TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
(Kỳ 5)
+ Các biện pháp bảo vệ tế bào não:
- Các thuốc chẹn Ca++ (kênh Ca++ phụ thuộc) nếu dùng sớm trước 48 giờ
cũng có hiệu quả.
- Các thuốc kháng glutamate làm nghẽn sự giải phóng glutamate hoặc
phong tỏa các thụ thể NMDA, tuy nhiên các thuốc này gây ảo giác nên ít được sử
dụng.
- Các thuốc ức chế gốc tự do như tirilisade, clomethiazole đang còn trong
giai đoạn đánh giá.
Kháng serotonine/piracetam 1200-2400 mg/ngày hay vinpocetine 15-30
mg/ngày
Cerebrolysin 10 ml ngày 2-3 ống tiêm tĩnh mạch trong 20-30 ngày.
@ Ðiều trị triệu chứng là chính bằng các biện pháp như đảm bảo đường
dẫn khí lưu thông nhất là khi rối loạn ý thức thì cho bệnh nhân nằm đầu thấp,
nghiêng sang một bên để tránh hít phải chất nôn, tránh tụt lưỡi gây ngạt thở và nên
hút đờm giải thường xuyên.
- Cung cấp đầy đủ O
2
cho não nhằm hạn chế tổn thương tối thiểu vùng bị
tổn thương đồng thời chống phù não thứ phát, cho thở máy, tăng thông khí để
giảm bớt phù não.
- Ðảm bảo huyết áp (HA) ổn định, tránh tụt huyết áp nhanh, nếu HA thấp
phải cho dopamin, còn tăng huyết áp (THA) dùng chẹn canxi như nifedipine,
nicardipine hay labetolol, lợi tiểu như furosemide, ức chế men chuyển khi HA
tâm trương trên 105 mmHg hoặc/và là huyết áp tâm thu trên 180 mmHg. Trong 24
giờ đầu huyết áp đựơc theo dõi như sau: mỗi 15 phút trong hai giờ đầu, 30 phút
cho 6 giờ tiếp theo và sau đó mỗi giờ. Ngoài tác dụng hạ HA thì chẹn canxi còn có
tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi hoại tử nếu dùng sớm trước 48 giờ. Trong trường
hợp THA ác tính thì dùng sodium nitroprusside 0,5-1,0 g/kg/phút và theo dõi HA
mỗi 15 phút để tránh tụt huyết áp.
- Cân bằng nước điện giải.
Chống co giật bằng phenytoin 15-18 mg/kg tĩnh mạch hay valium 5-10mg
tĩnh mạch mỗi 10-20 phút
- Chăm sóc: chống loét bằng đệm hơi hoặc đệm nước hay trăn trở mỗi 2 giờ
kèm xoa bóp, vệ sinh răng miệng, tránh viêm phổi (ứ đọng đờm dễ viêm phổi)
bằng vỗ, rung ngực. Chống nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiểu do xông tiểu.
- Chống phù não khi nghi có tụt kẹt hoặc tự nhiên ý thức xấu đi bằng
manitol 20% 0,1-0,25 g/kg (500 ml 20%, chuyền XXXX giọt/phút trong 1 giờ sau
đó VII giọt phút trong 4-5 giờ sau lặp lại vì manitol chỉ tác dụng tối đa 4-6 giờ,
thường dùng 3-5 ngày.
- Vật lý trị liệu sớm.
Tránh dùng dung dịch glucose nhất là ưu trương vì glucose máu cao làm
tăng trưởng cục máu tắc và làm tăng axit laclic tại chỗ nhồi máu não.
@ Ðiều trị ngoại khoa: cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh khi xơ vữa gây
hẹp trên 70% trở lên hay khi nhồi máu tiểu não.
- Tiên lượng: nặng khi có một hay nhiều tiêu chí sau đây:
. Kích thước của nhồi máu lớn, vị trí ở hố sau (thân não, tiểu não) trừ hội
chứng Walenberg.
. Trên 70 tuổi.
. Rối loạn ý thức.
. Bệnh tim kết hợp.
. Tiền sử nhồi máu não.
. THA không kiểm soát.
2. Xuất huyết nội sọ:
a. Nguyên nhân:
- Tăng huyết áp, thường gây xuất huyết ở động mạch não giữa, nhánh sâu
(động mạch Charcot).
- Xuất huyết nguyên nhân không xác định và do bệnh mạch ưa nhuộm
côngô (chỉ chẩn đóan khi mổ tử thi).
- Vỡ túi phồng động mạch: Thường gặp ở chỗ phân nhánh của mạch máu
lớn vùng đáy não gây chảy máu vào khoang dưới nhện. Tỷ lệ cao ở trên vòng
Willis, động mạch cảnh trong 41%, động mạch não trước 34%, nơi xuất phát động
mạch thông sau 25%, động mạch não giữa 20%, động mạch sống nền 20%, khúc
trên của động mạch cảnh 14% và ở xoang hang 2%.
- Vỡ túi phồng động tĩnh mạch: chủ yếu ở nữa bán cầu não sau, nam nhiều
hơn nữ, thường gây tụ máu và ít gây xuất huyết dưới nhện.
- Các bệnh gây chảy máu: bệnh bạch cầu, tiêu sợi huyết, bệnh ưa chảy
máu
- Xuất huyết vào tổ chức não tiên phát và thứ phát do u.
- Xuất huyết thứ phát sau nhồi máu não.
- Viêm nhiễm động tĩnh mạch.
- Các nguyên nhân hiếm như sau chụp mạch não, dùng thuốc giãn mạch,
gắng sức, thủ thuật thăm dò tiết niệu, biến chứng dò động tĩnh mạch xoang hang,
thiếu dưỡng khí, bán đầu thống, dị dạng quái, viêm não thể vùi