Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến thức cha me cần biết - Phần 16 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 6 trang )

Cần kiểm soát trò chơi bạo lực
Hiện nay có nhiều trò chơi video dành riêng cho nguời lớn nhưng vẫn thuờng đuợc
các trẻ em sử dụng, trong đó có khá nhiều chuyện bạo lực, đánh đấm như Doom,
Quak, Taken, Resident Evil, Silent Hill… Bạo lực cũng có mặt trong các trò chơi
dành cho thiếu nhi. Một nghiên cứu của Văn phòng phát huy chuơng trình vi tính
Mỹ (ESRB) cho thấy: trong số 672 trò chơi vi tính bán chạy nhất, có 35% chứa
những hành vi dữ dằn và 49% có những cái chết rất hung bạo! (Danh sách các trò
chơi này có thể tham khảo trên web site: www.esrb.org).
Không dễ gì tìm đuợc các trò chơi cho trẻ em có tính cách thần tiên như các
chuyện Walt Disney. Có khi trá hình trong những câu chuyện thần tiên là các
chuyện mổ bụng súc vật, đánh đấm. Lý do: các trò chơi có bạo lực thì lại bán chạy,
thúc đẩy các nhà sản xuất tìm cách sản xuất thêm. Ngay cả chuyện Pokémon,
Aladin và cây đèn thần cũng bị lồng vào nội dung hung bạo. Ngay cả các bé gái
cũng thích chọn các nhân vật trong trò chơi có thể "đập vô mặt" các nhân vật khác.
Có những trẻ em đập đầu vào tường vì bị thua trong trò chơi Soul Blade. Có bậc
cha mẹ đuợc thầy cô thông báo là con mình có thái độ hung dữ từ vài tuần nay,
xem lại thì mới hay "quý tử" bắt chuớc các nhân vật trong trò chơi vi tính.
Báo chí Âu Mỹ đang báo động về chuyện các cửa hàng trò chơi vi tính bán đủ các
loại trò chơi bạo lực cho trẻ vị thành niên.
Các gia đình nên trang bị mã số riêng dành cho phụ huynh, tránh việc trẻ em có
thể sử dụng những trò chơi dành cho nguời lớn. Ngoài ra, nên hạn chế con em đến
các cửa hiệu trò chơi vi tính một cách tự do. Một số phụ huynh tìm cách khuyến
khích con em đọc sách truyện. Một số khác giáo dục con theo huớng cái thiện sẽ
thắng cái ác.
Câu chuyện về sắm lộn vai (-C)
Tôi có thằng em họ năm nay 16 tuổi nhưng nó chẳng bao giờ tham gia những trò
chơi dành cho con trai. Trái lại, ngày nào cũng thấy nó quấn quýt với mấy đứa bạn
gái. Dì dượng tôi chỉ có nó là con. Từ nhỏ, vì thích con gái nên dì tôi thường "hóa
thân" cho nó thành "công chúa" mỗi lần chụp ảnh gia đình. Thằng em tôi "được"
mặc áo đầm cho đến khi vào lớp một và những bức ảnh của nó treo khắp nhà làm
ai đến chơi cũng nhầm tưởng nó là con gái. Có lẽ do "có khiếu" nên mỗi lần trong


lớp đóng kịch, nó luôn được chọn đóng những vai "nữ chính". Nhìn nó mặc váy
ngắn, ngực được "ngụy trang" bởi cái bong bóng to đùng, môi son đỏ chót đúng
là có trời biết gái hay trai. Tệ hại hơn, giọng nói của nó cũng được biến hóa cho
phù hợp với nhân vật. Sau vài năm tham gia đội kịch, lại "chuyên trị" vai con gái
nên đến lúc này, không chỉ có tôi mà cả dì dượng tôi cũng dần nhận ra những điều
khác lạ từ thằng con trai của họ. Thế là cả nhà bắt đầu tìm cách để "mang" nó về
đúng vị trí. Tôi không biết rồi đây, nó có thể mạnh mẽ như những chàng trai đích
thực hay không?
Từ chuyện thằng em họ, tôi bỗng đâm lo. Số là vợ tôi đang làm nghề gõ đầu trẻ,
kiêm luôn phụ trách văn nghệ của nhà trường. Có nhiều lúc vì thiếu "diễn viên",
cô ấy buộc lòng phải chọn một bé trai đóng vai bà mẹ hoặc một bé gái đóng vai
quân sĩ. Rồi những lần trường tổ chức văn nghệ, cô ấy lại hớn hở dẫn học trò đi thi
và chụp rất nhiều ảnh về khoe với tôi. Nhìn sơ qua đố ai phân biệt được đâu là con
trai, đâu là con gái trong những gương mặt diễn viên nhí đó. Có lần tôi hỏi, phụ
huynh có ý kiến gì không khi bỗng dưng "quý tử" của mình lại trở thành một cô
gái "yểu điệu thục nữ" hay ngược lại. Cô ấy giải thích: "Tụi nó còn nhỏ, đứa nào
đóng tốt vai nào thì chọn chứ đâu có quan trọng chuyện gái hay trai". Tôi nói lên
sự lo sợ của mình, vợ tôi cười bảo: "Chỉ là kịch thôi làm sao có chuyện giả thành
thật, anh khéo lo".
Tôi đem câu chuyện trên kể cho các bạn đồng nghiệp trong công ty. Thì ra, chị kế
toán cũng có đứa con trai thường được cô giáo chọn đóng kịch và éo le sao, thằng
bé cũng hay bị đóng vai con gái. Nói đến đây, chị bỗng đổi giọng: "Chết chưa, có
khi nào thằng con chị nó bị không em?". Được thể, anh chàng bảo trì cũng đang
lo sốt vó vì thằng con trai của anh cứ thích đóng vai nữ tì cùng mấy đứa bạn! Anh
cấm thằng bé tham gia đội kịch thì nó khóc lóc bảo: "Cô bảo con có khiếu đóng
kịch tại sao bố lại không cho". Rồi nó cứ theo nằn nì mãi, vợ chồng anh đành bấm
bụng cho đi.
Theo thạc sĩ Thạch Ngọc Yến - Trung tâm tư vấn trẻ em TPHCM, ngoài chuyện
học chữ, học toán, trẻ con còn tham gia các hoạt động văn thể mỹ, đây cũng là
hoạt động mang tính giáo dục. Trẻ con "sắm lộn vai" là chuyện không lớn, phụ

huynh cũng không nên quá lo lắng mà cấm đoán con em mình bởi như thế trẻ dễ
rơi vào tình trạng hụt hẫng. Bởi lẽ thông thường trẻ có suy nghĩ rằng "khi được
chọn đóng vai, điều ấy có nghĩa là mình có điểm đặc biệt (có tài) so với các bạn.
Vì sao bố mẹ lại cấm đoán?" Tốt nhất đối với những phụ huynh có con em tham
gia vào các đội văn nghệ của trường, của quận và thường xuyên phải "sắm lộn vai"
nên quan tâm đến các biểu hiện giới tính của trẻ. Nếu thấy con em mình có các
biểu hiện bất thường về giới tính thì nên trao đổi ngay với thầy cô giáo để có điều
chỉnh kịp thời.
Nguồn: Nguyên Phong
Cây roi hay sự khuyên nhủ (-C)
Nhiều cha mẹ khi mới có con, nhất là có con lần đầu, phân vân không biết mình
nên giáo dục con như thế nào. Ngày xưa thì các cụ quen dạy trẻ đi đôi với cây roi,
còn ngày nay, cây roi – công cụ giáo dục, đã nhường chỗ cho sự khuyên nhủ êm
dịu. Thế nhưng khi không đạt hiệu quả, người ta lại đâm ra lúng túng. Sau đây là
kết quả một số cuộc nghiên cứu mới về hiệu quả của từng phương pháp giáo dục
con.
Phương pháp độc đoán
Theo phương pháp này, cha mẹ đặt ra rất nhiều điều cấm kỵ, nhiều quy định rất
chặt chẽ nhưng không được giải thích. Những quyết định được đưa ra từ “cấp cao”
mà người thừa hành, tức là các cháu, không được thảo luận.
Sự thực hiện rất nghiêm ngặt. Thí dụ như quy định không cho cháu ăn kẹo, thì
trong bất cứ nơi nào, trong bất kỳ trường hợp nào cháu cũng không được ăn kẹo.
Trong giờ ăn cơm hay giờ nghỉ cũng không được miễn trừ. Người chủ gia đình
toàn quyền thẳng tay và không nghe nguyện vọng của người khác. Người ta thấy
rằng các cháu được giáo dục theo phương pháp này thường tỏ ra lãnh đạm. Các
cháu thường không có sáng kiến và ít khi tự lập được. Một số ít có tâm trạng bất
mãn hoặc nổi loạn.
Phương pháp “buông lỏng”
Theo phương pháp này, cấu trúc thường lỏng lẽo hơn, tùy từng lúc và từng người.
Không có nguyên tắc rõ ràng nào để áp dụng cả. Hôm trước có thể làm việc này

nhưng hôm sau lại không được, vì tình thế đã thay đổi. Các cháu phải tự mình
quyết định lấy mọi việc: cha mẹ tin tưởng ở các cháu và chờ đợi các cháu tự mình
đưa ra giải pháp đúng đắn cho mọi vấn đề. Mọi sai lầm sẽ không bị trừng phạt.
Trong bầu không khí giáo dục này, các cháu thường mất phương hướng, không có
tiêu chí nào để hướng dẫn hành động của mình. Phần lớn các cháu lợi dụng tình
thế này để đòi hỏi nhiều ở cha mẹ. Cha mẹ không đặt ra một giới hạn nào cho
hành động của các cháu. Kết quả là một tình trạng không an tâm và bất ổn.
Phương pháp dân chủ
Phương pháp này cương quyết nhưng linh hoạt: cha mẹ đặt ra những luật lệ và ra
sức thực hiện những luật lệ ấy. Nhưng luật lệ đặt ra có chiếu cố tới nhu cầu của
mỗi người. Cha mẹ nghe ngóng nguyện vọng của các con và luật lệ đặt ra có
những khoản ngoại lệ. Thí dụ như quy định đề ra là phải đi ngủ sớm, nhưng mấy
tháng hè có thể thức khuya hơn một chút hoặc cho phép các cháu giữ những viên
kẹo được bà con hay bạn bè cho chẳng hạn…
Cách ứng xử của cha mẹ thì trước sau như một nhưng những quy định được thay
đổi theo lứa tuổi, và mọi quyết định đưa ra đều được thảo luận với con cái.
Theo tất cả các cuộc nghiên cứu, phương pháp dân chủ này hiệu quả hơn cả.
Phương pháp này đảm bảo sự phát triển tốt nhất của các cháu và hạnh phúc của
mỗi người. Hai tiêu chuẩn sau đây sẽ làm tăng tính hiệu quả của phương pháp
trên: cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau về phương pháp giáo dục và phải tỏ
ra khoan dung với tiếng ồn và sự mất trật tự do các cháu gây ra.


×