2 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh củ
a MDB 36
7.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 36
7.1.2 Các chỉ tiêu khác 38
7.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo 41
8. Vị thế của MDB so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành 42
9. Chính sách đối với người lao động 45
9.1 Cơ cấu nhân sự 45
9.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp 46
10. Chính sách cổ t
ức 46
11. Tình hình hoạt động tài chính 47
12. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng 47
13. Tài sản cố định 61
14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 62
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH
14.1 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ năm 2010 đến năm 2012 62
14.2 Căn cứ để xây dựng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 62
15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 64
16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành 64
17. Các thông tin tranh chấp, kiện tụng liên quan tới MDB mà có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

chào bán 64
V. CỔ PHIẾU CHÀO BÁN 65
VI. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN 69
1. Các văn bản được ban hành bởi Ngân hàng liên quan đến đợt chào bán 69
2. Mục đích chào bán 69
3. Phương án khả thi 70
VIII. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI ĐỢT CHÀO BÁN 72

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 4
I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO
1. Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay của
Ngân hàng do các biến động lãi suất của thị trường. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của Ngân hàng.
Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định hàng tháng để điều khiển chính sách
tiền tệ. Lãi suất huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụ
ng được xây dựng trên
cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định hàng tháng. Trong thời gian
vừa qua, lãi suất trên thị trường có nhiều thay đổi do sự thay đổi của lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định rất cao (14%/năm) để đối phó với
tình hình lạm phát trong sáu tháng cuối năm 2008 và sau đó đã được điều chỉnh giảm
dần theo sự phục hồi củ
a nền kinh tế và tình hình kiểm soát lạm phát.
Số liệu về lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định trong năm 2008, 2009 và 5
tháng của năm 2010 như sau:
Áp dụng Lãi suất cơ bản
(%/năm)
Từ ngày Đến ngày
8,0% 01/12/09 Hiện nay (31/5/2010)

7,0% 01/02/09 30/11/09
8,5%/ 22/12/08 31/01/09
10,0% 05/12/08 21/12/08
11,0% 21/11/08 04/12/08
12,0% 05/11/08 20/11/08
13,0% 21/10/08 04/11/08
14,0% 11/06/08 20/10/08
12,0% 19/05/08 10/06/08
8,75% 01/02/08 18/05/08
8,25% 01/01/08 31/01/08
Nguồn: Website Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ tháng 12/2009 đến nay, lãi suất cơ bản luôn được duy trì ở mức 8%/năm nhưng lãi
suất huy động và cho vay trên thị trường trong thời gian này có nhiều biến động. Tại
thời điểm đầu tháng 5/2010, mức lãi suất tiền gửi do các ngân hàng thương mại niêm
yết phổ biến khoảng 11,5%/năm, cá biệt có ngân hàng nâng mức huy động lên đến
11,9%/năm. Ngoài ra, một số ngân hàng đã áp dụng chính sách thưởng tiề
n và thưởng
lãi suất trong quá trình huy động vốn nên lãi suất thực tế huy động vốn cao hơn so với
mức lãi suất niêm yết.
Mức lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng niêm yết hiện tại đang ở mức 14 – 14,5%
(thời điểm tháng 4/2010). Hiệp hội ngân hàng đang đề nghị các tổ chức tín dụng giảm
dần mặt bằng lãi suất thị trường, cụ thể mức lãi suất huy độ
ng xoay quanh 11,5% và
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 5
mức lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 14%/năm, trung và dài hạn dưới 14,5%/năm và
cho vay tiêu dùng dưới 15%/năm.
Hiện tại, các ngân hàng thương mại đã có bước điều chỉnh giảm lãi suất huy động và
cho vay theo đề nghị trên. Tuy nhiên, tình hình lãi suất huy động và cho vay còn phụ
thuộc rất nhiều tình hình hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình kiểm soát lạm

phát của Ngân hàng Nhà nước.
Do tác động của lãi suất đến kết qu
ả kinh doanh rất lớn, do đó MDB quản lý rủi ro lãi
suất rất cẩn trọng. MDB luôn theo dõi sự thay đổi của lãi suất trên thị trường để từ đó
đưa ra những nhận định đúng đắn về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường.
Hội đồng ALCO của MDB duy trì các cuộc họp đột xuất, định kỳ hàng tuần, tháng để có
những quyết định thích hợp cho các hoạt
động của Ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro lãi suất, MDB luôn quan tâm và giám sát chặt chẽ việc điều hành lãi
suất. MDB chủ động điều hành lãi suất được một cách linh hoạt:
– Quy định lãi suất huy động, lãi suất cho vay, đối với từng sản phẩm, dịch vụ trong
từng thời kỳ;
– Quy định kỳ hạn huy động vốn đủ linh hoạt để thích ứng với thay đổi của lãi suất
thị trường. Đồng thời, quy định kỳ hạn huy động vốn và cho vay hợp lý để thu hẹp
chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa huy động và cho vay;
– Quy định lãi suất huy động và cho vay phù hợp với từng địa bàn cụ thể trên cơ sở
đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
– Đồng thời, MDB đang nghiên cứu để có thể áp dụng các công cụ phái sinh nhằm
giảm thiểu rủi ro lãi suất.
2. Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng
phát sinh khi người đi vay hoặc người bảo lãnh cho người đi vay không thực hiện đúng
nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo lãnh, bao g
ồm
việc không thanh toán nợ gốc và lãi vay khi khoản nợ vay đến hạn. Trong lĩnh vực ngân
hàng, NHNN quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo từng thời kỳ.
Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập để bù đắp cho những tổn thất phát sinh trong hoạt
động tín dụng. Quy mô quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh chất lượng tín dụng của
từng ngân hàng.
Hiện tại, thu nhập chính của MDB là từ ho

ạt động tín dụng, bình quân chiếm trên 97%
trong tổng số thu nhập của Ngân hàng. Do đó, MDB rất quan tâm đến việc kiểm soát
rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các khoản tín dụng và bảo lãnh luôn được Hội đồng tín
dụng MDB xem xét trước khi quyết định và khoản cho vay/bảo lãnh chỉ được thông qua
khi có sự nhất trí của 100% các thành viên Hội đồng tín dụng. Bên cạnh đó, tùy theo
tình hình thực tế của thị trường và hoạt động của Ngân hàng, MDB quy định c
ụ thể hạn
mức tín dụng đối với từng Chi nhánh, đồng thời ban hành đầy đủ các quy định hướng
dẫn chi tiết quá trình cấp tín dụng, bảo lãnh và quản lý sau khi cho vay.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 6
Hoạt động tín dụng của MDB hiện nay chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân,
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất kinh doanh
thương mại và dịch vụ. Khách hàng vay phải có phương án hoạt động hiệu quả và có
tài sản thế chấp. Do đó, việc phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện
khá tốt. Tuy nhiên, do MDB cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nên phụ thuộc rất
nhiề
u vào điều kiện thiên nhiên.
Để khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng, MDB luôn chủ động trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng theo quy định hiện hành của NHNN. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
của MDB trong giai đoạn 2007 – Quý II/2010 như sau:
Bảng 1: Số liệu về dư nợ cho vay, nợ quá hạn và dự phòng rủi ro tín dụng
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 30/6/2010
Tổng tài sản có 1.575 2.042 2.524 2.868
Dư nợ cho vay 1.265 1.343 2.397 2.448
Nợ quá hạn

3 23 237 48,5
Tỉ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay 0,24% 1,71% 9,90% 1,98%

Tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay 0,08% 0,80% 2,92% 1,57%
Tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn 0,05% 0,15% 0,74% 0,80%
Dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng

6 9,9 21,7 25,8
Nguồn: BCTC năm 2007, 2008 và 2009 đã kiểm toán và BCTC Quý II/2010 của MDB.
Tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ xấu so với tổng dư nợ cho vay của MDB trong thời gian qua có
xu hướng tăng lên, đặc biệt là năm 2009, tỉ lệ nợ quá hạn lên đến 9,90%, tỉ lệ nợ xấu
tăng lên 2,92% vào thời điểm cuối năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng này là do
khách hàng của MDB là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng c
ủa những khó khăn
của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và 2009. MDB đã tập trung xử lý tình trạng
nợ quá hạn và nợ xấu và đến thời điểm cuối Quý II/2010, tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm từ
9,90% xuống còn 1,98%, nợ xấu đã giảm xuống còn 1,57%.
3. Rủi ro về ngoại hối
Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về lo
ại tiền tệ của các khoản
ngoại hối nắm giữ. Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỉ giá ngoại hối biến
động. Tính đến thời điểm 30/6/2010 MDB chưa thực hiện kinh doanh ngoại hối. Trong
tương lai, MDB sẽ từng bước thực hiện hoạt động liên quan đến ngoại hối để đáp ứng
nhu cầu của thị trường.


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 7
4. Rủi ro về thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các ngân hàng không cân đối được giữa nguồn vốn huy
động và sử dụng vốn, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong giai đoạn khủng
hoảng, thông thường người gửi tiền sẽ rút tiền ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng
trả nợ. Do vậy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để thanh toán theo yêu cầu của

người gửi tiền. R
ủi ro thanh khoản là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.
Do đó, MDB luôn quan tâm đặc biệt đến việc quản lý rủi ro này. Quản lý rủi ro thanh
khoản tại MDB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh
khoản và ứng phó với các rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động,
MDB luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định
về thanh kho
ản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành và Phòng quản lý rủi ro tuỳ
theo phân cấp trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng về tính thanh
khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại MDB luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỉ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong
hoạt động của MDB;
– Duy trì tối thiểu 25% giữa giá trị tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản
“Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo;
– Duy trì mức tối thiểu bằng 1 (một) giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay
trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải
thanh toán trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo;
– Tổng hợp và phân tích xu hướng của khách hàng gửi tiền để từ đó xây dựng kế
hoạch sử dụng vốn cho các hoạt động có rủi ro (tín dụng, bảo lãnh, đầu tư, );
– MDB thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để
ứng phó với đột biến về thanh khoản. Căn cứ vào khả năng thanh toán ngay và khả
năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản sẽ được quy định
cụ thể tại Quy chế điều hành thanh khoản và quy định về thanh khoản áp dụng
hiện hành cho từng đơn vị thành viên của MDB.
Dưới đây là s
ố liệu về khả năng thanh khoản của MDB trong giai đoạn 2007 – 2009.
Bảng 2: Chỉ số khả năng thanh khoản của MDB
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 30/6/2010
– Tỷ lệ giữa giá trị tài sản “Có” có

thể thanh toán ngay và các tài
sản “Nợ” đến hạn thanh toán
trong vòng 1 tháng tiếp theo
30,51% 69,50% 55,29% 37,98%
– Khả năng thanh toán ngay 122% 379,54% 115,39% 104,92%
– Tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn
hạn cho vay trung, dài hạn
0% 0% 0% 6,39%
Nguồn: MDB.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 8
5. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng
Các hoạt động ngoại bảng của MDB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và
các hình thức bảo lãnh thanh toán. MDB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng,
phần lớn các khoản bảo lãnh đều có thế chấp. Hội đồng tín dụng quyết định bảo lãnh
trên cơ sở xác minh, thẩm định chặt chẽ tương tự như các khoản cho vay.
Tạ
i thời điểm 31/12/2009, MDB thực hiện cam kết bảo lãnh thanh toán cho khách hàng
trong nước trị giá 4,9 tỉ đồng.
6. Rủi ro luật pháp
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực liên quan đến mọi yếu tố kinh tế, xã hội và liên quan
đến nhiều người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng chịu chi phối của rất
nhiều văn bản luật và được NHNN giám sát chặt chẽ. Khi luật pháp thay đổi, đặc biệt là
các chính sách của NHNN, sẽ
tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng.
Do đó, MDB luôn quan tâm đến sự thay đổi của luật pháp và các chính sách của Chính
phủ và NHNN. Để phòng ngừa rủi ro này, MDB từng bước chuẩn hoá quy trình nghiệp
vụ để nâng cao khả năng dự báo, quản lý, kiểm soát, điều hành nhằm thích ứng với
môi trường kinh doanh. Bộ phận Pháp chế của MDB luôn đảm bảo các quyền lợi hợp lý,
hợp pháp của Ngân hàng trong hoạt độ

ng kinh doanh.
7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán
7.1. Rủi ro của đợt chào bán
Trong đợt chào bán này, MDB thực hiện chào bán 55% số cổ phần phát hành thêm cho
cổ đông hiện hữu và 45% cho các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.
Do có sự khác biệt giữa thời điểm lập hồ sơ và thời điểm chào bán nên có những thay
đổi tác động đến sức cầu cổ phiếu và giá cổ phiếu ảnh hưởng đến dòng tiền thu vào
của MDB trong đợt chào bán này. Những thay đổi bao g
ồm: biến động của thị trường
chứng khoán tác động đến cung và cầu cổ phiếu; ảnh hưởng của việc chào bán chứng
khoán từ các doanh nghiệp khác trong cùng thời gian, ….
Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Luật chứng khoán, MDB phải hoàn thành việc
phân phối chứng khoán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận
chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp MDB không thể hoàn
thành việ
c phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạn này, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoán nhưng tối đa không quá
ba mươi ngày. Nếu quá thời hạn trên mà Ngân hàng không hoàn thành việc phân phối
cổ phiếu thì có khả năng Ngân hàng bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ việc
chào bán chứng khoán ra công chúng.
Đợt chào bán này của MDB không được bảo lãnh phát hành nên có thể xảy ra rủi ro cổ
phiếu phát hành không được mua hết. Trong trường hợp này, lượng cổ phầ
n chưa
phân phối hết sẽ được xử lý theo hướng:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 9
– Hội đồng quản trị tiếp tục chào bán cho các đối tượng khác với giá chào bán phù
hợp tại thời điểm chào bán nhưng không thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện
hữu. MDB sẽ xin phép UBCKNN gia hạn thời gian phát hành nếu thấy cần thiết.
– Hội đồng quản trị chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung khác để đảm bảo huy

động đủ vốn phục vụ cho kế hoạch kinh doanh.
7.2. Rủi ro của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán
Với mục đích chính là mở rộng hoạt động kinh doanh theo chiều rộng, tăng vốn điều lệ
để đầu tư mở rộng mạng lưới như: Mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, mua sắm tài
sản cố định vô hình, hữu hình khác. Do thị trường tài chính – ngân hàng được dự báo
sẽ còn phát triển mạnh trong nhiều năm tới nên phương án sử
dụng vốn được MDB
đánh giá là phù hợp với xu thế thị trường nói chung và kế hoạch của MDB nói riêng.
Số tiền thu được từ đợt phát hành được sử dụng để:
– Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới kinh doanh tại các tỉnh,
thành trọng yếu trong nước, trước mắt là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long;
– Hiện đại hóa phương tiện quản lý kiểm soát và hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân
hàng; trong đó nhu cầu thay đổi hệ thống phần mềm quản lý ngân hàng hiện đại
(core-banking) có đủ khả năng quản lý mọi hoạt động ngân hàng và xử lý thông tin
trực tuyến (online) theo quy định của NHNN sẽ phát sinh khoản chi phí cần thiết;
– Mở rộng phạm vi kinh doanh, đầu tư, phát triển các dịch vụ mới;
– Đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động đầu tư tín dụng tại các đơn vị trực
thuộc, đặc biệt là tại các Chi nhánh, Phòng Giao dịch mới thành lập tại các tỉnh
thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu vị trí các Chi nhánh, Phòng giao dịch cũng như các chính sách thu hút khách hàng
không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vì vậy, MDB luôn tính
đến hiệ
u quả kinh tế trong quá trình mở rộng, phát triển thêm các chi nhánh và phòng
giao dịch.
Do nguồn vốn huy động trong đợt chào bán này chủ yếu để đầu tư cơ sở vật chất mới
nên trong thời gian đầu chi phí về khấu hao, chi phí thuê văn phòng, chi phí nhân viên
sẽ tăng và do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như chính sách
chia cổ tức.
8. Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần và giá cổ phiếu

8.1
Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần
Rủi ro pha loãng thu nhập trên cổ phần xảy ra khi Ngân hàng thực hiện phát
hành thêm cổ phần. Ảnh hưởng của việc phát hành thêm cổ phần mới đến thu
nhập trên cổ phần của Ngân hàng dự kiến như sau:
– Tổng số cổ phần đang lưu hành: 100.000.000 cổ phần.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 10
– Tổng số cổ phần dự kiến phát hành thêm: 200.000.000 cổ phần.
– Tổng số cổ phần dự kiến sau khi phát hành: 300.000.000 cổ phần.
Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Thu nhập trên cổ phần =
Số cổ phần lưu hành bình quân trong kỳ
Theo kế hoạch, lợi nhuận dự kiến năm 2010 là 398 tỉ đồng. Thu nhập trên cổ
phần của Ngân hàng năm 2010 được dự kiến như sau:
– Trường hợp Ngân hàng không phát hành cổ phần:
398.000.000.000 đ
Thu nhập trên cổ phần = = 3.980 đồng/cổ phần
100.000.000 cp
– Trường hợp Ngân hàng phát hành cổ phần (dự kiến tháng 10/2010 sẽ hoàn tất
việc phát hành):
(100.000.000 X10 + 300.000.000 X2)
Số cổ phần lưu
hành bình quân
= =
133.333.333
cổ phần
12

398.000.000.000 đ

Thu nhập trên cổ phần = = 2.985 đồng/cổ phần
133.333.333 cp
Sau khi phát hành thêm cổ phần, thu nhập trên cổ phần dự kiến sẽ giảm 995
đồng so với trường hợp không phát hành thêm cổ phần.
8.2 Rủi ro pha loãng giá cổ phiếu do điều ch
ỉnh kỹ thuật giá cổ phiếu MDB
Khi phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu, giá cổ phiếu sẽ được điều
chỉnh kỹ thuật. Cổ đông và nhà đầu tư cần lưu ý việc điều chỉnh kỹ thuật giá của
cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phần như sau:
Q1 X P1 + Q2 X P2

P* =

Q*

P*: Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền.
P1: Giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
P2: Giá phát hành cho cổ đông hiện hữu (10.000 đồng/cổ phần).
Q*: Khối lượng cổ phần sau khi phát hành (Q* = Q1 + Q2)
Q1: Khối lượng cổ phần đang lưu hành (100.000.000 cổ phần).
Q2: Khối lượng cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu (110.000.000 cổ
phần).
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 11
Giả sử giá cổ phiếu MDB tại ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền là
14.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là
10.000 đồng/cổ phần. Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu cổ
phiếu sẽ được điều chỉnh kỹ thuật như sau:
(100.000.000 X 14.000) + (110.000.000 X 10.000)
P* = = 11.905 đ/cp

100.000.000 + 110.000.000
Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược không bị điề
u chỉnh pha loãng bởi việc
điều chỉnh kỹ thuật giá. Tuy nhiên việc phát hành thêm cổ phần cho đối tác chiến
lược cũng sẽ làm tăng số cổ phần lưu hành nên giá cổ phiếu cũng bị phá loãng.
Mặt khác, việc gia tăng nguồn cung cổ phiếu cũng có xu hướng pha loãng giá cổ
phiếu.
9. Rủi ro khác
Rủi ro hoạt động xuất phát từ những biến cố xảy ra từ chính bả
n thân ngân hàng trong
quá trình điều hành hoạt động như: Sai sót trong việc áp dụng quy trình nghiệp vụ, hệ
thống công nghệ thông tin bị lỗi, tác động của con người,
Để phòng ngừa các loại rủi ra này MDB đã triển khai tích hợp các biện pháp quản lý rủi
ro hàng ngày từ các Phòng, Ban, cá nhân, chuẩn hóa toàn bộ các quy trình nghiệp vụ
và các quy trình quản lý, bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và
phát triển sản phẩm, quản lý tài sả
n khách hàng, Đồng thời, MDB thường xuyên cải
tiến hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng để nâng cao tính ổn định, an toàn và
bảo mật.
Quá trình quản lý rủi ro hoạt động còn được kiểm tra, giám sát của bởi hệ thống kiểm
tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường
xuyên đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của quy trình, quy chế hoạt động nghiệp vụ và
tính tuân thủ; c
ảnh báo rủi ro của các bộ phận nghiệp vụ đối với quy trình quy chế này.
Thông qua hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ này, MDB có thể phát hiện
ra những sai sót, lỗ hổng trong quá trình tác nghiệp để đưa ra những cảnh báo và giải
pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.
Ngoài ra, MDB còn trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho tài sản và
nhân viên của MDB, tổng hợp phân tích các loại rủi ro trong vận hành
để rút ra các bài

học kinh nghiệm, xây dựng hệ thống dữ liệu rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý rủi
ro.
Các rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, khủng bố, là những rủi ro bất khả
kháng, có thể gây thiệt hại cho tài sản, con người và có thể gây ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của MDB.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 12
II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH
1. Tổ chức phát hành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông
Bà Trần Thị Thanh Thanh Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bà Phạm Thu Đông Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát.
Ông Trần Bá Vinh Chức vụ: Tổng Giám đốc.
Bà Nguyễn Ngọc Quyên Chức vụ: Kế toán tr
ưởng.
Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với
thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. Tổ chức tư vấn
Công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam
Đại diện: Ông Lê Minh Tâm Chức vụ: Tổng Giám đốc.
Đại diện uỷ quyền: Ông Lê Huy Hoàng Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc
Tài chính doanh nghiệp (theo Gi
ấy uỷ quyền số 056/09/QĐ-SKEVS ngày 01/7/2009 về
việc uỷ quyền người ký thay Tổng giám đốc của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần
Chứng khoán Kim Eng Việt Nam).
Bản cáo bạch này là một phần của Hồ sơ chào bán cổ phần do Công ty Cổ phần Chứng
khoán Kim Eng Việt Nam tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông. Chúng tôi đảm bảo rằng vi
ệc phân tích, đánh
giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và

cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phát triển Mê Kông cung cấp.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 13
III. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT
Trong Bản cáo bạch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
– Bản cáo bạch: Bản công bố thông tin của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát
triển Mê Kông về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông
tin cho nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư.
– Cổ đông: Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một hoặc một số cổ phần của MDB.
– Cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
– Cổ phiếu: Chứng chỉ do MDB phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số
cổ phần của MDB. Cổ phiếu của MDB có thể ghi tên và không ghi tên theo quy định
của Điều lệ và quy định pháp luật.
– Cổ tức: Số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận sau thuế của MDB để chia cho cổ
đông.
– Điều lệ: Điều lệ của MDB đã được Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng thông qua
và được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông, gọi tắt là MDB
hoặc Ngân hàng.
– Năm tài chính: Tính từ 00 giờ ngày 01 tháng 01 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12
năm dương lịch hàng năm.
– Người liên quan: Cá nhân hoặc Tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường
hợp sau đây:
 Công ty mẹ và công ty con (nếu có);
 Công ty và người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định,
hoạt động của công ty đó thông qua các cơ quan quản lý công ty;
 Công ty và những người quản lý Công ty;
 Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần
hoặc lợi ích ở công ty ho

ặc để chi phối việc ra quyết định của công ty;
 Bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của người
quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay
cổ phần chi phối.
– Vốn điều lệ: Số vốn do tất cả cổ đông đóng góp và được ghi vào Điều lệ của MDB.
Ngoài ra, những từ, thuật ngữ khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật
doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản pháp luật khác
có liên quan.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 14
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:
MDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông.
ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ và tài sản có.
BCTC Báo cáo tài chính.
BKS Ban kiểm soát.
CNTT Công nghệ thông tin.
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông.
ĐVT Đơn vị tính.
HĐQT Hội đồng quản trị.
HĐTD Hội đồng tín dụng.
LN
Lợi nhuận.
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần.
ROA Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản.
ROE Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu.
TCTD Tổ chức tín dụng.
TNDN Thu nhập doanh nghiệp.
TSCĐ Tài sản cố định

TTS Tổng tài sản.
USD Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ, đồ
ng đô-la Mỹ.
VND Đơn vị tiền tệ của Việt Nam, Đồng Việt Nam.
Trong một số trường hợp, Ngân hàng sử dụng các từ như: “sẽ”, “dự kiến”, “kế hoạch”,
“khả năng”, “rủi ro”, “có thể” và các từ ngữ khác xác định các tuyên bố có tính chất
tương lai. Mặc dù Ngân hàng tin tưởng rằng các kế hoạch, số liệu dự kiến trình bày
trong tại Bản cáo bạch này là khả thi, nhưng không th
ể bảo đảm các dự kiến này sẽ
chắc chắn xảy ra trong tương lai.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 15
IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông
– Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông.
– Tên giao dịch:
9 Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông.
9 Tiếng Anh: Mekong Development Joint Stock Commercial Bank.
9 Tên viết tắt: MDB.
– Trụ sở chính: 248 Trần Hưng Đạo – Mỹ Xuyên – TP. Long Xuyên – An Giang.
– Điện thoại: (84 – 076) 3841706 Fax: (84 – 076) 3841006
– Website: www.mdb.com.vn
– Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 Đồng.
– Giấy phép thành lập: 219/QĐ.UB Ngày 12 tháng 10 năm 1992.
– Giấy phép hoạt động số 0022/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
12/9/1992.
– Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số
5203000023 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh An Giang cấp lần đầu ngày
14/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 30 ngày 03/3/2010.

– Ngành nghề kinh doanh:
Ngành kinh doanh Mã số
Hoạt động Ngân hàng (6511)
Hoạt động huy động vốn (65111)
Nhận tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn (651111)
Vay vốn từ NHNN, tổ chức tín dụng khác (651113)
Hoạt động tín dụng (65112)
Cho vay ngắn hạn (651121)
Cho vay trung và dài hạn (651122)
Dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ (65113)
Dịch vụ ngân quỹ (thu, phát tiền mặt cho khách hàng) (651135)
Góp vốn, mua cổ phần (651191)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 16
– Logo của Ngân hàng:





1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Tiền Thân của MDB là Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập và hoạt động từ
năm 1989, theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động của
các Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước
bắt đầu tham gia quản lý hoạt động củ
a các tổ chức này. Trong bối cảnh đó, Trung tâm
Tín dụng Mỹ Xuyên đã chuyển thể thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn
Mỹ Xuyên với số Vốn điều lệ là 303 triệu đồng vào năm 1992.

Để mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, Ngân hàng đã tiến hành chuyển đổi
mô hình hoạt động sang mô hình ngân hàng đô thị vào tháng 9 năm 2008. Sau khi
chuyển đổi mô hình hoạt động, Ngân hàng vẫn tập trung đầu t
ư tín dụng trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn
17 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Giai đoạn từ năm 2005 – 2009 được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Ngân
hàng trên nhiều mặt:
– Năng lực tài chính đã được nâng lên rất nhiều lần so với giai đọan trước đó. Ngân
hàng đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 70 tỉ đồng trong năm 2006, lên 500 tỉ đồng
trong năm 2007 và lên 1.000 tỉ đồng vào năm 2009.
– Công nghệ ngân hàng đang được Ngân hàng đầu tư đổi mới để phục vụ cho kế
hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước, trước mắt là khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn.
– Nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh trên cở sở đa dạng hoá
sản phẩm. Ngân hàng kinh doanh an toàn và hiệu quả. Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế
trên vốn điều lệ bình quân đạt trên 13%/năm.
– Năng lực quản trị và điều hành đã và đang được nâng lên sau khi chuyển sang mô
hình ngân hàng đô thị.
Với định hướng tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng trong năm 2010, và với sự nỗ lực
phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên cùng với định hướng phát triển
phù hợp, MDB đã từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính,
đặc biệt
là trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp và nông thôn tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long. MDB đang phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại
Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 17
1.3. Các cột mốc đáng ghi nhớ
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1992 -2004:

Năm 1992: Thành lập Ngân hàng vào ngày 12/10/1992, với vốn điều lệ ban đầu 303
triệu đồng. Mạng lưới hoạt động chỉ có Hội sở chính và 14 nhân sự.
Năm 1998: Tăng vốn điều lệ lên 2,251 tỉ đồng.
Năm 1999: Khai trương hoạt động Phòng giao dịch (PGD) Vĩnh An, huyện Châu
Thành, An Giang. Đây là Phòng giao dịch đầu tiên củ
a MDB.
Năm 2000: Tăng Vốn điều lệ lên 5 tỉ đồng.
Năm 2002: Tăng Vốn điều lệ lên 7 tỉ đồng.
Năm 2003:

– Khai trương PGD Châu Đốc - Thị xã Châu Đốc – Tỉnh An giang.
– Tăng Vốn điều lệ lên 10 tỉ đồng.
Năm 2004:

– Khai trương PGD Tân Châu.
– Tăng Vốn điều lệ lên 14 tỉ đồng.
1.3.2 Giai đoạn từ 2005 - 2009
Năm 2005: Tăng Vốn điều lệ lên 24,750 tỉ đồng.
Năm 2006:

– Ngày 02/06/2006 ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP
ngoài quốc doanh (VPBank).
– Khai trương hoạt động Phòng giao dịch Tri Tôn (27/4), PGD Mỹ
Luông (20/9), PGD Thoại Sơn (14/11).
– Tháng 7/2006 tăng Vốn điều lệ lên 34 tỉ đồng.
– Ngày 20/12/2006 tăng Vốn điều lệ lên 70 tỉ đồng.
Năm 2007:

– Ngày 16/03/2007 ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần
Xuất khẩu thuỷ sản Nam Việt và Công ty TNHH Áng Mây.

– Ngày 09/4/2007 chính thức tăng Vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng;
– Ngày 11/10/2007 Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trên nguyên tắc
việc chuyển đổi lên Ngân hàng đô thị;
– Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong tỉnh An Giang, với
việc khai trương hàng loạt các điểm giao dịch: PGD Châu Phú
(31/01), PGD Châu Thành (06/4), PGD Phú Tân (25/6), PGD An
Phú (20/9), Chi nhánh Châu Đốc (21/11), Tổ tín dụng Óc Eo
(22/12);
Năm 2008:
– Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong tỉnh An Giang: Chi
nhánh Long Xuyên (28/01), Tổ tín dụng (TTD) Ba Chúc (31/01),
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 18
TTD Chợ Vàm (01/02), PGD Xuân Tô (07/03), Quỹ tiết kiệm (QTK)
Bình Hòa (11/03), QTK vàm Cống (27/03), QTK Cần Đăng (08/04),
QTK Phú Hòa (16/04).
– Ngày 16/9/2008 Ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình từ
Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị.
Năm 2009
– Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng.
– Ngày 13/11/2009 Ngân hàng chính thức đổi tên từ Ngân hàng
TMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông.
1.4. Quá trình tăng vốn điều lệ
Tháng
/Năm
Vốn điều lệ
(tỉ đồng)
Hình thức tăng
1992 0,303 Thành lập
1998 2,251 Bán cho cổ đông hiện hữu

2000 05 Bán cho cổ đông hiện hữu
2002 07 Bán cho cổ đông hiện hữu
2003 10 Bán cho cổ đông hiện hữu
2004 15 Bán cho cổ đông hiện hữu
2005 24,75 Bán cho cổ đông hiện hữu
2006

35

– Phát hành 6.400 cổ phần, mệnh giá 1.000.000 đồng/cổ
phần, đối tượng phân phối là cổ đông hiện hữu.
– Bán cho Ngân hàng Các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (VP Bank) 3.850 cổ phần.
07/2006 70 – Bán cho cổ đông hiện hữu.
2007 500 – Bán cho cổ đông hiện hữu.
– Bán cho Công ty TNHH Áng Mây 50.000 cổ phần.
– Bán cho Công ty Cổ phần Nam Việt 54.000 cổ phần.
– Bán thêm cho VP Bank 16.060 cổ phần.
– Bán cho CB.CNV của MDB.
(Mệnh giá: 1.000.000 đ/cổ phần)
2009 1.000 – Bán cho Quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc 25.000.000
cổ phần, Quỹ đầu tư chứng khoán Thành Việt
20.000.000 cổ phần, cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư
khác 4.000.000 cổ phần.
– Bán cho cán bộ, nhân viên của MDB: 1.000.000 cổ
phiếu (195 nhân viên).
Nguồn: MDB.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 19
1.5. Thành tích và sự ghi nhận

MDB được NHNN xếp loại A (Đơn vị hoạt động an toàn, có hiệu quả) nhiều năm liền.
Căn cứ Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng của NHNN, MDB đã khẳng định được là
một ngân hàng lành mạnh trong suốt nhiều năm qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu trong giai đoạn 2008 – 2009 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và tình hình
kinh doanh củ
a MDB. MDB được xếp loại A liên tục từ năm 2005 đến 2007 và được xếp
loại B trong năm 2008 và 2009. Điểm số về chất lượng hoạt động của MDB trong giai
đoạn 2005 – 2009 được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3: Bảng điểm đánh giá xếp loại của MDB giai đoạn 2005 – 2009
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
Điểm số 90 95 95 81 75
Xếp loại A A A B B
Nguồn: MDB
MDB được khách hàng đánh giá là Ngân hàng thân thiện với khách hàng, có đội ngũ
cán bộ nhân viên nhiệt tình, nhất là tinh thần phục vụ đối với khách hàng thuộc vùng
nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang.
MDB đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang trao tặng “Doanh nghiệp tiêu biểu năm
2006” và “Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2007”.
Các hoạt động xã hội (tài trợ Tiếp sức mùa thi, trao học bổng cho Sinh viên nghèo, trao
tặng nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết, tặng máy vi tính cho trường trẻ em khuyết tậ
t
tỉnh An Giang,…) của MDB trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh An Giang đã
mang lại hiệu quả rất thiết thực và đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong
Tỉnh An Giang đánh giá cao.
2. Cơ cấu tổ chức của MDB
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của MDB được tổ chức theo mô hình: Hội sở – Chi nhánh và công ty con
– Phòng giao dịch – Quỹ tiế

t kiệm. MDB hiện có 05 Chi nhánh (hai Chi nhánh tại An
Giang, một Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, một chi nhánh tại Cần Thơ và một chi nhánh
tại Sa Đéc – Đồng Tháp), 11 phòng giao dịch tại An Giang, 08 Quỹ tiết kiệm tại An Giang.
Cơ cấu tổ chức của MDB như Hình 1 dưới đây:


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 20

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MDB

3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của MDB bao gồm các cơ quan chính sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như
Hình 2 dưới đây.
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất củ
a Ngân hàng, quyết
định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Ngân
hàng.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân
hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định h
ướng chiến lược,
lập kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng.
Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều
hành của Ngân hàng; giám sát hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ
của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính
xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
Tổ

ng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động
hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, Kế
toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 21
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC BAN & HỘI ĐỒNG
KHỐI VĂN PHÒNG
KHỐI KINH DOANH
KHỐI KIỂM SOÁT -
HỖ TRỢ
KHỐI TÀI CHÍNH
-KẾ TOÁN
KHỐI CÔNG NGHỆ
NGÂN HÀNG
CÁC CHI NHÁNH VÀ
PHÒNG GIAO DỊCH
CÁC CÔNG TY
TRỰC THUỘC
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
QUẢN LÝ CHI NHÁNH VÀ PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI
VĂN PHÒNG

PHÁP CHẾ
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VÀ KINH
DOANH NGOẠI TỆ
GIÁM SÁT TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ TÁI
THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
TRUNG TÂM THANH TOÁN
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ HW, MẠNG VÀ BẢO MẬT
E-BANKING
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 22
4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB, Danh sách cổ
đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ, Cơ cấu cổ đông
4.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của MDB
Căn cứ Danh sách cổ đông của MDB chốt tại thời điểm ngày 30/6/2010, cổ đông sở hữu
từ 5% Vố
n điều lệ của MDB gồm:
Họ và tên Địa chỉ tại Việt Nam
Số cổ phần

sở hữu
Tỉ lệ sở
hữu (%)
1. Công Ty Quản lý Quỹ Đầu
tư Chứng khoán An Phúc
307/4 Nguyễn Văn Trỗi – P.1 –
Quận Tân Bình – TP. HCM.
20.010.000 20,01%
2. Công Ty Quản lý Quỹ
Thành Việt
13A Tú Xương – P.7 – Quận 3 –
TP. Hồ Chí Minh.
20.000.000 20,00%
3. Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam
519 Kim Mã – Quận Ba Đình – Hà
Nội
10.490.400 10,49%
4. Ông Doãn Chí Thiên 21/3A Nguyễn Thái Học – Mỹ
Bình – TP. Long Xuyên, An Giang.
6.870.402 6,87%
5. Công Ty TNHH Áng Mây 12/1 Trương Định –Q.3 – TP. Hồ
Chí Minh.
6.500.000 6,50%
6. Công Ty Cổ phần Nam Việt 19D Trần Hưng Đạo - Mỹ Quý –
TP. Long Xuyên – An Giang.
5.400.000 5,40%
Tổng cộng 69.270.802 69,27%
Nguồn: MDB
4.2 Danh sách cổ đông sáng lập

Theo Danh sách cổ đông tại thời điểm 30/6/2010, tổng tỉ lệ cổ phần các cổ đông sáng
lập hiện nắm giữ là 1,3329% Vốn điều lệ của MDB. Danh sách cổ đông sáng lập MDB
gồm có:
Họ và tên Địa chỉ tại Việt Nam
Số cổ
phần sở
hữu
Tỉ lệ
sở hữu
1. Bà Nguyễn Thị Lý 12/4 Trần Hưng Đạo – Mỹ Xuyên
– TP. Long Xuyên – An Giang.
712.300 0,7121%
2. Ông Nguyễn Thanh Trung 80/5 Đông Thịnh 2 – Mỹ Phước –
TP. Long Xuyên – An Giang.
498.300 0,4983%
3. Ông Đỗ Vi Tân 2/43 Thới Hoà – Mỹ Thạnh – TP.
Long Xuyên – An Giang.
120.700 0,1207%
4. Ông Nguyễn Ngọc Truyện 42 Bùi Văn Danh – Mỹ Xuyên –
TP. Long Xuyên – An Giang.
1.600 0,0016%
Tổng cộng 1.332.900 1,3329%
Nguồn: MDB

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – MDB
BẢN CÁO BẠCH Trang 23
4.3 Cơ cấu cổ đông của MDB tại thời điểm 30/6/2010
Tại thời điểm 30/6/2010 Ngân hàng có tổng cộng 646 cổ đông, với cơ cấu như sau:
Cơ cấu cổ đông
STT Nội dung

Số cổ phần
sở hữu
Tỷ lệ sở
hữu
(%)
Số
lượng
cổ đông
Tổ chức Cá nhân
A Vốn cổ phần 100.000.000 100,00 646 8 638
1 Cổ đông sáng lập 1.632.900 1,63 4 0 4
2 Cổ đông nắm giữ trên 5% 69.270.802 69,27 6 5 1
3
Cổ đông nắm giữ dưới 5% cổ
phiếu có quyền biểu quyết
(không bao gồm số cổ phần
sở hữu của cổ đông sáng lập)
29.096.298 29,10 636 3 633
B Phân theo quốc tịch 100.000.000 100 646 8 638
1 Cổ đông trong nước 100.000.000 100 646 8 638
2 Cổ đông nước ngoài 0 0 0 0 0
Nguồn: MDB
5. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của MDB, những công ty mà
MDB đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty
nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối vối MDB
5.1 Những công ty MDB nắm giữ từ trên 50% số lượng cổ phần
Không có.
5.2 Những công ty giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối MDB
Không có.
6. Hoạt động kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh củ
a Ngân hàng: Hoạt động an toàn, đảm bảo có lợi nhuận theo
mục tiêu kế hoạch hàng năm và các chiến lược dài hạn. Đa dạng hóa sản phẩm để đáp
ứng cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt đối tượng khách hàng hộ nông dân và
doanh nghiệp vừa, nhỏ để MDB trở thành Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn.
6.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng
Huy động tiền gửi VNĐ:
– Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Cho vay VNĐ:
– Cho vay tài trợ vốn lưu động sản xuất kinh doanh dịch vụ;

×