Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cổ trướng xơ gan (Kỳ 3) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.45 KB, 5 trang )

Cổ trướng xơ gan
(Kỳ 3)
1.4. Tạo shunt: Trong những năm thập kỷ 80, tạo shunt tĩnh mạch màng
bụng (peritoneovenous shunt) trở nên rất phổ biến để điều trị cổ trướng. Biến
chứng và mất chức năng của shunt đã làm giảm sút nhiệt tình trong các ý kiến
thăm dò. Nghiên cứu của hội cựu chiến binh liên bang 1989 theo dõi 3860 người
bệnh điều trị cổ trướng cho thấy người bệnh dùng shunt không kéo dài cuộc sống
hơn những người chỉ dùng thuốc. Mặc dù kéo dài cuộc sống không lâu nhưng tạo
shunt có thể làm cho người bệnh dễ chịu hơn do giảm dịch cổ trướng.
Kaufman cho rằng ngoại khoa giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị
cổ trướng người ta có thể dùng kỹ thuật nối tận - bên cửa chủ làm giảm áp lực tĩnh
mạch cửa, hay dùng miếng ghép chữ H ngăn tạm Shunt bên - bên cửa chủ. Mới
đây kỹ thuật tạo shunt chuyển cửa chủ qua gan (Transfugula intrahepatic
Protosystemic Shunt: TIPS) Dưới sự quan sát của X quang. “Nhưng đáng tiếc tỷ lệ
người có hội chứng não cửa chủ quá cao sau phẫu thuật”. Vẫn là lý do chính để
người bệnh từ chối dùng shunt ngay cả với người bệnh xơ gan cổ trướng khó chữa.
1.5. Siêu lọc dịch cổ trướng ngoài cơ thể và tái truyền: tĩnh mạch anbumin
mang lại lợi ích bảo tồn protein hạ được giá thành so với truyền anbumin. Hai
kiểm nghiệm gần đây thông báo hiệu quả tương tự và khả năng kéo dài cuộc sống
của người bệnh điều trị vừa chọc hút dịch vừa truyền anbumin. Sốt và thay đổi
tính đông máu là trở ngại với người bệnh để giải quyết nên truyền lại dịch vào
màng bụng hơn vào tĩnh mạch.
1.6. Ghép gan: Có thể điều trị cổ trướng nhờ thay đổi gan đã xơ bằng một
gan bình thương. Chỉ 25% người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một năm khi sử
dụng lợi tiểu đơn thuần, trong khi đó ghép gan có 75% người bệnh. Những người
bệnh điều trị bằng phương pháp khác không kết quả nên nghiên cứu đặt vấn đề
ghép gan cho họ.
B. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH CỔ TRƯỚNG
Nếu số lượng trên 500 cái/lmm
3
: có hiện tượng viêm


Khi đa số tế bào là đa nhân trung tính và số lượng BC đa nhân trung tính
này > 250 cái / lmm
3
thì nhiều khả năng cổ trướng đã bị nhiễm khuẩn. Trong lao
phúc mạc đa số tế bào trong dịch cổ trướng là tế bào lympho.
Trong ung thư phúc mạc có thể thấy tế bào dạng ung thư
C. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC
- Định lượng amylaza: tăng cao trong cổ trướng trong các bệnh tụy
- Định lượng PH, glucose, lactat Dehydrogenase khi nghi viêm phúc mạc
(nồng độ lactat dehydrogenase trong cổ trướng cao hơn hàm lượng bình thường
trong huyết thanh, glucose < 50mg/dl)
- Định lượng Fibronectin, Chlolesterine:
Khi nghi ung thư Fibronectin trên 75mg/dl
Cholesterin trên 50mg/dl
- Nhuộm Ziehl - Neelson khi nghi lao.Nhuộm gram khi nghi có viêm phúc
mạc
- Cấy dịch cổ trướng tìm vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn viêm phúc mạc khác.
1- Định lượng Protein toàn phần: theo quan niệm cổ điển giúp ta phân biệt
dịch thấm (transsudat) với dịch rỉ (Exsudat)
Trong dịch thấm: proteine 1-3g%, tỷ trọng l,014, Rivalta (-)
Trong dịch rỉ: Proteine cao hơn 3g% (4-6g%) tỷ trọng trên 1,015 Rivalta(+)
2- Hiện nay nhiều tác giả chia như cổ điển chỉ đúng 56% trường hợp. Và đề
nghị thay bằng cách tính gradient giữa albumine huyết thanh và albumine cổ
trướng. Gradient này liên quan trực tiếp với tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC
Nếu Gradient >1,1g/dl thì có tăng áp lực TMC nếu <1,1g/dl thì không có
TALTMC, độ chính xác của test này là 97%. Với cách tính Gradient này có thể
giúp cho phân biệt nguyên nhân của cổ trướng.
Bảng dưới đây: phân loại cổ trướng theo mức độ của Gradient albumine
huyết thanh - albumine cổ trướng.
GRADIENT cao (> 1,1g/DL) R(-)


GRADIENT (< 1,1g/dl) R(+)
Xơ gan Ung thư phúc mạc
Viêm gan do rượu Lao phúc mạc
Ung thư gan Cổ trướng do bệnh tụy
Gan nhiễm mỡ Cổ trướng do các bệnh mật
Hội chứng Budd - Chiari Hội chứng hư thận
Huyết khối TMC Viêm thanh mạc (Serosite)
Suy gan tối cấp Tắc ruột hoặc nhồi máu ruột
Suy tim
Phù niêm
Cổ trướng phối hợp TALTMC (+)


Nguyên nhân cổ trướng khác

×