Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 5 trang )

Khuyến khích trẻ tự chơi một mình
Khuyến khích trẻ tự chơi một mình
Đâu phải lúc nào bạn cũng có thời gian để chơi với bé. Việc nhà việc cửa
và cả những việc không tên không đợi bạn và vì vậy, bạn cần phải dạy cho bé biết
cách chơi một mình, có như vậy bé không buồn mà bạn cũng không quá bận rộn.
Phần lớn cha mẹ đều mong muốn con của mình có thể tự ngồi chơi một
mình. Khi bé đã biết đi thì bé đã có thể cầm nắm đồ chơi chặt, sách có hình vẽ, đi
nhặt bóng. Bản thân trẻ cũng biết rằng chúng có thể chơi một mình và chúng vẫn
thường đòi như vậy. Tuy nhiên, trẻ 1 tuổI thì lại thích chơi quanh quẩn nơi có bố
mẹ, dù họ không tham gia vào trò chơi nhưng nhất thiết phải có mặt ở nơi bé chơi,
và vì vậy, bé không thích chơi một mình.
Tập chơi một mình:
"Không tự nhiên mà bé 1 tuổi có thể ngồi chơi 1 mình được một lúc lâu.
Mặc dù 15 phút là khoảng thời gian dài nhất mà bé có thể ngồi chơi một mình, đối
với bạn thì chưa đủ để cho bạn nấu xong bữa cơm tối nhưng hãy tập dần cho bé.
Chơi một mình giúp bé phát huy được tính độc lập, tự tin, óc sáng tạo, kỹ năng về
ngôn ngữ. Bạn có thử quan sát một đứa bé 15 tháng khi bé đang ngồi chơi một
mình chưa? Bé nói chuyện một mình luyên thuyên, và do đó bé có thể phát triển
kỹ năng về ngôn ngữ.
Khả năng chơi độc lập của trẻ còn tùy thuộc vào tâm trạng của chúng. Khi
bé đói, mệt mỏi hoặc bệnh thỉ không thể nào bắt chúng ngồI chơi mà không có
người nào đó ở bên cạnh. Bạn cũng khó trông mong trẻ lớn hơn ngồi một mình lâu
hơn trẻ 1 tuổi. Dù rằng lớn hơn thì nhận thức phát triển hơn, muốn tự do hơn
nhưng chúng cũng muốn kiểm tra sự giới hạn về thời gian, đòi hỏi được người lớn
quan tâm đến.
Những hoạt động thú vị
Một khi bạn muốn bé chịu ngồI chơi một mình thì bạn hãy ghi nhớ những
yếu tố sau: hấp dẫn, quen thuộc, cấu trúc chặt chẽ, trực tiếp. Đầu tiên, cho trẻ chơi
những gì chúng thích như xếp ly nhựa, bới quần áo trong tủ quần áo và quăng ra
ngoài (nếu bạn có thể chịu đựng được sự bừa bãi này). Một người mẹ trẻ chất đầy
2 ngăn kéo dưới cùng trong bếp những hộp nhựa, muỗng nhựa, ly có vạch đo…


Những thứ này luôn làm tay chân bé trai 15 tháng của chị bận rộn và bà có đủ thời
gian để chuẩn bị bữa ăn tối.
Một khi bé bị cuốn hút vào một đồ vật, đồ chơi hoặc hoạt động nào đó thì
bạn hãy nhẹ nhàng bước ra xa bé vài mét hoặc ngồi gần đó đọc báo. Khi bé tiến
đến gần chìa món đồ chơi vào người bạn thì bạn chỉ việc đưa trả lại cho bé món đồ
đó, nhận xét về đồ chơi, cười động viên và lại tiếp tục công việc của mình. Chỉ
một vài ngày hoặc vài tuần, bạn cảm thấy thoải mái hơn vì có thời gian làm mọI
việc nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng bé luôn được chơi vui vẻ và an toàn. Nhưng
phải chú ý nơi bé ngồi chơi phải an toàn, được gắn các dụng cụ bảo đảm an toàn
cho bé vì bé 1 tuổi không có ý niệm nào về an toàn hay nguy hiểm.
Mỗi lần chỉ một loại đồ chơi.
Bé sẽ bối rối khi có quá nhiều đồ chơi bé thích đều được bày xung quanh.
Vậy thì chỉ nên lần lượt đưa cho bé từng món một. Bé có cả tủ đồ chơi, thú nhồi
bông, sách hình bìa cứng, búp bê… Khi bạn bận việc thì đầu tiên hãy chọn cho bé
con mèo Kitty, 10 phút sau hãy đưa cho bé cây đàn đồ chơi, sau nữa là sách hình
các loạI động vật. Bé sẽ ngồi ngoan khám phá từng món một.
Một khi bé dần mất hứng thú với một món đồ chơi nào đó thì bạn cần phải
hướng dẫn bé bằng cách đặt câu hỏI, nhưng nhớ là đừng ngồi xuống chơi nhà. Chỉ
cần nói “Ồ, con xếp được 3 khốI gỗ rồi đó. Con chồng thêm một khối nữa đi, cẩn
thận không thì đổ hết đấy”.
Khi lên kế hoạch cho công việc trong ngày, đừng quên sắp xếp thời gian
bạn dành cho bé khi bé ngồi chơi một mình. Chìa khóa dẫn đến thành công trong
việc tập cho bé ngồI chơi một mình là làm cho bé quen với hoạt động đó như một
công việc hàng ngày. Trong những lần đầu, chỉ thoáng không thấy bố mẹ ở bên
cạnh là bé đã lên tiếng gọi, đừng vội trả lời, để cho bé có thờI gian loay hoay và
khám phá đồ chơi.
Thời gian thích hợp nhất để bé chơi một mình là sau khi bé mới tắm mát
thoải mái hoặc sau bữa trưa. Không nên cho bé chơi 1 mình khi bản thân bạn cảm
thấy mệt mỏI vì sự căng thẳng của bạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bé.
Quá trình này diễn ra khá thất thường. Có khi bé chơi một mình rất ngoan

nhưng cũng có ngày bé nhất định không chịu làm như vậy. Hãy cho bé cơ hội, tạo
niềm vui mới cho bé vì bé đã quá chán món đồ chơi đó hoặc bé muốn thay đổi
không khí, bé có điều muốn hỏi.
Làm cách nào để dạy bảng chữ cái cho trẻ hiệu quả nhất?
Làm cách nào để dạy bảng chữ cái cho trẻ hiệu quả nhất?
Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3
tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc
phụ huynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2 tuổi, nhưng
khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cách
bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe
băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái có
nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúng
đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong
quyển sách.
Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú
vớI những câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu
trong đó có chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.
Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên
của trẻ vào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần
dần bé sẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của
nó. Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ
chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông
thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút
đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh. Một khi bé đã nhận được
một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’,
‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình,
bắt đầu bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”
Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm
các chữ cái khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổI và chẳng có hứng thú gì đốI với
trò chơi của bạn thì cũng đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào

cho thấy rằng trẻ nhận biết chữ cái sớm thì sau này sẽ đọc tốt cả.
Làm sao để con bạn học giỏi môn Văn?
Làm sao để con bạn học giỏi môn Văn?
Hiện nay nhiều trẻ em không thích môn Văn bởi cho rằng chúng quá trừu
tượng. Thay vì mất thời gian suy nghĩ làm văn, trẻ thích những cái gì có ngay
trước mắt như đọc truyện tranh, xem tivi, truy cập Internet Muốn khắc phục
nhược điểm này của con, các bậc cha mẹ cần chú ý.
 Thứ nhất, cần tập diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói. Ngay từ hồi bé,
các em thường nghe mẹ hát ru: "Con tôi buồn ngủ buồn nghê, còn tằm chín
đỏ, con dê mọc sừng. Có mọc thì mọc giữa lưng, đừng mọc con mắt nó
sưng tù mù ". Những lời ru mượt mà, giàu hình ảnh là bước đầu tiên tập
cho trẻ làm quen với văn học. Lời ru mở mang óc tưởng tượng, đưa trẻ đến
với màu đỏ vàng ươm của những nong tằm, đến với chú dê con mới nhú
cặp sừng tơ Lớn hơn, hằng đêm trẻ nghe mẹ kể chuyện Thạch Sanh chém
trăn tinh, chuyện Cây khế Nghe mãi, các em trở nên thuộc lòng, có thể kể
lại rành rọt không thiếu một chi tiết nào. Từ chỗ biết nói đúng, mạch lạc,
giàu hình ảnh, màu sắc thì các em sẽ biết viết đúng, viết hay.
 Thứ hai là tập cho trẻ thói quen quan sát. Bất kể đi đâu, làm
gì, bố mẹ nên hướng cho con cách nhìn nhận những sự vật xung quanh.
Đừng ngại khi trẻ đặt câu hỏi: Mẹ ơi sao cây bàng có lá xanh, lá đỏ? Sao
mùa thu có nhiều lá rụng?
 Thứ ba là hướng cho trẻ đọc sách và học thuộc những đoạn
văn hay. Cha mẹ cần chọn lọc sách hay cho con đọc, hạn chế truyện tranh
vì chúng làm hạn chế trí tưởng tượng của trẻ. Mỗi khi đọc xong một quyển
truyện, hãy yêu cầu con viết tóm tắt, nêu ý nghĩa Tập luyện nhiều, dần
dần trẻ sẽ mài sắc ngòi bút, viết văn trơn tru, thoát ý hơn.


×