Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khu hệ cá ở Vườn quốc gia Bạch Mã pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.3 KB, 6 trang )


Khu hệ cá ở Vườn
quốc gia Bạch Mã




Về thành phần loài, đã xác
định được 35 loài thuộc 28
giống thuộc 12 họ và 6 bộ cá
ở các khu suối thuộc Vườn
quốc gia Bạch Mã. Trong đó
bộ cá chép (Cypriniformes) có
ba họ (chiếm 23,03%) với 18
loài (chiếm 51,42%) - ưu thế
nhất cả về số loài và số họ,
tiếp đến là bộ cá vược
(perciformes) gồm 4 họ
(30,79%) và 8 loài (22,86%).
Các bộ còn lại có số họ và số
loài thấp hơn.

Thành phần loài cá ở Vườn
quốc gia Bạch Mã tuy chưa
thật phong phú song pha tạp,
mang tính chất chuyển tiếp
của khu hệ cá nước ngọt miền
Bắc và miền Nam, ưu thế
chung thuộc về khu hệ cá
miền Bắc Việt Nam. Các loài
cá của khu hệ mang nhiều đặc


trưng của cá nước ngọt miền
núi, ít có cá nước ngọt vùng
đồng bằng. Trong số 35 loài
đã mô tả, có tới 3 loài cá quý
hiếm được ghi vào Sách đỏ
Việt Nam ở bậc V (cá ngạnh -
Cranoglanis sinensis), bậc R
(cá chình hoa Anguilla
marmorata) và bậc T (cá lóc-
Ophiocepphalus striatus).

3. Khu hệ lưỡng thê và bò
sát:

Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy ở Vườn quốc gia Bạch
mã có 64 loài lưỡng thê và bò
sát thuộc 3 bộ và 18 họ khác
nhau. Trong đó có 26 loài
lưỡng thê với 6 họ nằm trong
một bộ không đuôi (Anura-
Salientica) và 38 loài bò sát
với 12 họ nằm trong 2 bộ. Các
bộ của bò sát là có vẩy
(Squamata) và bộ rùa
(Testudines). Trong số các
loài lưỡng thê và bò sát đã mô
tả, có tới 5 loài được ghi vào
Sách đỏ Việt Nam ở mức độ
nguy cấp có thể bị đe dọa diệt

chủng (V-Vulnerable) và 3
loài ở mức hiếm (R-Rare).

Thành phần loài lưỡng thê và
bò sát vốn có ở Vườn quốc gia
Bạch Mã theo dự đoán của
chúng tôi có thể lên tới gần
100. Dựa vào sinh cảnh và
mật độ phân bố các cá thể của
chủng quần trên các tuyến
điều tra cho thấy Vườn có
thành phần loài và số lượng cá
thể khá phong phú. Điều này
cũng là đặc trưng của vùng
rừng ẩm thường xanh mưa
mùa nhiệt đới. Sự phân bố
theo độ cao của các chủng
quần cũng thể hiện điều đó.
Đa số các loài đều được phát
hiện ở độ cao không quá 1000
m (phần lớn ở độ cao này là
sinh cảnh thích hợp, như cây
nhiều tầng, khe suối ẩm thấp,
cây bụi, dây leo, các cây thân
thảo và cỏ tranh ).

×