Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH DO TRYPANOSOMA ( Trypanosomiasis ) (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.09 KB, 6 trang )

BỆNH DO TRYPANOSOMA
( Trypanosomiasis )
(Kỳ 2)
3. BỆNH DO TRYPANOSOMA CHÂU PHI - BỆNH NGỦ:
3.1. Mầm bệnh:
Mầm bệnh của bệnh ngủ châu Phi là Trypanosoma brucei. Trong đó, ở
Đông Phi chủ yếu gặp chủng T.brucei rhodesiene, còn ở Tây và Trung Phi gặp chủ
yếu là T.b. gambiense. Giữa hai chủng ký sinh trùng này khó phân biệt nhau. T.b.
rhodesiene thường có độc tính cao hơn, gây bệnh nặng hơn và tiến triển nhanh.
T.b. gambiense thường có diễn biến mạn tính.
3.2. Dịch tễ học:
3.2.1. Nguồn bệnh:
- Đối với T.b. gambiense: người là nguồn bệnh chính, vai trò của động vật
có vú nuôi và thú hoang dại chưa rõ.
- Đối với T.b. Rhodesiense: nguồn bệnh chủ yếu là thú hoang dại (nhất là
hươu và linh dương ) và mèo nhà.
3.2.2. Đường lây:
- Côn trùng truyền bệnh là giống ruồi Glossina. Ruồi đốt và hút máu người
và động vật nhiễm bệnh, ký sinh trùng phát triển trong cơ thể ruồi 12-30 ngày (tuỳ
theo nhiệt độ và những yếu tố khác). Khi có khả năng lây truyền, ký sinh trùng cư
trú ở tuyến nước bọt của ruồi và truyền bệnh cho người và động vật khác khi bị
ruồi đốt và hút máu. Ruồi khi nhiễm ký sinh trùng có khả năng gây bệnh suốt đời
(trung bình 3 tháng, nhưng có thể kéo dài tới 10 tháng), nhưng ruồi không có khả
năng truyền mầm bệnh cho đời sau.
- Cũng có thể lây truyền bệnh do truyền máu hoặc do kim tiêm, bị thương,
vết sước da có ô nhiễm mầm bệnh.
3.2.3. Đặc điểm dịch tễ:
- Bệnh khu trú ở vùng nhiệt đới Châu Phi (từ vĩ độ Bắc 15
0
đến Nam 20
0


,
tương ứng với vùng phân bố ruồi Glossina).
- Mọi người đều có tính cảm nhiễm như nhau.
3.3. Lâm sàng:
3.3.1. Nung bệnh:
- Đối với T.b. rhodesiense: thường từ 3 ngày đến vài tuần.
- Đối với T.b. gambise: thời gian nung bệnh dài, có thể vài tháng, thậm chí
vài năm.
3.3.2. Giai đoạn 1(sớm): kéo dài vài tuần đến vài tháng hoặc vài năm. Đối
với T.b. rhodiense, bệnh thường diễn biến nhanh và rầm rộ hơn. Với T.b.
gambiense, bệnh thường diễn biến chậm, kéo dài. Có các triệu chứng sau:
- "Săng" do Trypanosoma (trypanosomal chancre) tại chỗ ruồi đốt. Lúc đầu
là ban sẩn đỏ, sau thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau.
- Sốt: thường là sốt nhẹ thất thường, nhưng đôi khi sốt cao 40-41
0
C. Sốt
thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài hàng tuần, xen kẽ vài ngày hoặc vài tuần không
sốt.
- Hạch bạch huyết ngoại vi và nội tạng (hạch mạc treo) sưng to, nhưng
không đau. Hạch có thể to bằng quả táo, trứng chim.
- Ban đỏ hình cung hoặc vòng tròn, thường hay có ở ngực, lưng, mặt , đôi
khi rất ngứa và nổi mẩn.
- Gan và lách to, nhức đầu, mất ngủ, thiếu máu, phù Ở giai đoạn 1, dịch
não tuỷ còn đang trong giới hạn bình thường, chưa có biến đổi.
3.3.3. Giai đoạn 2 (muộn): thường kéo dài 4-8 tháng.
- Cơ thể gầy yếu, suy mòn, phù, hay mệt mỏi, nhức đầu
- Rối loạn tâm thần (vẻ buồn bã, thờ ơ với ngoại cảnh) và xuất hiện ngủ gà
từ từ. Lúc đầu là ngủ gà ban ngày, nhất là vào buổi sáng nhưng đêm lại ngủ không
yên giấc và hay mê sảng. Sau ngủ gà tăng dần, thậm chí ngủ cả khi đang ăn làm
bệnh nhân suy kiệt dần.

- Run cơ: run lưỡi (làm nói ngọng), run chân tay và các cơ. Sau run cơ
ngày càng nặng thêm và co giật.
- Dịch não tuỷ thay đổi: tăng Protein, tăng số lượng tế bào (chủ yếu là bạch
cầu lympho).
Bệnh tiến triển ngày càng nặng thêm, tiến tới tử vong nếu không được
điều trị.
3.4. Chẩn đoán xác định:
- Làm tiêu bản, nhuộm Giêm sa, soi tìm Trypanosoma ở máu, chất hạch,
tuỷ xương, dịch não tuỷ và ở nốt "săng". Vì tỷ lệ ký sinh trùng trong máu thấp
(nhất là T.b. gambiense) nên thường áp dụng kỹ thuật làm giầu ký sinh trùng (9ml
máu +1ml Natri citrat 3%, ly tâm 10 phút, lấy cặn để nhuộm-soi).
- Tìm kháng thể trong huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA, miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp hoặc ngưng kết.
3.5. Điều trị:
Điều trị đặc hiệu bệnh do Trypanosoma tuỳ theo giai đoạn bệnh và loại ký
sinh trùng. Thuốc kinh điển nhưng vẫn được dùng là Suramin, Pentamidin; thuốc
thay thế hiện nay là Efornithin (difluoromethylornithine). Suramin và Pentamidin
không qua được hàng rào máu - não, nên chỉ được điều trị cho bệnh nhân ở giai
đoạn 1 (dịch não tuỷ còn bình thường). Bệnh nhân ở giai đoạn 2 (dịch não tuỷ có
thay đổi) cần điều trị bằng Efornithin. Tuy vậy, T.b. rhodesiense (gây bệnh
Trypanosomiasis ở Đông Phi) đã có hiện tượng kháng với Pentamidin, nên ở
những trường hợp này, Pentamidin cũng không nên sử dụng.
- Suramin: Người lớn: 100-200 mg/ngày, tiêm tĩnh mạch vào các ngày 1, 3,
7, 14 và 21.
Trẻ em: 20mg/kg/ngày (tối đa là 100mg), tiêm như trên.
- Pentamidin: 4mg/kg/ngày (cả trẻ em và người lớn), tiêm bắp thịt hoặc
tĩnh mạch 10 ngày.
- Efornithin: 100mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 2 tuần, tiêm tĩnh mạch; hoặc
300mg/kg/ngày x 3- 4 tuần, uống.
- Thuốc khác: Melarsoprol: 2-3,6 mg/kg/ngày, chia 3 lần, tiêm tĩnh mạch

trong 3 ngày. Tuần tiếp theo: dùng liều 3,6mg/kg/ngày, cũng chia 3 lần, tiêm tĩnh
mạch trong 3 ngày. Có thể tiêm nhắc lại sau 10-21 ngày.
3.6. Dự phòng:
- Tốt nhất là diệt ruồi và phòng không để bị ruồi Glossina đốt.
- Chưa có vacxin có hiệu quả bảo vệ.
- Biện pháp phòng bệnh bằng thuốc còn chưa thống nhất.

×