Những trò chơi dạy các kỹ năng xã hội
Những trò chơi dạy các kỹ năng xã hội
Qua các trò chơi, trẻ có thể học được cách chia sẻ, thay phiên nhau, và nói
chung, biết cư xử nhã nhặn với người khác.
Thử những hoạt động sau để giúp phát triển những kỹ năng của trẻ:
1. Làm theo. Bạn có thể kéo trẻ vào trò chơi gọi tên và hành động theo
những dạng vận động khác nhau – những động tác càng buồn cười càng tốt. Để
thêm vui, tạo những lối đi đầy chướng ngại vật đơn giản rồi dẫn bé trèo qua gối,
bò vào đường hầm làm bằng những cái hộp rỗng, rồi đi quanh cái ghế…
2. Vẽ màu. Trên vỉa hè bằng phấn, hay trên những tấm giấy lớn bằng màu
sáp, khuyến khích từng 2 – 3 trẻ vẽ với nhau.
3. Nhảy múa. Bật nhạc, cho con và các bạn chúng cùng nhảy, và xem con
của bạn cùng lũ nhỏ nhảy múa nghiêng ngả.
4. Đi dung dăng dung dẻ. Trò chơi truyền thống rất được ưa chuộng này
giúp trẻ đang chập chững học biết những hoạt động có tính đồng đội cũng như
tăng cường khả năng phối hợp.
Những trò chơi hữu ích ở trong nhà
Những trò chơi hữu ích ở trong nhà
Nếu thời tiết xấu giữ chân bạn ở nhà, hãy làm gì đó cho gia đình vui lên.
Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn biến thời gian buồn tẻ trở nên vui tươi hơn.
Trò chơi tấm ảnh dính:
Trò chơi bắt đầu bằng việc thu lượm vật thải. Bạn cùng bé nhặt những thứ
rác nhẹ trong sân (lá cây, cỏ dại, cây con). Sau đó trở vào nhà, nhặt thêm các loại
rác thủ công (lông chim, chỉ vải, các trái bóng nhỏ, khăn giấy nhàu) tập trung
thành đống. Dán một tờ giấy lớn (loại giấy dính Con-Tact) lên tủ lạnh, mặt dính
bên ngoài. Cho bé chơi và dán những vật thu lượm được lên mặt dính của tờ giấy.
Ðặt tên những vật mà bé đã dán. Bạn chú ý đừng để bé tiếp cận những vật nhỏ có
thể gây ngạt. Ðể giữ cho vật dán không rơi ra, bạn dán thêm một tờ Con-Tact cùng
cỡ phủ lên và nhấn mạnh xuống. Nào, ta cùng nhấn.
Ban nhạc của bé:
Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng . Ngoài những vật
có thể gây tiếng động như xoong nồi, bạn có thể cho trẻ chơi những vật có sẵn
trong nhà:
Hộp lắc: thu thập các loại vỏ đồ hộp nắp nhựa như hộp khoai tây chiên khô
hay hộp cà phê. Cho gạo hay các hạt khô vào hộp. Dán kín nắp lại. Bạn và trẻ
cùng trang trí bên ngoài hộp. Khi làm xong bạn hãy đưa hộp cho trẻ lắc.
Trống: Bạn hãy tháo nắp những hộp trống rồi dán băng keo các cạnh hộp
lại. Dán nhiều hộp lại với nhau rồi cho trẻ gõ. Chú ý âm thanh khác nhau của từng
cái trống.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh trầm và
bổng.
Chiếc hộp thần kỳ:
Các bậc cha mẹ phát hiện ra rằng mỗi khi mua đồ chơi cho bé độ một tuổi,
bé chỉ thích chơi hộp. Lợi dụng sở thích của trẻ khi mở quà, bạn hãy tổ chức một
trò chơi với những hộp còn đủ nắp (tốt nhất là hộp giầy). Trong mỗi hộp bạn đặt
một loại đồ vải nào đó như miếng xốp tắm, trái banh len, vải chùi nồi mới, quả
bóng làm bằng giấy kiếng, giấy nhám vuông khổ to hay một túi đá nhỏ.
Trẻ thích cầm xem và khám phá những đồ vật này. Bạn hãy nói cho trẻ biết
sự khác nhau về hình dạng và chất liệu của đồ vật. Ðặt hộp nhỏ bên trong hộp lớn,
trẻ sẽ thích thú và ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Ðối với trẻ từ 18 đến 24
tháng tuổi, bạn hãy đặt ra những trò chơi có liên hệ đến trí nhớ (như trò tìm chìa
khóa của mẹ trong hộp).
Trò chơi nước có liên quan đến toán:
Trẻ nhỏ thích xem bố mẹ chúng đổ nước vào các vật chứa. Trẻ em rất thích
nước. Chúng bị lôi cuốn bởi tiếng nước róc rách và cảm giác khác lạ khi chạm
nước. Nước còn giúp trẻ định hình các khái niệm toán (nước ở ly này nhiều hơn ly
kia, hoặc nước trong muỗng ít hơn trong chén ).
Cho một ít nước vào chậu tắm trẻ. Bạn cần chú ý nhiệt độ trong phòng phải
đủ ấm cho trẻ, nếu dùng bồn tắm người lớn phải lót tấm trải chống trượt. Cho vào
bồn tắm các loại đồ chơi như tô, chén, phễu, chai lọ, búp bê Ðể trò chơi thêm
phần vui nhộn, bạn thổi bong bóng xà phòng vào bồn tắm.
Vườn thú giả:
Hãy thu thập những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường
kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà. Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc
chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia
đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo,
tiếng ngựa hí ). Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả
lời bằng cách hình dung con vật. Trò chơi này giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát
triển ý tưởng cá nhân. Nó còn giúp cháu vận dụng trí nhớ.
Những trò chơi rèn luyện bản lĩnh
Những trò chơi rèn luyện bản lĩnh
Tính rụt rè được biểu hiện ngay khi còn bé: trẻ thiếu óc sáng kiến, luôn thu
mình trong “thế giới cá nhân nhỏ bé”, quan sát những người xung quanh mà
không tham gia vào các trò chơi.
Trẻ em có tính rụt rè không bao giờ dám đến gần người khác mà chỉ lủi thủi
chơi một mình, không dám phát biểu ý kiến và dễ hoảng sợ khi thầy giáo hỏi trên
lớp, không bao giờ dám biểu lộ cảm xúc riêng của mình…
Điều này sẽ đem lại những thiệt thòi trong cuộc sống sau này.
Giúp trẻ loại bỏ "tính nhút nhát"
Đến năm 6 tuổi, trẻ bắt đầu cảm thấy “sợ” khi nghĩ đến phải nói chuyện hay
tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, mỗi khi nói chuyện, trẻ cảm thấy như bị ở
“ngoài cuộc”. Trên lớp, trẻ sợ phải nói một điều gì đó và không dám trêu đùa hay
chọc ghẹo bạn bè.
Sự sợ sệt, nhút nhát ấy có nhiều tác hại, nó làm cho trẻ sễ quên đi những cái
đã được học. Do đó, trẻ dễ bị điểm xấu và cũng ngay những điểm xấu này cũng
làm cho trẻ mất đi lòng tự tin vào bản thân mình. Điều đáng lo ngại là những trẻ
em có tính rụt rè lại luôn cố tránh các tình huống dễ có thể gây cho chúng sợ hãi,
rèn cho chúng tính mạnh dạn như chơi công viên, đến nhà người quen… Ngay cả
khi được bố mẹ cho phép ra ngoài, chúng từ chối bằng cách tự nói ra “Con có
nhiều bài tập phải làm”, “Con bị đau bụng”…
Chúng ta không thể phủ định rằng nếu trẻ càng cố gắng tránh những điều
mình sợ thì ngày càng trở nên sợ hơn.
Liêu pháp tâm lý học
Chính vì vậy, theo các nhà tâm lý học: cần phải có cách xử sự mới để cho
trẻ không còn sợ “cái làm cho chúng sợ”. Các nhà tâm lý học đã đề ra biện pháp
áp dụng các trò chơi nhằm giúp trẻ biết tự khẳng định mình. Dưới đây là 3 trong
số các trò chơi đó, trẻ có thể chơi với bố mẹ, anh chị em hay các bạn trong lớp.
Trò chơi "Nhìn đối phương": Được áp dụng khi con bạn lên
10-11 tuổi. Với trò chơi “tôi nhìn bạn, bạn nhìn tôi”, trẻ sẽ phải nhìn người
khác đồng thời cũng bị người khác nhìn mình. Nếu ai nhìn lâu hơn sẽ thắng
cuộc. Đầu tiên, bé có thể chơi trò này với bố mẹ, sau đó dần dần nâng mức
độ khó hơn, trẻ chơi với cô dì, chú bác và các bạn trong lớp. Bạn cũng nên
gợi ý cho trẻ chơi trò này trong giờ ra chơi.
Trò chơi "làm nhà báo": Được áp dụng ngay từ khi trẻ lên 9-
10 tuổi. Trong trò chơi này, bé cùng bạn thay nhau đóng vai nhà báo và
người được phỏng vấn như ở trên vô tuyến. Trong trò này, trẻ vừa phải hỏi,
vừa phải trả lời. Dần dần trẻ sẽ không còn thấy ngượng nghịu trước đám
đông và học được cách phát âm.
Trò chơi "bộc lộ cảm xúc": Được áp dụng cho mọi lứa tuổi.
Trẻ em có tính rụt rè không bao giờ dám bộc lộ những cảm xúc của mình
với người khác mà luôn giữ kín trong lòng. Đây là nguyên nhân làm cho
giữa trẻ với mọi người xung quanh luôn có sự không hiểu nhau. Để tránh
được tình trạng này, bạn thường xuyên chơi với trẻ: cả hai người thay nhau
bày tỏ cảm xúc niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ… bằng điệu bộ và sau đó
thay nhau đoán biết. Với cách này, bạn sẽ giúp trẻ đỡ sợ hơn với các cảm
xúc và dạy cho trẻ biết giải tỏa những cảm xúc của mình.