Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cổ trướng xơ gan (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.37 KB, 6 trang )

Cổ trướng xơ gan
(Kỳ 1)
I- ĐẠI CƯƠNG:
Bình thường khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo
không có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng kể.
Khi giữa lá thành lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch (ít hoặc
nhiều) gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng.
Nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng (cổ trướng) chia thành 2 nhóm lớn:
- Nguyên nhân gây cổ trướng dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm )
- Nguyên nhân gây dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng)
Phạm vi bài này đề cập tới một nguyên nhân gây cổ trướng là xơ gan.
II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CỔ TRƯỚNG TRONG BỆNH XƠ GAN:
1- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm protide huyết tương:
Từ năm 1856 Starling đã phát hiện được một điều quan trọng là: Sở dĩ nước
luôn giữ trong lòng mạch, không bị thoát qua thành mạch ra ngoài vì: có sự cân
bằng giữa hai yếu tố (áp lực mao mạch và áp lực keo) cụ thể là:
- Áp lực mao mạch có xu hướng đẩy nước và các chất ra khỏi mao mạch.
- Áp lực thẩm thấu chủ yếu là keo của protide (anbumin) có xu hướng giữ
nước và các chất ở lại trong lòng mao mạch.
Ở người xơ gan (giai đoạn muộn) hai yếu tố nêu trên mất sự cân bằng: áp
lực mao mạch tăng (do áp lực của tĩnh mạch gánh) nên nước và các chất bị đẩy ra
khỏi lòng mạch, đồng thời áp lực thẩm thấu giảm vì anbumin huyết tương giảm
(do suy gan không tổng hợp đủ) nên không giữ được nước, các chất trong lòng
mạch. Nước và các chất thoát ra vào khoang màng bụng hình thành cổ trướng.
Tuy nhiên có trường hợp có tăng áp lực tĩnh mạch gánh, có giảm anbumin
huyết thanh nhưng không hình thành cổ trướng. Như vậy việc hình thành cổ
trướng còn có những cơ chế khác nữa.
2- Sự cản trở tuần hoàn sau xoang:
(P.lách tăng vừa trên 10 cm nước áp lực trên gan tự do giảm dưới 9cm
nước, áp lực tĩnh mạch trên gan bít tăng trên 10cm nước, chênh lệch P bít / tự do
tăng trên 1 cm nước)


Nếu tắc hoặc chèn ép tĩnh mạch trước xoang chủ yếu gây lách to, THBH, ít
khi có dịch cổ trướng. Ngược lại có khi cản trở tuần hoàn sau xoang (chèn ép
TMG hoặc TMTG) thì xuất hiện cổ trướng với các mức độ khác nhau. Trong bệnh
xơ gan các tĩnh mạch gan bị chèn ép bởi các u cục tân tạo - sự tăng sinh hoặc
phình ra của các tế bào Kupffer. Áp lực xoang tăng làm rỉ dịch ra xung quanh. Hệ
thống bạch mạch giãn to (cũng gây chèn ép tĩnh mạch gan) nhằm dẫn đi lượng
dịch rỉ này. Nhưng đến một lúc nào đó lượng dịch vượt quá khả năng dẫn lưu của
nó thì dịch rỉ từ mặt gan chảy thẳng vào ổ bụng góp phần tạo nên cổ trướng. Về
mặt tổ chức học lớp tế bào lót màng trong của xoang gan có cấu trúc không liên
tục khi có tăng áp lực xoang dịch rỉ càng dễ dàng chảy thẳng vào ổ bụng.
3- Vai trò của thận và các hormon:
Thận có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hoà nước và điện giải
của cơ thể. Khi bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động của thận:
+ Dịch cổ trướng nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng gây ảnh hưởng tới
chức năng lọc của thận:
- Nước cổ trướng ép làm tăng áp lực tĩnh mạch thận. Áp lực tĩnh mạch thận
tăng tạo nên một đối áp làm cản trở tuần hoàn trong thận làm mức lọc của cầu thận
giảm.
- Áp lực ổ bụng tăng tác động lên chính bản thân thận làm rối loạn tuần
hoàn vỏ thận, làm ảnh hưởng tới hoạt tính của renin huyết tương.
- Áp lực ổ bụng tăng còn ép vào niệu quản cản trở vai trò dẫn nước tiểu của
nó.
- Lưu lượng máu qua thận giảm nên mức lọc Na giảm. Na giữ lại trong cơ
thể sẽ giữ nước gây phù, cổ trướng.
+ Vai trò của hormon: Aldosterol tăng làm cho tái hấp thu Na ở ống lượn
xa và tăng thải kali. Sự tăng aldosteron ở người xơ gan theo 2 cơ chế sau:
- Gan xơ nên chức năng hủy aldosteron giảm nên làm cho nồng độ
aldosteron tăng cao.
- Trong xơ gan thể tích máu lưu thông giảm kích thích các thụ cảm thể tích

làm vỏ thượng thận tăng sản xuất aldosteron.
+ Ống lượn gần tăng tái hấp thu Natri theo một cơ chế mà người ta chưa
biết rõ (làm tăng ngưỡng hoặc giảm hormon bài xuất Natri. Cũng có tác giả đề cập
tới vai trò của renin prostaglandin và các cathecolamin tham gia vào các vòng
xoắn này)
Vậy ở người xơ gan bị nước ứ lại gây phù, cổ trướng do hấp thu quá nhiều
Natri, áp lực thẩm thấu tăng kích thích các thụ cảm thể làm tăng sản xuất ADH
(Anti Diuretique Hormon) của thùy sau tuyến yên. Nước tăng tái hấp thu ở ống
thận và ứ lại trong các mô do sự cân bằng thẩm thấu chưa được hồi phục. Nước
thoát từ lòng mạch vào ổ bụng làm giảm thể tích máu kích thích thụ cảm thể tích
làm tăng sản xuất Aldosteron và giữ Na phát sinh vòng xoắn bệnh lý duy trì sự giữ
nước ngoài mạch nhưng lại thiếu dịch trong lòng mạch.
- Tình trạng suy thận chức năng ở người xơ gan (khi ghép cho bệnh nhân
một gan lành thì chức năng thận trở lại bình thường). Gan xơ ngăn cản lưu thông
máu trở về một phần không nhỏ máu bị ứ lại trong các cơ quan ổ bụng và chảy
máu vào các đường nối thông ở cửa - chủ, làm hệ thống này giãn ra rất nhanh,
nhiều. Mặc dù thể tích máu chung có tăng lên để bù, xong vẫn không đủ làm đầy
thể tích mạch còn lại. Trong khi đó suy gan làm albumin giảm kết hợp với áp lực
tĩnh mạch cửa tăng làm cho nước thoát ra gây cổ trướng và làm giảm lượng máu
lưu thông giảm làm cho máu tới thận giảm nên mức lọc cầu thận giảm thận phải
tăng giữ Na, tăng giữ nước, tăng thải kali Kết quả chức năng thận bị suy.
4. Một vài yếu tố khác:
- Màng bụng bình thường giữ vai trò chủ động điều khiển sự chuyển dịch
giữa mao mạch và màng bụng, ở người xơ gan cổ trướng khả năng này bị giảm rõ
rệt. Theo Sheavl: ở người xơ gan cổ trướng ngay cả khi dùng thuốc lợi tiểu liều
cao, tốc độ hấp thu nước cổ trướng cũng không quá 930ml /24 giờ.
- Khi có cổ trướng áp lực cổ trướng tăng dần tới làm tăng áp lực lồng ngực
cản trở dòng máu về nhĩ phải, cuối cùng dẫn tới ứ máu ngoại vi.
- Người bệnh cổ trướng giảm khả năng ăn uống và tiêu hóa rất nhiều họ sợ
ăn và sẽ bị tăng cảm giác đầy tức khó chịu, chậm tiêu, khó thở. Cổ trướng còn làm

cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột.
Nói khái quát: cổ trướng biểu hiện một tình trạng thái quá nước và muối ứ
lại trong cơ thể. Một tình trạng “Underfilling”. Bắt đầu từ dịch trong lòng các tĩnh
mạch nội tạng dẫn tới tăng TALTMC và hậu quả là giảm thể tích máu lưu thông.
Sự giảm thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch dẫn đến thận phản ứng bằng cách
tăng cường dữ muối và nước.Mặt khác tình trạng “Overflow” lại thấy bắt đầu từ
việc thận tăng

×