Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH AMÍP (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.65 KB, 5 trang )

BỆNH AMÍP
(Kỳ 1)
Bệnh amíp do amíp lỵ gây ra với nhiều biểu hiện lâm sàng như: lỵ ở đại
tràng, abcès gan, phổi, não … thường gặp ở các nước nhiệt đới.
Tác nhân gây bệnh là đơn bào thuộc họ Amoebidae, loài Entamoeba
Histolytica.
Có 3 thể amíp lỵ:
- Thể Histolytica (tiêu mô) còn gọi là thể magna (nhầy) là thể sinh dưỡng
hút hồng cầu, thể gây bệnh. Người ta tìm thấy ở nhầy máu trong phân bệnh nhân
lỵ cấp, và tại các tổn thương mô trong ruột già.
- Thể Minuta (nhỏ) là thể sinh dưỡng không hút hồng cầu, không gây bệnh.
Thấy ở phân bệnh nhân ngoài giai đoạn lỵ cấp, ở phân người lành mang KST.
- Thể bào nang, thấy ở phân bệnh nhân mắc bệnh lỵ mạn tính, ở người lành
mang ký sinh trùng hoặc ở nước, thức ăn bị ô nhiễm. Đây là thể đề kháng của
amíp lỵ.
Amíp lỵ ký sinh chủ yếu ở người, có thể gặp ở chó, mèo, lợn, chuột, khỉ.
Amíp thể Histolytica khu trú và gây tổn thương ở lớp dưới niêm mạc đại tràng.
Khi di chuyển theo đường máu, bạch huyết, amíp có thể gây abcès ở gan, phổi,
lách, thận, thậm chí ở mào tinh hoàn, cổ tử cung, bàng quang, da … Các thể
minuta và bào nang chỉ gặp ở lòng đại tràng.
Nguồn bệnh: chủ yếu là từ người, đó là bệnh nhân mắc lỵ mạn tính và
người lành mang bào nang. Bệnh ít thấy ở khỉ, chó, mèo, chuột …
Bệnh amíp phổ biến khắp thế giới, bệnh lây truyền trực tiếp và gián tiếp
qua đường tiêu hóa.
Bệnh amíp khởi đầu từ ruột rồi lan tới các tạng gần, bệnh amíp ruột (lỵ
amíp) là viêm đại tràng do amíp gây nên với biểu hiện lâm sàng nhiều vẻ:
Thể điển hình: giai đoạn ủ bệnh âm thầm, không xác định được thời gian,
có thể từ vài tuần đến vài tháng.
Ở giai đoạn khởi phát, có triệu chứng đầy bụng, chán ăn, ỉa lỏng thất
thường vài ngày.
Ở giai đoạn toàn phát: đau bụng, mót rặn, phân nhầy máu. Lúc đầu, từ


manh tràng tới hậu môn, kết thúc bằng mót đại tiện, mót rặn. Đi đại tiện xong, rát
hậu môn, vẫn đau quặn bụng, buồn đi ngoài luôn nhưng không có phân, chỉ có ít
nhầy máu (nhầy trong như lòng trắng trứng). Máu tươi thấy thành từng vệt, có khi
màu vàng sẫm … số lần đi đại tiện từ 5 - 15 lần/ngày.
Toàn thân mệt mỏi, không sốt hoặc sốt nhẹ về chiều, có thể sút cân nhưng
nói chung toàn trạng ít thay đổi.
Hội chứng lỵ kéo dài 5 - 7 ngày rồi nhầy máu giảm dần, xuất hiện phân
lỏng, màu mật.
Nếu phát hiện sớm và điều trị đặc hiệu kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thuận lợi,
ngược lại bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, giai đoạn này diễn ra vài tháng
tưởng như ổn định, nhưng do ăn uống, khí hậu thay đổi, vệ sinh kém … bệnh lại
tái phát. Các triệu chứng ban đầu như ỉa lỏng, phân nát bọt, nhầy máu, có thể đi tới
10 lần/ngày, kèm theo đau bụng nhẹ, quặn hố chậu trái. Sau 2 - 3 tuần lễ, bệnh trở
lại ổn định.
Từ đó, xen kẽ thời kỳ ổn định với thời kỳ mất ổn định, sức khỏe bệnh nhân
không trở lại bình thường nữa. Cuối cùng, toàn thân mệt mỏi, suy nhược, gầy yếu,
thiếu máu, phù nề và bệnh nhân có thể chết do biến chứng.
Các thể lâm sàng theo tiên lượng có các loại sau:
- Thể lu mờ: hội chứng không rõ, đau bụng rặn, rát hậu môn ít, ngày đi
ngoài vài lần, phân có ít nhầy, sớm thành lỵ amíp mạn tính.
- Thể tối cấp (các tên gọi khác: viêm đại tràng ác tính, viêm đại tràng hoại
tử của bệnh amíp, thể nguy kịch của đại tràng do amíp) ít gặp, xảy ra ở cơ địa suy
giảm miễn dịch, dùng Corticoid, phụ nữ mới đẻ hoặc phá thai. Bắt đầu như thể lỵ
amíp điển hình thông thường, đột ngột chuyển biến với hội chứng tiêu hóa và toàn
thân rất nặng.
+ Hội chứng tiêu hóa: các cơn đau bụng dội lên, bụng căng hơi, có thể có
phản ứng màng bụng. Gan to, đau, đi ngoài liên tục, hậu môn giãn, phân loãng nhờ
nhờ nâu lẫn nhầy, thối khắm. Có thể kèm theo nôn mửa liên tục dẫn đến mất nước,
ít nước tiểu, có thể sớm thủng đại tràng, viêm phúc mạc toàn bộ.
Thăm dò hậu môn thấy các mảnh niêm mạc đại tràng bong ra.

+ Hội chứng toàn thân: bệnh nhân suy sụp nhanh, lo sợ, mắt trũng, da chì,
nhiệt độ cao hoặc thấp, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ. Bạch cầu tăng chủ
yếu loại ĐNTT, urê máu cao, Kali - Natri máu giảm …
Lỵ tối cấp còn có thể có nhiều dạng khác:
* Thể nhiễm khuẩn huyết: sốt cao, li bì, nói lảm nhảm, đầy bụng như
thương hàn, biến chứng thủng ruột.
* Thể dạ dày, ruột, đại tràng: nôn mửa, gây hội chứng mất nước rõ rệt.
* Thể giả tả: ỉa lỏng nhiều, có thể vài lít/ngày, mệt, kiệt, thân nhiệt hạ, toát
mồ hôi, mạch không bắt được. Tình trạng mất nước rất nặng.
* Thể đại tràng gan: đau bụng cấp vùng hông phải, kèm đau bả vai phải.
* Thể ngoại khoa: đau bụng cấp do tắc liệt hoặc thủng ruột, bí trung đại
tiện.
Bệnh lỵ amíp ở trẻ em không có gì khác biệt nhiều so với ở người lớn.
Thường trong thời kỳ cấp tính có sốt 5 - 6 ngày tới 39 - 40
o
C, thời kỳ mạn
tính thể hiện bằng viêm đại tràng, khi đi lỏng, khi táo bón.
Thể dạ dày ruột: ỉa nhiều lần, có thể 15 - 20 lần/ngày, phân lỏng có nhầy và
vệt máu tươi, đau bụng dữ dội, có thể ngất, trụy tim mạch.
Thể tả: phân xanh, có nhầy máu, có thể dẫn tới biến chứng suy kiệt, mất
dinh dưỡng …

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×