Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 6) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.96 KB, 7 trang )

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ
(Kỳ 6)
3.8. Các chứng đau cổ do thấp: như viêm cột sống dính khớp, giả viêm đa
khớp gốc chi.
3.9. Các chứng đau cổ do nhiễm khuẩn:
- Lao cột sống cổ, hay gặp ở người có tiền sử lao, đau cột sống cổ tăng dần
lan ra các chi, co cứng các cơ cổ và cố định cổ ở một tư thế, trạng thái toàn thân
suy sụp dần, có hội chứng nhiễm độc lao. Chụp X.quang thường quy, chụp CLVT
hoặc chụp MRI từ cột sống cổ cho chẩn đoán quyết định. Bệnh nhân cần được cố
định và điều trị theo phác đồ chống lao.
- Cốt tủy viêm cột sống cổ.
- Viêm xương khớp nhiễm khuẩn khu trú ở cổ.
3.10. Viêm quanh khớp bả vai – cánh tay còn được gọi là viêm quanh khớp
vai:
Bệnh nhân thấy đau ở vai, khó hoạt động khớp vai, đôi khi đau lan xuống
cánh tay. Thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, nguyên nhân do chấn thương hoặc
vi chấn thương khớp vai. Hiện nay người ta xếp vào bệnh hư khớp.
Lâm sàng, đau xuất hiện dần dần, nhất là khi đang tay và xoay cánh tay vào
trong hoặc giơ lên đầu. Đau lan toả từ mỏm vai tới cánh tay, hạn chế vận động
khớp vai rõ rệt. Bệnh nhân không thể dùng tay gãi sang vai đối diện được, nếu
nặng bệnh nhân có triệu chứng “khoá cứng” khớp vai, đôi khi tổn thương lan rộng
xuống gây rối loạn vận động và loạn dưỡng ở bàn tay. Chụp X.quang khớp vai
cũng có giá trị chẩn đoán loại trừ.
Về điều trị: có thể tiêm novocain + hydrocortison quanh khớp vai nhưng
phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Dùng các thuốc giảm đau chống viêm và
corticoid đường toàn thân kết hợp với điều trị lý liệu và tập vận động.
3.11. Đau cột sống cổ do chấn thương
Do vị trí và đặc điểm sinh – cơ học cột sống cổ là bộ phận nối tiếp giữa đầu
và thân nên dễ bị tổn thương, nếu một trong hai phần của cơ thể, đầu hoặc thân bị
tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn. Chừng nào
đĩa đệm cột sống cổ chưa bị thoái hoá, khả năng đàn hồi có thể đáp ứng được thì


cột sống cổ sẽ vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh. Nhưng khi đã bị
thoái hoá thì cột sống cổ dễ bị tổn thương. Tùy theo hướng và cường độ của lực
tác dụng, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều tư thế khác nhau. Cột sống
cổ có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá ưỡn, quá cúi
hay quay cổ về một bên quá mức thường xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay
trong đời sống sinh hoạt, thể thao, tai nạn giao thông.
Thường gặp các nguyên nhân chấn thương sau:
Chấn thương do quá cúi, cột sống cổ buộc phải quá cúi, gây quá giãn ở phía
sau và ép cột sống ở phía trước, nên có thể gãy đốt sống, rách vòng sợi phía sau,
giãn dây chằng dọc sau và dây chằng liên – gai. Nếu tác động mạnh, các cơ ở vùng
gáy có thể bị rách, đứt, tạo bọc máu tụ. Động mạch đốt sống cũng có thể bị tổn
thương do chèn ép. Chỉ trong trường hợp chấn thương gây di lệch đốt sống mới có
khả năng chèn ép động mạch đốt sống từ phía bên, với các biểu hiện lâm sàng của
hội chứng cổ - đầu.
- Chấn thương do quá ưỡn cột sống cổ, khi cột sống cổ đang ở tư thế đứng
thẳng mà có chấn thương, chấn động mạnh từ phía trước, sẽ gây trạng thái quá
ưỡn cột sống cổ, làm quá căng phần mềm và đĩa đệm phía trước.
Thường gặp bệnh cảnh lâm sàng của một bọc máu tụ sau hầu, với triệu
chứng chính là nuốt đau. Nếu quá ưỡn cột sống cổ dễ gãy các mỏm khớp đốt sống,
sai khớp đốt sống tại chỗ, có hội chứng cổ cục bộ hoặc tổn thương dây chẩm lớn.
Bệnh nhân thấy đau ở vùng chẩm, cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ.
- Chấn thương do văng quật, văng quật là một chuyển động quay nhanh, có
lực ly tâm mạnh, vì vậy ở cột sống cổ và đầu có gia tốc lớn về phía đối diện, gây
sai khớp, gãy xương, đau vùng gáy, sau đâu, hạn chế tầm vận động cột sống cổ.
Tuỳ theo các cấu trúc bị tổn thương, có thể biểu hiện bằng hội chứng cổ – cánh
tay, hội chứng cổ - đầu hoặc hội chứng tuỷ cổ do chèn ép tuỷ sống. Trong trường
hợp hội chứng cổ – vai – cánh tay sau chấn thương, bệnh nhân thấy đau cánh tay
là do rễ thần kinh bị kích thích bởi mỏm móc đốt sống thoái hoá. Hội chứng cổ -
đầu sau chấn thương thường biểu hiện đau gáy, sau đầu dữ dội và đau thần kinh
chẩm. Đau có thể lan toả nhưng thường khu trú một bên dai dẳng hàng tháng.

Động mạch đốt sống cũng có thể chèn ép gây trở ngại lưu thông máu, vì vậy có
các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não sau. Chụp cột sống cổ thường quy,
MRI cột sống cổ cho chẩn đoán xác định.
4. Dự phòng và điều trị.
- Dự phòng, không nên cúi gấp cổ quá lâu, những nghề nghiệp phải giữ cổ
ở một tư thế, cần có chế độ tập thể dục giữa giờ (theo bài tập thể dục vận động cột
sống cổ). Tránh các chấn thương vào vùng đầu và vùng cột sống cổ. Chú ý khi
tuyển lựa nghề nghiệp cần phải có tiêu chuẩn khám cột sống cổ.
- Điều trị, tuỳ theo căn nguyên, cơ chế tổn thương, giai đoạn cấp hay mạn
mà phương hướng điều trị có thể bảo tồn, phẫu thuật hay phục hồi chức năng.
+ Điều trị bảo tồn: bằng phương pháp lý liệu như bó nến, điện xung, chiếu
tia hồng ngoại có tác dụng rất tốt đối với giai đoạn cấp. Đai cổ mềm nhằm cố định
cột sống và giảm tải trọng cho cột sống cổ. Kéo giãn cột sống cổ phải hết sức thận
trọng, loại từ tổn thương cột sống do lao, do u. Thường dùng các thuốc giảm đau
chống viêm, giãn cơ, phong bế tại chỗ. Ngoài ra còn dùng thể dục liệu pháp nắn
chỉnh, xoa bóp có tác dụng tốt đối với đau cột sống cổ, nhưng phải có chỉ định
chặt chẽ.
+ Điều trị phẫu thuật: thường làm cứng phía trước cột sống theo phương
pháp Cloward, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, phẫu thuật cắt bỏ mỏm
móc lỗ liên đốt theo đường vào trước – bên. Sau phẫu thuật phải tiếp tục điều trị
phục hồi chức năng.
+ Điều trị phục hồi chức năng và thể dục liệu pháp kết hợp với các biện
pháp y học cổ truyền có tác dụng rất tốt đối với các hội chứng cột sống cổ.
Tóm lại, bệnh lý cột sống cổ rất đa dạng, vì vậy trong thực hành lâm sàng
đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu, chức năng, sinh lý cột sống cổ,
kết hợp khám xét lâm sàng tỉ mỉ, chu đáo, có sự hỗ trợ của phương tiện chẩn đoán
hình ảnh hiện đại mới có thể chẩn đoán được các hội chứng bệnh lý cột sống cổ.
Từ đó có phương pháp điều trị và dự phòng đúng đắn, hiệu quả cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân, Phạm Khuê. Bệnh khớp. NXB Y học, Hà Nội 1980.

2. Trần Ngọc Ân. Bệnh thấp khớp. NXB Y học, Hà Nội 1991.
3. Vũ Quang Bích, Nguyễn Xuân Thản, Ngô Thanh Hồi. Chụp đĩa đệm. Nội
san thần kinh – Tâm thần – Phẫu thuật Thần kinh. Tổng Hội Y học Việt Nam,
1984.
4. Vũ Quang Bích. Phòng và chữa các chứng bệnh vùng cổ – vai. NXB Y
học, Hà Nội 1996.
5. Trần Ngọc Dương. Đánh giá tác dụng lâm sàng của điều trị hư xương
sụn cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ. Luận văn tốt nghiệp bác
sĩ chuyên khoa cấp II – HVQY, 1987.
6. Nguyễn Văn Thông. Bệnh lý cột sống cổ. NXB Thanh niên, 2000.
7. Adams RD, Victor M. Principles of neurology. MC. Grow – Hill 1993.
8. Lewis P Rowland. Meritt’s texbook of neurology. Williams and Vilkins
1995.
9. Massare C, M. Bard, H. Tristant. Discographie cervicale. J.Radiol.
Electrol, 1974.
10. Yumashev G.S. Osteochondrosis vertebralis Mockva, 1984.

×