Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế tom tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.34 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
µ
BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


HUẾ - NĂM 2014
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm
- Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Đức Ngoan
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp
tại
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia


2. Thư viện Đại học Huế
3. Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên
thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. Ngành chăn nuôi cừu đóng
vai trò quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển xã hội
(Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004; Devendra, 2001). Cừu được du
nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, đã thích nghi, phát triển rất tốt ở Ninh
Thuận và Bình Thuận với nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh.
Tuy nhiên, cừu không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái
trong cả nước như các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng
với môi trường sống; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác
động mạnh đến trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của cừu
(Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003).
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt
ẩm trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm (Alhidary và
CS., 2012; Gül, 2012; Saab và CS., 2011; Marai và CS., 2009; Baneh và
Hafezian, 2009; McManus và CS., 2008; Savage và CS., 2008; Lavvaf và
CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Singh và CS., 2006; Maurya và CS.,
2005; Goetsch và Johnson, 1999 ). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh
hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình
nào được công bố.
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa
hàng năm lớn (3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều; nhiệt độ
không khí trung bình 24,7
0
C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (87,3%)
(Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất

tự nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh
thái và điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong
phú với nhiều loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị
Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm
đa dạng (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để.
Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu
đánh giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là
bước đi ban đầu rất cần thiết.
1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong
điều kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng,
sinh sản và thu nhận thức ăn của chúng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt
ẩm với các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế.
• Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với
lượng thức ăn thu nhận của cừu.
• Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan
Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.
• Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm
thức ăn cho cừu ở Thừa Thiên Huế.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận
thức ăn, sinh trưởng và sinh sản.
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với

tần số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu
Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh
trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau
trong cả nước.
BỐ CỤC LUẬN ÁN
Ngoài phần mục lục; danh mục các bảng, đồ thị, hình ảnh; tài liệu
tham khảo; phụ lục và các phần phụ; luận án có 5 phần nội dung chính:
Mở đầu: có 3 nội dung chính, trang 1 - 4.
Chương 1. Tổng quan tài liệu: có 6 nội dung chính, trang 5 - 52; có
11 bảng và 2 sơ đồ.
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: có 3 nội dung
chính, trang 53 - 67; có 1 bảng.
Chương 3. Kết quả và thảo luận: có 5 nội dung chính, trang 68 - 128;
có 33 bảng và 16 đồ thị.
2
Kết luận và đề nghị: có 2 nội dung chính, trang 129 - 130.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gia súc: Thí nghiệm đã được tiến hành trên đàn cừu Phan Rang nuôi
ở Thừa Thiên Huế và trên đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận.
Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm đã được tiến hành từ 2/2009 - 12/2012 tại trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Huế; Trung tâm NCTN dê, cừu Ninh Thuận; Phòng
phân tích thức ăn gia súc và các SPCN thuộc Viện Chăn nuôi và khoa
Huyết học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nội dung 1 - Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận

2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ không khí môi trường từ 2007-2011 của
tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ Trung tâm khí tượng thủy văn trung
Trung bộ và Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2012; của tỉnh
Ninh Thuận được lấy từ Trạm khí tượng thủy văn Phan Rang, Ninh
Thuận và Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2012.
Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi của các thí nghiệm trong luận
án được đo bằng máy nhiệt ẩm kế tự động Hygro - Thermometer (Pháp)
tại 8 mốc thời gian: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00; 16.00; 19.00 và
22.00h liên tục các ngày trong tháng ở 2 mùa: mùa nóng (6-8/2009) và
mùa lạnh (12/2009-2/2010). Nhiệt ẩm kế được đặt gần bằng chiều cao
của cừu trưởng thành, cách mặt đất 0,8m, cách sàn chuồng 0,6m.
2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm
Cách tính THI tại các thời điểm trong ngày và của từng ngày ở các
thí nghiệm trong luận án theo công thức của Marai và CS. (2000):
THI = T
0
C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T
0
C - 14,4)
Trong đó: T
0
C: nhiệt độ không khí (
0
C); RH: ẩm độ không khí (%)
2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel
(2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010),
3
với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được

thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).
2.3.2. Nội dung 2 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số
nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý
2.3.2.1. Xác định các chỉ tiêu sinh lý
Thí nghiệm theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế
với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 88 con nuôi ở
Ninh Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 3, 8, 17, 24, 20 và 16 con.
Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và
thân nhiệt được theo dõi theo từng cá thể cừu. Thời gian theo dõi chia
thành 3 lần trong ngày vào lúc 7.00, 13.00 và 19.00h qua 2 mùa: mùa
nóng và mùa lạnh. Cừu trong từng nhóm tuổi đều được xác định các chỉ
tiêu sinh lý hàng ngày (mỗi ngày đo 2 con/nhóm và luân phiên nhau).
Tại các mốc thời gian, tuần tự đo tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và
thân nhiệt. Xác định tần số hô hấp bằng cách đếm nhu động lên xuống của
hõm hông bên trái. Nhịp tim xác định bằng việc sử dụng ống nghe đặt ở
dưới vùng ngực bên trái của cừu. Thân nhiệt đo trực tiếp ở trực tràng và
nhiệt độ da được đo ở sát vùng da trên lưng cừu bằng nhiệt kế trong 5 phút.
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu
Theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với các
nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 61 con nuôi ở Ninh
Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 4, 4, 6, 6, 5 và 36 con. Máu được lấy
tất cả các cá thể cừu vào ngày 27 các tháng 4-8/2009 và 12/2009-2/2010.
Chỉ tiêu sinh lý máu: hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit
xác định bằng máy đếm tế bào tự động SYSMEX KX 21 (Nhật Bản).
2.3.2.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm
Tại các thời điểm đo chỉ tiêu sinh lý của cừu số liệu về nhiệt độ, ẩm
độ và THI chuồng nuôi cũng được theo dõi để xác định quan hệ giữa
nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu. Phương pháp xác
định nhiệt độ, ẩm độ và THI như đã trình bày cụ thể ở nội dung 1.
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003),
xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua
mô hình (GLM) trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). So sánh sự
sai khác giá trị trung bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Tukey
4
với khoảng tin cậy 95%. Phân tích hồi quy phi tuyến tính với phương trình
bậc 2 sau: Y = ax
2
+ bx + c;
Trong đó; Y: là chỉ tiêu sinh lý; x: là nhiệt độ, ẩm độ hoặc THI.
2.3.3. Nội dung 3 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng
thức ăn thu nhận
2.3.3.1. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu
Lượng thức ăn thu nhận của cừu được tiến hành trên 12 con cừu nuôi
tại Thừa Thiên Huế với 3 độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi nhóm 4 con, qua
2 giai đoạn: tháng 4-8/2009 và tháng 11/2009-2/2010.
Thức ăn trong thí nghiệm là cỏ tự nhiên, thức ăn được chia thành 5
bữa/ngày vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Lượng thức ăn ước
tính khoảng 3% LW tính theo VCK và đảm bảo luôn dư thừa. Xác định
lượng thức ăn còn thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau.
2.3.3.2. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi
Tại các ngày theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu, số liệu về
nhiệt độ, ẩm độ và THI được theo dõi, tính trung bình cho từng ngày để
xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận.
2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003)
và xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA)
trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Phân tích hồi quy phi tuyến
tính bậc 2 với phương trình: Y = ax
2

+ bx + c
Trong đó; Y: lượng thức ăn thu nhận; x: nhiệt độ hoặc THI.
2.3.4. Nội dung 4 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản
2.3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt
Khả năng sinh trưởng: Theo dõi trên 24 con cừu nuôi ở Thừa Thiên
Huế với các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và trên
đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con với các độ tuổi: 3, 6, 9, 12, 15
tháng lần lượt là 57, 48, 43, 38 và 21 con; thông qua các chỉ tiêu về khối
lượng, tăng trọng và các chiều đo, phương pháp theo quy chuẩn QCVN
01-71:2011 /BNNPTNT, từ đó tính toán tốc độ sinh trưởng của cừu.
Khả năng sản xuất thịt: Tiến hành mổ khảo sát 6 con (3 đực, 3 cái) ở
9 tháng tuổi với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-
71:2011 /BNNPTNT.
2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh sản của cừu
5
Khả năng sinh sản theo dõi trên 5 cừu cái, trong đó 4 con cừu tơ và 1
con cừu mẹ đã đẻ lứa đầu ở Ninh Thuận. Thiết lập hệ thống sổ ghi chép
tình trạng của từng cá thể cừu từ khi bắt đầu nhập về, các chỉ tiêu và
phương pháp đánh giá theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011/BNNPTNT.
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel
(2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010),
với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được
thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).
2.3.5. Nội dung 5 - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức
ăn thô xanh
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm
Gia súc: gồm 4 con cừu đực Phan Rang, có độ tuổi 6-7 tháng, khối
lượng trung bình 18,5±1,5kg.
Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.

2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể
trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày
đầu cho cừu ăn thích nghi và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu).
2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng
Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn,
máng uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Trước lúc cho cừu ăn,
cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được tách cành.
Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng
ngày ước tính bằng 3% LW tính theo VCK và cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc
7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h.
2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu
Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân
lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức
ăn, mẫu phân và nước tiểu được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở
mỗi giai đoạn để phân tích thành phần hóa học.
Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), chất hữu cơ
(OM), nitơ tổng số và protein thô (N x 6,25), khoáng tổng số (Ash) theo
AOAC (1990). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF)
được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng tổng số (GE)
xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ).
6
2.3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010)
theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các
nghiệm thức bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ, THI Ở ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế
và Ninh Thuận

Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân qua các tháng trong năm ở
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận 2007-2011 được thể hiện ở đồ thị 3.1.
Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế
và Ninh Thuận (2007 - 2011)
Số liệu đồ thị 3.1 cho thấy, nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường bình
quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt về giá trị
tuyệt đối và quy luật biến thiên ở từng vùng.
Ở hai tỉnh, nhiệt độ và THI biến thiên theo quy luật chung: tăng dần
từ tháng 1 và đạt cực đại ở tháng 6, sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt
độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2,8
0
C so với Ninh Thuận,
song chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất lớn hơn.
Ẩm độ ở Thừa Thiên Huế cao hơn 9,3% so với Ninh Thuận và biến
động lớn giữa các tháng trong năm. Thừa Thiên Huế ẩm độ biến thiên
theo quy luật: giảm dần từ tháng 1 đến tháng 7, sau đó tăng lên đến tháng
12; trong khi ở Ninh Thuận ẩm độ biến động thất thường giữa các tháng.
7
Giá trị THI ở Ninh Thuận cao trong suốt cả năm (23,8-27,9); trong
đó, có 4 tháng (tháng 11-tháng 2 năm sau) THI 23,8-25,2 và 8 tháng
(tháng 3-10) THI 25,8-27,9. Theo Marai và CS. (2000), THI≥25,6 cừu bị
stress cực kỳ nghiêm trọng. Với kết quả này, cừu ở Ninh Thuận luôn bị
stress nhiệt; trong đó, cừu bị stress nghiêm trọng 8 tháng trong năm.
Điều đó cho thấy thang đánh giá THI của Marai và CS. (2000) có thể
không phù hợp trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Vì vậy, thí
nghiệm đã tiến hành đánh giá phản ứng sinh lý của cừu ở các mức THI
khác nhau và đã xác định được các điểm THI giới hạn trên cừu. Chi tiết
phân tích ở phần 3.2, 3.3.
Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt; mùa nóng (MN) từ
tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ 28,1-29,0

0
C, ẩm độ 77,4-82,4% và THI
là 27,3-28; mùa lạnh (ML) từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ
19,1-20,9
0
C, ẩm độ 90,4-93,4% và THI 19,0-20,7.
3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi ở Thừa Thiên Huế qua
các mùa thí nghiệm
Kết quả khảo sát sự biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI tại 8 thời điểm
trong ngày ở mùa nóng và mùa lạnh được trình bày ở đồ thị 3.2.
Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi theo giờ trong mùa
nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế
Kết quả đồ thị 3.2 cho thấy, nhiệt độ và THI chuồng nuôi ở mùa lạnh
và mùa nóng có xu hướng biến thiên theo quy luật chung là: thấp nhất
vào thời điểm 1 đến 4 giờ, tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ, sau đó
giảm dần đến 22 giờ. Ẩm độ biến thiên theo chiều ngược lại với nhiệt độ
và THI. Biên độ nhiệt ở mùa lạnh chênh lệch lớn hơn mùa nóng.
Như vậy, ở mùa nóng, nhiệt độ và THI tăng cao ở thời điểm 7 đến 19
giờ, trong lúc đó ẩm độ giảm thấp, nguy cơ gây stress nóng cho cừu. Ở
8
mùa lạnh, nhiệt độ và THI giảm thấp lúc 19 giờ đến 4 giờ sáng ngày kế
tiếp, kèm theo ẩm độ tăng cao, nên nguy cơ cừu stress lạnh.
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, Thừa Thiên Huế ẩm độ không
khí cao chiếm tỷ lệ lớn ở cả mùa nóng và mùa lạnh. Đây là điểm thời tiết
khác biệt rất lớn đối với Ninh Thuận.
3.2. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC CHỈ
TIÊU SINH LÝ
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý
Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế và
Ninh Thuận được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế
và Ninh Thuận
Chỉ tiêu
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận
n M ± SEM n M ± SEM
Thân nhiệt (
0
C) 24 38,99 ± 0,02 88 39,27 ± 0,03
Tần số hô hấp (lần/phút)* 24 34,15 ± 0,53 88 19,61 ± 0,49
Nhịp tim (lần/phút) 24 66,94 ± 0,31 88 66,36 ± 0,29
Nhiệt độ da (
0
C) 24 36,51 ± 0,04 88 35,39 ± 0,03
*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của
cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận là không có sự sai khác
(P>0,05). Trong khi, tần số hô hấp của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế cao
hơn đáng kể so với ở Ninh Thuận (P<0,05).
Ở Thừa Thiên Huế, nhiệt độ và ẩm độ luôn cao đồng thời đã hạn chế
sự tỏa nhiệt của cừu qua da nên cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt.
3.2.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt
3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt
Trong khoảng giới hạn từ 17,5 đến 33,5
0
C, quan hệ giữa nhiệt độ
chuồng nuôi (x
1
,
0
C) với thân nhiệt cừu (Y

1
,
0
C) thể hiện qua phương
trình tương quan bậc 2 như sau:
Y
1
= 0,0014x
1
2
- 0,0305x
1
+ 38,76; R
2
= 0,77; P = 0,001
Qua tính toán sự tăng thân nhiệt của cừu ở các khoảng nhiệt độ
chuồng nuôi khác nhau: ≤22,5; >22,5-26,3; >26,3-29,5 và >29,5
0
C cho
thấy thân nhiệt có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
Nhiệt độ (
0
C)
Thân nhiệt (
0
C)
9
Dao động M ± SEM
≤22,5 38,69 - 38,80 38,72

a*
± 0,02
>22,5 - 26,3 38,80 - 38,90 38,85
b
± 0,01
>26,3 - 29,5 38,99 - 39,04 39,02
c
± 0,02
> 29,5 39,10 - 39,32 39,20
d
± 0,02
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ 17,5-22,5
0
C thân nhiệt của cừu tương đối
ổn định, trung bình là 38,7
0
C. Khi nhiệt độ tăng lên từ >22,5-26,5; >26,5-
29,5 và >29,5
0
C thân nhiệt của cừu tăng lần lượt là 0,13; 0,17 và 0,18
0
C.
3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt
Trong khoảng ẩm độ không khí chuồng nuôi 56-93%, tương quan
giữa ẩm độ (x
2
, %) với thân nhiệt cừu (Y
2
,

0
C) như sau:
Y
2
= 0,0055x
2
2
- 0,043x
2
+ 40,58; R
2
= 0,64; P = 0,001
Ẩm độ trong khoảng 59-75%, thân nhiệt cừu trung bình là 39,21
0
C;
>75-90%: thân nhiệt của cừu giảm 0,36
0
C; >90%: thân nhiệt của cừu
giảm 0,48
0
C, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt
Ẩm độ (%)
Thân nhiệt (
0
C)
Dao động M ± SEM
59 - 75 39,1 - 39,3 39,21
a*
± 0,02

>75 - 80 39,0 - 39,1 39,03
b
± 0,03
>80 - 90 38,8 - 38,9 38,85
c
± 0,03
>90 38,7 - 38,8 38,73
d
± 0,03
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt
Trong khoảng THI từ 17,2 đến 31,5, quan hệ giữa THI (Y
3
) với thân
nhiệt (x
3
,
0
C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 sau đây:
Y
3
= 0,0025x
3
2
- 0,0775x
3
+ 39,247; R
2
= 0,64; P = 0,001
Theo dõi sự thay đổi thân nhiệt theo mức giá trị THI và thang đánh

giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.8).
Bảng 3.8. Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt
THI Thân nhiệt (
0
C)
Dao động M ± SE
≤22,2 38,69 - 38,78 38,72
a*
± 0,02
>22,2 - 23,3 38,80 - 38,85 38,82
b
± 0,03
>23,3 - 25,6 38,85 - 38,94 38,90
b
± 0,02
>25,6 - 28,5 38,91 - 39,01 39,01
c
± 0,02
>28,5 39,09 - 39,30 39,20
d
± 0,02
10
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Bảng 3.8 cho thấy, thân nhiệt của cừu có sự sai khác thống kê khi
THI ở các mức ≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong
khoảng THI >22,2-26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai khác thống
kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên chia ảnh hưởng của THI đến thân
nhiệt theo 4 mức (≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5; >28,5) thay vì 5 mức.
Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ và THI có quan hệ với thân nhiệt của cừu.
Nhiệt độ, THI tăng đã làm tăng thân nhiệt của cừu, ẩm độ có xu hướng

ngược lại. Tuy nhiên, thân nhiệt vẫn ở trong khoảng sinh lý bình thường.
3.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp
3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp
Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 33,5
0
C quan hệ giữa nhiệt độ (x
4
,
0
C) với tần số hô hấp (Y
4
, lần/phút) như sau:
Y
4
= 0,1888x
4
2
- 6,3093x
4
+ 68,205; R
2
= 0,81; P = 0,001
Sự sai khác về tần số hô hấp của cừu ở 4 mốc nhiệt độ có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
Nhiệt độ (
0
C)
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động M ± SEM

≤22,5 16,3 - 19,0 17,98
a
± 1,74
>22,5 - 26,3 22,8 - 30,6 27,06
b
± 1,62
>26,3 - 29,5 35,7 - 41,1 38,48
c
± 2,05
>29,5 52,4 - 74,9 59,41
d
± 1,62
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp
Tương quan giữa ẩm độ (x
5
, %) với tần số hô hấp (Y
5
, lần/phút) như sau:
Y
5
= 0,0094x
5
2
- 2,8963x
5
+ 206,92; R
2
= 0,73; P = 0,001
Tần số hô hấp của cừu khi ẩm độ >80%, trung bình là 22,8 lần/phút; 75-

80%: 44,66 lần/phút; <75%: 60,05 lần/phút (P<0,05) (bảng 3.10).
Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp
Ẩm độ (%)
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động M ± SEM
59 - 75 56,4 - 64,1 60,05
a
± 1,73
>75 - 80 38,1 - 41,6 44,66
b
± 2,45
>80 - 90 26,4 - 28,5 26,77
c
± 2,12
>90 17,8 - 20,0 18,88
c
± 3,00
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
11
3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp
Quan hệ giữa THI (Y
6
) với tần số hô hấp (x
6
, lần/phút) như sau:
Y
6
= 0,3265x
6
2

- 12,25x
6
+ 132,05; R
2
= 0,82; P = 0,001
Sự thay đổi tần số hô hấp theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá
của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp
THI
Tần số hô hấp (lần/phút)
Dao động M ± SE
≤22,2 16,3 - 18,9 17,95
a
± 1,26
>22,2 - 23,3 22,0 - 23,8 22,94
ab
± 1,92
>23,3 - 25,6 25,9 - 30,0 28,28
b
± 1,49
>25,6 - 28,5 30,6 - 41,7 37,36
c
± 1,36
>28,5 49,4 - 65,5 58,74
d
± 1,36
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Bảng 3.11 cho thấy, tần số hô hấp của cừu có sự sai khác thống kê
theo các khoảng phân chia THI của Marai và CS. (2000) (P<0,05). Tuy
nhiên, tần số hô hấp ở mức THI ≤22,2 và >22,2-23,3 không có sai khác

thống kê và tương tự như ở hai mức tiếp theo là >22,2-23,3 và >23,3-
25,6; Trong khi đó, sự sai khác rõ rệt ở các mức này với hai mức còn lại
đã cho thấy trong kết quả của nghiên cứu này.
Như vậy, việc phân chia THI 5 mức khác nhau có thể chưa phù hợp
với điều kiện khí hậu của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
Qua tính toán cho thấy, THI 17,5-22,2 tần số hô hấp trung bình là
17,95 lần/phút. Khi THI tăng >22,2-28,5 tần số hô hấp tăng thêm 19,4
lần/phút. Nhưng THI tăng >28,5 tần số hô hấp tăng lên rất cao, thêm 40,8
lần/phút (bảng 3.11).
Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi có ảnh hưởng đến tần số hô hấp
của cừu. Khi ẩm độ thấp, nhiệt độ môi trường cao cừu phải tăng tần số hô
hấp để thải nhiệt ra ngoài cơ thể.
3.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với nhịp tim
3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim
Tương quan giữa nhiệt độ (x
7
,
0
C) với nhịp tim (Y
7
, lần/phút) như sau:
Y
7
= 0,0062x
7
2
+ 0,962x
7
+ 40,255; R
2

= 0,70; P = 0,001
Sự sai khác về nhịp tim của cừu ở 4 mốc nhiệt độ có ý nghĩa thống
kê (P<0,05), nhịp tim tăng khi nhiệt độ môi trường nuôi tăng (bảng 3.12).
Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp tim
Nhiệt độ (
0
C)
Nhịp tim (lần/phút)
12
Dao động M ± SEM
≤22,5 59,7 - 64,2 62,07
a
± 0,49
>22,5 - 26,3 65,8 - 69,8 67,68
b
± 0,47
>26,3 - 29,5 71,4 - 75,4 72,88
c
± 0,74
>29,5 74,7 - 79,6 77,35
d
± 0,52
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.4.2. Quan hệ giữa ẩm độ và nhịp tim
Quan hệ giữa ẩm độ không khí chuồng nuôi (x
8
, %) với nhịp tim (Y
8
,
lần/phút) được thể hiện qua phương trình sau:

Y
8
= -0,0065x
8
2
+ 0,4756x
8
+ 73,619; R
2
= 0,61; P = 0,001
Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim
Ẩm độ (%)
Nhịp tim (lần/phút)
Dao động M ± SEM
59 - 75 74,8 - 79,4 77,45
a
± 0,68
>75 - 80 72,5 - 74,9 73,46
b
± 0,98
>80 - 90 66,4 - 68,4 66,61
c
± 0,81
> 90 60,8- 64,9 62,72
c
± 0,97
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, nhịp tim giảm khác biệt ở các mức ẩm
độ <75, >75-80 và >80% (P<0,05). Khi ẩm độ cao >80% nhịp tim của
cừu 62,7-64,65 lần/phút; thấp hơn 7-11 lần/phút ở >75-80%; và thấp hơn

11-15 lần/phút ở ẩm độ 59-75%. Điều này cho thấy, cừu thích ứng tốt
hơn với môi trường có ẩm độ thấp.
3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim
Tương quan giữa THI chuồng nuôi (x
9
) với nhịp tim cừu (Y
9
,
lần/phút) được thể hiện ở phương trình sau:
Y
9
= 0,0293x
9
2
+ 0,0129x
9
+ 50,049; R
2
= 0,69; P = 0,001
Sự thay đổi nhịp tim theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.14).
Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim
THI
Nhịp tim (lần/phút)
Dao động M ± SE
≤ 22,2 59,60 - 64,70 61,75
a
± 0,46
>22,2 - 23,3 65,73 - 66,70 66,08
ab

± 0,70
>23,3 - 25,6 66,80 - 70,10 68,60
b
± 0,49
>25,6 - 28,5 72,40 - 74,60 73,95
c
± 0,54
>28,5 76,70 - 78,00 76,82
d
± 0,49
13
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.14 cho thấy, nhịp tim của cừu có sự sai khác thống kê
khi THI ≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong khoảng
THI >22,2-26,5, nhịp tim cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt
theo 4 mức (≤22,2; >22,2–25,6; >25,6–28,5 và >28,5) thay vì 5 mức.
Nhịp tim của cừu có sự biến động phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và
THI. Tuy nhiên, so với thân nhiệt và tần số hô hấp, nhịp tim bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ, ẩm độ và THI ít hơn. Khi THI tăng, nhịp tim và tần
số hô hấp đều tăng, nhưng nhịp tim không tăng nhiều như tần số hô hấp.
3.2.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da
3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da
Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi (x
10
,
0
C) với nhiệt độ da (Y
10
,

0
C) thể hiện qua phương trình sau:
Y
10
= 0,0216x
10
2
- 0,9021x
10
+ 44,706; R
2
= 0,84; P = 0,001
Nhiệt độ chuồng nuôi ≤22,5-26,3, nhiệt độ da không có sự sai khác
(P>0,05), trung bình là 35,47
0
C.

Nhiệt độ tăng từ >26,3-29,5
0
C, nhiệt độ
da tăng 0,64
0
C; nhiệt độ tăng >29,5 nhiệt độ da tăng cao (thêm 2,27
0
C),
sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.15).
Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
Nhiệt độ (
0
C)

Nhiệt độ da (
0
C)
Dao động M ± SEM
≤22,5 35,3 - 35,4 35,32
a
± 0,11
>22,5 - 26,3 35,4 - 35,9 35,63
ab
± 0,11
>26,3 - 29,5 35,9 - 36,4 36,11
c
± 0,15
>29,5 37,4 - 38,5 37,74
d
± 0,11
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da
Phương trình tương quan giữa ẩm độ chuồng nuôi (x
11
, %) với nhiệt
độ da (Y
11
,
0
C) của cừu:
Y
11
= 0,0014x
11

2
- 0,3162x
11
+ 52,479; R
2
= 0,69; P = 0,001
Khi ẩm độ 59-75%, nhiệt độ da của cừu là 37,95
0
C. Ẩm độ tăng từ
>75-80% nhiệt độ da của cừu giảm 1,25
0
C; khi ẩm độ >80-90% nhiệt độ
da của cừu giảm 2,31
0
C (P<0,05). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác
ở mức ẩm độ >80-90% và >90% (P>0,05) (bảng 3.16).
Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da
14
Ẩm độ (%) Nhiệt độ da (
0
C)
Dao động M ± SEM
59 - 75 37,3 - 38,6 37,95
a
± 0,17
>72,5 - 80 36 - 37,2 36,70
b
± 0,25
>80 - 90 35,4 - 35,9 35,64
c

± 0,21
> 90 35,3 - 35,4 35,35
c
± 0,25
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da
Phương trình tương quan giữa THI chuồng nuôi (x
12
) với nhiệt độ da
(Y
12
,
0
C) của cừu:
Y
12
= 0,0309x
2
- 1,2932x + 48,781; R
2
= 0,82; P = 0,001
Sự thay đổi nhiệt độ da theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của
Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.17).
Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da
THI
Nhiệt độ da (
0
C)
Dao động M ± SE
≤ 22,2 35,3 - 35,4 35,35

a
± 0,07
>22,2 - 23,3 35,3 - 35,5 35,53
a
± 0,10
>23,3 - 25,6 35,6 - 35,7 35,68
a
± 0,09
>25,6 - 28,5 35,9 - 36,4 36,07
b
± 0,81
>28,5 37,3 - 37,8 37,75
c
± 0,09
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, nhiệt độ da ổn định trong khoảng THI
<22,2-25,6 (P>0,05) và chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê khi THI >25,6.
Tuy nhiên, nhiệt độ da trong khoảng THI >25,6-28,5 thấp hơn ở THI
>28,5 (P<0,05).
Như vậy, để xác định ảnh hưởng của THI đến nhiệt độ da, có thể chia
THI thành ba mức <25,6; 25,6-28,5 và >28,5 thay vì 4 mức như đã đề
xuất với thân nhiệt.
3.2.6. Quan hệ giữa mùa và các chỉ tiêu sinh lý máu
3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu
Chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang
Chỉ tiêu
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận
n M ± SEM n M ± SEM
Số lượng hồng cầu (triệu/mm

3
) 24 7,08 ± 011 61 7,52 ± 0,15
Hàm lượng hemoglobin (g%) 24 8,24 ± 0,15 61 8,93 ± 0,19
15
Chỉ số hematocrit (%) 24 40,30 ± 1,71 61 42,01 ± 2,24
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm
3
) 24 8,69 ± 0,23 61 8,85 ± 0,30
Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu theo dõi (hồng cầu,
bạch cầu, hemoglobin và hematocrit) của cừu nuôi trong điều kiện nhiệt
độ, ẩm độ ở Thừa Thiên Huế mặc dù có sự dao động, nhưng vẫn nằm
trong giới hạn sinh lý máu bình thường của giống cừu và không có sự sai
khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận (P>0,05).
3.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu
Quan hệ của mùa đến các chỉ tiêu sinh lý máu được thể hiện ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu
Chỉ tiêu
Mùa nóng Mùa lạnh
n M ± SEM n M ± SEM
Số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
) 20 6,80 ± 0,18 20 6,89 ± 0,16
Hàm lượng hemoglobin (g%)
*
20 6,94 ± 0,19 20 8,60 ± 0,16
Chỉ số hematocrit (%) 20 38,29 ± 2,46 20 39,82 ± 2,46
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm
3
) 20 8,06 ± 0,41 20 8,73 ± 0,35
*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy, số lượng hồng cầu, chỉ số hematocrit
và số lượng bạch cầu không sai khác thống kê giữa hai mùa (P>0,05).
Trong khi đó hàm lượng hemoglobin có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa mùa nóng và mùa lạnh (P<0,05). Sự sai khác có thể do nhiệt độ thấp
và ẩm độ cao trong mùa lạnh làm quá trình trao đổi chất, đặc biệt trao đổi
nhiệt được tăng cường nên tăng hàm lượng hemoglobin.
Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lý bước đầu có thể thấy cừu
thích ứng với điều kiện môi trường sống mới ở Thừa Thiên Huế.
3.3. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG THỨC ĂN
THU NHẬN
3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận
Trong khoảng nhiệt độ 17,5 đến 33,5
0
C, tương quan giữa lượng thức
ăn thu nhận (Y
13
, gDM/kgLW/ngày) với nhiệt độ (x
13,
0
C) như sau:
Y
13
= -0,0874x
13
2
+ 3,0284x
13
+ 23,861; R
2
= 0,81; P = 0,001

Qua tính toán cho thấy; nhiệt độ ≤22,5
0
C lượng thức ăn thu nhận là
49,3g DM/kgLW/ngày; nhiệt độ >22,5-29,5
0
C, lượng thức ăn thu nhận
giảm 9,2g DM/LW/ngày (giảm 18,7%); nhiệt độ >29,5
0
C lượng thức ăn
thu nhận giảm 11,6g DM/LW/ngày (giảm 23,5%) (P<0,05) (bảng 3.20).
Khi nhiệt độ >29,5, cứ tăng 1
0
C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm
14,7g /DM/LW/ngày (so với ≤22,5
0
C).
16
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
Nhiệt độ (
0
C)
Lượng thức ăn thu nhận (gDM/LW/ngày)
Dao động M ± SEM
≤22,5 47,6 - 51,0 49,3
a
± 0,98
>22,5 - 26,3 42,7 - 47,4 45,2
b
± 0,85
>26,3 - 29,5 36,8 - 42,9 40,1

c
± 0,98
>29,5 26,4 - 36,1 37,7
d
± 0,91
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
3.3.2. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu
Tương quan giữa THI (x
14
)

với lượng thức ăn thu nhận của cừu (Y
14,
gDM/kgLW/ngày) được thể hiện qua phương trình sau:
Y
14
= -0,1461x
14
2
+ 5,594x
14
- 4,1092; R
2
= 0,81; P = 0,001
Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận
THI Lượng ăn vào (gDM/LW/ngày)
Dao động M ± SE
≤ 22,2 48,0 - 51,0 49,11
a
± 0,75

> 22,2 - 23,3 46,1 - 47,7 46,78
ab
± 1,15
> 23,3 - 25,6 43,6 - 47,6 45,15
b
± 0,81
>25,6 - 28,5 39,3 - 42,6 41,09
c
± 0,81
> 28,5 26,4 - 36,0 32,27
d
± 0,81
*Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Số liệu ở bảng 3.21 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận không có sai
khác thống kê khi THI ≤22,2 đến 23,3 (P>0,05) và giảm dần ở các mức
THI cao hơn. Khi THI >28,5 cứ tăng 1 đơn vị THI thì lượng thức ăn thu
nhận giảm trung bình 16,2g DM/LW/ngày.
3.4. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU PHAN
RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng
* Sự thay đổi về khối lượng: Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng
cừu Phan Rang được tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.22.
Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì
*

n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM

sinh
Đực 3 2,1 ± 0,23 - - 2,59 ± 0,7
Cái 2 2,3 ± 0,10 - - 2,27 ± 0,6
3
Đực 2 11,5 ± 0,29 22 14,59 ± 0,3 12,48 ± 3,2
Cái 4 11,7 ± 0,56 35 10,94 ± 0,3 11,36 ± 2,4
17
6 Đực 6 16,9 ± 0,35 24 20,83 ± 0,4 17,47 ± 5,7
Cái 8 15,3 ± 0,47 24 17,92 ± 0,3 16,99 ± 3,7
9
Đực 8 19,5 ± 0,43 9 26,22 ± 0,4 24,19 ± 3,3
Cái 9 18,2 ± 0,31 34 22,82 ± 0,4 21,64 ± 1,2
12
Đực 10 22,3 ± 0,77 22 31,05 ± 0,4 29,09 ± 4,1
Cái 11 21,6 ± 0,65 16 27,63 ± 0,6 24,63 ± 1,7
15
Đực 10 26,1 ± 1,55 7 33,4 ± 0,5 33,3 ± 2,3
Cái 12 24,0 ± 1,00 14 29,21 ± 0,5 26,1 ± 3,3
n: số lượng cừu;
*
Nguồn Đinh Văn Bình và CS., (2007)
Kết quả bảng 3.22 cho thấy, khối lượng cừu Phan Rang nuôi ở Thừa
Thiên Huế thấp hơn ở Ninh Thuận. Các nghiên cứu trước đây cho thấy,
môi trường có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tiềm năng di truyền,
là yếu tố có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng
của cừu (Akhtar và CS., 2012; Singh và CS., 2006).
* Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của cừu được trình bày ở
bảng 3.23.

Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn
Chỉ tiêu Tính biệt 0-3 tháng 4-6 tháng 7-9 tháng 10-12 tháng
Sinh trưởng tuyệt
đối (g/con/ngày)
Đực 104,4 60,0 28,9 31,1
Cái 104,4 40,0 32,2 37,8
Sinh trưởng

tương đối (%)
Đực 138,2 38,0 14,3 13,4
Cái 138,4 26,7 17,3 17,1
Bảng 3.23 cho thấy, cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng
tuổi có tốc độ sinh trưởng cao nhất cả về sinh trưởng tuyệt đối và sinh
trưởng tương đối. Ở các giai đoạn tuổi lớn hơn tốc độ sinh trưởng giảm
dần và có xu hướng ổn định trên 12 tháng tuổi.
* Kích thước các chiều đo của cừu
- Kết quả theo dõi chiều cao vây của cừu được trình bày ở bảng 3.24.
Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
Tính
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì
*
n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM
3
Đực 2 49,0 ± 1,20 22 48,18 ± 0,98 53,6 ± 4,5
Cái 4 46,0 ± 1,30 35 45,27 ± 0,86 51,5 ± 3,8
6
Đực 6 56,8 ± 1,20 24 52,46 ± 0,82 55,3 ± 3,3
Cái 8 53,1 ± 1,10 24 53,08 ± 1,08 54,3 ± 2,6
9

Đực 8 61,3 ± 2,00 9 62,56 ± 1,38 57,5 ± 5,2
Cái 9 58,3 ± 0,71 34 62,62 ± 0,86 56,8 ± 5,0
12
Đực 10 66,5 ± 1,20 22 63,41 ± 1,59 61,1 ± 5,7
Cái 9 65,3 ± 1,80 34 63,65 ± 0,90 61,7 ± 4,6
18
n: số lượng cừu;
*
Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007
Kết quả bảng 3.24 cho thấy, chiều cao vây của cừu Phan Rang nuôi ở
Thừa Thiên Huế hầu như không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh
Thuận giữa các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi và cừu cái lúc
9 tháng tuổi là có sự sai khác.
- Kết quả theo dõi vòng ngực của cừu được trình bày ở bảng 3.25.
Kết quả bảng 3.25 cho thấy, vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở
Thừa Thiên Huế không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa
các độ tuổi, ngoại trừ cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác.
Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì
*
N M ± SEM n M ± SEM M ± SEM
3
Đực 2 56,5 ± 0,87 22 58,68 ± 0,69 59,9 ± 3,2
Cái 4 55,0 ± 1,30 35 54,49 ± 0,74 58,7 ± 2,6
6
Đực 6 63,6 ± 0,98 24 64,5 ± 0,52 62,5 ± 2,4

Cái 8 61,6 ± 0,48 24 61,79 ± 0,91 60,1 ± 2,7
9
Đực 8 67,8 ± 1,50 9 71,44 ± 1,70 68,7 ± 6,6
Cái 9 65,2 ± 1,50 34 70,0 ± 0,94 65,5 ± 4,7
12
Đực 10 72,0 ± 1,50 22 77,23 ± 1,28 79,2 ± 3,9
Cái 11 71,9 ± 1,60 16 70,0 ± 0,93 72,1 ± 4,2
n: số lượng cừu;
*
Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., (2007)
- Kết quả dài thân chéo của cừu được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi
Tháng
tuổi
Tính
biệt
Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì
*
n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM
3
Đực 2 49,5 ± 0,29 22 51,09 ± 1,35 57,2 ± 5,5
Cái
4
48,0 ± 0,37
3
5
48,29 ± 0,93 55,5 ± 4,8
6
Đực 6 54,8 ± 1,60 24 58,79 ± 0,91 59,7 ± 6,3
Cái 8 54,4 ± 1,00 24 55,17 ± 1,07 58,6 ± 5,4

9
Đực 8 63,8 ± 1,60 9 65,67 ± 1,19 62,4 ± 3,8
Cái
9
62,7 ± 0,80
3
4
63,65 ± 0,90 61,7 ± 4,6
12
Đực 10 67,8 ± 1,30 22 68,55 ± 1,28 65,8 ± 4,6
Cái 11 67,4 ± 0,94 16 66,44 ± 1,20 64,1 ± 5,3
n: số lượng cừu;
*
Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007
Kết quả bảng 3.26 cho thấy, dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở
Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận qua
19
các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi là có sự sai khác so với
cừu nuôi ở Ninh Thuận.
3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu
Tiến hành mổ khảo sát thành phần thân thịt trên 6 con cừu (3 cái và 3
đực) ở 9 tháng tuổi, kết quả trung bình được trình bày ở bảng 3.27.
Kết quả bảng 3.27 cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu
Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế thấp hơn so với cừu nuôi ở Ninh
Thuận và Ba Vì. Trong thí nghiệm này, khối lượng thịt xẻ không bao
gồm da, có thể dẫn đến tỷ lệ thịt xẻ thấp.
Ngoài ra, có thể do cừu chưa đạt được độ mập tương ứng do điều
kiện nuôi dưỡng và môi trường, và có thể do số lượng giết mổ ít (6 con)
cũng ảnh hưởng đến kết quả.
Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang

Chỉ tiêu
Đơn vị
Thừa Thiên Huế Ninh Ba Vì
*
Cừu đực Cừu cái
Số cừu giết mổ con 3 3 4 6
Tuổi tháng 9 9 9 9
Khối lượng sống kg 22,5 20 22,1 22,5
Thịt xẻ % 31,2 29,4 41,8 43,6
Thịt tinh % 26,6 27,8 30,2 32,05
Xương % 11,1 13,5 15,3 8,74
Máu % 2,8 2,2 4,1 3,1
Đầu % 8 9,7 6,88 7,07
Chân % 2,9 2,6 3,22 2,59
Da, lông, đuôi % 11,2 10,3 - -
Phủ tạng % 11,4 10,7 - -
Độ dày mỡ lưng cm
2
0,6 0,6 - -
Diện tích mắt thịt cm
2
6,4 5,9 - -
*
Nguồn: Đinh Văn Bình và CS., 2007.
3.4.2. Khả năng sinh sản của cừu cái
Kết quả theo dõi đặc điểm sinh lý sinh sản và khả năng sinh sản của
4 con cừu tơ và 1 con cừu mẹ đã sinh lứa đầu ở Ninh Thuận về nuôi tại
Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.28. Do số lượng cừu hạn chế
nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu được công bố để tham khảo và
cần phải lặp lại với số lượng lớn hơn.

Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi tại Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu theo dõi
Đơn
vị
Thừa Thiên Huế
n M ± SE
20
Tuổi động dục lần đầu Ngày 4 201,3 ± 2,84 185 181
Khối lượng động dục lần đầu Kg 4 19,5 ± 0,87 16 17,0
Tuổi phối giống lần đầu Ngày 4 349,5 ± 20,8 305 295
Khối lượng phối giống lần đầu Kg 4 21,9 ± 1,83 22,5 23,1
Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 4 501,5 ± 21,5 465 455
Khối lượng đẻ lứa đầu Kg 4 26 ± 1,41 27 27,8
Thời gian mang thai (ngày) Ngày 5 152 ± 1,14 150 146
Số con đẻ ra/ lứa Con 5 1 ± 0,00 1,33 1,36
*
Nguồn tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007.
Số liệu bảng 3.28 cho thấy, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống
lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế muộn hơn so
với ở Ninh Thuận và Ba Vì. Điều này có thể là do một số tác động như
thay đổi phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý cừu.
Khối lượng động dục lần đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế lớn
hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Nguyên nhân có thể do tuổi động
dục lần đầu muộn hơn nên dẫn đến khối lượng động dục lần đầu cao hơn.
Thời gian mang thai, số con sinh ra/lứa, khối lượng sơ sinh của 5 cừu
nuôi ở Thừa Thiên Huế nằm trong khoảng giá trị bình thường của giống
cừu Phan Rang và tương đương với cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì.
3.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THỨC ĂN THÔ XANH
3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các
loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.29.
Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
(M ± SD*)
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)
Lá mít Lá duối
Vật chất khô (%) 20,5 ± 0,55 19,1 ± 0,90 32,5 ± 2,10 29,2 ± 3,07
Chất hữu cơ (%DM) 87,9 ± 0,62 85,5 ± 1,31 91,3 ± 1,19 84,7 ± 2,73
Protein thô (%DM) 10,4 ± 0,95 8,6 ± 0,61 13,5 ± 1,74 16,7 ± 2,32
NDF (%DM) 60,1 ± 2,34 61,8 ± 3,19 48,2 ± 2,90 39,4 ± 2,71
Năng lượng thô
(kcal/kg DM)
3742±58,1
3
3609±24,58 4069±128,64 3549±119,70
Khoáng (% DM) 12,1 ± 0,62 14,5 ± 1,31 8,7 ± 1,19 15,3 ± 2,73
Bảng 3.29 cho thấy, thành phần hóa học và giá trị năng lượng của 4 loại
thức ăn trong thí nghiệm khá cao. Điều đáng chú ý, ngoài cỏ tự nhiên và cỏ
voi là thức ăn quen thuộc thì lá mít và lá duối là những thức ăn khá phổ biến,
21
có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt là protein, có thể
là nguồn thức ăn bổ sung cho cừu, góp phần giải quyết thiếu hụt thức ăn.
3.5.2. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các
loại thức ăn
Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu được thể hiện ở

bảng 3.30.
Bảng 3.30 cho thấy, các loại thức ăn đã ảnh hưởng đến lượng thức ăn
và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu (P<0,05). Cả 2 loại cỏ vẫn là thức
ăn được cừu thu nhận nhiều hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05), trong
khi lá mít cũng như lá duối lượng thức ăn thu nhận là tương đương nhau.
Tuy vậy, lượng protein thu nhận lại có xu hướng ngược lại. Protein thu
nhận ở cừu ăn khẩu phần lá duối cao hơn các khẩu phần còn lại (P<0,05).
Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)

mít

duối
SEM
1
P
Vật chất khô
(kg/con/ngày) 0,53
a
0,54
a
0,40
b
0,40
b

0,013 0,000
% BW 3,05
ab
3,23
a
2,46
b
2,40
b
0,161 0,007
Chất hữu cơ (kg/con/ngày) 0,47
a
0,46
a
0,37
b
0,33
c
0,009 0,000
Protein thô (kg/con/ngày) 0,056
a
0,047
b
0,055
a
0,066
c
0,002 0,004
NDF 0,32
a

0,33
a
0,19
b
0,15
c
0,005 0,000
Năng lượng thô (kcal/con/ngày) 2000
a
1951
a
1637
b
1398
c
34,23 0,000
a,b,c,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
3.5.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối với các loại thức ăn
Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của cừu được trình bày ở
bảng 3.31.
Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%)
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)

mít


duối
SEM
1
P
Vật chất khô 74,6
a
76,6
a
64,5
ab
57,1
b
3,63 0,03
Chất hữu cơ 77,0
a
78,9
a
66,8
b
65,9
b
2,79 0,03
Protein thô 76,7
a
77,2
a
49,6
b
71,8

a
2,47 0,00
NDF 74,7
a
79,8
a
52,5
b
57,6
b
3,93 0,01
Năng lượng thô 74,6
a
77,4
a
63,7
b
60,2
b
2,51 0,01
a,b,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
Bảng 3.31 cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến thành phần dinh dưỡng
của các loại thức ăn trên cừu là khá cao và có sự sai khác (P<0,05). Tỷ lệ
tiêu hóa vật chất khô ở lá duối và lá mít không sai khác (P>0,05), thấp
22
hơn cỏ voi và cỏ tự nhiên (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở cỏ voi
cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối và lá mít (P<0,05), trong khi
đó giữa cỏ voi và cỏ tự nhiên cũng như giữa lá duối và lá mít là tương
đương nhau (P>0,05). Tỷ lệ tiêu hóa protein ở cỏ voi, cỏ tự nhiên và lá

duối không sai khác thống kê (P>0,05) và cao hơn so với lá mít (P<0,05).
Tỷ lệ tiêu hóa NDF và năng lượng có xu hướng giống nhau, ở cỏ voi
cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05).
3.5.4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu
Với mục tiêu nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức
ăn khá phổ biến cho cừu ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tính toán hàm
lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu, kết quả được
trình bày ở bảng 3.32.
Bảng 3.32. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)
Lá mít Lá duối
Vật chất khô (g/kg TA tươi) 152,90 146,38 209,72 166,67
Chất hữu cơ (g/kg VCK TA) 676,89 674,94 609,68 558,59
Protein thô tiêu hóa (g/kg VCK TA) 79,72 66,40 66,67 119,83
NDF (g/kg VCK TA) 448,86 492,86 253,13 226,99
Năng lượng thô tiêu hóa (kcal/kg VCK) 2792,63 2793,53 2590,11 2138,12
a,b,
Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)
Bảng 3.32 cho thấy, lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa của các loại thức
ăn trên cừu có sự sai khác giữa các loại thức ăn. So với cỏ tự nhiên và cỏ
voi, lượng vật chất khô và protein thô tiêu hóa của lá mít và lá duối cao
hơn, đặc biệt là lượng protein tiêu hóa ở lá duối (119,83 g/kg). Trong lúc
đó lượng vật chất khô và protein thô ăn vào thấp (bảng 3.29), tỷ lệ tiêu hóa
lượng vật chất khô và protein thô thấp (bảng 3.31).
3.5.5. Tích lũy nitơ (N) của cừu

Kết quả đánh giá năng tích lũy nitơ của cừu được thể hiện ở bảng 3.33.
Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu
Loại thức ăn
Chỉ tiêu
Cỏ tự
nhiên
Cỏ voi
(VA-06)

mít

duối
SEM
1
P
N thu nhận (g) 8,92
a
7,47
b
8,72
a
10,50
c
0,33
0
0,00
N thải qua phân (g) 2,08
a
1,71
a

4,39
b
2,99
c
0,245 0,00
N tiêu hóa ăn vào (g) 6,84
ac
5,76
a
4,33
b
7,51
c
0,33
0
0,00
N thải qua nước tiểu (g) 1,11
a
1,26
a
0,84
a
2,18
b
0,200 0,01
23

×