Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN to chuc HD day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.89 KB, 7 trang )

Phần A : Đặt vấn đề.
I. Lí do chọn đề tài.
Mấy năm gần đây do sự phát triển của thông tin, khoa học công nghệ do
chính sách “ mở cửa” của Đảng và Nhà nước ta. Ngoại ngữ nói chung và Tiếng
Anh nói riêng đã trở thành một phương tiện giao tiếp thiết yếu của hầu hết
người dân Việt Nam chúng ta với khách nước ngòai, đồng thời nó cũng trở
thành một môn học chính bắt buộc trong các trường phổ thông hiện nay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
đã đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm có nghóa là dạy
học theo hướng phát triển tích cực tư duy học sinh.Ngừơi thầy không gì khác là
người hướng dẫn học sinh cách học, cách suy nghó, tự phát hiện kiến thức.
Người thầy còn phải tự thiết kế, sáng tạo ra những hoạt động khơi dậy khả
năng tư duy, sự độc lập suy nghó của các em.
Phương pháp dạy Tiếng Anh còn đòi hỏi một môi trường học tiếng với
đặc trưng riêng của bộ môn. Nghóa là một phòng học tiếng tốt, không nên quá
rộng và quá đông học sinh. Có như vậy thì tất cả mọi người học mới có cơ hội
để giao tiếp bằng Tiếng Anh và tạo điều kiện cho Giáo viên có thể trực tiếp
giao tiếp với từng ngừơi học dễ dàng, kết hợp với lí thuyết môn giáo học pháp
hiện đại và phương pháp dạy học mới theo chương trình sách giáo khoa mới
nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của người dạy và ngừơi học
trong giao tiếp ngôn ngữ. Tôi tự nhận thấy cần phối hợp nhuần nhuyễn và linh
hoạt “ những hình thức tổ chức các hoạt động dạy Tiếng Anh trong một lớp học
đông học sinh” để có hiệu quả và phù hợp với thực tế hiện nay.
II. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một vài hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh trong
một lớp học đông học sinh .
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết đề ra.
- Đưa ra một số biện pháp tổ chức các hoạt động tích cực hơn.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu một số biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học


trên lớp.
- Đồng thời nghiên cứu học sinh THCS.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy thực tế.
Phần B. NỘI DUNG.
I.Cơ sở lí luận:
Việc đổi mới tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp là vô cùng quan
trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Dạy ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh
nói riêng phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng .
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Những khó khăn của lớp học đông học sinh.
Một lớp học với số lượng học sinh đông sẽ gây cho giáo viên không ít
khó khăn:
Trước tiên, Giáo viên sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc tổ chức và điều khiển lớp
học. Nếu tổ chức luyện tập cả lớp thì học sinh sẽ không có cơ hội thực hành nói
vì lớp quá đông, thời gian trong một tiết học sẽ không đủ để tất cả học sinh đều
được nói. Vì vậy, chỉ một số em được luyện tập còn đa số các em ngồi nghe
một cách thụ động, và đây sẽ là cơ hội cho một số em thấy mình bò “ thừa” do
đó các em không chú ý nghe giảng. Nếu chia lớp ra thành từmg nhóm khoảng 5
hoặc 6 học sinh thì giáo viên không thể bao quát tới tất cả các nhóm cùng một
lúc trong thời gian luyện tập được. Ngược lại nếu chia lớp thành 9 hoặc 10 học
sinh thì do nhóm đông sẽ tạo cơ hội cho những học sinh lười biếng không chòu
tham gia luyện tập và lớp sẽ rất ồn. Bởi vậy, muốn tổ chức lớp học cho hợp lí,
khoa học để việc học đạt được hiệu quả tốt thì đòi hỏi người Giáo viên cần
phải có kó năng tổ chức lớp học. Điều này tưởng không cần thiết song lại rất
quan trọng với kết quả dạy và học. Người Giáo viên phải tự quyết đònh nên tổ
chức lớp học như thế nào? Có thể chia thành ra bao nhiêu học sinh hoặc nên
phân bố học sinh theo vò trí như thế nào cho hợp lí để học sinh có thể luyện tập
tốt và chúng có điều kiện giúp nhau trong học tập…. Tất cả công việc tổ chức
đòi hỏi người Giáo viên phỉa linh hoạt.

Khó khăn thứ 2 trong lớp học đông học sinh đó là: Giáo viên mất nhiều
thời gian để tìm hiểu khả năng thu bài và lực học của từng học sinh. Nếu giáo
viên nắm được lực học và khả năng tiếp thu bài của từng học sinh sẽ tạo điều
kiện cho giáo viên giảng dậy một cách có hiệu quả.
Vì lớp học quá đông, giáo viên không thể trong một thời gian ngắn mà
phát hiện ra những học sinh khá, giỏi hoặc yếu kem . Nhiều khí giáo viên chủ
quan chỉ dựa vào một hiện tượng nào đó mà đánh giá sai về năng lực của học
sinh.
Ví dụ: Trong một tiết học nói, nếu một học sinh ngồi im lặng, giáo viên
chưa thể khẳng đònh rằng học sinh này không biết gì để nói hoặc đây là một
học sinh yếu. Vấn đề ở đây có thể học sinh đó không thích nói trước đông
người vì e ngại.Vì vậy, để đánh giá được năng lực của từng học sinh người giáo
viên cầ phải có thời gian tìm hiểu học sinh và phải dựa vào nhiều phương diện
để đánh giá học sinh.
Khó khăn thứ 3 là: Trong một lớp học có đông hcọ sinh giáo viên cần
phải đầu tư nhiều thời gian khi soạn giáo án và linh hoạt trong việc thay đổi bài
soạn.Bởi vì giáo viên phải dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra trong
khi giảng bài để có biện pháp ứng xử sư phạm một cách khéo léo, tế nhò giáo
viên cũng cần phải tìm ra phương pháp nào là tốt nhất và phù hợp trong mỗi
tiết học . Ngoài ra, giáo viên cần phải chuẩn bò thêm một số câu hỏi để kiểm
tra việc hiểu bài của học sinh , hơn nữa giáo viên cũng cần chuẩn bò những
dạng bài tập phù hợp cho học sinh . Và cuối cùng giáo viên cũng cần chú ý đề
phong một số học sinh hiếu động, nghòch ngợm sẽ gây mất trật tự bất cứ lúc
nào . Trong một lớp học đông học sinh, nếu giáo viên không có khả năng điều
khiển lớp tốt thì những học sinh đó sẽ không chú ý vào bài học mà làm những
việc riêng.
Vì vậy giáo viên cần phải cố gắng dùng các thủ thuật sư phạm để thu
hút sự chú ý của học sinh và gây cho học sinh sự hứng thú trong việc học Tiếng
Anh.
2. Các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh trong lớp có

đông học sinh.
Như đã đề cập ở trên, với lớp học đông học sinh sẽ gây cho người Giáo
viên khó khăn trong việc đi ều khiển lớp và tổ chức luyện tập trên lớp. Vì vậy
người Giáo viên muốn giảng dạy Tiếng Anh một cách có hiệu quả thì phải linh
hoạt vận dụng giữa lí thuyết và thực tiễn để rút ra cho mình phương thức phù
hợp nhất, hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh của mình. Chúng ta cần
khẳng đònh rằng mỗi hình thức tổ chức dạy học nêu trên có những ưu điểm và
nhược điểm riêng, không hình thức nào là vạn năng. Vấn đề đặt ra là chúng ta
sử dụng các hình thức tổ chức nào cho phù hợp với các dạng bài tập khác
nhau, mục tiêu giao tiếp khác nhau và đối tượng học sinh khác nhau. Sử dụng
phối hợp các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học là hình thức có
hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài ưu điểm và nhược điểm của các hình thức
tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
a.Làm việc cá nhân:
* Ưu điểm:
- Học sinh làm theo tốc độ, trình độ, nhu cầu, phương pháp riêng.
- Học sinh có điều kiện tự thực hành và ứng dụng, tìm tòi.
- Tránh căng thẳng so với làm việc theo cặp, nhóm và cả lớp .
Học sinh tự kiểm tra, đánh giá.
- Tránh sự ồn ào của lớp.
* Nhược điểm:
- Học sinh ít có điều kiện giao tiếp trực tiếp với bạn bè và Giáo
viên.
- không động viên làm việc tập thể, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo viên khó kiểm soát lớp, kiểm soát thời gian.
- Giáo viên phải chuẩn bò nhiều tình huống, bài tập cho mọi đối
tượng học sinh.
b. Làm việc theo cặp:
* Ưu điểm:
- Nhiều học sinh được tham gia luyện tập cùng một lúc.

- Học sinh có cơ hội hoạt động tương tác mà không cần đến một
sự hướng dẫn của Giáo viên.
- Học sinh được chia sẻ trách nhiệm.
- Cho phép Giáo viên để ý đến các cặp trong khi các cặp khác
vẫn làm việc bình thường .
- Dễ tổ chức, dễ thực hiện.
* Nhược điểm:
- Lớp ồn khó kiểm soát việc học tập của học sinh.
- Một số học sinh khá, giỏi không thích làm việc với các bạn kém
hơn mình.
- Làm việc không hiệu quả khi học sinh trong cặp không hợp
nhau.
- Do không kiểm soát được tất cả các cặp cùng một lúc nên nhiều
cặp làm việc chểnh mảng hoặc nói chuyện riêng.
c. Làm việc theo nhóm:
*Ưu điểm:
- Nhiều học sinh có điều kiện tham gia luyện tập cùng một lúc
- Do có nhiều thành viên trong nhóm nên giảm mối quan hệ cá
nhân và tăng sự đóng góp ý kiến trong luyện tập so với làm việc theo cặp.
- Học sinh tự tin hơn khi ra quyết đònh.
* Nhược điểm:
- Lớp ồn khó kiểm soát.
- Nhiều học sinh không thích vì muốn chứng tỏ khả năng của
mình với Giáo viên hơn là với bạn.
- Trong nhóm, có thể có một số học sinh tích cực, số khác ý lại
vào các bạn trong nhóm.
- Việc phân nhóm khó khăn và mất thời gian.
d. Làm việc cả lớp:
* Ưu điểm:
- Dạy cùng một lúc một số đông học sinh.

- Tất cả học sinh được tiếp cận trực tiếp với Giáo viên.
- Tạo được yếu tố “ an tòan” cho học sinh.
- Giáo viên chủ động bao quát lớp, kiểm soát lớp chặt chẽ.
* Nhược điểm:
- Giáo viên làm việc nhiều, phù hợp với phương pháp giảng dạy,
hạn chế tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Hạn chế sự khác biệt giữa các đối tượng.
- Nếu không bao quát tốt thì chỉ một số học sinh khá giỏi làm
việc.
* Cách khắc phục nhược điểm:
Việc tổ chức cặp, nhóm chỉ là bước khởi đầu cho quá trình luyện tập,
muốn cho các cặp, nhóm làm việc có hiệu quả, cần thực hiện tốt các bước cơ
bản sau:
* Trước luyện tập: Để việc luyện tập đạt hiệu quả, Giáo viên cần thực hiện
bước “ trước luyện tập” bằng cách thực hiện một số quy trình gồm 3 yếu tố :
Chuẩn bò tâm thế cho học sinh – xác đònh mục đích và chỉ dẫn nhiệm vụ cần
thực hiện – ấn đònh thời gian. Nghóa là, học sinh phải có tâm thế thoải mái về
điều sắp thực hiện, hiểu ý nghóa và mục đích việc sắp làm,nắm vững các bước
thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ trong bao lâu.
* Trong khi luyện tập:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước , các cá nhân sau đó trao đổi nhiệm
vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung , các cặp được ghép thành các
nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ và rút ra những vấn đề chung của nhóm
mình trước lớp học.
Trong khi luyện tập giáo viên có thể đứng ở một vò trí nào đó trong lớp ( trước
lớp, cuối lớp hoăc giữa lớp) hoặc đi xung quanh lớp quan sát và lắng nghe hoạt
động của các cặp, nhóm qua đó có thể quyết đònh cần phải dừng lại giúp đỡ,
hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin, ngữ liệu cần thiết để đònh hướng các hoạt
động hoặc thậm chí tham gia cùng hoạt động ở cặp nhóm nào. Cần chú ý rằng
trong khi hoạt động cặp, nhóm diễn ra, giáo viên có cơ hội tập trung giúp đỡ

các đối tượng học sinh giỏi hoặc yếu kém.
Khi thời gian dành cho hoạt động cặp hoặc nhóm kết thúc, giáo viên cần
tổ chức để các cặp, nhóm thông báo lại kết quả hoạt động của cặp, nhóm mình
, cả lớp lắng nghe, bổ sung thông tin, sửa chữa lỗi, cho nhận xét và đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ của cặp nhóm. Cuối cùng giáo viên tóm tắt các
hiện tượng ngôn ngữ, cho nhận xét đánh giá chung công việc vừa tiến hành có
đảm bảo mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã đònh trước không.
Có thể nêu một ví dụ về một quy trình làm việc theo cặp nhóm trong
tổng thể một nhiệm vụ giao tiếp sau ( Bao gồm cả hoạt động cá nhân, cả lớp).
Task: Talking about seasons and weather
Stage Interaction Procedure Timing
Pre- task T

C T introduces activities, sets purposes and
time
2’
Through
task
S,S,S
SS

(PW)
SS

SS
(GW)
SS make their lists of seasons and adjectives
In pais,SS have a table of 4 seasons and
related adjectives
Pairs join with other pairs . New groups

discuss about seasons and weather.
3’
5’
5’
Stage Interaction Procedure Timing
Pots- task T

GG
T

C
T encourages groups to report their work and
compare their lists. Other groups listen and
comment
T comments and summarises
3’
2’
Note : T: Teacher S: student PW: pair work
C: class G: group GW: group work
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
PHẦN C. KẾT LUẬN.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về một vài hình thức tổ chức các hoạt
động dạy học trên lớp đông học sinh. Đặc biệt là nhấn mạnh loại hình thức
luyện tập theo cặp và nhóm .
Tôi thấy rằng đây là một đề tài mà đang được mọi người quan tâm. Bởi
vì, hiện nay thực trạng nền giáo dục nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn đó là : hầu hết các lớp học đều quá tải, ở các vùng nông thôn. Bởi
vậy, mỗi chúng ta mỗi nhà sư phạm có tâm huyết với nghề cũng nên chuẩn bò
tốt cho mình phương pháp giảng dạy, cũng như cách thức tổ chức luyện tập
Tiếng Anh trên lớp học đông học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất và

phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặ trưng của bộ môn.
Dạy học là một nghệ thuật, nên Giáo viên phải có cách tổ chức dạy học
trên lớp chỉ có thể là một nghệ thuật khi nó được tiến hành dưới sự điều khiển
tài nghệ của Giáo viên. Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần đây các bạn đồng
nghiệp của tôi có những đóng góp bổ ích hơn nữa về phương pháp tổ chức các
hoạt động dạy học trên lớp tốt hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×