Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Hoàn thiện Kế toán tiêu thụ hàng hoá & xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHHTM Hạnh Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.56 KB, 49 trang )

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHẢI HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
A. Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp
I.Đặc điểm của hoạt động xây lắp
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập mang tính chất công nghiệp
có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở
vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế của đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn thu
nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư, tài trợ của nước
ngoài được sử dụng trong lĩnh vực này. So với các ngành sản xuất vật chất khác xây
dựng cơ bản có những có những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây lắp thiếu tính ổn định, luôn luôn biến đổi
theo địa điểm và giai đoạn xấy lắp. Cụ thể: con người và công cụ lao động luôn phải
di chuyển từ công trình này đến công trình khác. Các phương án xây lắp về mặt kỹ
thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn phải thay đổi cho phù hợp với từng công trình và
địa điểm xây lắp. Đây là một khó khăn trong việc tổ chức sản xuất làm nảy sinh nhiều
chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất, cho việc xây dựng công trình tạm phục
vụ thi công công trình. Do đó đòi hỏi các đơn vị xây dựng phải tăng cường tính cơ
động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang thiết bị, lựa chọn các hình thức tổ chức sản
xuất phù hợp, tận dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ để có thể giảm các chi phí
có liên quan đến di chuyển nhân lực, vật lực cần thiết cho sản xuất xây lắp. Mặt khác,
cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ nước ta các loại hình dịch vụ
phục vụ cho sản xuất xây lắp như: dịch vụ cho thuê máy thi công xây dựng, dịch vụ
vận tải...
- Chu kỳ sản xuất (thời gian xây lắp đối với công trình) tương đối dài, công trình
thường có giá trị lớn làm cho vốn đầu tư xây lắp chậm luân chuyển. Các tổ chức này
dễ gặp phả rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian vì công trình xây lắp xong dễ bị hao mòn
vô hình do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp xây lắp còn
phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về thiết kế, kỹ thuật và chất lượng công trình
cũng như mức độ thẩm mỹ. Vì vậy, ngoài việc tổ chức bộ phận giám sát thi công, bộ


phận kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng để thực hiện công việc kiểm tra, quản lý
kỹ thuật và chất lượng xây lắp công trình thì con mắt thẩm mỹ của người thiết kế hay
sự tinh tế của người giám sát thi công là điều hết sức quan trọng giúp cho công trình
có thể hoàn thành theo đúng tiến độ, đảm bảo cả về mặt chất lượng lẫn thẩm mỹ để
phù hợp với thời gian sử dụng lâu dài của sản phẩm xây lắp, tạo được uy tín đối với
1
khách hàng. Thêm vào đó doanh nghiệp xây lắp cũng cần phải chú ý đến nhân tố thời
gian khi lựa chọn phương án thi công để xây dựng tiến độ thi công hợp lý nhất, đem
lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
- Hoạt động sản xuất xây lắp thường được tiến hành theo đơn đặt hàng đối với mỗi
công trình thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định
thầu vì sản phẩm xây lắp rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong hầu hết
các ngành sản xuất vật chất khác người ta có thể tự thiết kế và sản xuất hàng loạt các
sản phẩm để bán nhưng đối với xây lắp thì ngược lại: rất ít khi người ta đầu tư làm
sẵn công trình nào đó để bán, điều này dẫn đến yêu cầu là phải xác định được giá của
sản phẩm xây lắp trước khi nó được tạo ra và hình thức giao nhận thầu trở nên phổ
biến trong ngành xây lắp. Các tổ chức xây lắp muốn thắng thầu cần phải có uy tín về
chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo được tiến độ thi công đồng thời phải tích luỹ
nhiều kinh nghiệm cho những trường hợp xây lắp cụ thể, tính toán cẩn thận khi tham
gia dự thầu.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá khoán với tổng công ty hoặc giá thoả
thuận với chủ đầu tư từ trước do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm không thể hiện
rõ.
- Sản xuất xây lắp phải tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết,
khí hậu và còn chịu nhiều tác động của địa chất công trình nên công tác quản lý và sử
dụng tài sản, vật tư cho công trình rất phức tạp. ảnh hưởng của thời tiết thường làm
gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của doanh nghiệp xây lắp không được
sử dụng điều hoà cho cả bốn quí gây khó khăn cho việc lựa chọn trình tự thi công.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời
tiết xấu, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt

thời gian thi công tại hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý và đặc biệt chú ý đến
việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân để nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động. Cần phải tính đến nhân tố rủi ro vì thời tiết, có mức giá thích hợp đối với từng
loại công trình, từng địa điểm thi công, từng vùng lãnh thổ khi tham gia dự thầu.
Ngoài ra tốc độ phát triển kỹ thuật xây lắp thường chậm hơn so với cá ngành khác.
Nền đại công nghiệp cơ khí hoá ở các ngành khác đã xuất hiện từ thế kỷ 18 thì ở
ngành xây lắp mới xuất hiện đầu thế kỷ 20.
Các đặc điểm trên đã tác động đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây lắp từ
khâu tổ chức sản xuất, tình tự của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng
vật tư, cơ cấu nguồn vốn, chế độ thanh toán chế độ kiểm tra chất lượng xây lắp công
trình, chính sách đối với người lao động, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Chính vì vậy mà doanh nghiệp xây lắp cần phải có đội ngũ lãnh đạo
giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về vấn đề này và đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng
2
động, sáng tạo, đội ngũ công nhân lành nghề để đưa doanh nghiệp phát triển tạo được
vị trí xứng đáng trên thương trường.
II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1. Chi phí sản xuất xây lắp
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến
đổi một cánh có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào như: vật liệu xây dựng, vật
liệu kết cấu, sức lao động... để tạo nên công trình nhất định. Để hoạt động sản xuất
kinh doanh được thực hiện bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đủ ba yếu tố cơ bản là:
lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có sự khác nhau và hình thành các
khoản chi phí tương ứng. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản
phẩm nói chung và sản phẩm xây lắp nói riêng bao gồm ba bộ phận:
C+V+M
Trong đó
C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm (với
sản phẩm xây lắp đó là: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố

định... dùng cho hoạt động xây lắp ). Bộ phận này được gọi là chi phí về lao động vật
hoá.
V: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Nó được gọi là hao phí lao động sống cần thiết.
M: là gí trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị của
sản phẩm (kể cả các khoản tính theo tiền lương)
Trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, các quy luật của nền
kinh tế thị trường đã phát huy đựơc vai trò, tác dụng của nó đặc biệt là quy luật giá trị
và chi phí sản xuất của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua công cụ tiền tệ. Như
vậy ta có thể nói rằng:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao
động vật hoá cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Và chi phí sản
xuất xây lắp cũng không nằm ngoài khái niệm này.
Hiện nay nền kinh tế thị trường với các quy luật vốn có của nó đã và đang tác động
đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Cạnh tranh là quy luật tất yếu cho sự tồn
tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp xây lắp cũng không nằm ngoài sự chi phối của
nó. Một trong những vũ khí lợi hại sử dụng trong cạnh tranh là giá thành sản phẩm.
Do đó, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu của bất cứ
doanh nghiệp nào. Ttong việc tính toán, đánh giá chính xác chi phí sản xuất chẳng
3
những là yếu tố khách quan mà còn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp
những thông tin cần thiết cho yêu cầu của quản lý. Chính vì lý do này mà người ta
tiến hành phân loại chi phí sản xuất để có thể quản lý chi phí tốt hơn theo đúng nội
dung, bản chất của chi phí góp phần nâng cao tính chi tiết của các thông tin chi phí
phục vụ đắc lực cho công tác quản lý lập kế hoạch, đồng thời tạo ra cơ sở tin cậy cho
việc phấn đấu giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Sau đây là một số
cách phân loại chi phí:
a/ Phân loại theo nội dung kinh tế của các khoản chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm giá trị của vật liệu chính, vật liệu phụ được

sử dụng để tạo ra sản phẩm xây lắp.
Trong đó:
Vật liệu chính như: gạch, vôi, cát, xi măng, sắt...
Vật liệu phụ như: dàn giáo, cốt pha, sơn, ve...
- Chiphí nhân công: là toàn bộ tiền công, tiền lương và các khoản phải trả cho người
lao động (gồm cả lao động của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại...
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền công tác phí, chi phí tiếp
khách...
Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết
kết cấu của từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình
hình thực hiẹn dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo sản xuất theo từng yếu tố ở bảng
thuyết minh báo cáo tài chính. Nó còn là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế
hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch về tiền lương...
b/ Theo phương pháp tập hợp chi phí: gồm 2 loại
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đối với việc sản
xuất ra một loại sản phẩm hay một công việc nhất định. Nói cách khác đó là các
khoản chi phí phản ánh trực tiếp (có thể ghi trực tiếp) cho các đối tượng tập hợp chi
phí trên cơ sở của chứng từ gốc.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp
- Chi phí gián tiếp: là các khoản chi có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm, nhiều công việc (nhiều đối tượng tập hợp chi phí) nên cần phải tính toán để
phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức nào đó.
4
Cách phân loại chi phí này có thể giúp kế toán xác định phương pháp kế toán tập
hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
c/ Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm: chi phí sản xuất được chia làm 3
loại:

- Chi phí biến đổi (biến phí): là các khoản chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với khối
lượng sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công...
Biến phí có đặc điểm: Tổng biến phí sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi nhưng biến
phí trong một đơn vị sản phẩm vẫn giữ nguyên.
- Chi phí cố định (định phí): là các khoản chi không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Định phí có đặc điểm:
+ Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp.
+ Định phí trong một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp: là các khoản chi mang tính chất tương đối, giúp chủ doanh
nghiệp có cách thức tác động hợp lý đối với cơ cấu chi phí của doanh nghiệp giúp
doanh nghiệp thực hiện việc phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất để có biện
pháp giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm và tránh lãng phí.
d/ Phân loại theo các khoản mục chi phí được tính vào giá thành.
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ chi phí tính đến hiện trường của sản phẩm xây
lắp của các loại vật liệu bao gồm:
+ Vật liệu xây dựng: xi măng, cát , sỏi, gạch...
+ Vật liệu kết cấu: sắt, thép...
+ Vật liệu luân chuyển: dàn giáo, cốp pha...
+ Giá trị thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thiết bị chiếu sáng...
+ Vật liệu khác
- Chi phí nhân công: là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công lao động, các khoản
phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp và công nhân phục vụ tham
gia xây dựng công trình.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí dùng cho máy thi công để xây
dựng công trình bao gồm:
+ Tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi
công.
+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho máy thi công.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ cho máy thi công.
+ Chi phí khấu hao hoặc tiền thuê máy thi công.

+ Chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn máy thi công.
5
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động
của máy.
- Chi phí sản xuất chung: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động
chung của đội, công trường xây dựng.
+ Tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng.
+ Các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công
đoàn (KPCĐ) tính trên tiền lương trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, công nhân
trực tiếp sản xuất xây lắp, công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công biên chế của
doanh nghiệp.
+ Chi phí phục vụ nhân công: chi phí điện nước sinh hoạt.
+ Chi phí khấu hao, sửa chữa thường xuyên dụng cụ thi công, chi phí hàng rào, mô
hình hướng dẫn.
+ Chi phí khác.
Phân loại chi phí theo cách này giúp cho doanh nghiệp có thể dự toán chi phí độc lập
cho từng đối tượng xây lắp và theo từng khoản mục chi phí.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau cho phép hiểu cặn kẽ
hơn nội dung và tính chất của chi phí, vị trí của chi phí khi sản xuất ra sản phẩm, mức
độ và phạm vi quan hệ của mỗi loại đối với quá trình sản xuất. Từ đó có thể đáp ứng
được nhu cầu thông tin đa dạng của nhà quản lý và các đối tượng quan tâm. Sử dụng
phương pháp phân loại nào là phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng doanh
nghiệp và phụ thuộc vào từng quan điểm của mỗi nhà quản trị.
2. Giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của tổng số hao phí về lao động sống và
lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ đã hoàn
thành.
Giá thành sản phẩm được tính toán xác định theo từng sản phẩm, dịch vụ cụ thể đã
hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm, dịch
vụ đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất tức là thành phẩm hoặc hoàn thành một

số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là nửa thành phẩm
Xét về mặt hạch toán và theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp giá thành sản
phẩm, dịch vụ bao gồm:
- Giá thành thực tế sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ chi phí của yếu tố tạo
ra sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung) và được sử dụng tính giá khi nhập, xuất kho thành phẩm.
Công thức tính:
6
Giá thành
thực tế của
sản phẩm
sản xuất
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ

Giá thành của sản phẩm xây lắp được phân thành các loại sau:
- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công
trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các định mức quy định của Nhà nước và
khung giá quy định cho từng vùng, từng miền theo từng thời kỳ được tính như sau:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận địng mức

Trong đó:
+ Giá trị dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp. Đó là
cơ sở để lập kế hoạch khối lượng công tác xây lắp và được xác định theo định mức và
giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ, địa phương do cấp thẩm quyền ban
hành.
+ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xây dựng xuất phát từ điều kiện cụ thể
của doanh nghiễp trên cơ sở các biện pháp thi công và các định mức, đơn giá được áp
dụng trong doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch thường được xây dựng thấp hơn giá
thành dự toán và phần chênh lệch này được gọi là mức hạ giá thành dự toán
Giá thành
kế hoạch
=
Giá thành
dự toán
-
Mức hạ giá
thành dự toán
+ Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối
lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu thi công. Giá thành này bao gồm toàn bộ
các chi phí theo định mức, vượt định mức hay thấp hơn định mức và các khoản bội
chi về vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất được tính vào gía thành nó được xác
định vào cuối kỳ sản xuất xây lắp và được hạch toán theo sổ sách kế toán.
B. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, chính xác
nhằm xác định cho được chi phí thực tế phát sinh để cung cấp những thông tin cần
thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ta biết rằng: Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tinvề
tài sản, sự vận động của tài sản trong đơn vị, là công cụ quan trọng phục vụ công tác
điều hành và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó hạch toán nghiệp vụ chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ sau:

7
- Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm xây lắp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân
bổ chi phí, phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi chi phí sản
xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công xây lắp theo từng nơiphát sinh chi phí,
từng đối tượng phải chịu chi phí theo nội dung kinh tế và công dụng của chi phí.
- Tham gia việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ vàgiao các chỉ tiêu đó cho bộ
phận sản xuất.
- Xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ và tính giá thành thực tế khối
lượng công tác xây lắp hay coong việc đã hoàn thành trong kỳ một cách chính xác để
kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan đến tính toán phân loại chi phí
nhằm phục vụ cho tạp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh
chóng khoa học.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm phát hiện mọi khả năng
tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
- xác định kết quả sản xuất và kinh doanh của từng kỳ kế toán một cách chính xác.
I. Nội dung tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1. Nguyên tắc hạch toán sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, đối với doanh nghiệp xây lắp việc
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng tuân theo chế độ
tài chính và chế độ kế toán hiện hành, cụ thể là:
Giá thành sản phẩm xây lắp được kết chuyển từ bên có TK 154-chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang (TK154.1-xây lắp ) chỉ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí sản
xuất chung chỉ bao gồm một bộ phận của chi phí chung phát sinh ở đội xây dựng,
công trường xây dựng.

Không được hạch toán vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp những chi phí sau:
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí
bất thường, chi phí sự nghiệp.
2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi
phí sản xuất phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu
8
tính giá thành sản phẩm. Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất là việc xác định nơi các chi phí đã phát sinh và nơi gánh chịu chi phí.
Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu
hạch toán kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh
nghiệp là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể
là từng sản phẩm, từng đơn ssặt hàng, toàn bộ quy trình công nghệ hay từng quy trình
công nghệ, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất ...
Đối với doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là đơn chiếc đặc
trưng kỹ thuật thi công tổ chức sản xuất riêng phức tạp, quá trình thi công chia nhiều
giai đoạn nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng
công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng.
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
*Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với những chi phí sản xuất có liên qaun
trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (công trình, hạng mục công
trình...) thì tập hợp chi phí đó, gọi là phương pháp tập hợp thực tiếp, phương pháp này
thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp vì đây là cách tập hợp trực tiếp
chính xác nhất đồng thời lại theo dõi được motọ cách trực tiếp các chi phí có liên
quan tới các đối tượng cần theo dõi. Hơn nữa nó tạo điều kiện cho kế toán tính giá
thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo phương
pháp này thì chi phí phát sinhtheo công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho
công trình, hạng mục công trình đó.

*Phương pháp tập hợp (phân bổ) gián tiếp
Phương pháp tập hợp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên
quan đến nhiều đôí tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho
từng đối tượng. Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí này kế toán lựa chọn tiêu chuẩn phù
hợp để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:
∑c
Ci= × Ti
∑ Ti
Trong đó
∑c
là hệ số phân bổ
9
∑ Ti
Ci : là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i.
∑c : là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ.
Ti : là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tượng i.
∑ Ti: là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là: Chi phí sản xuất, chi phí kế hoạch, chi phí
định mức, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản xuất.
Trong các doanhnghiệp xây lắp phương pháp này ít được áp dụng.
4. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng:
*Hệ thống chứng từ
Trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình,
hạng mục công tình hoặc theo từng đơn đặt hàng. Kế toán trưởng tổ chức việc lập
chứng từ hạch toán ban đầu cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với vật tư thì
chứng từ gốc là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, với chi phí khấu hao tài sản
cố định là bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ, phiếu thu, phiếu chi...
*Tài khoản kế toán sử dụng:
Theo quy định hiện hành để hạch toán hàng tồn kho trong xây lắp kế toán chỉ áp
dụng phương pháp kê khai thường xuyên do đó mà tài khoản kế toán sử dụng là:

- TK 621-“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Dùng để phản ánh các chi phí nguyên
vật liệu thực tế phát sinh để sản xuất sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình.
TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- TK 622-“chi phí nhân công trực tiếp”: Dùng để phản ánh các khoản lương phải trả
cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, công nhân vận chuyển
bốc dỡ vật liệu. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- TK 623-“chi phí sử dụng máy thi công”: Dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử
dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt đỗng công trình.
- TK 623 có 6 TK cấp 2: TK623.1-“chi phí nhân công”, TK623.4 ”chi phí khấu hao
máy thi công”, TK623.7 “ chi phí dịch vụ”, TK623.8 “chi phí tiền khác”.
Tài khoản 623 chỉ được sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công
đối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công
hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương pháp hoàn
toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào
TK621,622,627.
10
- TK 627-“chi phí sản xuất chung”: Dùng để phản ánh những chi phí phục vụ xây
lắp tại các độivà các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. TK 627
được mở chi tiết theo từng bộ phận xây lắp.
- TK627 có 5 TK cấp 2: TK 627.1 “chi phí nhân viên phân xưởng”, TK 627.2 “chi
phí vật liệu”, TK 637.3 “chi phí dụgn cụ sản xuất”, TK627.4 “chi phí khấu hao
TSCĐ”, TK627.8 “chi phí dịch vụ mua ngoài”.
- TK 154-“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất
kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ hạch toán trên TK 154 được chi tiết theo địa
điểm phát sinh chi phí: Đội sản xuất, công trường, công trình.
Phản ánh trên TK 154 gồm những chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
- TK 154 có 4 TK cấp 2: TK154.1 “xây lắp”, TK154.2 “sản phẩm khác”, TK 154.3

“dịch vụ”, TK 154.4 “chi phí bảo hành xây lắp”
5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong xây lắp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí thực tế về vật liệu phụ và các cấu kiện, các
bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình xây lắp công tình, hạng mục công
trình. Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụngmáy thi công và vật liệusử
dụng cho quản lý đội, công trình. Chi phí vật liểutực tiếp còn bao gồm cả các chi phí
cốp pha, đà giáo, công cụ dụng cụ được sửdụng nhiều lần. Vật liệu sử dụng cho công
tình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình
đó. Trường hợp không tách riêng được thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình,
hạng mục công trình theo định mức tiêu hao vật liệu, hoặc theo khối lượng thực hiện.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621-“chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. ( Sơ đồ 1 )
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp trong
xây lắp bao gồm tiền lương chính, phụ cấp lương và lương phụ của công nhân trực
tiếp xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản. Nó không bao gồm các khoản BHYT,
BHXH, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân xây lắp, tiền lương phải trả cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý đội và tiền lương của nhân viên bảo vên
máy thi công.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 được tập hợp riêng
theo từng công trình, hạng mục công trình. ( Sơ đồ 2 )
11
c. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là
toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinhtrong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện
công việc xây lắp bằng máy theo phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa
bằng máy chi phí máy thi công gồm những khoản sau:
- Chi phí nhân công: Lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp
điều khiển máy thi công.
- Chi phí vật liệu: Nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công
- Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho máy thi công

- Chi phí dụng cụ sản xuất mua ngoài dùng cho máy thi công
- Chi phí khấu hao xe, máy thi công
- Chi phí bằng tiền khác cho xe, máy thi công
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng TK 623. ( Sơ
đồ )
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung trong từng đọi
xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội thi công. Các khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp
xây lắp, nhân viên quản lý đội, nhân viên kỹ thuật, kế toán đội thi công. Chi phí vật
liệu, công cụ dùng quản lý đội. Chi phí khấu hao tài sản cố định không phải là máy thi
công sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài.
C. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
I. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
*Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp
sản xuất và thực hiện đòi hỏi phải tính được tổng giá thành sản phẩmvà giá thành đơn
vị.
Căn cứ vào tổ chức đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản
phẩm, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý... mà kế toán giá thành phải
xácđịnh đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, với đặc
điểm riêng của mìnhnên các doanh nghiệp xây lắp thường có đối tượng tính giá thành
là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
giúp ch kế toán mở sổ kế toán bảng tính giá thành theo từnh đối tượng một cách trung
thực hợp lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoặch giá thành.
*Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính
giá cho các đối tượng tính giá thành. Trong doanh nghiệp xây lắp cho sản xuất có tính
đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất
12
nên kỳ tính giá thành có thể là tháng nhưng thông thường là vào cuối mỗi quý hoặc
khi công trình bàn giao.

II. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai đối tượng khác
nhau nhưng có mối quan hệchặt chẽ với nhau, điều đó thể hiện số liệu chi phí sản xuất
đã tập hự được trong cơ sở để tính giá thành snr phẩmcho từng đối tượngtính giá
thành có liên quan.
Mặt khác một đối tượng kế toántập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Cũng có thể trong một doanh nghiệp một đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất, có thể trùng với một đối tượng tính giá thành.
III. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp:
Sản phẩm dở dang là khối lướngản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở
thành sản phẩm.
Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục
công trìnhdở dang chưa hoàn thnàh, khối lượng xây lắp thi công dở dang trong kỳ
chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.
Đánh giá sản phẩmdở dang là xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang
cuối kỳ phải chịu.
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác thì trước hết phải kiểm kê
chính xác khói lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đồng thời phải xácđịnh đúng đắn
mức độ hoàn thành khối lượng sản phẩm so vơí khối lượng xây lắp hoàn thành theo
quy ước từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng xây lắp dở dang, phát hiện
những tổn thẩttong quá trình thi công
Khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ
phận lao động để xác định mứcđộ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở dang một
cách chính xác.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp
đánh giá sau đây:
*Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được

tính như sau
13
Chi phí
thực tế
KLXL dở
dang cuối
kỳ
=
Chi phí thực
tế KLXL dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí thực
tế của KLXL
PS trong kỳ
×
Chi phí của
KLXL dở
Chi phí của
KL hoàn
thành bàn
giao trong kỳ
theo DT
+
Chi phí của
KLXL dở dang
cuối kỳ theo dự
toán

*Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành

tương đương
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công
tác lắp đặt máy móc thiết bị. Theo phương pháp này chi phí thực tế của KLXL dở
dang cuối kỳ được xác định như sau:
Chi phí
thực tế
=
Chi phí thực
tế KLXL dở
dang đầu kỳ +
Chi phí thực tế
của KLXL PS
trong kỳ
×
Chi phí của
KLXL dở
Chi phí theo
dự toán
KLXL hoàn
thành bàn
giao trong kỳ
+
Cp theo DT
KLXL dở dang
cuối kỳ đã chuyển
theo sản lượng
hoàn thành tương
đương
*Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán:


Chi phí
thực tế
KLXL dở
=
Chi phí thực
tế KLXL dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí thực
tế của KLXL
PS trong kỳ
×
Giá trị DT
KLXL dở
GTDT
KLXLhoàn
thành bàn
giao trong kỳ
+
GTDT KLXL
dở dang cuối
kỳ
IV. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
14
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi
phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế
của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục giá
thành trong kỳ tính giá thành xây lắp đã được xác định.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành
sau:

*Phương pháp tính giá thành đơn giản (Phương pháp trực tiếp)
Đây là phương pháp tính giá thành được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp
xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc. Đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa áp dụng phương pháp này
cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính đơn giản
dễ thực hiện.
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản phẩm phát sinh trực tiếp cho
một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá
thực tế của công trình hay hạng mục công trình đó
Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có
khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì

Giá thành thực
tế của KLXL
hoàn thành bàn
giao
=
Chi phí thực
tế KLXL dở
dang đầu kỳ
-
Chi phí
thực tế phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế
KLXL dở dang
cuối kỳ

Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế phải

tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán căn cứ chi phí sản xuất của cả
nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá
thành thực tếm cho hạng mục công trình đó.
Nếu hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi
công trên một địa điểm do một đội đảm nhiệm nhưng không cóđiều kiện quản lý, theo
dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau co từng hạng mục công trình thì từng loại
chi phí đã tập hợp trên toàn công trình đều phải phân bổ cho từng hạng mục công
trình.
Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ là:( Z
tt
)
Z
tt
= G
dti
x T
Trong đó T là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế
15
ΣC
T = x 100
ΣG
di
ΣC: là tổng chi phí thực tế của cả công trình
G
dti
: là tổng giá trị dự toán của HMCT
ΣG
di
: là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình
*Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo
đơn đặt hàng. Khi có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối
tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp
với kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng hoàn thành.Theo phương pháp này hàng tháng chi
phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Khi nào hoàn
thành đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất đơn đặt hàng tập hợp được cũng chính là giá
thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
*Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp xây lắp có quy trình công
nghệ ổn định, có hệ thống định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp
lý.
Trình tự tính toán như sau:
+Tính giá thành định mức trên cơ sở xác định mức đơn giá tại thời điểm tính giá
thành. Tuỳ theo yêu cầu có thể tính giá thành định mức của từng hạng mục công trình
hoặc cả công trình
+Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức trong quá trình thi công (chỉ cần tính
số chênh lệch do thay đổi định mức đối với khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ)
Số chênh lệch do thay đỏi định mức=Định mức cũ-Định mức mới
+Xác định số chênh lệch do thoát ly đối với từng khoản mục chi phí
Chênh lệch do thoát ly định mức=Chi phí thực tế-Chi phí định mức
*Giá thành thực tế được xác định như sau:
Giá thành
thực tế của sản
phẩm xây lắp
=
Giá thành
định mức của
sản phẩm xây
lắp
±

Chênh
lệch do
thay đổi
định mức
±
Chênh
lệch do
thoát ly
định mức
16

*Phương pháp này cho phép kiểm tra tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí
sản xuất nâng cao hiệu quả công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp .
*Phương pháp tổng cộng chi phí: Được áp dụng với các công trình, hạng mục công
trình phải qua nhiều giai đoạn thi công

Giá thành
thực tế của
toàn bộ công
trình
=
Chi phí xây
lắp các giai
đoạn
±
Chi phí
thực tế
KLXL dở
dang đầu kỳ

±
Chi phí thực
tế KLXL dở
dang đầu kỳ
*Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sổ kế toán áp dụng để ghi chép tập hợp chi phí gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết.
+Sổ kế toán tổng hợp tuỳ thuọc vào tình hình kế toán mà doanh nghiệp pá dụng kế
toán tổ chức hệ thống sổ kế toán tương ứng để phản ánh những nghiệp vụ về chi phí
sản xuất. Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì cũng đều giống nhau ở sổ cái
TK 621,622,623 (Doanh nghiệp xây lắp ) 627,154.
+Sổ kế toán chi tiết: Thông thường tại cá doanh nghiệp xây lắp để mở cáchi phí sổ
chi tiếtc sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như: số TK 621, 622,
623, 627, 154 chi tiết theo từng công trình.
CHƯƠNG II
17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM Ở CÔNG TY XÂY LẮP 524
A. Cơ cấu hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế
toán tại công ty
I. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý
Công ty xây lắp 524 - Tổng công ty Thành An ( Binh đoàn 11 ) là một doanh
nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc Phòng. Trụ sở chính của Công ty đóng tại: 326 Phố
Lê Trọng Tấn - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Thực hiện nghị quyết của Đảng uỷ quân sự Trung ương về việc lãnh đạo nhiệm vụ
làm kinh tế và tổ chức lại doanh nghiệp trong quân đội, ngày 17/04/1996, Bộ trưởng
bộ Quốc phòng ra quyết định số 426 QĐ - QP thành lập Công ty xây lắp 524 trên cơ
sở sát nhập Công ty 524 với xí nghiệp cơ khí và xây dựng 141 thuộc Tổng công ty
Thành An ( Binh đoàn 11 ).
Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 110784 ngày 10/06/1996

do Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp và giấy phép hành nghề xây dựng số 164
ngày 16/04/1997 do Bộ xây dựng cấp, được Bộ giao thông vận tải cấp giấy phép
hành nghề thi công các công trình giao thông đường bộ, cầu cống, bến cảng. Được Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép hành nghề thi công các công trình
thuỷ lợi.
1. Chức năng và nhiệm vụ:
- Chức năng chính của công ty là xây dựng cơ bản các công trình trong quân đội và
các công trình dân dụng ngoài quân đội.
- Nhiệm vụ của công ty xây lắp 524
+ Xây dựng, tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và quản lý khai thác hiệu quả
nguồn vốn ấy.
+ Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan.
+ Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến có phân cấp quản lý tới
các đơn vị trực thuộc từ giám đốc đến các phòng ban, chi nhánh nhằm tăng cường
trách nhiệm, tính năng động cho ban lãnh đạo và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản
lý Công ty đến các đơn vị trực thuộc.
18
• Giám đốc Công ty: phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của Công ty, là người vạch ra các
mục tiêu định hướng dài hạn của Công ty và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ của các
đơn vị và các phòng ban.
• Ba Phó giám đốc Công ty: phụ trách những phần việc cụ thể giúp cho ban giám
đốc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
• Toàn Công ty có các phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ mang tính
chất chuyên môn nghiệp vụ: Phòng dự án đấu thầu, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng
chính trị, Phòng tài chính kế toán và văn phòng.

• Các đơn vị trực thuộc Công ty: Xí nghiệp 141, Xí nghiệp 55, Xí nghiệp 79, Chi
nhánh miền Trung và bốn đội trực thuộc.
SƠ ĐỒ: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY


19
Phòng kế
hoạch
tổng hợp
Phòng t ià
chính
kế toán
Phòng
dự án
đấu
Phòng
chính trị
Văn
phòng

nghiệp
55

nghiệp
141

nghiệp
79
C.nhánh
miền

Trung
Các đội
trực
thuộc
Ban giám đốc

×