PGS.TS. LƯU CHÍ THẮNG
CƠ SỞ CHĂN NUÔI
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
2
Bài mở đầu
GIỚI THIỆU NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
1. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con người, dùng trong
nước và để xuất khẩu.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đất nước, ngành chăn nuôi có vai
trò quan trọ
ng:
- Cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm với chất lượng cao đối với đời sống nhân
dân, cải thiện đời sống bằng những sản phẩm chăn nuôi như các loại thịt, cá, trứng,
sữa
- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. công nghiệp thực phẩm,
các ngành dệt len, da giày, va ly, mũ áo lông. . . bằng các sản phẩm chăn nuôi.
- Cung cấp thực phẩm có chất lượ
ng và nguyên liệu cho xuất khẩu để tăng ngoại
tệ.
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt nhằm không ngừng nâng cao năng
suất cây trồng, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất…
2. VỊ TRÍ, YÊU CẦU, NỘI DUNG MÔN HỌC
Đối với khoa Sinh-KTNN trường Đại học Sư phạm, Cơ sở chăn nuôi là một môn
khoa học ứng dụng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiế
n thức cơ bản nhất về ứng
dụng những thành tựu sinh học trong công tác giống, dinh dưỡng và thú y đối với vật
nuôi, đồng thời giúp bổ sung làm phong phú thêm kiến thức sinh học về thực tiễn sản
xuất làm cơ sở cho việc nghiên cứu giảng dạy Chương trình Sinh học và Công nghệ ở
trường phổ thông, giúp giáo sinh thực hiện nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục
gắn liền vớ
i phục vụ sản xuất và đời sống.
Do điều kiện có hạn, chương trình môn học chỉ đề cập đến những kiến thức cơ
bản nhất, nhưng quy luật chung nhất, những nguyên lý kỹ thuật chăn nuôi và cơ sở
khoa học của chúng. Vì vậy, đòi hỏi giáo sinh phải biết vận dụng một cách sảng tạo
đồng thời phải thường xuyên gắn bó v
ới thực tiễn sản xuất ở địa phương, rèn luyện kỹ
năng thực hành mới có thể dạy tốt môn này ở trường phổ thông.
Chương trình môn Cơ sở chăn nuôi gồm 3 phần lớn:
A. Giống vật nuôi.
B. Thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi.
C. Thú y và vệ sinh vật nuôi.
Các học phần liên quan: Cơ sở di truyền chọn giống động vật, di truyề
n học động
, TL tham khao, P.V. Hai
3
vật, sinh lý gia súc, động vật học, hoá sinh học, vi sinh vật học, thực vật học, trồng trọt
đại cương, công nghệ sinh học
Tài liệu tham khảo: Cơ sở di truyền chọn giống động vật; di truyền học động
vật; chọn và nhân giống vật nuôi; di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi;
công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò; thức ăn dinh dưỡng gia súc; thú y cơ bản; vệ
sinh gia súc, ký sinh trùng
đại cương, bệnh truyền nhiễm, thức ăn bổ sung chăn nuôi,
kích tố ứng dụng trong chăn nuôi
4
Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
TRONG CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Chọn lọc và nhân giống vật nuôi là một môn khoa học ứng dụng các quy luật di
truyền vào sản xuất để cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi.
Trong quá trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi người ta quan tâm đến những cá
thể, các nhóm. Các đàn vật nuôi có năng suất cao, ch
ất lượng tốt. Nếu các biến đổi về
năng suất, chất lượng sản phẩm là do các gen gây nên thì khi phối giống giữa các bố
mẹ có mang các gen này, năng suất và chất lượng của đời con sẽ được nâng lên. Chính
vì thế, công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau đây:
- Nắm được những biến đổi di truyền nào là có giá trị. Các cá thể vật nuôi luôn
có những đặc đ
iểm nhất định, được gọi là các tính trạng. Có hai loại tính trạng là tính
trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Các tính trạng có thể quan sát và mô tả bằng
cách phân loại là các tính trạng chất lượng, ví dụ: tính trạng có sừng hoặc không sừng
ở dê, mào trái dâu hay mào cờ ở gia cầm. . .Các tính trạng có thể xác định được bằng
cách cân đo, đong đếm là các tính trạng số lượng, ví dụ: sản lượng sữa của bò, tố
c độ
sinh trưởng của lợn, sản lượng và khối lượng trứng ở gia cầm…Nhiệm vụ đầu tiên của
công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi là xác định cần phải cải tiến nâng cao những
tính trạng nào ở vật nuôi và hiểu được quy luật di truyền của các tính trạng này.
- Lựa chọn chính xác và có hiệu quả được những con giống tốt.
Trong quá trình nuôi dưỡng, sử dụng các vậ
t nuôi, phải quan sát, theo dõi biểu
hiện của các tính trạng ở vật nuôi. Trên cơ sở đó, phải lựa chọn được những vật nuôi
tốt nhất về các tính trạng mà ta mong muốn, nâng cao và giữ chung để làm giống, công
việc này gọi là chọn giống vật nuôi.
- Chọn phối giữa các con đực và cái giống tốt nhằm mang lại hiệu quả cao về di
truyền cũng như về kinh tế, nhằm tạo ra th
ế hệ sau có năng suất, chất lượng cao hơn
thế hệ trước gọi là nhân giống vật nuôi.
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam công tác giống cần đạt mục tiêu cuối cùng là
tạo ra được những vật nuôi cho nhiều sản phẩm nhất mà lại tiêu tốn ít thức ăn nhất, giá
thành rẻ nhất cho một đơn vị sản phẩm. Nhờ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến, nhiều nước đã đạt được những kết quả rất tốt về công tác giống. Một số khái niệm
cơ bản về chọn lọc và nhân giống vật nuôi được đề cập trong chương trình này nhằm
trang bị những kiến thức và phương pháp đánh giá các tính trạng của vật nuôi.
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG
VẬT NUÔI TRÊN THẾ GIỚI
Ch
ọn lọc và nhân giống vật nuôi có lịch sử từ khi con người bắt đầu quá trình
5
thuần hoá các con vật đầu tiên, cách đây khoảng 10000 năm. Tuy nhiên, một thời gian
dài, con người tiến hành lựa chọn, loại thải vật nuôi, ghép đôi giao phối giữa những
con đực và cái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Những công trình chọn lọc, nhân giống
vật nuôi đầu tiên được sách vở ngày nay thừa nhận là công trình của nhà chăn nuôi
người Anh tên là Robert Bakewell (1725- 1795) trong việc tạo ra các giống bò Long
hom, cừu Leicester và ngựa Shire. Những sổ sách ghi chép về các giống ngựa, cừu
xu
ất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1800 đã tạo tiến đề cho việc phát triển các sổ
sách ghi chép về giống gọi là sổ giống và việc tạo các giống vật nuôi ở các nước châu
âu, châu Mỹ. Năm 1865, Alendel đã công bố các quy luật di truyền và 35 năm sau năm
1900, các quy luật di truyền của Alendel được tái phát hiện bởi Devries, Correns và
TS Chermak. Các sự kiện lịch sử này chính thức đánh dấu sự ra đời của n
ền tảng lý
luận khoa học về chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Cùng thời gian này, nghiệp đoàn
kiểm tra sữa đầu tiên được thành lập ở Đan Mạch, tiếp sau đó người ta đã tiến hành
kiểm tra năng suất lợn. Đây là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng để chọn lọc
vật nuôi mà cho tới nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nướ
c trên thế giới.
Định luật Hardy-weinberg được phát hiện năm 1908 đã mở đầu cho bước phát
triển của di truyền học quần thể, tiếp đó là những khởi đầu về di truyền học số lượng
của Lush và một số tác giả khác đã tạo ra một hướng mới cho khoa học chọn lọc và
nhân giống vật nuôi.
Tiếp sau các định luật di truyền cơ bản c
ủa Alendel là các lý thuyết về nhiễm sắc
thể của Morgan 1910, lý thuyết về mối quan hệ giữa nền và enzym của Beadle và
Latum 1941, phát hiện cơ sở vật chất của di truyền là ADN của Avery 1944, phát hiện
cấu trúc vòng xoắn ADN của Watson và Cách 1953, phát hiện mã di truyền của
Niremberg 1968 đã đặt ra những cơ sở quan trọng trong công tác giống vật nuôi.
Năm 1942, bằng các công trình của Hazel, lý thuyết về chỉ số chọn lọc đã hình
thành và b
ước đầu ứng dụng trong chọn lọc vật nuôi. Cũng trong thập kỷ 60-70
phương pháp chọn lọc vật nuôi theo chỉ số với các ưu việt của nó đã được sử dụng
rộng rãi trong các chương trình chọn giống ở các nước phát triển mang lại những tiến
bộ rõ nét trong việc nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Những tiến bộ về
thụ tinh nhân tạo mà khởi đầu là việc sử dụng rộng rãi trong chăn
nuôi bò, cừu ở Nga vào năm 1930, sau đó là những thành công trong việc đông lạnh
tinh dịch bò ở Anh vào những năm 1950, cấy truyền phôi vào những năm 1990 đã góp
phần tích cực tăng nhanh các tiến bộ di truyền của một số tính trạng năng suất, cũng
như mở rộng ảnh hưởng của các con vật giống có giá trị gi
ống cao.
Về mặt lý thuyết, trên cơ sở của phương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển, ngay từ
năm 1948, Henderson đã khởi thảo lý thuyết BLUP. Nhưng phải đến những năm 1970
trở đi, cùng với sự phát triển của máy tính điện tử với dung lượng bộ nhớ lớn, tốc độ
tính toán nhanh, phương pháp BLUP mới thực sự được ứng dụng trong chươ
ng trình
chọn giống vật nuôi ở các nước phát triển, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với
phương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển. Cho tới nay hầu như toàn bộ các thành tựu của
6
chọn lọc và nhân giống vật nuôi mà ngành chăn nuôi được thừa hưởng đều là những
kết quả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng. Tuy nhiên, một xu
hướng thứ hai nhằm phát triển và ứng dụng di truyền học phân tử trong chọn lọc và
nhân giống vật nuôi cũng đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Có thể
nói rằng năm 1970 v
ới các phát hiện về enzym giới hạn đã mở đầu cho thời kỳ công
nghệ tiên. Trong thập kỷ 80, người ta đã cho ra đời những vật nuôi đầu tiên là sản
phẩm của công nghệ cấy ghép gen. Sự kiện nhân bản vô tính cừu Dolly( 2/1997, lợn
(3/2000) tiếp theo ở chuột, bò… là những đóng góp quan trọng của di truyền học phân
tử cho khoa học chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng công
ngh
ệ sinh học phân tử còn hạn chế và người ta vẫn còn đang nghi ngờ về những hiểm
hoạ mà di truyền học phân tử có thể gây ra cho con người thông qua các sản phẩm
biến đổi gen.
Lịch sử phát triển của chọn lọc và nhân giống vật nuôi
Các công trình của Bakewell.
→
Số ghi chép đầu tiên về số ngựa cừu.
→
Nghiệp đoàn đầu tiên về kiểm tra
→
sữa ở Đan Mạch.
Kiểm tra năng suất lợn ở Đan Mạch.
→
Định luật Hardy – Weinberg
→
khởi đầu di truyền học quần thể.
Ứng dụng rộng rãi thụ tinh nhân tạo cho
bò, cừu ở Nga.
→
Lush và các khởi đầu về di truyền số
lượng.
Lý thuyết về chỉ số chọn lọc ở vật nuôi
của Hazel.
→
Lý thuyết về BLUP của Henderson.
→
Đông lạnh tinh dịch bò ở Anh
→
1800
1865
1900
1910
1930
1940
1950
←
Khởi đầu của nghề chăn
nuôi tám nghìn năm trước
Công nguyên.
←
Phát triển số ghi chép về
giống và nhân tạo giống vật
nuôi.
←
Phát triển các quy luất di
truyền của Mendel.
←
Tái hiện các định luật
Meldel của Devries, Corents,
TS Chermark
Ứng dụng các định luật
Mendel trên vật nuôi.
←
Lý thuyết về nghiễm sắc
thể Morgan
←
Lý thuyết 1 gen 1 enzym
của Beadle và Tatum.
←
Phát hiện của Avery: AND
là nguyên liệu di truyền.
7
Palconer và lý thuyết di truyền →
số lượng.
Ứng dụng rộng rãi chỉ số chọn lọc trong
các chương trình chọn lọc giống.
→
BLUP bắt đầu được ứng dụng trong
chọn giống.
→
BLUP được sử dụng rộng rãi trong các
chương trình chọn giống vật nuôi.
→
1960
1970
1980
1990
←
Phát hiện của Watson và
Crick về vòng xoắn AND.
←
Niremberg phát hiện mã di
truyền.
←
Khỏi đầu của công nghệ
gen phát hiện các enzym giới
hạn.
←
Công nghệ cấp ghép gen
cho ra đời vật nuôi đầu tiên.
←
Cừu Dolly, nhân bản vật
nuôi đầu tiên.
1.2. CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI Ở NƯỚC TA
Lịch sử phát triển công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi ở nước ta gắn liền
với sự phát triển của sản xuất, chăn nuôi ở nước ta. Các giống vật nuôi được hình
thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất trồng trọt và chăn nuôi với các tập
quán canh tác khác nhau của các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Đặc điểm
chung của các giống vật nuôi đị
a phương là có hướng sản xuất kiêm dụng, tầm vóc
nhỏ, năng suất thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thiên nhiên và tận thu sản phẩm phụ trong trồng trọt. Việc sử dụng
nhân giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Để nâng cao năng suất, từ thời Pháp thuộc cũng như sau này, một s
ố giống vật
nuôi nước từ ngoài đã được đưa vào Việt Nam. Quá trình lai tạo giữa các giống nội với
các giống nhập cũng như thuần dưỡng chung đã hình thành những nhóm vật nuôi có
những đặc điểm riêng biệt của nước ta như: bò Laisind, lợn Thuộc Nhiêu thuộc tỉnh
Mỹ Tho (sản phẩm lai giữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam, Trung Quốc, lợn
Craonaire - Pháp với l
ợn Yorkshire - Anh), lợn Ba Xuyên tỉnh Sóc Trăng (sản phẩm
lai giữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam Trung Quốc, lợn Craonaire - Pháp với
lợn Berkshire - Anh) Giai đoạn 1960- 1980, hệ thống tổ chức các công ty giống, trạm
giống rất phát triển ở hầu khắp các tỉnh, huyện nhưng công tác giống chưa có trọng
điểm nên kết quả còn thấp. Trong thời gian này, chúng ta đã cho nhập rất nhiều giống
gia súc. gia cầ
m có năng suất cao của thế giới nhằm lai tạo với các phẩm giống nội tạo
các đàn lai kinh tế: F1, F2…cho năng suất cao về sản phẩm thịt.
Hiện nay, đàn giống vật nuôi của chúng ta rất phong phú, nhiều giống loài nhưng
chưa tạo được những giống vật nuôi năng suất cao đáp ứng được nhu cầu của sản xuất
trong nước.
8
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI
1.3.1.Khái niệm về vật nuôi
Khái niệm vật nuôi được giới hạn trong phạm vi các động vật đã được thuần hoá
và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ
các động vật hoang đã. Quá trình biến các động vật hoang đã thành vật nuôi được gọi
là quá trình thuần hoá do con người thực hiện. Theo Isaac 1970, những động vật
được
gọi là vật nuôi khi chung có đủ 5 điều kiện sau đây:
- Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ ràng.
- Trong phạm vi kiểm soát của con người.
- Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người.
- Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang đã.
- Hình thái cơ thể thay đổi so với khi còn là con vật hoang đã.
Nhiều tài liệu cho r
ằng thuần hoá gắn liền với quá trình chăn thả, điều đó cũng có
nghĩa là quá trình thuần hoá vật nuôi gắn liền với những hoạt động của con người ở
những vùng có bãi chăn thả lớn. Người ta cho rằng các quá trình thuần hoá vật nuôi
được diễn ra chủ yếu tại 4 lưu vực sông, bao gồm: sông Lưỡng Hà ở bán đảo Ai Cập
(Tigre và Euphrate), sông Nin (Ai Cập), sông Indus (Ấn Độ) và sông Hoàng Hà
(Trung Quốc). Cho tới nay, nhiề
u ý kiến cho rằng, chó là một vật nuôi được con người
thuần hoá đầu tiên cách đây khoảng 12.000-14.000 năm, lợn khoảng 8.000-10.000
năm, bò khoảng 8.000 - 9.500 năm, trâu 5.000-7.000 năm …
1.3.2. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi
1.3.2.1. Khái niệm về giống
Giống vật nuôi là sản phẩm lao động sáng tạo của con người, cũng vì lẽ đó giống
vật nuôi tiến hoá không ngừng, những giống có năng suất thấp được thay thế
dần bằng
các giống mới có năng suất cao hơn. Dựa vào quan niệm biện chứng mà người ta thấy
rằng trình độ của giống là do trình độ của nền kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật
đương thời quyết định. Khái niệm về giống cũng vì thế mà thay đổi theo. Có người
cho rằng phẩm giống là một số gia súc có một số đặc tính về ngoại hình, sả
n xuất
giống nhau, có người lại chú ý đến màu sắc lông và cho phẩm giống là những gia súc
đồng màu. Thế kỷ XIX Timicơ người Anh cho rằng: "Giống gia súc là một bầy gia súc
phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên".
Ngày nay, khái niệm về giống được nêu lên: “Giống vật nuôi là một tập hợp các
vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình thành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội nhất định do quá trình chọn l
ọc và nhân giống của con người, có số lượng nhất
định để có thể là nhân giống trong nội bộ của nó, các giống vật nuôi trong cùng một
giống có các đặc điểm về ngoại hình, thể chất, đặc tính sinh lý. Sinh hoá và lợi ích
kinh tế giống nhau, các đặc điểm di truyền này có thể di truyền qua các thế hệ và cho
phép phân biệt giống này với giống khác".
9
Trong thực tế, một nhóm vật nuôi được coi là một giống cần có các điều kiện
sau:
- Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội nhất định.
- Có số lượng nhất định về cá thể đực và cái sinh sản: Trâu bò vài trăm con, lợn
vài ngàn con, gia cầm vài chục ngàn con …
- Có các đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này giúp phân biệt giố
ng
này với giống khác và được di truyền tương đối ổn định cho đời sau.
- Được hội đồng giống vật nuôi công nhận. Các giống vật nuôi hiện đang được
nuôi rộng rãi ở nước ta gồm các giống được hình thành lâu đời và các giống nhập nội
như: trâu Ngố, trâu Gié, bò Vàng Việt Nam, Lợn ỉ, Lợn Móng Cái, Lợn lang hồng, gà
Ri, vịt Cỏ… là các giống nội. Trâu Murha, bò Hà Lan lang trắng gen. Bò Holstein
Frisian, lợn lJADNrace, gà Kabir, gà Lam Hoàng, gà ljương Ph
ượng… là các giống
nhập nội. Một số giống vật nuôi có thể có nguồn gốc, lịch sử hình thành không rõ ràng
nhưng vẫn được coi là một giống ví dụ như bò Laisind, ngược lại một số nhóm vật
nuôi có số lượng rất lớn nhưng lại không được coi là một phẩm giống vì đặc điểm di
truyền đời sau không ổn. Ví dụ: Đàn lai F
1
giữa hai giống Móng Cái và Yorkshire.
1.3.2.2. Khái niệm về dòng
Dòng là một nhóm vật nuôi trong cùng một giống được xuất phát từ một con đực
tổ đầu dòng. Các thế hệ con cháu trong dòng chịu ảnh hưởng nhất định về huyết thống
với con trực tổ.
Nếu xuất phát từ một con cái tổ người ta gọi là hệ hay dòng mái. Ví dụ: dòng V
1
,
V
3
của giống vịt siêu thịt CVsuper Meat được nhập vào nước ta. Dòng V
1
là dòng
trống có tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lớn; dòng V
3
là dòng mái có khối
lượng nhỏ hơn, sinh trưởng chậm hơn, nhưng lại cho sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở
cao hơn.
Trong thực tế, người ta có những quan niệm khác nhau về dòng:
- Dòng huyết thống là nhóm vật nuôi có nguồn gốc tử một con vật tổ tiên, chung
không có đặc trưng rõ nét về tính năng sản xuất.
- Dòng cận huyết: Bao gồm những vật nuôi có cùng nguồn gốc từ m
ột con tổ tiên
thường là đực đầu dòng xuất sắc, có thành tích nổi bật về một vài tính trạng nào đó mà
người chăn nuôi muốn duy trì ở đời sau nên người ta sử dụng phương pháp nhân giống
cận huyết với Con trực tổ.
- Dòng địa phương là các vật nuôi trong cùng một giống nhưng được nuôi ở
những địa phương khác nhau về địa lý, mỗi nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội
nhất định, nên hình thành các nhóm vật nuôi địa phương mang đặc trưng riêng biệt
nhất định
10
1.3.3. Phân loại giống vật nuôi
* Đacuyn chia ra:
- Phẩm giống thiên nhiên: Hình thành do ảnh hưởng chính của ngoại cảnh và sự
chọn lọc chưa có ý thức của con người.
Phẩm giống nhân tạo: Hình thành do các biện pháp chọn lọc nhân tạo trên cơ sở
di truyền và nuôi dưỡng có kỹ thuật cao của con người.
* Culêsôp chia ra 4 loại phẩm giống: Phẩm giống cổ điển, phẩm giống kiêm
dụng, phẩ
m giống cải tiến và phẩm giống thiên nhiên.
Ngoài ra, kết hợp nhiều quan điểm và dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, trình độ
khoa học kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình hình thành giống mà có các cách phân loại
sau:
1.3.3.1. Phân loại theo trình độ gây giống : có 3 loại
- Giống nguyên thuỷ: Được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội và trình độ
khoa học kỹ thuật thấp kém. Các giống này thường có tầm vóc nhỏ
bé, năng suất thấp,
kiêm dụng, thành thục muộn, điều kiện nuôi dưỡng đơn giản, khả năng chịu đựng
kham khổ cao, sức kháng bệnh cao thích nghi với điều kiện địa phương hẹp, bảo thủ di
truyền cao, biến dị thấp. Hầu hết các giống vật nuôi nội của nước ta thuộc nhóm này.
Đây là sản phẩm của nền kinh tế tự cung và tự cấ
p.
- Giống quá độ: là các giống nguyên thủy được chọn lọc và chăm sóc nuôi dưỡng
ở mức độ cao hơn nên đặc điểm cơ bản là tầm vóc đã được cải tiến, sức sản xuất được
nâng cao hơn nhưng vẫn kiêm dụng, thành thục sớm hơn, các đặc tính về sản xuất
tương đối thuần nhất, nếu nuôi dưỡng kém sẽ trở lại giống nguyên thuỷ
, là sản phẩm
của nền kinh tế sản xuất hàng hoá giai đoạn đầu.
- Giống gây thành: là giống được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển, trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đây là kết quả chọn lọc có ý thức của con người.
Đặc điểm cơ bản của các giống gây thành là: sức sản xuất cao, hướng sản xuất chuyên
dụng, sớm thành thục, sứ
c chịu đựng kham khổ và kháng bệnh kém, tính bảo thủ di
truyền kém, biến dị cao, dễ thay đổi khi điều kiện ngoại cảnh và nuôi dưỡng thay đổi,
đòi hỏi phải được nuôi dưỡng, chăm sóc ở trình độ cao. Ví dụ: lợn Ladnrace, gà
Leughom, bò sữa Holstein Frisian …
1.3.3.2. Phân loại theo tính năng sản xuất
- Giống kiêm dụng: Có thể sử dụng với nhiều tính năng sản xuất khác nhau.
- Giống chuyên môn hoá: Có nă
ng suất cao về một tính năng sản xuất các mặt
khác bình thường. Ví dụ: bò sữa lang trắng gen Hà Lan. gà Lcughorn.
1.3.3.3. Phân loại căn cứ vào nguồn gốc
- Giống vật nuôi địa phương: là các giống có nguồn gốc tại địa phương được hình
thành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Ví dụ: lợn Ỉ, lợn Móng
cái, bò Vàng Thanh Hoá, vịt Cỏ… là giống địa phương có khả nă
ng thích nghi cao với
11
điều kiện tập quán chăn nuôi của địa phương nhưng năng suất thấp.
- Giống nhập nội: là giống có nguồn gốc từ vùng khác hoặc nước khác, thường là
những giống có năng suất cao, có ưu điểm nổi bật so với giống của địa phương.
1.4. NHỮNG TÍNH TRẠNG CƠ BẢN CỦA VẬT NUÔI
Các tính trạng về màu sắc lông da, ngoại hình- thể ch
ất, sinh trưởng, phát dục,
năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi được sử dụng để mô tả, đánh giá một
giống vật nuôi cũng như từng cá thể vật nuôi. Những tính trạng này thường là những
tiêu chuẩn chọn lọc vật nuôi, giữ chung làm giống nhằm tạo ra các thế hệ đời sau phù
hợp với mong muốn của con người. Thông thường các tính trong ngoại hình đều là các
tính trạng ch
ất lượng. chung bị chi phối bởi một vài gen nhất định. Việc di truyền các
tính trạng này tuân thủ theo các quy luật di truyền của Alendel. Trong khi đó, các tính
trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm vốn là các tính trạng có giá trị
kinh tế cao lại là các tính trạng số lượng. Các tính trạng này do rất nhiều gen chi phối
và chịu tác động sâu sắc bởi điều kiện ngoại cảnh.
1.4.1. Ngoại hình, thể ch
ất
1.4.1.1. Ngoại hình
1.4.1.1.1 Khái niệm : Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi có liên
quan đến sức khoẻ cũng như cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và
khả năng sản xuất của con vật, là hình dáng đặc trưng của một phẩm giống vật nuôi.
Ngoại hình và chức năng cơ thể không thể tách rời nhau, có liên quan chặt chẽ
với nhau. Cơ thể là một khối thống nh
ất phức tạp, mỗi bộ phận trong cơ thể đều có vai
trò nhất định và có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, một bộ phận nào đó kém phát triển
đều ảnh hưởng đến bộ phận khác.
Ngoại hình cho takhái niệm về sức khoẻ, thể chất mạnh hay yếu để ước đoán sức
sản xuất của con vật. Ngoại hình cũng là biểu hiện sự thích nghi của con vật đối với
mỗi trường sống và chế độ nuôi dưỡng. Ví dụ: Lợn Ỉ có đặc điểm lưng võng, bụng xệ,
4 chân yếu là biểu hiện điều kiện sống chậ
t chội, nuôi dưỡng kém, lợn Mường Khuông
chân cao, bụng gọn, mõm dài, thích nghi với điều kiện chăn thả, vườn bãi rộng.
Từ xưa, con người đã biết chú ý đến ngoại hình khi nhận xét giá trị sản xuất của
chúng. Người Rô ma ở thế kỷ 1 trước Công nguyên cho rằng "Gia súc có màu lông
sẫm thì khoẻ và có sức chịu đựng hơn loại lông màu nhạt". Người Ả Rập ở thế kỷ III
đã biế
t dựa vào đặc điểm ngoại hình để lựa chọn ngựa hay, ngựa tốt để dùng cho việc
chinh chiến. Nhân dân ta từ xưa đã biết lựa chọn lợn giống qua ngoại hình “đực rộng
hầu, nái bầu tròn", chọn trâu “sừng cánh ná, dạ bình vôi mắt ốc nhồi, lai lá mít, đít
lồng bàn" hay câu ca dao "Con lợn mắt trắng dễ nuôi, con người mắt trắng là người bất
nhân". Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ
đã tổng kết kinh nghiệm lựa chọn lợn
giống: Bạch xỉ, xơ mao, đoàn vĩ, hồng bì"
Đến thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu âu cần có nhiều loại gia
súc có khả năng sản xuất tốt để có sản phẩm hàng hoá trao đổi, quan niệm về ngoại
12
hình của gia súc cũng thay đổi theo.
Genon (Pháp) đã cho xuất bản một công trình nghiên cứu, trong đó nêu sức sản
xuất sữa của con vật có liên quan đến hình dáng và mức độ phát triển của bầu vú. Từ
đó hình thành quan niệm cho rằng sức sản xuất của con vật có liên quan chặt chẽ đến
một số bộ phận nhất định trên cơ thể và phải chọn những con vật có những bộ phận
liên quan đến tính năng sản xuất theo một hình thái nhất định. Do đó đã dẫn đến quan
niệm sai lầm là chỉ chú ý đến những bộ phận trực tiếp liên quan đến sản xuất còn các
bộ phận khác không được chú ý.
Ví dụ: Nếu bò sữa chỉ chú ý đến những con có bầu vú to, mông nở, ít chú ý đến
bộ phận khác thì chức năng sinh lý của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng vì bầu vú phát triể
n quá
mức mà ngực lép thì dẫn tới hô hấp kém trao đổi chất giảm con vật suy yếu sớm bị
kiệt sức sức sản xuất giảm.
Điều chủ yếu cần quan niệm cho đúng là phải thấy được đặc điểm ngoại hình có
liên quan đến sức khoẻ và sức sản xuất của con vật. Vì vậy đánh giá con vật qua ngoại
hình là giai đoạn đầu tiên giúp ta tìm hiể
u trạng thái sức khoẻ sức sản xuất và hướng
sản xuất nói chung của con vật. Mục đích cuối cùng của việc đánh giá qua ngoại hình
là để chọn lọc những con giống tốt và loại bỏ những con có ngoại hình xấu, cơ thể phát
triển không cân đối.
1.4.1.1.2.Phương pháp đánh giá ngoại hình của vật nuôi:
- Phương pháp quan sát bằng mắt thường.
- Phương pháp quan sát bằng mắt mô tả
và cho điểm: Quan sát toàn diện và từng
bộ phận cơ thể dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu đã cho của giống để đánh giá cho điểm
rồi nhân với hệ số. Điểm tối đa cộng lại là 100 điểm (thực hành).
Phương pháp đo các chiêu và tính toán chỉ số cấu tạo thể hình: dùng thước dây,
thước gậy, thước compa đo các chiều trên cơ thể, vòng ngự
c, vòng ống, rộng ngực, sâu
ngực, dài thân thẳng, dài thân chéo, cao vây, dài đầu. Rộng xương ngồi qua đó xác
định khối lượng và tính toán chỉ số các chiều đo liên quan đến sức sản xuất của con
vật (thực hành).
1. 4.1.2. Thể chất
1.4.1.2.1. Khái niệm : Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong những
điều kiện sinh sống và di truyền nhất định có liên quan đến sức khoẻ và khả nă
ng sản
xuất của con vật.
Quá trình hình thành thể chất phải thông qua hai mặt: genotyp (di truyền) và
phenotyp (ngoại cảnh).
- Về mặt di truyền: Cần hiểu thể chất của con vật được hình thành do đặc tính di
truyền của thế hệ trước thông qua hệ thống đến quy định.
- Về mặt ngoại cảnh: Cần hiểu thể chất là kết quả sự hình thành và củng cố thông
qua quá trình trao đổi ch
ất của cơ thể trong quá trình hình thành và phát triển. Có
, TL tham khao, P.V. Hai
13
nghĩa là cường độ trao đổi chất càng cao, sự hấp thu dinh dưỡng càng nhiều, khả năng
tích luỹ các chất để tạo mô xương, cơ càng mạnh thì thể chất càng khoẻ và ngược lại
Chính vì vậy mà những biểu hiện ra bên ngoài của một cơ thể có thể chất tốt là sức
khoẻ tốt, sức sinh sản và sản xuất cao, ngoài ra nói đến thể chất cũng là nói đến sức
mạnh, s
ức chịu đựng, sự thích nghi của cơ thể trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế
nhất định, vì vậy không thể tách rời việc đánh giá thể chất với các điều kiện sinh tồn
của con vật.
1.4.1.2.2. Phân loại thể chấtt : Nhiều nhà chăn nuôi nổi tiếng đã nghiên cứu vấn
đề thể chất trong công tác chọn giống, nhân giống vật nuôi. Xuất phát từ quy lu
ật phát
triển cân đối của Đacuyn là: “Toàn bộ cơ thể trong quá trình sinh trưởng và phát dục
đều có liên quan chặt chẽ với nhau đến nỗi dù cho những thay đổi nhỏ ở bất kỳ bộ
phận nào đi nữa nếu mà chung được tích luỹ qua quá trình chọn lọc thì những bộ phận
khác cũng bị ảnh hưởng".
Culêsôp đã nghiên cứu sự tương quan giữa các bộ phận chính trong cơ thể bò kẻo
xe, bò thịt, bò sữa như: da. cơ, xương và nội tạng từ đó xác định những đặc điểm và
thể chất liên quan đến khả năng sản xuất của con vật. Trên cơ sở đó Culêsôp đã chia
thẻ chất làm 4 loại: thô, thanh,.săn, sỏi.
- Thể chất thô: Da, cơ, xương phát triển mạnh, mỡ ít phát triển, thường dùng để
cày kéo như trâu bò cày kẻo, hoặc dê cừu cho lông.
- Thể chất thanh: Da mỏng, xương nhỏ, đầu thanh tú, chân nhỏ.Đây là gia súc tiết
sữa hay ngựa đua.
- Thể chất săn: Bên ngoài có góc cạnh, da thịt săn chắc, mỡ ít phát triển. Đây là
gia súc làm việc, ngựa đua hay gia súc cho sữa nhưng không cao sản.
- Thể chất sỏi: Lớp mỡ dưới da dày, nội tạng nhiều mỡ bao bọc, da thịt nhão.
Đây là gia súc cho thịt như: trâu, bò. lợn thịt.
Tuy nhiên, trong thực t
ế khi gia súc không chỉ bao hàm một loại thể chất mà
thường ở dạng hỗn hợp như thanh săn, thanh sỏi, thô săn, thô sỏi.
- Loại thô săn: Là loại hình gia súc làm việc có thân hình vạm vỡ, săn chắc, ví
dụ: khô chân, gân mặt, lông thô ở trâu bò cày kẻo.
- Loại thô sỏi: là loại hình gia súc xương to, da dày, thịt nhão, nếu làm việc thì
hiệu quả thấp, nếu cho thịt thì da, xương, mỡ nhiều, ít được ưa chuộng.
- Lo
ại thanh săn: Biểu hiện xương nhỏ, cơ săn chắc. Đây là loại hình gia súc
được nhiều người ưa chuộng nhất vì ngoại hình đẹp, cơ thể khoẻ mạnh. Ngựa đua, bò
sữa cao sản thuộc loại hình này.
- Loại thanh sổi: Biểu hiện da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều, nhão. Đây là loại hình
gia súc cho thịt và mỡ, có năng suất cao.
* Phương pháp phân loại theo giáo sư K.Mansbua (Ba ban): Căn cứ
vào cấu tạo
tế bào để phân loại: Nếu tế bào to, dịch tế bào nhiều, thì trao đổi chất chậm, gia súc có
14
khả năng tích luỹ mỡ cao: trái lại nếu tế bào nhỏ, nhân tế bào to, nguyên sinh chất ít thì
cường độ trao đổi chất mạnh, hoạt động cơ thể cũng tăng, do đó sức sản xuất cao, thể
chất thanh săn. thuộc loại hình cho sữa. làm việc, ngựa đua . . .
* Phân loại theo viện sỹ E.E.Litsun (Liên Xô cũ): Phân loại thể chất trên cơ sở
hoạt động của các tuyế
n nội tiết và ảnh hưởng của các tuyến ấy đối với quá trình hình
thành các bộ phận cơ thể.
* Phân loại theo loại hình tiêu hoá và hô hấp:
- Loại hình hô hấp: là các gia súc có lồng ngực dài rộng, cổ, mũi phát triển mạnh,
do đó trao đổi chất mạnh, sức sản xuất cao như bò sữa cao sản, ngựa đua, gia súc làm
việc dẻo dai.
- Loại hình tiêu hoá: gia súc có lồng ngực ngắn, tròn và rộng, cổ ngắ
n, mũi ít
phát triển, bụng to, do đó trao đổi chất chậm, con vật ít hoạt động ăn no lại nằm, khả
năng tích luỹ mỡ cao, phù hợp nuôi thịt.
* Phân loại thể chất theo loại hình thần kinh của Páp-lốp: Qua kết quả nghiên cứu
hoạt động thần kinh Páp-lốp chia loại hình thần kinh thành 3 loại: hưng phấn, thăng
bằng và ức chế. Từ đó chia thể chất có 4 loại:
- Thể chất buồn bã: Thuộc loại hình thần kinh yếu.
- Thể chất nóng nảy: thuộc loại hình thần kinh không thăng bằng.
- Thể chất bình thản: Thuộc loại hình thần kinh thăng bằng, chuyển biến chậm.
- Thể chất linh hoạt: Thuộc loại hình thần kinh mạnh, hưng phấn, có tốc độ
chuyển biến nhanh.
Cho đến nay, cách phân loại của Culêsôp vẫn được áp dụng r
ộng rãi hơn cả vì dễ
thực hiện. Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào số lượng tuyến mồ hôi /1cm
2
da để ước đoán sức sản xuất sữa sau này; nghiên cứu cấu tạo lông (lông có gân cứng
cặp là thể chất mạnh, lông mềm, gân mảnh thì thể chất yếu), hoặc nghiên cứu về sinh
lý, sinh hoá tế bào giúp cho việc đánh giá thể chất hoàn thiện hơn.
1.4.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chất
- Tính di truyền: Tế bào sinh dưỡng không mang tính di truyền mà chỉ có tế bào
sinh dục mới mang tính di truyền. Trong nhân tế bào này có chứa ADN, ARN nhiệm
sắc thể có hình thái và số lượng thay đổi theo loài, giống: bò có 60 cặp, lợn có 38-40
cặp, người có 23 cặp gà có 78 cặp… Nếu các NST này thay đổi đặc tính di truyền này
cũng thay đổi theo, do đó ta thấy genotyp thay đổi phenotyp cũng thay đổi theo.
Đặc tính di truyền của con vậ
t được hình thành do quá trình thụ tinh tạo thành
hợp tử mang đặc tính di truyền của con bố 50% và của con mẹ 50%. Vì vậy, bố mẹ
chung có thể chất tốt sẽ truyền cho con và ngược lại bố mẹ có thể chất kém cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến con cái.
- Điều kiện ngoại cảnh: Ngay từ khi hợp tử được hình thành đến khi con vật được
sinh ra đều chịu ảnh hưởng r
ất lớn của điều kiện ngoại cảnh, do đó nếu nuôi dưỡng
15
thiếu thốn nhất là thời kỳ bào thai sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thể chất dẫn tới con vật
sinh ra sẽ còi cọc suy dinh dưỡng, đặc trưng là các trạng thái phôi tử và ấu trĩ. Điều
kiện ngoại cảnh đặc biệt quan trọng là chế độ thức ăn dinh dưỡng, khí hậu thời tiết, độ
ẩm
- Vai trò của hệ thần kinh và nội tiết: Các h
ệ này tham gia điều hoà chức năng
của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất để hình thành cơ thể. Nếu thần kinh
mạnh, hưng phấn thì trao đổi chất mạnh, ít tích luỹ sẽ tạo thành cơ thể có thể chất
thanh săn như gia súc tiết sữa cao sản, ngựa đua. Thần kinh yếu, ức chế, hưng phấn thì
trao đổi chất chậm, con vật ít hoạt độ
ng, tích luỹ nhiều sẽ tạo thành cơ thể có thể chất
thô sỏi.
- Tác động của chọn lọc nhân tạo: Qua quá trình chăn nuôi lâu dài con người đã
thường xuyên chọn lọc giữ lại làm giống những gia súc có thể chất vững chắc, thanh
săn phù hợp với mục đích sản xuất của con người, loại bỏ những gia súc có thể chất
yếu như: thô, sỏi… do đó, thể ch
ất của gia súc ngày càng được nâng cao.
Ví dụ: Chọn trâu bò cày “khô chân gân mặt đắt tiến cũng mua” loại bỏ “trâu cổ
cò, bò cố lại”.
Trong quá trình chọn giống cần chú ý loại bỏ những gia súc có biểu hiện yếu thể
chất trên các mặt như: Hiện tượng quá béo ở gia súc khi chức năng sinh sản bị giảm
sút, các gia súc có cố tật, khi đi lại không vững vàng, suy nhược cơ thể quá gầy, kém
thích nghi với điề
u kiện ngoại cảnh, sức đề kháng yếu, thuộc trạng thái phôi tử hoặc ấu
trĩ.
1.4.1.2.4. Mối liên quan giữa thể chất và giá trị kinh tế của gia súc
- Thể chất và sự thành thục của gia súc.
- Thể chất và khả năng vỗ béo.
- Thể chất và hướng sản xuất nhất định.
- Thể chất và sức khoẻ, sự thích nghi của con vật.
1.
4.1.2.5. Những triệu trứng suy yếu thể chất và cách phòng ngừa
Thể chất suy nhược là biểu hiện sự suy thoái của thể chất không những ở cấu tạo
của cơ thể suy yếu mà còn ở sức sinh sản giảm sút, kém sinh lực, khả năng kháng bệnh
kém, mặc dù các chức năng khác như ăn uống đi lại văn ở mức độ bình thường.
- Yếu thể ch
ất còn biểu hiện ở mức độ quá béo hoặc quá gầy đối với đực cái
giống sẽ làm giảm tính hăng, phẩm chất tinh dịch kém, chức năng sinh sản giảm.
Yếu thể chất còn thấy rõ khi xuất hiện các cố tật trên cơ thể.
Ví dụ: Trâu cày có thân hình vạm vỡ nhưng chân đi vòng kiềng, chạm khuỷu nên
thể chất yếu.
Trong chọn giống, bất kỳ
con vật nào khi xuất hiện một trong các triệu chứng suy
yếu thể chất nói trên thì đều loại thải. Việc khắc phục sửa chữa phụ thuộc vào thời
gian suy yếu thể chất dài hay ngắn.
16
Người ta có thể phòng ngừa bằng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng kết hợp
thường xuyên chọn lọc con giống tốt: Cho nhân giống sẽ góp phần hạn chế những hiện
tượng suy yếu thể chất nói chung.
1.4.2. Sinh trưởng - phát dục
1.4.2.1 Khái niệm.
* Sinh trưởng: Là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ và vô cơ do đồng hoá và dị
hoá, là quá trình tăng lên về khối lượng, thể tích, kích thước các chiều đ
o của từng bộ
phận hay toàn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và
phân chia các tế bào trong cơ thể vật nuôi.
* Phát dục: Là quá trình biến đổi về chất lượng, tức là thay đổi, tăng thêm, hoàn
chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trên cơ thể con vật.
Như vậy, sinh trưởng và phát dục không thể tách rời nhau, luôn ảnh hưởng đế
n
nhau làm cho cơ thể con vật ngày càng hoàn thiện từ khi còn là phôi thai đến khi già
cỗi. Tuy nhiên. trong phạm vi toàn bộ cơ thể không phải lúc nào sinh trưởng và phát
dục cũng song hành mà có thời kỳ sinh trưởng mạnh, có thời kỳ phát dục mạnh. Sinh
trưởng có thể phát sinh từ phát dục, đồng thời sinh trưởng lại tạo điều kiện cho phát
dục tiếp tục hoàn thiện thêm.
Ví dụ: Dạ cỏ trâu bò lúc sơ sinh rất nhỏ, nhỏ hơ
n cả 3 túi dạ dày khác, chỉ có dạ
múi khế là phát triển. Vì vậy, bê nghé tiêu hoá sữa và thức ăn dễ tiêu khác là chủ yếu.
Sau 6 tháng dấn 12 tháng, dạ cỏ tăng nhanh về khối lượng và thể tích, chiếm tới 80%
thể tích của cả 4 túi dạ dày và đảm nhiệm chức năng tiêu hoá thức ăn thô xanh, lên
alen phân giải xenluloz. Sự phát dục của bầu vú ở giai đoạn thành thục về tính cũng
diễn ra như vậy.
Để theo dõi tính trạng sinh trưởng phát dục của vật nuôi cần định kỳ cân, đo các
bộ phận hay toàn thể cơ thể con vật. Khoảng cách thời gian cân đo phụ thuộc vào loài
vật nuôi ngắn hay dài và mục đích theo dõi. Chẳng hạn, với lợn con thường cân lúc sơ
sinh, 21 ngày, 30 ngày, cai sữa; với gia cầm cân đo sau mỗi tuần tuổi . . .
4.2.2. Biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi
Sinh tr
ưởng tích luỹ: là khối lượng, kích thước, tích luỹ được của toàn cơ thể hay
từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là thời điểm thực hiện các
phép đo. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ có dạng đường cong hình chữ S.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể
tăng lên trong một đơn v
ị thời gian có thể là ngày tuần, tháng . . .
Biểu thức
Trong đó: A là độ sinh trưởng tuyệt đối.
W
2
là khối lượng kích thước tại thời điểm T
2
17
W
l
là khối lượng kích thước tại thời điểm T
1
Chẳng hạn, khối lượng một lợn nuôi thịt lúc cai sữa (2 tháng tuổi) là 10 kg, 3
tháng tuổi là 25 kg, độ sinh trưởng tuyệt đối là A - 25- 1 0/3-2 = 1 5 kg/tháng. Níu tính
theo ngày thì A = 25- 1 0/30 = 0,5 kg/ngày hay 500 gr/ngày.
- Sinh trưởng tương đối: Độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của
khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau so với thời điểm
trước hoặc so với trung bình cộ
ng của thể trong, kích thước, thể tích giữa hai thời
điểm.
Trong đó: (R%) là độ sinh trưởng lương đối.
W
2
khối lượng kích thước, thể tích tại thời điểm sau.
W
l
khối lượng kích thước, thể tích lại thời điểm trước.
ví dụ trên: (Ri= 25-l0/25+l0/2 x 100 = 85,7%
(Ri) = 25-10/10 x 100: 150%
Biểu thức dùng để so sánh tốc độ sinh trưởng của các cá thể vật nuôi khác nhau
hoặc hai lô thí nghiệm khác nhau.
Ví dụ: Tốc độ sinh trưởng của hai lợn con giống lai F, như sau:
Số tai 2 tháng tuổi 2 tháng tuổi 2 tháng tuổi
1 10kg 25kg 45kg
2 12kg 24kg 47kg
Nếu xét theo tốc độ sinh trưởng tuyệt đối thì ở tháng 2-3 lợn con số 1 > số 2
30
1025
−
>
30
1224
−
Còn ở tháng thứ 3 - 4 thì lợn con 01 < lợn con số 02.
30
2545
−
<
30
2447
−
Nếu so sánh cả hai giai đoạn từ tháng tuổi 2 - 4 thì sinh trưởng tuyệt đối 2 lợn
con trên là bằng nhau.
60
35
60
1245
60
1045
=
−
=
−
Nhưng nếu xét theo tốc độ sinh trưởng tương đối ta thấy lợn 1 > lợn 2
100
30
1247
100
10
1045
×
−
>×
−
18
350% >291,6% hoặc 127,2% > 118,6%
- Hệ số sinh trưởng: Là tỷ lệ giữa khối lượng, thể tích giai đoạn sau so với khối
lượng, thể tích ở giai đoạn trước.
Biểu thức:
- Bội số tăng trưởng .
Theo quy luật chung, đồ thị sinh trưởng tích luỹ có dạng đường cong hình chữ S
với các pha sinh trưởng chậm, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm và cuối cùng là
pha cân bằng. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng đường cong gần như parabon với
pha sinh trưởng nhanh đạt được cực đại sau đó là pha sinh trưởng chậm. Đồ thị sinh
trưởng tương đối có dạng đường cong như hyperbon liên tục giảm dần theo lứa tuổi.
Có th
ể so sánh đường cong sinh trưởng thực tế với đường cong sinh trưởng lý thuyết
để phân tích, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sai khác như nhiệt độ dinh
dưỡng. . .
1.4.2.3Các quy luật sinh trưởng-phát dục
Muốn đánh giá đúng sự phát triển của gia súc cần nắm vững những quy luật
chung về sinh trưởng, phát dục, đồng thời phải có hiểu biết về nhu cầu của cơ thể đ
ang
phát triển và ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với sinh trưởng phát dục của vật nuôi.
Nhìn chung, sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo các quy luật sau:
1.4.2.3.1. Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều
Đặc điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của vật nuôi là sinh trưởng phát dục
không đồng đều. Mỗi vật nuôi khi trưởng thành không phải là sự phóng đại của chúng
khi còn non. Các cơ quan bộ phận trong c
ơ thể phát triển không theo một tỷ lệ tương
ứng mà có sự thay đổi theo lứa tuổi. Quy luật này thể hiện ở một số mặt sau:
- Không đồng đều về khối lượng, kích thước, thể tích được biểu diễn theo đồ thị
sinh trưởng tích luỹ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối nêu trên.
- Không đồng đều về hệ thống xương cốt, ngoại hình.
Ví dụ:
ở gia súc như trâu, bò, dê, ngựa… sự phát triển của xương ngoại vi như
xương bả vai, cánh tay, bàn tay, chân thời kỳ ngoài bào thai phát triển chậm hơn hệ
thống xương trục như xương sống, xương sườn. Trong thời kỳ bào thai thì ngược lại,
hệ thống xương ngoại vi phát triển nhanh hơn hệ thống xương trục dẫn đến con vật khi
sơ sinh đã có dáng cao hơn là dài thân, mình lép. Đến khi lớn lên, sự
phát triển dài
thân nhanh hơn cao thân. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà gia súc vừa mới sinh ra đã
có thể đi lại được. Còn những loại vật nuôi như chó, mèo, thỏ tính chất phát triển lại
khác. Trong bào thai, xương trục phát triển nhanh hơn xương ngoại vi còn ngoài bào
19
thai thì xương ngoại vi lại phát triển nhanh hơn, nên các loài vật nuôi này phải sau một
thời gian khi sinh ra mới có thể đi lại được.
- Không đồng đều về cơ quan nội tạng: Có bộ phận thời kỳ này phát triển nhanh,
thời kỳ khác lại phát triển chậm. Ví dụ như sự phát triển của dạ dày 4 túi ở trâu bò.
- Quy luật không đồng đều còn biểu hiện ở sự thay đổi thành phần hoá học c
ủa
cơ thể qua các lứa tuổi khác nhau.
- Quy luật này cũng biểu hiện ở khả năng thích ứng với ngoại cảnh theo lứa tuổi.
Khi con vật còn non rất dễ uốn nắn, nhạy cảm với biến đổi mỗi trường nhưng lại kém
chịu đựng kham khổ và kháng bệnh so với khi trưởng thành.
Nghiên cứu quy luật này giúp chúng ta xây dựng quy trình kỹ thuật và biện pháp
chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợ
p để tạo được những con giống tốt có năng suất cao.
1.4.2.3.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Với gia súc, từ khi sơ sinh đến khi già cỗi phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng
nhất định, thời kỳ này nối tiếp thời kỳ kia, mỗi thời kỳ đòi hỏi những những điều kiện
sống nhất định. Nói chung, sự phát triển củ
a gia súc được chia làm hai giai đoạn lớn
là: giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài bào thai.
* Giai đoạn trong bào thai: là giai đoạn từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp
tử đến sơ sinh. Giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ nhỏ:
- Phôi tử: Từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử cho tới khi hợp tử gắn chặt
vào màng nhau (lợn 22 ngày, bò 34 ngày).
- Thời kỳ tiến thai: Từ khi h
ợp tử gắn chặt vào dạ con đến khi hình thành cơ bản
các cơ quan bộ phận của cơ thể (lợn 38-39 ngày, bò là 60 ngày, ngựa là 75-90 ngày).
- Thời kỳ bào thai: Các cơ quan bộ phận và cơ thể bào thai tăng sinh, trên 60%
thể trọng của thai được hình thành và phát triển ở 1/3 thời gian chửa cuối. Do vậy đòi
hòi phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là thoát, khoáng, vilamin.
* Giai đoạn ngoài bào thai: Từ sơ sinh đến già cỗi
được chia làm các thời kỳ sau:
- Thời kỳ sơ sinh: Từ khi đẻ ra đến 7-10 ngày tuổi. Gia súc non sống trong mỗi
trường hoàn toàn mới, chủ yếu là sống nhờ sữa mẹ, đặc biệt là sữa đầu có hàm lượng
dinh dưỡng cao và có nhiều kháng thể.
- Thời kỳ bú sữa: Từ sau sơ sinh đến khi cai sữa chủ yếu con vật sống nhờ sữa
mẹ, nên phải nuôi dưỡng tốt con mẹ đồng th
ời luyện cho con non ăn sớm bằng các
thức ăn dễ tiêu để kích thích bộ máy tiêu hoá phát triển. Thời kỳ này ở bê nghé là 6
tháng, ngựa là 8 tháng, lợn 45-60 ngày…
- Thời kỳ phát triển sinh dục (thiếu niên): Được tính từ khi cai sữa đến khi thành
thục về tính. Tuy các bộ phận sinh dục như buồng trứng hay tinh hoàn đã hình thành từ
trong bào thai, nhưng đều chưa hoạt động. Đến cuối thời kỳ này các bộ phận sinh dục
m
ới bắt đầu hoạt động dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh và tuyến nội tiết, trực tiếp là
Vùng dưới đồi và tuyến yên cùng với các yếu tố ngoại cảnh khác như: dinh dưỡng, khí
20
hậu, thời tiết, sự chung đụng đực cái… Cuối thời kỳ này biểu hiện về tính cũng bắt đầu
xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp như: ở con đực có cơ bắp phát triển, thân
hình nở nang, cổ to khoẻ, tính tình hung hăng. Ở con cái thì bầu vú phát triển, tuyến
sinh dục cái phát triển, tính tình hiền lành… Ngoài ra, các bộ phận khác như bộ máy
tiêu hoá, hô hấp đều phát triển theo.
Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong huấn
luyện định hướng sản xuất sau này.
- Thời kỳ trưởng thành: Lúc này sự phát triển cơ thể con vật đã hoàn chỉnh về thể
vóc, con vật có khả năng sản xuất cao nhất như: sinh sản, tiết sữa, cày kẻo, cho thịt…
Tính di truyền của con vật cũng ổn định. Đối với gia súc cái bắt đầu chửa đẻ l
ấn
đầu tiên, đánh dấu bước phát triển và thay đổi về chất lượng cơ thể. Với giống gia súc
sớm thành thục thì thời kỳ này đến sớm. Phải chú ý khai thác, nuôi dưỡng, sử dụng
hợp lý để kéo dài thời gian sử dụng thì hiệu quả kinh tế mới cao.
- Thời kỳ già cỗi: Khả năng sản xuất giảm, trao đổi chất kém, con vật gầy sút,
thoái hoá dần. Thời kỳ này
đến sớm hay muộn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng và sử dụng vật nuôi trong thời kỳ trưởng thành.
Bảng 1.1. Các giai đoạn trong bào thai gia súc
Loài vật nuôi Thời gian của từng giai đoạn (ngày)
Phôi Tiền thai Baò thai
Lợn 1-22 23-38 39-114
Dê, cừu 1-28 29-45 46-159
Bò 1-34 35-60 61-284
Thỏ 1-12 13-18 19-30
21
Bảng 1.2. Thời gian thành thục về thể vóc của vật nuôi
Loài vật nuôi
(con đực)
Thời gian
(năm)
Loài vật nuôi
(con cái)
Thời gian
(năm)
Ngựa 3,5 Ngựa 3
Bò hướng sữa 2,0 Bò hướng sữa 1,5
Bò hướng cày 3,0 Bò hướng cày 2,5
Trâu 3-3,5 Trâu 2,5-3
Lợn 10 tháng Lợn 10 tháng
Dê,cừu 1-1,5 Dê, cừu 1-1,5
1. 4.2.3.3. Quy luật sinh trưởng – phát dục theo chu kỳ
Tính chu kỳ trong sự phát triển của con vật biểu hiện trong hoạt động sinh lý,
trong sự tăng trọng và trao đổi chất của cơ thể.
Trong hoạt động sinh lý của vật nuôi tính chu kỳ biểu hiện ở trạng thái khi thì
hưng phấn khi thì ức chế. Ở trạng thái hưng phấn con cái biểu hiện động dục. trứng
thành thục, tế bào hạt trong biểu mô xoang bao noãn sinh ra kích t
ố kích thích phát
dục, niêm mạc tử cung, tuyến vú, âm đạo tăng sinh, cơ quan sinh dục xung huyết, cổ
tử cung mở, tuyến tử cung tiết nhiều chất nhờn. Ở trạng thái ức chế xảy ra sau khi
trang đã rụng, thể vàng hình thành, tử cung không còn xung huyết, vật nuôi yên tĩnh ít
hoạt động.
Nắm được chu kỳ tính trong hoạt động sinh lý của con vật có thể điều khiển thời
gian sinh sản của chúng.
1. 4.2.4. Điều khiển sinh trưởng phát dục ở vật nuôi
Nắm vững được các quy luật sinh trưởng phát dục của con vật có thể điều khiển
sinh trưởng phát dục của vật nuôi theo ý muốn, tạo điều kiện cho con vật phát triển tốt,
nâng cao sức sản xuất và phẩm
* Những biểu hiện của sinh trưởng phát dục kém
Trong quá trình phát triển do tác động của nhiều yếu t
ố ngoại cảnh như: thức ăn,
dinh dưỡng. khí hậu, thời tiết… làm cho quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động
nội tiết và hệ thần kinh trung ương của gia súc có những thời kỳ bị mất thăng bằng,
làm cho sự phát triển trở nên suy yếu. Tình trạng này tuy không mang tính chất bệnh
lý nhưng nếu dùng để làm giống thì sức sinh sản và sức sản xuất sẽ kém, ngoài ra còn
di truyền nh
ững đặc điểm xấu cho đời sau. Trạng thái phổ biến thường gặp là:
Trạng thái phôi tử: Embryonalisme.
Trạng thái ấu trĩ: lnfantilisme.
Trạng thái phôi tử là biểu hiện của sự phát triển kém trong thời kỳ bào thai.
Nguyên nhân chủ yếu là do thể chất con mẹ ở thời kỳ có chửa yếu, thức ăn và dinh
22
dưỡng thiếu thốn, không cân đối hoặc con mẹ bị bệnh. Ở trạng thái này con vật thường
có biểu hiện: chân ngắn thể trạng thấp do những bộ phận nào đó trong bào thai phát
triển nhanh nhất sẽ bị còi cọc nhất.
Nếu xảy ra thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn cuối khi chửa ta thấy con vật non có
xương ống chân mỏng, khớp xương, đầu xương nhọn nổ
i lên rõ rệt dưới da.
- Trạng thái ấu trĩ: Là biểu hiện sự phát triển kém trong thời kỳ ngoài bào thai.
giai đoạn sơ sinh bú sữa, chủ yếu do con vật thiếu dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, không
đảm bảo số lượng và chất lượng chất dinh dưỡng, thiếu chăm sóc chu đáo. Ở trạng thái
này con vật có biểu hiện chân cao, mình lép, ngắn, toàn thân con vật đã trưởng thành
nhưng vẫn như sơ sinh phóng đạ
i lên.
- Vấn đề khác phục: Những hậu quả sinh trưởng, phát triển kém chỉ có thể khắc
phục khi thời gian nuôi dưỡng thiếu thốn ngắn. Nếu nuôi dưỡng thiếu thốn kéo dài
không khắc phục được nữa. cho dù cho ăn uống tốt đủ chất dinh dưỡng cũng không lấy
lại được mức sinh trưởng đáng lẽ phải có, những dấu vết của sự còi cọc không thể
mất
đi được như những con bình thường. Tuyệt đối không lựa chọn những con có trạng
thái phôi tử và ấu trĩ để làm giống. Việc điều khiển sinh trưởng phải được thực hiện từ
khi còn non, đặc biệt từ khi mới hình thành hợp tử trong bụng mẹ đã phải chú ý bồi
dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu tạo cho bào thai có loại hình trao đổi chất
m
ới, kết hợp với quá trình trao đổi chất của bố mẹ chung làm cho đời con sinh ra khoẻ
mạnh, thể chất tốt, thích nghi với điều kiện sống mới, Đối với những con vật còn non,
điều khiển sinh trưởng, phát dục phải chú ý một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh
lý của chúng. con vật non nhạy cảm dễ phản ứng với điề
u kiện ngoại cảnh, dễ thích
nghi với điều kiện sống mới nên dễ uốn nắn, huấn luyện. Do vậy phải định hướng sớm
và rõ ràng mục đích sử dụng sau này để có biện pháp chăm sóc. nuôi dưỡng phù hợp,
đồng thời bằng con đường chọn phối, lai tạo hợp lý sẽ tạo ra các yếu tố di truyền mong
muốn.
1.4.3. Sức sản xuất
1.4.3.1. Các tính trạ
ng năng suất là chất lượng sữa
Đối với những vật nuôi lấy sữa, người ta theo dõi, đánh giá các tính trạng chủ
yếu sau đây:
- Sản lượng sữa trong một chu kỳ tiết sữa: là sản lượng sữa vắt được trong chu kỳ
tiết sữa, thường là 300- 305 ngày.
Tỷ lệ mỡ sữa: Tỷ lệ mỡ sữa trung bình của một chu kỳ tiết sữa.
Định kỳ mỗi tháng phân tích hàm lượng mỡ sữa một lần, căn cứ vào hàm lượng
mỡ sữa ở các kỳ phân tích và sản lượng sữa hàng tháng để tính tỷ lệ mỡ sữa.
- Tỷ lệ protein sữa: là tỷ lệ protein trung bình của một chu kỳ tiết sữa cách xác
định giống như mỡ sữa.
Để so sánh hàm lượng sữa của các bò sữa khác nhau, người ta phải quy đổi về
, TL tham khao, P.V. Hai
23
sữa tiêu chuẩn có tỷ lệ mỡ sữa 4%. Công thức quy đổi:
STC = 0,4S + 15M
Trong đó: STC: Sữa tiêu chuẩn có tỷ lệ mỡ sữa 4%.
S: Sản lượng sữa thực tế toàn chu kỳ tính bằng kg.
M: lượng mỡ sữa toàn chu kỳ tính bằng kg.
0,4 và 15 là hệ số quy đổi (mỗi kg sữa đã khử mỡ tương đương 0,4 kg
sữa tiêu chuẩ, mỗi kg mỡ sữa tương đươ
ng 1 5 kg sữa tiêu chuẩn).
Đối với lợn người ta xác định sản lượng sữa căn cứ vào thể trọng của đàn lợn con
lúc sơ sinh và một tháng tuổi:
S = 3 (P
l
– P
0
) + 4/5 . 3 (P
l
– P
0
)
Trong đó:
S là sản lượng sữa toàn chu kỳ.
P
l
là khối lượng toàn ổ lợn con lúc 1 tháng tuổi (kg).
P
0
(, là khối lượng toàn ổ lợn con lúc sơ sinh (kg).
3: Cứ 3 kg sữa tăng 1kg lợn hơi ở lợn con.
4/5: Sản lượng sữa tháng thứ hai bằng 4/5 tháng thứ nhất.
Qua nghiên cứu sức sản xuất sữa cho thấy: Sữa được tạo thành ở tuyến vú qua
quá trình trao đổi chất phức tạp. Những gia súc cái có bàu vú to, tĩnh mạch vú nổi rõ,
bầu vú mềm, đàn hồi cho sản lượng sữa cao. Sự phát tri
ển và hoạt động của tuyến vú
có liên quan trực tiếp tới hoạt động của thần kinh và nội tiết của con và, trước hết là
tuyến sinh dục, tuyến yên. Hoạt động của tuyến vú còn phụ thuộc vào tuổi tác sức
khoẻ con vật và trạng thái sinh lý cơ thể.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa
- Phẩm giống: Sức sản xuất s
ữa và phẩm chất sữa phụ thuộc vào di truyền của
phẩm giống nên tiêu chuẩn giám định của mỗi giống phải khác nhau về sản lượng sữa
cũng như tỷ lệ mỡ sữa. Ví dụ: bò Suất ấn Độ sản lượng sữa trung bình 2500kg/chu kỳ.
ngày cao nhất là 20kg, khi lai với bò Vàng Việt Nam thành giống bò Laisind sản
lượng sữa là 1200kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 4.5%, mỗi ngày cho 5-6 lít sữ
a, cao nhất là
16 lít/ngày. Bò Hà Lan nhập nuôi ở Việt Nam sản lượng sữa 3000-3500 kg/chu kỳ, tỷ
lệ mỡ là 3.6%. Chu kỳ tiết sữa đều đặn là một đặc tính di truyền. Hệ số di truyền của
của các đặc tính này là 0,12 (Cusơne 1964). Đây là đặc tính cân chú ý khi chọn giống
gia súc tiết sữa.
- Thức ăn dinh dưỡng: Là một yếu tố quan trọng ánh hướng đến sức sản xuất sữa.
Kinh nghi
ệm không ngừng cải tiến việc nuôi dưỡng bò sữa Coxtmta(liên Xô) từ năm
1932-1940 băng cách cho bò cái ăn một năm tới 6227 đơn vị thức ăn trong đó có 2300
kg thức ăn tinh chất lượng cao đã nâng cao sản lượng sữa từ 2626kg tăng lên tới 6310
kg /một chu kỳ.
24
Bò Laisind Việt Nam trong thời kỳ nuôi tốt cho ăn đây đủ, ngày khá nhất vắt
được 1 6.2 lít sữa, đạt 2053 lít/1 chu kỳ. (Trần Đình Miền- 1977)
- Tuổi của gia súc: Sản lượng sữa tăng dần \là đạt mức cao nhất ở lứa tuổi 6-8,
sau đó giảm dần.
- Thời gian phối giống sau đẻ: Nếu phối giống sớm sẽ làm giảm sản lượng sữa.
Thông thường phải sau 3 tháng mớ
i cho phối giống.
- Luyện tập cơ năng bầu vú: Nếu tiến hành xoa bóp bầu vú đều đạn từ khi còn là
bò cái tơ, lúc đang có chửa và sau những lần vắt sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa. Người
ta dùng khăn bông nhúng nước nóng 40-60
0
c xoa, lau bầu vú sạch sẽ trước khi vắt sữa
giúp cho việc tiết sữa kiệt hết không để thừa trong túi sữa.
1.4.3.2. Các tính trạng năng suất và chất lượng thịt.
Đối với vật nuôi lấy thịt người ta theo dõi những tính trạng chủ yếu sau:
- Tăng khối lượng trung bình trong thời gian nuôi: là khối lượng tăng trung bình
trên đơn vị thời gian mà con vật đạt được thời trong thời gian nuôi, tính băng gr/ngày.
- Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng trọng: là khối lượng thức ăn chi phí trung bình cho
mỗi kg từng khối lượng mà con vật đạt được trong thời gian nuôi. Đây là chỉ tiêu kinh
tế quan trọng.
- Tuổi giết thịt: là số ngày tuổi, tháng tuổi nuôi đạt khối lượng giết thịt theo quy
định.
* Các tỷ lệ thịt ở lợn xác định:
- Tỷ lệ thịt móc hàm: Tỷ lệ khối lượng con v
ật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ
tạng so với khối lượng sống (cân lúc chưa ăn).
- Tỷ lệ thịt xẻ: là tỷ lệ khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng,
đầu đuôi, 4 chân (gọi là khối lượng thịt xẻ) so với khối lượng sống của nó.
- Tỷ lệ nạc: là tỷ lệ giữa phần thịt nạc so với t
ỷ lệ thịt xé.
- Độ dày mỡ lưng: Đo ở vị trí xương sườn cuối cùng bằng kim thăm hoặc máy
siêu âm. Giữa độ dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối tương quan chặt chẽ, vì
vậy những con có độ dày mỡ lưng móng sẽ có tỷ lệ nạc cao và ngược lại.
* Đối với trâu bò tỷ lệ thịt xác định các chỉ tiêu:
- Tỷ
lệ thịt xẻ là tỷ lệ giữa khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, da. lông,
phu tạng, đầu,đuôi, 4 chân đến khuỷu so với khối lượng sống.
- Tỷ lệ thịt tinh là tỷ lệ giữa phần thịt cơ thể so với khối lượng sống.
* Đối với gia cầm tỷ lệ thịt xác định các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ thân thịt: Tỷ
lệ giữa khối lượng con vật sau khi loại bỏ máulông, phủ tạng,
đầu, cánh, chân đến khuỷu (gọi là thân thịt) so với khối lượng sống.
- Tỷ lệ thịt đùi: Tỷ lệ giữa khối lượng thịt đùi so với khối lượng thân thịt.
- Tỷ lệ thịt ngực: Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt ngực so với khối lượng thân thịt.
25
Bảng 1.3. Một số tính trạng sản xuất thịt của một sô giống lợn
Giống Lợn Tăng trọng
Trung bình
(gr/ngày)
Tiêu tốn
thức ăn
(kgtă/kg P)
Dày mỡ
lưng
(mm)
Tỷ lệ
nạc(%)
Nguồn tài liệu
Pietrain
Nuôi tại Bỉ
628 2,92 20 69,5 Lerory 1966
Yorkshire
nuôi tại
Việt Nam
590,6 2,96 15 52 Đặng Vũ Bình
1999
Landrace
nuôi tại
Việt Nam
510,1 2,96 14,7 56 Tại An Khánh
Hà Tây
* Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt phẩm giống: Sức sản
xuất thịt cao hay thấp phụ thuộc vào phẩm giống. Những giống được chọn lọc chuyên
sản xuất thịt sẽ có năng suất cao nhất.
Ví dụ: Bò Sorthom nổi tiếng thế giới nặng trung bình 600- 700kg. Herefurd 700-
800kg. Con đực thiến lên tới 1.000- 1.100 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt t
ới 60-65%, cá biệt có
con đạt tới 71-80%, sức tăng trọng 700-900g/ngày có khi lên tới 1200g/ngày.
Những giống lợn nổi tiếng nuôi tốt có thể tăng 1-2kg/ngày. Ví dụ: Lợn Đại Bạch
nuôi 6 tháng tuổi (4 tháng nuôi) đạt 120 kg. 12 tháng tuổi đạt 200-250kg. Trong khi đó
Lợn Ỉ 9 tháng đạt 45-50kg tiêu tốn 5-6 đvtă/1kg tăng trọng.
- Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn có nhiều loại và tác dụng rất khác nhau. Đối
với gia súc nuôi thịt tuỳ t
ừng phẩm giống có hướng sản xuất khác nhau (hướng nạc,
nạc - mỡ. mỡ - nạc . ) mà phối hợp thức ăn cho hợp lý, cân đối tỷ lệ dinh dưỡng. Đối
với lợn hướng nạc nhất thiết trong khẩu phần phải có tỷ lệ đạm cao (20-25%). Vai trò
của các chất dinh dưỡng khác như khoáng, các loại vilamin…cũng rất quan trọng.
Hiện nay, trên thế giới rất phát triể
n sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phù
hợp với từng loại vật nuôi nên hiệu quả sản xuất cao.
- Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng rất quan trọng, đảm bảo các điều kiện sống
phù hợp với từng phẩm giống sẽ cho năng suất cao hơn.
- Tính biệt và thiến hoạn: Thông thường, một số giống ngoại nhập, con đực
thườ
ng lớn nhanh hơn tỷ lệ nạc cao hơn. Gia súc đến tuổi thành thục về tính do hoạt
động tính dục đã ảnh hưởng đến sinh trưởng nên thiến hoạn kịp thời có ảnh hướng tốt
đến sức sản xuất thịt của gia súc.
Ngoài ra, năng suất và chất lượng thịt còn chịu ảnh hưởng của lứa tuổi trạng thái
sinh lý…của cơ thể.