BỆNH ĐẬU MÙA
( Smallpox )
(Kỳ 2)
2.3. Thời kỳ toàn phát:
a- Mụn đậu mọc:
- Đến ngày thứ 4 của bệnh, nhiệt độ giảm xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ
chịu hơn đôi chút, đồng thời ban bắt đầu mọc, ban mọc từ trên xuống. Đầu tiên ở
trán, da đầu, thái dương, mặt, sau đó lan xuống, tay, ngực, lưng cuối cùng là chân.
Sau 48 giờ ban mọc toàn thân. Càng xuống chân ban mọc càng thưa.
- Ban có đặc điểm là: lúc đầu là nốt dát (macula) mầu hồng nhạt. Sau một
ngày nốt dát nổi gờ lên mầu đỏ thẫm gọi là nốt sẩn (papule). Các nốt sẩn to dần
bằng hạt đậu ăn sâu vào trong da.
- Ngày thứ 6 của bệnh các nốt sẩn trở thành nốt phỏng (vesicule) có nước
trong, xung quanh có rìa đỏ. Các nốt phỏng có nhiều ngăn nên khi lấy kim chọc
không xẹp được. Khi sờ thấy hơi cứng và nhiều nốt có lõm ở trung tâm.
- Trên niêm mạc: nốt ban cũng xuất hiện tuần tự như vậy, và nốt phỏng vỡ
để lại nốt loét chung quanh có rìa đỏ. Niêm mạc miệng, mắt, mũi, ruột cũng bị
loét, gây đau, ho, mất tiếng, khạc đờm có mủ.
b- Mụn đậu hoá mủ: Từ ngày thứ 7-8 của bệnh.
- Các nốt phỏng trở thành đục mủ, bờ xung quanh phù nề, đỏ hơn trước,
giữa lõm xuống (lõm hậu phát). Tổ chức dưới da phù nề làm hai mắt sưng húp.
Quá trình hoá mủ cũng theo tuần tự, từ trên xuống.
- Bệnh nhân lại sốt trở lại, ban ngày thì sốt vừa đêm sốt cao 40°C. Toàn
thân lại nặng lên, bệnh nhân lại nhức đầu vật vã, nói mê, mạch nhanh, huyết áp
thấp, khó thở, miệng thở ra mùi hôi thối, gan lách to.
c- Ban đóng vẩy: từ ngày thứ 12 - 13 của bệnh.
- Mụn mủ khô đi, và đóng vẩy màu vàng nâu.
- Bệnh nhân thấy dễ chịu, nhiệt độ cơ thể giảm, nhưng ngứa lại tăng lên.
- Đóng vẩy cũng theo thứ tự từ mặt trở xuống.
2.4. Thời kỳ lui bệnh: từ ngày thứ 20 kể từ khi mụn đậu mọc.
Các vảy đậu bong dần để lại những sẹo lõm màu nâu vài tháng, sau trắng
bóng, sâu nhất ở mặt, mũi, trán và sẹo tồn tại suốt đời.
3. Biến chứng:
Thường gặp do bội nhiễm hoặc do virut.
- Bội nhiễm: chủ yếu hay gặp là: phế quản phế viêm, áp xe ở họng, thanh
quản. Bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, khó thở, dễ bị tử vong. Ngoài ra còn có thể
gặp: viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, nhiễm khuẩn huyết. Nhờ có kháng sinh
nên tỷ lệ biến chứng bội nhiễm gặp cũng ít.
- Do virut: Viêm não, viêm não-màng não bn có thể liệt tứ chi, liệt 1/2
người.
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ:
Trong những trường hợp điển hình thì chẩn đoán bệnh đậu mùa không khó.
- Lâm sàng: khởi phát đột ngột, sốt cao, có tiền ban (rash.).
Ban đậu mọc từ mặt xuống thân mình và tứ chi, qua các giai đoạn: nốt dát,
nốt sẩn phỏng nước, hoá mủ, đóng vẩy. Nhưng trên cùng một vùng da chỉ có một
độ tuổi.
Bong vẩy để lại sẹo vĩnh viễn.
Dấu hiệu toàn thân nặng.
- Dịch tễ: bệnh dễ thành dịch lớn.
2. Chẩn đoán xét nghiệm:
- Phân lập virut trên môi trường mô và trong phôi bào đang phát triển (10-
15ngày mới có KQ), lấy bệnh phẩm từ ban mủ trên da, niêm mạc, dịch mắt mũi và
cả máu, nước tiểu
- Phản ứng HT
3. Tiêu chuẩn ra viện:
- Hết sốt, hết màng giả, lên cân, lại sức.
- Hết biến chứng (nhất là về tim mạch).
- Ngoáy họng cấy khuẩn âm tính 2 lần, cách nhau ít nhất 7 ngày.
IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG:
1. Nguyên tắc điều trị:
- Phải chấp hành chế độ bệnh TN tối nguy hiểm
- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Điều trị triệu chứng: giải độc, chống đau, chống truỵ mạch,
nâng cao thể trạng, điều trị mụn đậu đề phòng bội nhiễm và biến chứng
2. Điều trị cụ thể:
- Gamma globulin đặc hiệu (3-6ml) tiêm bắp. Tiêm nhắc lại 2 lần
- Chống nhiễm trùng: KS
- Bất động BN, ăn lỏng, ấm. Đủ dinh dưỡng, sinh tố
- Giải độc: truyền HTM, HTN
- Chống truỵ mạch: Uabain, coramin
- Chống đau: Paracetamol
- Chống co giật, mê sảng: coctailytique
- Chăm sóc da và niêm mạc: súc miệng dd Natribicarbonat 1-2%. Không
gãi làm vỡ nốt đậu. Nếu vỡ nhiễm trùng chấm thuốc tím 2-5%. Thay vải trải
giường và tắm thường xuyên, tắm nước ấm
3. Phòng bệnh:
Dự phòng tốt nhất là chủng đậu, nhưng hiện nay không còn CĐ chủng nữa