Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Viêm đường dẫn mật (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 7 trang )

Viêm đường dẫn mật
(Kỳ 2)
IV. BIẾN CHỨNG
A. CẤP TÍNH
1. Túi mật tăng to dọa vỡ
- Sốt cao
- Đau dữ vùng HSP
- Sờ túi mật căng to rất đau.
Phải mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật.
2. Túi mật hoại tử
- Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc
- Điểm túi mật đau
- Có thể có truỵ tim mạch
3. Thấm mật phúc mạc
- Sốt cao, vàng da rõ
- Phản ứng co cứng thành bụng
- Mạch nhanh huyết áp tụt.
4. Chảy máu đường mật
- Đau sốt vàng da
- Nôn máu, cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì.
5. Shock mật
- Sốt cao, vàng da đậm
- Mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp
- Thiểu niệu vô niệu
- Toàn trạng nặng nhanh chóng.
6. Nhiễm trùng máu
- Sốt cao rét run nhiều
- Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt
- Cấy máu thấy vi khuẩn mọc
- Chướng bụng, vô niệu.
B. BIẾN CHỨNG MẠN


1. Áp xe đường mật
- Sốt cao giao động
- Gan to và đau
- SOB: trên mặt gan có nhiều ổ áp xe nhỏ.
2. Viêm gan mật
- Da vàng
- Gan to chắc, nhẵn
- Rối loạn tiêu hoá
- Chảy máu cam và chảy máu chân răng
3. Ung thư đường mật
- Vàng da ngày càng tăng
- Suy sụp cơ thể nhanh
- Chụp đường mật thấy tổn thương.
4. Viêm thận suy thận
- Đái ít, nước tiểu có trụ hạt, HC, BC albumin
- Phù mặt
- Ure máu tăng, creatinin tăng
V. ĐIỀU TRỊ
A. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
1. Chế độ ăn
- Kiêng mỡ (nhất là mỡ động vật)
- Uống các nước khoáng: nhân trần, Actisô.
2. Thuốc giải quyết nguyên nhân
- Nếu do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ: Nếu không có
kháng sinh đồ thì dùng 1,2 hoặc 3 trong các thuốc sau:
+ Colistin (viên nén 500.000UI) liều 1v/10kg x 7 ngày, khi cần liều cao có
thể cho 12 triệu đơn vị/24h.
+ Cephalosporin (viên nhộng 500mg) liều 2g/24h, nặng 2-3-4g/24h x 7
ngày.
+ Aminocid (nang trụ 0,25) liều 125-250mg x 2-4 lần/24h x 7 ngày

+ Apixilin (viên 0,25) liều 4-8/24h x 7 - 10 ngày
+ Getamyxin (ống 80mg) liều 1-2 ống/24h x 5-10 ngày.
- Nếu nguyên nhân do sỏi:
+ Sỏi nhỏ dưới 2cm của gan, túi mật còn hoạt động có một lý do nào đó
không mổ được thì dùng thuốc tan sỏi:
. Chenodesoxycholic (Chenodex 250mg, Chenar 200mg, Chenofalk
chenolik 250mg) liều dùng 15-22mg/kg/24h kéo dài 6 đến 24 tháng. Kết quả 50-
70%. (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại)
. Urodesoxycholic (Delusan 250mg, Ursolvan 200mg, Destolite 150mg)
liều dùng 8-12mg/kg/24h trong 6-18 tháng. Kết quả 80%.
Các thuốc có biến chứng: ỉa lỏng, tăng men SGOT, SGPT nhẹ.
3. Điều trị triệu chứng
- Giãn cơ giảm đau:
+ Atropin 1/2mg x 1 ống dưới da
+ Papaverin: 0,04 x 4 viên/24h hoặc cần cho Spasmaverin 0,10 tiêm bắp
ngày 1 ống (5ml).
+ Meteospamyl (viên 300mg) ngày 1 viên x 2-3 lần
- Lợi mật:
+ Sorbitol 5g x 3 gói/24h x 5-7 ngày
+ Actisô: Chophytol, Phytol (viên 0,20, ống 5ml).
Liều mỗi lần 2 viên trước bữa ăn hoặc 20ml-40ml dạng syrup.
4. Điều trị kết hợp corticoid
Sau điều trị như trên bệnh kéo dài vẫn sốt có thể dùng một đợt corticoid +
kháng sinh.
Prednirolon: 5mg
Bắt đầu: 8 viên x 6 ngày
6 viên x 8 ngày
4 viên x 15 ngày
2 viên x 1 tháng.
Chú ý những chống chỉ định. Chỉ dùng 1 đợt 7-10 ngày, liều trung bình 20

mg/24h.
5. Điều trị biến chứng nếu có
B. ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
Chỉ định:
1. Viêm đường mật do sỏi
2. Viêm đường mật có biến chứng.

×