Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tư liệu về lịch sử Đảng bộ Huyện CưM''''gar-ĐăkLăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.65 KB, 16 trang )

BÀI LÀM DỰ THI TÌM HIỂU THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ
HUYỆN CƯM’GAR
………………
Câu 1: Huyện Cư M’gar thành lập vào ngày tháng năm nào? Hiện nay có bao
nhiêu đơn vị hành chính (xã, thị trấn) và tên gọi của các đơn vị hành chính ấy.
Trả lời: Huyện Cư M’gar thành lập vào ngày 23 tháng 01 năm 1984, theo Nghị
định số 15/ NĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng – nay là Chính phủ.
Hiện nay, huyện CưM’gar có 15 xã và 02 thị trấn. Đó là:
Thị trấn Quảng Phú và thị trấn EaPôk
Các xã: Cư M’gar, Cư Suê, Cuôr Đăng, Ea Drơng, Ea Hding, Ea Kiết, Ea Kpal, Ea
Kuêh, Ea Mdroh, Ea Mnang, EaTar, EaTul, Quảng Hiệp, Quảng Tiến, Cư Dlê
Mnông.
Câu 2: Cấp uỷ Đảng đầu tiên của huyện Cư M’gar được thành lập vào tháng năm
nào? Từ khi được thành lập đến nay, đảng bộ huyện đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại
hội, được tổ chức vào thời gian nào, tại đâu? Nêu tên các đồng chí Bí thư huyện uỷ
từ khi cấp uỷ đầu tiên được thành lập đến nay?
Trả lời:
Đầu năm 1960, Liên khu uỷ khu V chia tỉnh Đắk Lắk ra làm 4 đơn vị (mật danh là
B3, B4, B5, B6). Địa bàn Cư M’gar là một bộ phận của B6, do đồng chí Nguyễn
Thành làm Bí thư Ban cán sự. Trên địa bàn B6 (bao gồm thị xã Buôn Ma Thuột và
vùng nông thôn xung quanh thị xã) lại chia thành 4 đơn vị, với mật danh là K (từ
K.61 đến K.64). Địa bàn Cư M’gar là bộ phận của K.61.
Tháng 8 – 1960, Ban cán sự Đảng K.61 được thành lập. Đồng chí Lê Chí Quyết,
Tỉnh uỷ viên tỉnh Gia Lai tăng cường cho Đắk Lắk được chỉ định làm uỷ viên Ban
cán sự B6, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự K.61. Có thể coi Ban cán sự K.61 là cấp
uỷ Đảng tiền thân của 3 huyện: Cư M’gar, Ea Súp và Buôn Đôn ngày nay.
Tính đến đầu năm 1961 số lượng cán bộ quân dân chính đảng của K.61 có trên
10 đồng chí. Buôn Ea M’Droh và một số buôn lân cận như buôn Cuôr, buôn
Dhung, buôn Ya Wầm được chọn làm căn cứ đứng chân đầu tiên và một số năm
sau này của Ban cán sự K.61.


Sự ra đời của Ban cán sự K.61 cùng với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, đã
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng trên địa bàn K.61 –
trong đó có Cư M’gar. Nhân dân các dân tộc K.61 nói chung và Cư M’gar nói
riêng, đã có nhân tố cơ bản hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng
1
chiến chống Mỹ, cứu nước: Đó là sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất, toàn diện của
Đảng Cộng Sản.
Từ khi được thành lập đến nay, đảng bộ huyện đã trải qua VI kỳ Đại hội:
+ Đại hội lần thứ I: ( 1985 – 1988)
Ngày 27 – 3 – 1985, Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cư M’gar lần thứ I được tiến
hành, tổ chức tại hội trường của Tiểu đoàn 303.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 35 đồng chí; đồng chí Nguyễn Tứ được
bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Phan Tuấn Pha được bầu làm Phó Bí thư huyện
uỷ. Đến tháng 6 – 1986 đồng chí Đặng Hanh được điều về làm Bí thư huyện uỷ
cho đến hết nhiệm kỳ.
+ Đại hội lần thứ II: ( 1989 – 1991)
Ngày 7 – 3 – 1989, Đại hội lần thứ II Đảng bộ huyện khai mạc, tại hội trường xã
Quảng Phú (cũ). Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 39 đồng chí; đồng chí Phạm
Xuân Bảng, được bầu làm Bí thư Huyện uỷ.
+ Đại hội lần thứ III: ( 1991 – 1995)
Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cư M’gar lần thứ III được tiến hành từ ngày 8 đến
ngày 9 – 9 – 1991. Tại hội trường UBND huyện Cư M’gar.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 33 đồng chí; đồng chí Dương Thanh Tương,
được bầu làm Bí thư Huyện uỷ.
+ Đại hội lần thứ IV: ( 1996 – 2000)
Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cư M’gar lần thứ IV được tiến hành từ ngày 18
đến ngày 23 – 3 – 1996. Tại Nhà văn hoá huyện Cư M’gar.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 33 đồng chí; đồng chí Y Xuân Mlô, được bầu
làm Bí thư Huyện uỷ.
+ Đại hội lần thứ V: ( 2000 – 2005)

Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cư M’gar lần thứ V được tiến hành từ ngày 11 đến
ngày 13 – 12 – 2000. Tại Nhà văn hoá huyện Cư M’gar.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 33 đồng chí; đồng chí Y Xuân Mlô, được bầu
làm Bí thư Huyện uỷ. Đến cuối năm 2002, do điều kiện sức khoẻ đồng chí Y Xuân
Mlô nghỉ, Tỉnh uỷ Đắk Lắk phân công đồng chí Trần Hiếu - Tỉnh uỷ viên về làm
Bí thư Huyện uỷ.
Đại hội lần thứ VI: ( 2005 – 2010)
Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cư M’gar lần thứ VI được tiến hành từ ngày 07
đến ngày 08 – 09 – 2005. Tại Nhà văn hoá huyện Cư M’gar.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 39 đồng chí; đồng chí Trần Hiếu được bầu làm
Bí thư Huyện uỷ. Đến năm 2006, đồng chí Trần Hiếu chuyển về Tỉnh, đồng chí
Phạm Văn Trình, làm Bí thư Huyện uỷ.
Câu 3: Nêu diễn biến trận đánh chiếm đồi Cư M’gar của quân và dân ta nhằm lập
thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
2
Giữa lúc đồng bào chiến sỹ 2 miền Nam – Bắc đang ra sức “Thi đua giết
giặc Mỹ” thì ngày 2 – 9 – 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của nhân
dân cả nước ta qua đời. Nhân dân Cư M’gar cũng như đồng bào chiến sỹ cả nước
phải chịu một tổn thất vô cùng lớn lao và mang nỗi đau buồn vô hạn. Để Tưởng
nhớ công ơn của Người huyện đã tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng cho
cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc với chủ đề “Học
tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ”. Một đợt thi đua ngắn ngày (từ
15 – 09 đến 15 – 12 – 1969) đã được huyện phát động.
Qua 3 tháng thi đua lập công đền ơn Bác Hồ, quân và nhân dân trong huyện
đã đánh trên 30 trận lớn nhỏ, diệt và làm trọng thương gần 100 tên địch, bắn hạ 1
máy bay lên thẳng và 1 xe bọc thép M – 113, đưa được trên 1.000 dân trở về buôn
ấp cũ.
Nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh và mở thông hành lang của ta ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh và
huyện đã quyết định tiêu diệt cứ điểm đồi Cư M’gar (cao điểm 529). Tiểu đoàn đặc

công 401 được giao nhiệm vụ này. Vào lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày 13 – 5 – 1970,
mũi điểm nổ bộc phá ra lệnh đánh sập hầm chỉ huy, mũi thứ hai dùng B.40 diệt các
lô cốt vòng ngoài, đạp rào thép gai xung phong vào trung tâm. Địch gọi trực thăng
đến chiếu đèn pha xuống và bắn bừa bãi xung quanh trận địa. Cuộc chiến đấu diễn
ra quyết liệt. Các chiến sỹ đặc công tiến đánh “giáp lá cà” bằng lưỡi lê, dao găm và
cả tay không với địch. Sau gần 3 giờ chiến đấu ta đã làm chủ cứ điểm đồi Cư
M’gar. Trên 200 tên địch (trong đó có tên tiểu đoàn trưởng) bị tiêu diệt, phá huỷ 53
lô cốt, hầm ngầm, 2 kho lương thực, đạn dược của địch, tịch thu toàn bộ vũ khí,
quân trang.
Chiến thắng ở đồi Cư M’gar đã làm cho quân địch vô cùng hoảng sợ trước
sức tấn công dũng mãnh, mưu trí và hiệu quả của lực lượng vũ trang ta. Vùng
Quảng Nhiêu, Phú Học lại được giải phóng. Đồng bào các dân tộc hết sức vui
mừng, phấn khởi trước thành quả mà cách mạng vừa đem lại và hứa sẽ tiếp tục làm
tốt hơn nữa những công việc do cách mạng giao phó.
Câu 4: Thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội cuayện sau 25 năm xây
dựng và phát triển:
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc
anh em sinh sống ở 8 xã. Có 19 tổ chức cơ sở Đảng với 326 đảng viên, có 5 nông
3
trường quốc doanh, 12 HTX nông nghiệp và 49 tập đoàn sản xuất. Đến nay, dân số
toàn huyện trên 162.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong
phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn; có 57 tổ chức cơ sở Đảng với 2.604 đảng
viên, có 12 doanh nghiệp nhà nước và 66 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tình hình kinh tế - xã hội những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn và thử
thách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế - xã hội chưa phát
triển; nạn đói, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhất là sốt rét. Trình độ dân trí thấp,
những hủ tục lạc hậu còn rất nặng nề; bọn phản động FULRO móc nối, gây dựng
cơ sở tại các buôn làng, lôi kéo thanh niên ra rừng, liên tục chống phá chính quyền
và phong trào cách mạng, làm cho tình hình đã khó khăn về kinh tế-xã hội lại càng
phức tạp hơn về an ninh chính trị. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn,

trong khi đó hệ thống chính trị còn mới mẻ, đội ngũ cán bộ còn thiếu. Được sự chỉ
đaọ trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các sở,
ban, ngành của tỉnh; cùng với sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong huyện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, tập trung chăm
lo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình, chăm lo xây dựng đời sống cho
nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường truy quét bọn
FULRO giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Với nỗ lực phấn đấu
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm vượt khó vươn lên, tích
cực đổi mới cách nghĩ, cách làm trên tất cả các lĩnh vực đã đem lại kết quả to lớn
sau 25 năm xây dựng và phát triển:
Trên lĩnh vực kinh tế: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh
tế, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả theo hướng vững chắc, có nhiều
chủ trương, biện pháp để tổ chức phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền
vững. Tổng diện tích gieo trồng năm 1984 là : 9115 ha, đến nay đã lên 70.368 ha
tăng gấp 8 lần; trong đó diện tích cây hàng năm là 22.313 ha, cây công nghiệp dài
ngày 48.047 ha ( năm 1984 là 2.217 ha), tổng sản lượng lương thực hàng năm tăng
khá cao, năm 2008 trên 78.000 tấn tăng gấp 8 lần so với năm 1984. Giá trị thu nhập
từ trồng trọt đến nay bình quân hàng năm trên 1600 tỷ đồng.
Ngành chăn nuôi cũng phát triển đáng kể, có nhiều trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm quy mô công nghiệp được hình thành, ứng dụng các tiến bộ khoa học
4
kỹ thuật về giống, về thức ăn, hàng năm tạo ra một sản lượng thực phẩm phục vụ
cho nhân dân trên địa bàn, góp phần tăng thêm giá trị của ngành nông nghiệp và
thu nhập của nhân dân.
Công tác trồng, bảo vệ chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, truy quét
lâm tặc và chống nạn phá rừng làm rẫy được tiến hành mạnh mẽ hàng năm, nhằm
cố gắng giữ được vốn rừng hiện có, tiếp tục trồng mới theo phương thức trồng cây
phân tán, rừng vành đai, rừng phòng hộ để nâng cao độ che phủ, cải tạo sinh thái
và sinh lợi từ rừng cho người dân.

Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân được
chú trọng tăng cường, tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả nhằm mục đích nâng
cao trình độ, năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Lĩnh vực thủy lợi
được đầu tư đáng kể để giải quyết nhu cầu nước tưới cho cây trồng, trong đó đã
đầu tư hàng tỷ đồng cho các dự án kiên cố hóa kênh mương, đặc biệt là công trình
do Trung ương đầu tư xây dựng hồ Buôn Joong có quy mô mặt nước gần 300 ha,
với sức chứa 17 triệu m
3
, với tổng vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng, đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng, nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ cũng được đầu tư xây dựng
đã giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu nước trong mùa khô cho các loại cây trồng.
Một nét mới trong phát triển kinh tế của huyện là nhiều mô hình kinh tế
trang trại hình thành, đến nay có trên 200 trang trại thuộc các lĩnh vực sản xuất
nông – lâm nghiệp như: cà phê, cao su tiểu điền, chăn nuôi điều quan trọng là có
một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế trang trại đã góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập, góp
phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
- Công tác quản lý, sử dụng đất và việc triển khai thực hiện quyết định 132,
134 của Thủ Tướng Chính Phủ đã được xúc tiến mạnh mẽ nhằm giải quyết đất ở và
đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc tại chổ, đến nay đã hoàn
thành về hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt; Việc giải quyết đất sản xuất đã giải
quyết đạt 81,43% số hộ có nhu cầu về đất sản xuất. Tính đến nay huyện đã cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 65% diện tích do huyện quản lý .
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ban đầu toàn huyện chỉ có 1
xưởng chế biến gỗ, 1 xưởng sản xuất nước chấm; 1 nhà máy xay xát lúa, 1 lò
5
đường kết tinh, trong những năm qua việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp theo hai hướng vừa mở rộng năng lực sản xuất vừa kêu gọi các thành phần
kinh tế đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh
doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế. Tập trung phát triển ở những ngành

nghề như: chế biến nông sản, cơ khí, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng. Tính đến năm 2008 giá trị của sản xuất công nghiệp và xây dựng ước
đạt 290 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngành thương mại-dịch vụ có những
bước chuyển biến đáng kể, sôi động, phong phú và ngày càng tiếp cận, thích ứng
kịp thời với cơ chế thị trường. Tổng giá trị của ngành thương mại - dịch vụ năm
2008 ước đạt trên 500 tỷ đồng tăng gần 30 lần so với năm 1984.
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Với đặc thù là
một huyện miền núi địa hình phức tạp, nhất là giao thông, đặc biệt là mùa mưa đi
lại khó khăn ách tắc, bằng sự quan tâm của nhà nước và của huyện, cùng với sự
đóng góp của nhân dân đến nay hệ thống giao thông được xây dựng trên 160km
đường nhựa, với tổng nguồn kinh phí 243 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chiếm
76%, ngân sách huyện chiếm 22,3%. Huyện đã huy động và tranh thủ các nguồn
vốn, bố trí vốn hợp lý có trọng tâm, trọng điểm và lồng ghép các chương trình, dự
án như: 159, 135, 168 để xây dựng trung tâm cụm xã, hệ thống lưới điện, kiên cố
hóa, cao tầng hóa trường học với tổng nguồn vốn xây dựng hàng trăm tỷ đồng.
Đến nay đã có 100% xã, thị trấn đã kéo điện về đến trung tâm và trên 80% dân số
sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất.
Tổng thu ngân sách hàng năm tăng khá cao đến năm 2008 tổng thu ngân
sách trên địa bàn đạt trên 110 tỷ đồng. Về chi ngân sách trong những năm đầu mới
thành lập huyện và cả những năm của thập niên 90 phần lớn dựa vào ngân sách
tỉnh cấp, trong những năm gần đây, một thành tựu nổi bật phản ảnh sự phát triển
của huyện, đó là: đã đáp ứng gần 60% nguồn chi thường xuyên trên địa bàn, bảo
đảm tăng thu để chi đầu tư phát triển.
Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế của huyện qua 25 năm đã có sự phát triển
vượt bậc, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước,
tạo điều kiện cho huyện phát huy được tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực
của địa phương để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển một nền kinh
6
tế của huyện năng động, hiệu quả, bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

trong những năm gần đây đạt mức trên 12%, trong đó nông – lâm nghiệp tăng trên
7%, công nghiệp - xây dựng tăng trên 23%, thương mại - dịch vụ tăng trên 20%,
GDP bình quân đầu người vào năm 2008 đạt 928 USD.
- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Tập trung chăm lo phát triển giáo dục-
đào tạo và đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Số học
sinh các cấp học đều tăng, quy mô trường lớp ngày càng phát triển năm 1984 toàn
huyện có 33 trường với 321 lớp học, 338 phòng học, trong đó có 4 phòng học bán
kiên cố còn lại là phòng học tạm bợ, số lượng học sinh trên 12.000 em học sinh
đến nay toàn huyện có 82 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông với gần
48.962 học sinh tăng 4 lần so với năm 1984. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư
xây dựng khang trang sạch đẹp. đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở, có 16/17 xã đạt chuẩn phổ cập THCS, có 7 trường được công
nhận trường chuẩn quốc gia; xây dựng 7 trung tâm học tập cộng đồng. Chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn theo quy
định; công tác xã hội hóa giáo dục đã có nhiều chú trọng thành lập được 16 Hội
khuyến học đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới
cơ sở thường xuyên được củng cố, tăng cường các chương trình y tế quốc gia được
triển khai thực hiện đạt kết quả cao, công tác phòng chống dịch bệnh được chú
trọng, các xã, thị trấn đều có trạm y tế kiên cố, bệnh viện đa khoa huyện được đầu
tư trang bị các phương tiện, kỹ thuật, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho
nhân dân; 16/17 xã, thị trấn có bác sĩ; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y
tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 23,2%, có 11/17
xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh được chú
trọng phát triển, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư được phát triển sâu rộng, đến nay đã có 145/179 thôn, buôn, tổ
dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa và đã công nhận 38 thôn, buôn, tổ dân
phố đạt chuẩn cấp huyện, 1 buôn đạt chuẩn cấp tỉnh; có 65 đơn vị, cơ quan, trường
học được công nhận là đơn vị văn hóa; có 7 xã, thị trấn đăng ký ra mắt xã văn hóa

và hàng năm có trên 21.000 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; các thủ tục lạc hậu, mê
7
tín dị đoan cơ bản được xóa bỏ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên
truyền được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm thông tin tuyên truyền các chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Đầu tư nâng
cấp đài truyền thanh của huyện và đã xây dựng được 16/17 trạm truyền thanh FM
ở các xã, thị trấn; phong trào văn hóa, thề dục thể thao được duy trì và phát triển
rộng khắp các hoạt động đã hướng về cơ sở và thu hút được đông đảo nhân dân
tham gia.
Công tác chính sách xã hội với truyền thống uống nước nhớ nguồn huyện đã
quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có công theo đúng quy định của
nhà nước; hiện nay toàn huyện có 1400 đối tượng, trong 25 năm qua đã xây dựng
173 ngôi nhà tình nghĩa với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng, tặng trên 700 sổ tiết kiệm
tình nghĩa, với số tiền trị giá gần 300 triệu đồng. Thực hiện tốt việc phụng dưỡng
chăm sóc đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng các công trình gắng liền
với lịch sử anh hùng của huyện nhà như: nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh
trong cuộc đấu tranh chính trị xuân Mậu Thân 1968, nhà truyền thống, nghĩa trang
liệt sĩ trị giá hàng tỷ đồng.
Công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được chú trọng, bằng nhiều biện pháp
như: hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, đất sản xuất, đến
nay tỷ lệ hộ nghèo còn 12,59% ; hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao
động. Công tác chính sách dân tộc, tôn giáo được tập trung chỉ đạo, triển khai thực
hiện theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước, cơ bản đã giải quyết đất ở, đất
sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào theo chương trình 134 của Chính
phủ, xây dựng hệ thống lưới điện và kéo điện sinh hoạt cho đồng bào theo chương
trình 168 của Chính phủ với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông nội buôn, thủy lợi, bến nước, khôi phục các lễ hội truyền thống
tạo ra một diện mạo mới, khởi sắc ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Chính
sách tôn giáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tạo mọi điều kiện
để các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng

của nhân dân; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được quan tâm.
Công tác quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội : Những năm đầu
thành lập huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nổ lực và tập
trung cao độ cho việc phát triển kinh tế và truy quét bọn phản động FULRO ngoài
8
rừng, nên đến năm 1985 FULRO về cơ bản đã được giải quyết .
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được
ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố không thuận lợi dễ xảy ra điểm nóng do
các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách chống phá Cách mạng Việt Nam,
chúng lợi dụng triệt để vấn đề dân tộc, tôn giáo để lôi kéo, dụ dỗ khống chế một bộ
phận nhân dân gây mất ổn định tình hình, kích động vượt biên trái phép, chia rẽ
khối đại đoàn kết trong nhân dân. Đồng thời do sự tác động từ mặt trái của cơ chế
thị trường và sự buông lỏng trong công tác phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm
nên trật tự xã hội có lúc diễn ra phức tạp.
- Các lực lượng vũ trang của Huyện đã thường xuyên triển khai thực hiện tốt
các chỉ tiêu đảm bảo Quốc phòng - an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đấu
tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu phục hồi tổ chức FULRO, âm mưu bạo loạn, biểu
tình, vượt biên và các hoạt động lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật.
- Tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng chống họat động gián điệp, đảm bảo
an ninh nông thôn, an ninh các ngày lễ lớn, đồng thời tích cực đấu tranh phòng
chống tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự.
- Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% kế hoạch. Đảm bảo công tác
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh với số lượng đạt 1,5% so với dân số
toàn Huyện.
Công tác chính trị, công tác huấn luyện trong lực lượng vũ trang được thực
hiện theo đúng qui định, làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, luôn chủ động bám
địa bàn, duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ các ngày lễ, ngày tết, tổ
chức tuần tra, truy quét nắm tình hình nhằm bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn
toàn huyện.
Công tác xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng Đảng luôn được kiện toàn

và củng cố nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đi đôi với việc phát triển
kinh tế-xã hội huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
xây dựng Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh, tập trung kiện toàn
củng cố bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở nhằm phát huy được vai trò quản
lý và điều hành trên các lĩnh vực. HĐND các cấp đã có nhiều đổi mới và chuyển
biến tích cực, các Nghị quyết xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của địa
9
phương, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và thực hiện có hiệu quả. Năng
lực quản lý điều hành của UBND các cấp ngày một nâng cao, thực hiện tốt các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; công tác cải cách
hành chính đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc giải quyết các thủ tục
hành chính trong nhân dân, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục
hành chính góp phần mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội. Quy chế dân chủ ở cơ
sở được triển khai sâu rộng, quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ, công chức,
người lao động được phát huy. Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
được sắp xếp phù hợp theo đúng quy định, phát huy được năng lực làm tham mưu
theo ngành, theo lĩnh vực. Quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc từ huyện đến
các xã, thị trấn khang trang, đồng thời đầu tư trang bị các phương tiện kỹ thuật để
phục vụ cho công tác điều hành, quản lý ngày càng thích ứng với công nghệ thông
tin hiện đại.
Công tác xây dựng Đảng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt, quan
tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tổ
chức tốt việc quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng các cấp, nhằm cụ thể
hóa thành các chương trình hành động để đưa nhanh nghị quyết của Đảng đi vào
cuộc sống, làm tốt công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã
hội theo đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật
nhà nước. Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác – LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo
đức cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Chăm lo xây dựng Đảng về tổ chức đến nay toàn Đảng bộ có 57 tổ chức cơ
sở Đảng (tăng 38 tổ chức so với năm 1984), 2.604 đảng viên (tăng 2.328 đảng viên

so với năm 1984),153/179 thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ, chiếm 85%, 177/179
thôn, buôn, tổ dân phố có đảng viên, công tác phát triển Đảng hàng năm đều vượt
kế hoạch đề ra.
Trong công tác cán bộ huyện đã quy hoạch, sắp xếp, tinh giảm tổ chức bộ
máy của các cơ quan của hệ thống chính trị, gắn với đào tạo, luân chuyển, bố trí,
đúng cán bộ, đáp ứng được nguồn nhân lực. Trong 25 năm qua, huyện đã chủ động
gửi đi đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn lượt cán bộ từ huyện đến xã. Đến nay, đội
ngũ cán bộ huyện có 2526 người, dân tộc thiểu số chiếm 13,3%; trình độ chuyên
môn cao đẳng, đại học chiếm 55%, trung cấp chiếm 45%; lý luận chính trị, củ nhân
10
cao cấp chiếm 1,6%; trung cấp chiếm 2,1%. Đội ngũ cán bộ của xã, thị trấn có 346
người, dân tộc thiểu số chiếm 31,2%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng,
đại học của đội ngũ cán bộ xã, thị trấn là 5,2%; trung cấp 29%. Nhìn chung đội ngũ
cán bộ từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong thời
kỳ phát triển mới.
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động của Dân vận, Mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở nhằm làm tốt công tác tuyên truyền
giáo dục đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nội dung, phương thức hoạt
động ngày càng đổi mới và có hiệu quả. Tích cực động viên các tầng lớp nhân dân
tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư; xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; phong trào đền ơn đáp nghĩa; giúp
nhau làm kinh tế xóa đói, giảm nghèo; các phong trào nhân đạo từ thiện như: xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, xóa nhà dột nát, tạm bợ ” đã thu hút được
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc
được triển khai đồng bộ hợp lòng dân góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, đấu tranh với những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch góp phần
giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, tạo ra sự đồng thuận thúc đẩy mọi mặt của
đời sống xã hội trên địa bàn huyện phát triển.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam mà

trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Dak Lak. Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc trong
huyện đã giành được trong 25 năm qua đó chính là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo
các quan điểm, nghị quyết của Đảng, nhất là từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi
mới đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức và từ đó đã xây dựng các
Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Quán triệt
quan điểm của Đảng phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt,
huyện đã dành nhiều công sức, trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tập trung
cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nền kinh tế liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng
trưởng bình quân trên 12%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng nông nghiệp còn 66%, công nghiệp xây dựng tăng 12%, thương mại dịch vụ
tăng 21%; thu ngân sách bình quân hàng năm tăng trên 15%, đời sống của nhân
dân không ngừng cải thiện, phát huy được thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của huyện,
11
các thành phần kinh tế được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển; sự nghiệp
giáo dục – đào tạo, y tế có nhiều tiến bộ, kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh tế xã hội
phát triển; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm giải quyết. Hệ thống chính
trị và công tác xây dựng Đảng luôn được kiện toàn và củng cố, xây dựng Đảng
vững mạnh chính trị, tư tưởng, tổ chức; nâng cao nhận thức, niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác – LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
những thành tựu đã đạt được của 25 năm qua là cơ bản, là những động lực
để thúc đẩy sự phát triển trên các lĩnh vực của huyện trong thời kỳ mới. Tuy nhiên
những khó khăn, thách thức đang diễn ra hết sức gay gắt sẽ tác động đến việc thực
hiện các nhiệm vụ trên địa bàn huyện. Với truyền thống anh hùng và đoàn kết
Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện nhà nhất định sẽ vượt qua những khó
khăn, thức thách đó để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trên
các lĩnh vực từ nay đến năm 2010 như sau:
- Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển bền vững. Trong đó, phấn đấu giảm dần tỉ trọng nông - lâm
nghiệp từ 66% xuống còn 64% vào năm 2010, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, xây dựng từ 12% lên 14% vào năm 2010; thương mại dịch vụ từ 21%
lên 25% vào năm 2010.
Duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 12% - 14%. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 950 USD năm 2010.
- Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn huyện hàng năm tăng 15% so với năm
trước.
- Hàng năm giao thông được nhựa hóa từ 4 – 5 km đường xã, 5 km đường
huyện và 30% cấp phối đường nông thôn.
- Đến 2010 có 100% thôn, buôn có điện, 95% hộ sử dụng điện sinh hoạt và
thắp sáng .
- Phấn đấu 75% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa” có 40 –
50% thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn “thôn buôn văn hóa”. Có 10 xã đăng ký
xây dựng xã văn hóa và đăng ký xây dựng huyện văn hóa.
12
- Huy động 98% trẻ em đến độ tuổi vào lớp 1, phấn đấu đến năm 2010 có 15
trường đạt chuẩn quốc gia, 100% xã, thị trấn thành lập được trung tâm học tập
cộng đồng và có hội khuyến học.
- Tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo 3% mỗi năm, hàng năm giải quyết việc làm
cho 3000 người. Đến 2010 có 70% số hộ sử dụng nước sạch.
- Xây dựng củng cố thế trận quốc phòng – an ninh vững chắc, giữ vững ổn
định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng,
gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế.
Câu 5:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành)
sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng
Trùa), xã Chung cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc

nông dân.
Quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở làng Sen – Xã Kim Liên - Huyện Nam
Đàn - Tỉnh Nghệ An.
Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến
cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn, (nay là thành phố Hồ Chí Minh), bằng đường
biển, trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Bác lấy tên là Văn Ba. Nguyễn Tất Thành rời
Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, danh
nhân văn hoá thế giới, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Người lái con thuyền
Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cả cuộc đời hoạt
động cách mạng Bác không một chút riêng tư. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc
Việt Nam, cho hạnh phúc nhân loại.
Trong bảy mươi chín mùa xuân ấy, mọi hành động suy nghĩ Người đều giành
cho nhân dân, đồng bào, cho dân tộc. Khao khát được tận mắt nhìn thấy sự “bình
đẳng, bác ái” Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Ra đi rồi làm gì để sống? Đời sẽ ra sao? Bao câu hỏi của người bạn, cũng là lòng
quyết tâm vô hạn của anh thanh niên Văn Ba. Hai bàn tay và khối óc, anh Ba đã
lên đường và đã vượt qua muôn trùng khó khăn gian khổ. Thật là “ Đêm mơ nước,
ngày thấy hình của nước. Giấc ngủ trong chêm bao cũng xanh sắc biếc quê nhà”
13
Người ra đi tìm đường của nước, khi nước nhà đang chìm trong đêm dài nô lệ,
“núi sông một nửa, ruột liền chia ba…” Vậy điều đầu tiên là phải làm sao cho nước
nhà được độc lập, độc lập rồi nhân dân mới tự do. Bác Hồ là người có chí hướng
giành độc lập cho đất nước. Rời bến Nhà Rồng, lênh đênh trên biển cả mêng mông
Người đi khắp châu Mỹ, châu Phi rồi dừng lại ở châu Âu để tìm ra sự “văn minh”
“khai hoá” của “bình đẳng, bác ái”. Sau ba mươi năm bôn ba hải ngoại, Người thấy
ở đâu cũng có kẻ giàu, người nghèo, người bóc lột người, cùng khổ nhất vẫn là
người dân mất nước, dân nô lệ. Năm 1941, Người về nước, đặt chân lên mảnh đất
yêu thương của Tổ quốc. Từ đó Cách mạng nước ta có người “ngôi sao” sáng trên
bầu trời soi sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của tổ

chức Đảng Cộng sảng do Người sáng lập và lãnh đạo, nhân dân Việt Nam đã làm
một cuộc cách mạng long trời lở đất, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, lập ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự chủ.
Có thể nói rằng đối với dân tộc Bác Hồ luôn luôn đem hết sức mình để kiến tạo
một nền độc lập vững chắc. Người từng nói “độc lập phải gắn liền với tự do” và
“không có gì quý hơn độc lập tự do”. Sau khi giành được độc lập, nhân dân ta phải
tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Nước ta sau Cách
mạng tháng Tám 1945, tình hình kinh tế khó khăn, nạn đói còn đó, nhưng với sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng đất nước ta đã vượt qua để bước vào kháng chiến với
khí thế mới. Thật là “giữ được chính quyền nhân dân non trẻ” mới là việc khó!
Người đã đề ra “ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” lại một lần nữa vị cha
già dân tộc lại cùng cháu con hành quân lên đường kháng chiến. Hình ảnh cụ già
mang túi vải, đi bộ, cùng bộ đội vượt núi băng rừng làm sao chúng ta quên được.
Vị lãnh tụ đấy ư? Ôi một người quá đỗi bình thường! Bác đã từng nói “ tôi hiến
dâng cả đời tôi cho dân tộc tôi” mà. Thật là “nhớ người một sáng tinh sương, ung
dung yên ngựa trên đường suối reo.” “người đi rừng núi trông theo bóng người”.
Làm cách mạng, lo cho dân cho nước thì phải hy sinh, cả cuộc đời Bác luôn quên
mình vì tất cả, “ôm cả non sông mọi kiếp người”. Thế là đôi dép cao su đã sờn
cùng với kháng chhiến cũng thắng lợi. “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành
hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Điện Biên là một vùng rừng núi, giờ đây đã làm chấn
động địa cầu. Một chiến thắng lịch sử, một Hồ Chí Minh, một Điện Biên. Niềm tin
chiến thắng của Bác đã cho ta học tập đạo đức của Người.
Ở Bác tinh thần lạc quan cách mạng được đúc rút qua năm tháng thử thách trong tù
đày, trong mưa bom bão đạn, trong xây dựng và rèn luyện Đảng ta. Người luôn có
niềm lạc quan to lớn, Người tin rằng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Người dân Việt Nam triệu người như một, làm theo lời Bác kháng chiến thành
công nhưng non sông chưa về một mối. Đế quốc Mĩ can thiệp vào nước ta. Chúng
muốn đưa nước ta về thời kỳ đồ đá! “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lần nữa

14
kêu gọi toàn dân đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào. Một lần nữa dân tộc ta,
nhân dân ta lại cùng hành quân ra trận. Bác lại cùng chúng cháu hành quân, quét
hết lũ giặc cướp nước hung hăng nhất thời đại. Kháng chiến chống Mỹ tuy gay go
ác liệt nhưng với niềm tin của Bác, ngày Nam - Bắc sum họp đã đến. Non sông thu
về một mối. Nhân dân ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ngày
vui đại thắng, chúng con vẫn có Bác mặc dù Bác đã đi xa. Bác vẫn có trong ngày
vui đại thắng, ba mươi năm cách mạng Việt Nam đã có Bác dẫn lối chỉ đường thì
ngày vui này Bác vẫn tươi cười trên khán đài, trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh một lòng vì dân tộc, Người có ham muốn tột bậc là “nước
nhà được độc lập, dân ta được tự do”. Trên một trăm năm đất nước ta bị đô hộ, bị
bóc lột, bị cướp hết cỏ cây, nòi giống tổ tiên. Dưới thời đại Hồ Chí Minh dân tộc ta
mới tiến lên ngang tầm thế giới, sánh vai với cường quốc năm châu.
Ở Bác Hồ, tình thương yếu bao la vô bờ bến, “ Bác sống như trời đất của ta, yêu
từng ngọn lúa mỗ cành hoa, tự do cho mỗi đời nô lệ, sữa để em thơ luạ tặng già”.
Thật vây, tình cảm của Bác luôn giành cho mỗi con người Việt Nam, trong đó có
thế hệ trẻ. Thanh, thiếu niên, nhi đồng là đối tượng được Bác thường xuyên quan
tâm dạy dỗ nhất. Bởi vì “tuổi trẻ là thế hệ tương lai” mà đào tạo thế hệ trẻ là nhiệm
vụ cực kỳ quan trọng. Chúng ta đã từng nghe câu chuyên quả táo Bác Hồ, tình
thương của Bác thật bao la. Trong lao tù Người không sao quên được tiếng trẻ
trong nhà pha. Trong kháng chiến gian khổ luôn giành mọi tình cảm cho thiếu nên
nhi đồng. “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi
đồng. Sau đây Bác viết mấy dòng, gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.” Từ tình
thương của Bác thiếu niên nhi đồng không bao giờ quên lời Bác dạy, luôn học tập
thật tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ. Được học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Người là niệm vinh dự tự hào của mỗi chúng ta.
Bác Hồ đã đi xa nhưng tình cảm Người dành cho bao thế hệ người Việt Nam vẫn
ấm áp như ngày nào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cuộc đời không gợn chút riêng tư, cả cuộc đời vì nước
vì non. Non sông đất nước đã sinh ra Người và Người đã làm rạng rỡ non sông đất

nước ta. Là vị lãnh tụ của dân tộc, vị Chủ tịch nước mà Người sống giản dị, bình
thường như người dân bình thường. Không có nhà cao cửa rộng mà chỉ ở nhà sàn,
đơn sơ ở góc vườn. “ Nhà lá đơn sơ một góc vườn, gỗ thường mộc mạc chẳng mùi
sơn; giường mây, chiếu cói đơn chăn gối; tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”. Mỗi chúng
ta dường như lớn lên thêm mỗi lần được bên Bác, “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị,
….ta bên Người, Người toả sáng trong ta; ta bỗng lớn ở bên Người một chút.”
Thực hiện những lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa, ngày nay Đảng và Nhà nước
không ngừng chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ, sánh vai với các
cường quốc năm châu. Sinh thời Bác đã dạy “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn
mười ngày nay”. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết “người là Cha, là Bác, là Anh;
15
quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ; Người ngồi đó với cây chì đỏ; vạch đường đi
từng bước từng giờ.” Chúng ta không có gì vinh quang bằng được sống, học tập,
phấn đấu dưới ngọc cờ của Đảng chói lọi và Bác Hồ vĩ đại. Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh cho
lý tưởng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Trong cuộc sống, trong công tác, học
tập phải gương mẫu đi đầu. Luôn luôn xác định việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hàng ngày, hàng năm và suốt cả cuộc đời.
Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh, lời căn dặn của Người luôn hiển hiện trong cuộc
sống, “Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng; thăm từng ruộng lua hỏi từng bông; ghé
từng hợp tác qua thôn xóm, thăm mấy trường tươi mấy giếng trong” và “ những ai
chưa được một lần, trong đời gặp Bác hãy nhanh chân, tiến lên phía trước trên cao
ấy Bác vẫn đưa tay đón lại gần.”
16

×