Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giao duc the chat trong truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.61 KB, 3 trang )

Giáo dục thể chất trong trường học: Cần có một cơ quan chức năng riêng
23 Tháng Giêng 2006 14:44:00 GMT+7
Tại Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất và Y tế trường học được Bộ Giáo dục và đào tạo phối
hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức từ ngày 12 - 13/01, các đại biểu đã nghe các báo cáo
nghiên cứu khoa học và cùng thảo luận về những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác
GDTC trong trường học, góp phần nâng cao thể lực của học sinh - sinh viên. Hội nghị cũng đưa
ra kiến nghị nên duy trì việc tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học và cải tiến theo hướng tổ
chức từ cơ sở lên đến toàn ngành (Từ các trường Đại học, Cao đẳng đến khu vực) theo hướng 2
năm /lần và tổ chức Hội nghị Khoa học Giáo dục Thể chất và Y tế trường học toàn ngành 4
năm/lần. Việc hình thành một bộ phận chức năng nghiên cứu chuyên trách về công tác này là
một điều cần thiết nhằm giúp Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu Giáo
dục thể chất và Y tế trường học.
Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất và Y tế trường học được Bộ Giáo dục và đào tạo
phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức từ ngày 12 - 13/01. Tại Hội nghị, các đại biểu
đã nghe các báo cáo nghiên cứu khoa học và cùng thảo luận về những biện pháp nhằm
thúc đẩy hơn nữa công tác GDTC trong trường học, góp phần nâng cao thể lực của học
sinh - sinh viên.
Đa số các đề tài đã đề cập đến phương pháp Giáo dục thể chất trong trường học (28/54 đề
tài), tập trung vào cải tiến phương pháp và đánh giá Giáo dục thể chất trường học, bao
gồm đổi mới dạy học thể dục theo hướng tích cực hóa học sinh; xây dựng chuẩn kiểm tra
đánh giá môn học, cải tiến tổ chức quá trình giáo dục kết hợp các hoạt động và cách thức
hoạt động nội lực hóa.
Tại Hội nghị, lần đầu tiên xuất hiện các báo cáo nghiên cứu vận dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Công tác đào tạo được chú trọng với 4 đề tài, tập trung nghiên cứu thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên TDTT cho các trường phổ thông và các cơ sở
đào tạo trên cả nước. Một vấn đề cũng được đặt ra là học vấn thể chất và mối quan hệ
liên môn cũng như đề xuất các giải pháp mở rộng tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực Giáo dục thể chất và Y tế trong trường học còn bộc lộ những hạn chế nhất định.


Nghiên cứu khoa học về Giáo dục thể chất và Y tế trong trường học chưa theo kịp với
yêu cầu và sự phát triển của xã hội nói chung cũng như của ngành giáo dục nói riêng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là đầu tư cho công tác nghiên cứu
khoa học còn chưa tương xứng với tiềm lực của các trường Đại học, Cao đẳng và các đơn
vị giáo dục.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế của các đề tài nghiên cứu. Một số
ít đề tài còn sơ sài về nội dung, hình thức trình bày rườm rà, chưa đáp ứng được yêu cầu
của một báo cáo khoa học. Số lượng đề tài về Giáo dục thể chất ít (54 đề tài) cũng cho
thấy chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của các trường và Sở Giáo dục trên toàn quốc.
Một số ít các bản báo cáo mới chỉ đưa ra ở mức độ nghiên cứu hạn hẹp, thiếu định hướng
chung của toàn ngành
Hội nghị đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác Giáo dục thể chất
trong trường học, cụ thể: Cần xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất
như một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của
các nhà trường; Cần nghiên cứu, hình thành cơ cấu tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học
Giáo dục thể chất, trong đó có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Vụ
Khoa học công nghệ, Vụ học sinh sinh viên và trường Đại học TDTT; Cần có sự đầu tư
kinh phí thích hợp cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Giáo dục thể chất.
Hình thành mạng lưới tổ chức quản lý và nghiên cứu khoa học về Giáo dục thể chất và Y
tế trong trường học từ trung ương đến các Sở GD - ĐT; tăng cường hơn nữa đội ngũ cán
bộ, nâng cấp đồng bộ cơ sở vật chất cho việc đảm bảo công tác nghiên cứu khoa học
Giáo dục thể chất và Y tế trường học cũng như nghiên cứu cải tiến nội dung chương
trình, phương pháp Giáo dục thể chất và các hoạt động TDTT trong từng bậc học phù
hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh - sinh viên.
Hội nghị cũng đưa ra kiến nghị nên duy trì việc tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học và
cải tiến theo hướng tổ chức từ cơ sở lên đến toàn ngành (Từ các trường Đại học, Cao
đẳng đến khu vực) theo hướng 2 năm /lần và tổ chức Hội nghị Khoa học Giáo dục Thể
chất và Y tế trường học toàn ngành 4 năm/lần. Việc hình thành một bộ phận chức năng
nghiên cứu chuyên trách về công tác này là một điều cần thiết nhằm giúp Bộ Giáo dục và
đào tạo chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu Giáo dục thể chất và Y tế trường học.

Tất cả các đề tài báo cáo và thảo luận tại Hội nghị đã có hướng nghiên cứu mang tính cấp
thiết và thiết thực, góp phần phục vụ đổi mới giáo dục nói chung và phù hợp với định
hướng của Đảng và Nhà nước. Chất lượng khoa học của các đề tài cũng được nâng cao,
thông qua trình độ đào tạo và sự chuẩn bị của các tác giả tại Hội nghị. Các phương pháp
được sử dụng để nghiên cứu trong các đề tại rất đa dạng và thành thạo. Chất lượng thảo
luận của các đại biểu trong quá trình tham gia Hội nghị rất thẳng thắn, có hiệu quả đã cho
thấy sự chuẩn bị chu đáo cả của các tác giả cũng như các đại biểu. Sự thành công của Hội
nghị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng những định hướng chỉ đạo tốt hơn
công tác Giáo dục thể chất và Y tế trong trường học hiện tại và tương lai.
Bài và ảnh: T. Dương

×