Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 10 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 7 trang )

Ðể con bạn có trí nhớ tốt khi
học bài
Ðể con bạn có trí nhớ tốt khi học bài
Hôm nay con bạn đã học bài rất kỹ, học đi học lại nhiều lần nhưng ngày
mai khi lên lớp vẫn được điểm kém và cô giáo phê vào vở "em chưa thuộc bài".
Ðã nhiều lần như thế và mặc dù rất cố gắng và chịu khó học mà con bạn
vẫn không có tiến bộ hơn. Những lúc như thế bạn không nên tỏ ra quá lo lắng mà
phải giúp con bạn có trí nhớ tốt hơn.
Trước tiên con bạn cần phải có một góc học tập yên tĩnh, tốt nhất là ở trong
phòng riêng. Khi đó con bạn có thể tập trung suy nghĩ vào bài học hơn và không bị
phân tán tư tưởng bởi những yếu tố khách quan bên ngoài và bạn nên:
 Hướng vào mục đích rõ ràng:
 Trong trí óc của trẻ luôn luôn tồn tại 2 ngăn trí nhớ riêng biệt:
một ngăn là trí nhớ tức thời, là nơi mà tất cả các thông tin được thu thập và
chỉ được giữ lại trong vòng 5 phút sau đó bị quên ngay. Ngăn còn lại là
ngăn trí nhớ lâu dài, là nơi mà các thông tin được thu thập và giữ lại lâu
hơn thậm chí theo bé suốt cuộc đời.
 Một thông tin được giữ lại trong khoảng thời gian dài nếu như
trẻ biết rằng sẽ cần phải sử dụng đến và trẻ biết việc tích luỹ các kiến thức
ngày hôm nay sẽ rất có ích cho cuộc sống trong tương lai.
 Ví dụ như khi học bảng nhân chia, bạn nên thường xuyên nói
với bé: Nếu con thuộc hết các quy tắc cộng, trừ nhân chia sẽ giúp con tự
tính toán tiền khi muốn mua một cái gì đó. Hay khi học tiếng Anh, bạn nói
với con bạn: Ðể có thể tham gia vào trò chơi nào đó, điều quan trọng là con
phải hiểu được quy tắc của trò chơi đó được viết bằng tiếng Anh.
 Ðôi khi bài học không có tác dụng trực tiếp như môn lịch sử,
để con bạn có thể nhớ lâu và không bị mất phương hướng, bạn nên phán
đoán các câu hỏi mà cô giáo sẽ đưa ra ngày hôm sau. Khi trẻ biết được cần
phải trả lời những gì cho ngày hôm sau thì mọi thông tin cần thiết sẽ được
giữ lại trong trí nhớ có logic hơn, liền mạch hơn và lâu dài hơn.
 Dạy trẻ học bằng phương pháp so sánh:


 Trí nhớ hoạt động trước tiên là thu thập thông tin sau đó gắn
kết các thông tin lại với nhau. Muốn giữ lại thông tin một cách tốt hơn, có
hiệu quả hơn và trong thời gian dài hơn thì điều quan trọng là trí nhớ của
trẻ phải biết gắn kết liền mạch, logic các thông tin lại với nhau và trẻ biết so
sánh giữa cái cũ với cái mới. Các thông tin mới nhận được phải được đặt
vào mối quan hệ với các thông tin cũ. Các thông tin mới có thể bổ sung,
loại bỏ hay phủ định, khẳng định lại các thông tin cũ.
 Ðể giúp trẻ nhớ lâu, bạn nên thường xuyên làm phép so sánh
giữa cái mới mà trẻ cần phải nhớ với cái mà trẻ đã biết.
 Dạy trẻ học bằng phương pháp nhắc lại:
 Kinh nghiệm cho thấy rằng: người ta sẽ nhanh chóng quên
50% các thông tin thu nhận được chỉ trong nửa giờ đầu, 80% thông tin còn
lại bị quên dần từ ngày này sang ngày khác. Nhưng các thông tin này được
giữ lại lâu hơn nếu như được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ ngày này sang
ngày khác.
 Khi con bạn phải học thuộc bảng nhân chia, bạn nên yêu cầu
nhắc lại sau khi trẻ đã học thuộc khoảng 10 phút sau đó, tiếp đó là lúc trước
khi đi ngủ và vào buổi sáng trước khi con bạn đến trường. Bạn nhắc nhở
với trẻ rằng bạn cũng sẽ kiểm tra lại bảng nhân chia này vào ngày hôm sau
hoặc sau 2 ngày và trước khi con bạn có bài kiểm tra môn toán.
 Bạn cũng có thể dạy con bạn bằng cách mỗi khi học một bài
mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ
hôm trước.
 Tìm các từ có thể đi ngay vào trí nhớ: Ðó là các từ gây ấn
tượng mạnh cho trẻ. Chúng không được ghi vào trong vở học nhưng lần sau
mỗi khi nhắc đến bài đó chúng lập tức sẽ nhớ ngay đến các từ đó và liên
tưởng lại được bài học.
Dạy số cho con vào lúc nào và bằng cách nào?
Dạy số cho con vào lúc nào và bằng cách nào?
Bạn có thể giới thiệu khái niệm về những con số khi con được cỡ 12 tháng

tuổi bằng cách đếm những đồ vật nhỏ – như “Có bao nhiêu cái muỗng? Một hay
hai!” – và hát những bài hát hay những tiết tấu có đếm số như “Một, hai con chó
con”, “có ba con mèo kêu meo meo” … Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học
cách đếm vẹt từ 1 đến 10, mặc dù có thể trẻ sẽ chưa hiểu được khái niệm về số khi
đếm các vật thể, và có thể còn đếm sót nữa – “Một, hai, năm, sáu …”. Đừng lo khi
trẻ đếm nhảy như thế – trên thực tế, khi trẻ lập lại các con số có nghĩa là trẻ đang
học những cái tên cho chính xác đấy. Lần tới có thể trẻ sẽ học cách chỉ ra những
vật thể và đánh dấu bằng những con số (mặc dù các em làm không đúng). Tận
dụng những cơ hội trong ngày để cùng đếm với con mình, có thể đếm ở ngay bàn
ăn như “Một cái chén cho mẹ, một cái chén cho bố, một cái chén cho con! Một,
hai, ba cái chén”. Lúc đầu có thể con bạn chỉ nói là có ba cái chén cho dù bạn có
đưa ra bao nhiêu cái đi nữa, nhưng đến một lúc nào đó con bạn sẽ hiểu được số
“3” là muốn nói đến số chén.
Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các em sẽ hiểu được khái niệm cộng thêm các vật thể
sẽ làm tăng con số đã đếm (nhưng ngược lại lấy bớt các vật thể đi sẽ làm cho nó
giảm đi số lượng). Vì thế khi ông bà đến chơi thì sẽ bày thêm một cái chén nữa
trên bàn, va tổng số chén sẽ tăng lên thành 6 cái. Một cách khác để củng cố thêm
khái niệm về con số là đếm các vật thể xung quanh bé mỗi ngày – số búp bê hoặc
số xe đồ chơi mà bé có được – và ghi nhận điều gì sẽ xảy ra khi các vật thể bị bớt
đi (có thể do ăn bớt đi) hoặc thêm vào. Trẻ 3-4 tuổi cũng sẽ thành thạo hơn khi
đếm các vật thể nhỏ – “hai quả cam, bốn đôi đũa”…Nói thì như vậy nhưng hầu hết
trẻ em đều không thể nhận dạng được các chữ số hay viết ra, mặc dù các em đã lên
4-5 tuổi.
Dạy trẻ phương pháp học tốt
Dạy trẻ phương pháp học tốt
Trẻ bắt đầu đi học cần dạy cho nó một vài kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối
không được áp đặt, bắt con phải học theo cách của bố mẹ. Hãy để con bạn thay đổi
dần dần cách học. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo.
Sắp xếp giờ giấc
Để tránh việc làm thiếu bài tập hoặc phải làm bài đến tối khuya, ảnh hưởng

đến sức khỏe, cha mẹ cần hướng dẫn con quản lý thời gian. Hãy cùng trẻ lập danh
sách các bài phải làm hằng ngày, quy định mỗi bài sẽ tốn bao nhiêu thời gian để
hoàn tất. Khi đã hiểu rõ thời gian phải dành cho việc làm bài tập, bạn có thể sắp
xếp cho trẻ nghỉ ngơi, học hành một cách hợp lý.
Tập trung
Tìm hiểu tác phong làm việc của con bạn. Một vài đứa trẻ học bài tập trung
nhất khi ngồi vào bàn và trong không gian yên tĩnh. Một số khác lại học tốt hơn
lúc ngồi dưới sàn nhà, vừa học, vừa nghe nhạc. Nên cho trẻ thư giãn 5-10 phút sau
một giờ học dài.
Lựa chọn bài
Hãy hướng dẫn con làm bài dễ trước, bài khó sau. Như thế sẽ không tốn
nhiều thời gian, lại khơi gợi được hứng thú học tập của trẻ.
Giúp con bạn khéo léo hơn
Giúp con bạn khéo léo hơn
Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha
mẹ cần phải kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ
lóng ngóng, vụng về là những quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô
chiêu" này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc "Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy",
"Đừng đụng vào đó con yêu, con sẽ bị đau đấy", "con đừng làm cái này ", "con
không được sờ vào cái kia ". Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể
làm được việc gì và làm được đến mức nào.
Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn hãy thử làm theo những lời khuyên
sau đây:
 Hãy kiên nhẫn: Khi thấy con mình vụng về, chậm chạp, làm
vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong,
các bà mẹ thường bực mình chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian.
Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập
làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con mình tự làm lấy mọi việc.
 Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học
vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, tự rót nước

hay nhờ bé cùng trải giường với bạn, để bé giúp bạn mở gói bánh hay xếp
gọn các hộp giấy Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng
ngạc nhiên ở con mình.
 Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi không nhất thiết
phải bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Hãy khuyến khích chúng quan sát mọi
thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: "Con thấy không, để gần bát lại thì
sẽ đỡ vãi hơn", "Con đứng lên cái ghế này thì sẽ lấy nó dễ hơn". Cách làm
này sẽ tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc
làm.
 Cùng làm các đồ thủ công với trẻ: Các hoạt động chân tay
này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các trẻ
em nói chung. Vẽ tranh, tô mầu, nặn đất sét hay gấp đồ chơi từ giấy đều
là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo cẩn thận và kiên nhẫn hơn.
 Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt. Bởi vì, mọi môn thể
thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng
vào gôn hay để vật ngã được đối thủ, trẻ cần suy nghĩ và lựa chọn động tác
phù hợp nhất.
 Để cho trẻ thư giãn: Trẻ cũng rất cần những giây phút thư
giãn. Con bạn sẽ khoẻ mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con
nghỉ ngơi hợp lý.

×