Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan & Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.07 KB, 30 trang )

Mục lục
Lời mở đầu....................................................................................2
Nội dung........................................................................................3
1. Tìm hiểu hoạt động du lịch.................................................................3
2. Khái quát về đất nước Thái Lan và Singapore.................................4
2.1 Đất nước Thái Lan......................................................................4
2.1.1 Vị trí, địa lý, thủ đô..........................................................4
2.1.2 Khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo............................................4
2.2 Đất nước Singapore....................................................................6
3. Thực trạng phát triển du lịch ở Thái Lan và Singapore..................7
3.1 Vì sao Thái Lan hấp dẫn du khách...........................................7
3.1.1 Đầu tiên họ dụ khách vào trước......................................9
3.1.2 Tiếp theo đó là họ “móc túi” sau.....................................10
3.2 Vì sao Singapore hấp dẫn du khách..........................................11
3.2.1 Một thiên nhiên không hề ưu đãi....................................12
3.2.2 Một xã hội phồn vinh.......................................................12
3.2.3 Một thị trường du lịch......................................................12
3.2.4 Một trung tam mua sắm quốc tế.....................................13
3.2.5 Một trung tâm giáo dục đẳng cấp cao............................13
3.2.6 Một trung tâm điều trị có uy tín......................................14
4. Đất nước Việt Nam và thực trạng phát triển du lịch của nước ta. .14
4.1 Đất nước Việt Nam.....................................................................14
4.2 Thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay.....................................17
4.3 Thấy người mà ngẫm đến ta......................................................19
4.3.1 Một vài ấn tượng..............................................................19
4.3.2 Nghĩ về du lịch Việt Nam.................................................20
4.4 Bài học kinh nghiệm và giải pháp để phát triển du lịch..........23
4.4.1 Bài học kinh nghiệm.........................................................23
4.4.2 Giải pháp để phát triển du lịch.......................................25
Kết luận.........................................................................................28
Tài liệu tham khảo........................................................................30



1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, cuộc sống con người ngày
càng được nâng cao. Vì vậy, việc đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, giải trí…có
thể coi là nhu cầu không thể thiếu được. Chính vì điều đó mà rất nhiều quốc gia
đã coi trọng và đầu tư rất nhiều để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của
quốc gia mình đến toàn thế giới góp phần làm cho ngành du lịch của quốc gia đó
phát triển hơn.
Không cần phải nói bởi hầu như ai cũng biết được ta có rất nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch. Bởi vì, bên cạnh những thắng cảnh nổt tiếng được
UNESCO công nhận là những di sản thế giới mà còn có bao nhiêu tiềm năng,
thế mạnh để ngành công nghiệp không khói phát triển, nên một số nơi đã mạnh
dạn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên ngành du lịch của chúng ta phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có. Hiện nay lượng du khách quốc tế đến nước ta chỉ ở mức hơn 2,5
triệu mỗi năm trong khi đất nước Singapore nhỏ bé với dân số vẻn vẹn có 4 triệu
người mà hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng
mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách. Tương tự, chính phủ Thái Lan
đã đưa ra kế hoạch thu hút 13 triệu du khách quốc tế.
Làm cách nào mà du lịch của họ có thể làm được điều đấy? Chính vì vậy
em chọn đề tài sau: “Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và
Singapore”.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Trung Kiên đã giúp đỡ em hoàn thành
tốt đề án.

2
NỘI DUNG
1. Tìm hiểu hoạt động du lịch:
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội

đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel anh Tourism Council – WTTC)
đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành
sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác,
du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày
nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều
nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng
của cuộc sống.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người.
Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra về những động lực tạo ra những cuộc hành
trình trường kỳ như vậy. Một giả thuyết cho rằng những người cổ xưa đi du mục
để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm. Một giả thuyết khác lại cho rằng, con
người quan sát sự di chuyển của loài chim, muốn biết chúng từ đâu đến và chúng
bay đi đâu, nên họ đã di chuyển mặc dù họ không thiếu ăn nơi họ sinh sống. Tức
là từ xa xưa, con người đã luôn có tình tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung
quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người luôn muốn biết những nơi
khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hoá, các động vật,
thực vật và địa hình ở những vùng khác hay quốc gia khác.
Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ
cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai. Biểu hiện của hoạt động kinh doanh
du lịch trở nên rõ nét hơn, khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời đại chiếm
hữu nô lệ, tức là vào giai đoạn có sự phân chia lao động lần thứ ba của xã hội
loài người.
Như vậy, du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình
phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Trên
thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đã đem lại lợi ịch kinh tế,
mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội…ở nhiều nước trên thế giới, ngành
du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành kinh tế mũi nhọn trong nền
kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn

trong tổng sản phẩm xã hội.

3
2. Khái quát về đất nước, con người Thái Lan và Singapore:
2.1 . Đất nước Thái Lan:
Dân số : 62 triệu (Theo số liệu thống kê năm 1999).
Diện tích : 510.000 Km2
Đồng tiền Thái Lan: Đồng Bath, có tỷ giá: 1USD=40 Bath...
2.1.1. Vị trí địa lý, thủ đô:
Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là “xứ sở của tự do”. Thủ đô Bangkok
nghĩa là “thành phố của những thiên thần”.
Vương quốc Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Phía Tây và phía Bắc
giáp với Myanmar. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Lào. Phía Đông Nam giáo với
Campuchia và phía Nam giáp với Malaysia.
Thái Lan được chia làm 6 vùng chính: Phía Bắc là núi đồi sử dụng nhiều
voi làm việc cho lâm nghiệp, thời tiết mùa đông đủ lạnh để trồng hoa quả ôn đới
như dâu tây, đào. Cao nguyên Đông Bắc phần lớn có sông MêKông chảy qua là
nơi văn minh đồ đồng lâu nhất thế giới, phát triển 5.600 năm về trước. Đồng
bằng miền Trung là một trong những vùng trồng hoa quả và lúa màu mỡ nhất thế
giới. Đồng bằng ven biển phía Đông với rất nhiều bãi cát mịn phát triển du lịch.
Những thung lũng và vùng núi phía Tây thuận lợi cho việc phát triển thủy điện
và bán đảo phía Nam có cảnh quan đẹp và nguồn lợi kinh tế như mỏ thiếc, cao
su và nghề cá.
2.1.2. Khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với ba mùa đặc trưng: Mùa nóng và khô từ
tháng 2 đến tháng 5 (nhiệt độ trung bình 34o, độ ẩm 75%), mùa mưa nhưng nắng
nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 (nhiệt độ trung bình trong ngày là 29oC, độ ẩm 87
%), và mùa mát từ tháng 11 đến tháng 1 (nhiệt độ giao động từ dưới 20oC tới
32oC, độ ẩm giảm). Ban đêm ở miền Bắc và Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp
hơn. Miền Nam có khí hậu rừng mưa nhiệt đới với nhiệt độ trung bình 28oC.

Ngôn ngữ là tiếng Thái Lan, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi, nhất là
ở Bangkok.
Tôn giáo: Phật giáo (95%), Hồi Giáo (4%) và các tôn giáo khác (1%).
Dân cư : Gồm có người Mon, Khmer và Thái.

4
Thủ đô cũ là Ayut Thaya, thủ đô hiện nay là Bangkok có khoảng 10 triệu
dân. Sân bay Quốc tế Bangkok ( Đôn Mương) cách trung tâm 35 km, đi mất 40
phút, có 40 cửa, hàng năm đón 25 triệu hành khách, cứ 4 phút có một máy bay
hạ cánh, cất cánh.
Thế kỷ 11,12 người Khmer chiếm rất nhiều vùng đất Thái Lan. Đầu những
năm 1200, người Thái đã thành lập những bang nhỏ phía Bắc ở Lanna, Phayao
và Sukhothai. Năm 1238, hai thủ lĩnh người Thái nổi dậy chống Khmer và thành
lập nên vương quốc Thái thực sự độc lập đầu tiên ở Sukhothai, nhưng Sukhothai
suy yếu dần vào những năm 1300 và dần dần trở thành Vương quốc chư hầu (Lệ
thuộc) của Ayutthaya, một vương quốc trẻ năng động nằm ở vùng Nam trong
thung lũng sông Chao Phraya.
Vương quốc Ayutthaya thành lập từ 1350 có thủ đô cùng tên cho đến 1767
khi thủ đô bị bọn xâm lược phá hủy. Thủ đô Ayutthaya tồn tại 417 năm dưới sự
cai trị của 33 nhà vua, người Thái đã thành công rực rỡ trong việc phát huy nền
văn hóa đầy bản sắc dân tộc. Họ đã giành được đất đai từ người Khmer và tiếp
xúc với các nước Ả Rập, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật và Châu Âu.
Năm 1782 Vua đầu tiên của triều đại Chakri là Rama I đã xây dựng thủ đô
mới của ông trên một khu đất của một làng ven sông gọi là Bangkok (nghĩa là
Làng có nhiều cỏ dại). Hai Vua Mongkut (Rama IV) trị vì từ 1851 đến 1868 và
con ông Chulalongkorn (Rama V) cai trị từ 1868 đến 1910 đã cứu Thái Lan khỏi
chế độ thuộc địa Phương Tây thông qua con đường ngoại giao khéo léo và đã lựa
chọn con đường hiện đại hóa đất nước.
Vua Thái Lan hiện nay là Bhumibol Adulyadej (Rama IX). Thái Lan là một
nước quân chủ lập hiến. Kể từ năm 1932 các vua Thái Lan (kể cả vua đang cai

trị) thực thi quyền lập pháp thông qua Quốc hội, quyền hành pháp thông qua một
nội các do thủ tướng đứng đầu và quyền tư pháp thông qua tòa án.
90% người Thái theo đạo Phật. Phật giáo Tiểu thừa có ảnh hưởng lớn trong
đời sống hàng ngày. Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Lan thế kỷ thứ 3
trước công nguyên tại vùng Nakhonphatho, nơi có tượng đài Phật giáo lớn nhất
thế giới. Sau đó Quốc vương Phật giáo Ân Độ Asoca (267-227 trước công
nguyên) gửi các giáo sĩ đến Đông Nam Châu Áđể truyền đạo Phật.
Thái là ngôn ngữ chính để nói và viết. Tiếng Anh được sử dụng rất rộng rãi
đặc biệt ở Bangkok. Các biển hiệu song ngữ Thái - Anh treo khắp mọi nơi.
Thái Lan phát triển về kinh tế, du lịch, là nước đứng đầu xuất khẩu gạo, đã
giải quyết được nạn thất nghiệp nhưng hiện còn thiếu công nhân có tay nghề bậc

5
cao. Thu nhập bình quân theo đầu người là 1200 Đôla Mỹ/ năm. Năm 1995 Thái
Lan đón 7 triệu khách du lịch, ở trung bình 1 tuần trên đất Thái Lan.
Phương tiện đi lại ở Bangkok: Ôtô buýt công cộng không điều hòa rất rẻ, có
nhiều giá từ 3 đến 5 bath và đi bất cứ nơi đâu trong nội thành. Xe có điều hòa giá
5 đến 15 bath đi trong nội thành. Taxi của khách sạn phải mặc cả trước giá
khoảng từ 50-300 bath chạy trong 5 thành phố, Túc Túc như xe lam ở Việt nam
giá chạy trong nội thành từ 30-100 bath.
2.2 Đất nước Singapore:
Dân số : 3,476 triệu
Diện tích : 639.000 km
2
Đơn vị tiền tệ : Đô la Singapore (SGD)
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi
nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của
Malaysia - một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor - Singapore ở phía
Bắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với
Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất

của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của
Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao
quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi
đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập
niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên
một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm
vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ
chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối
đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho
việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển
và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5
km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ
(thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc
điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa
nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình,
độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong

6
những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện
nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah.
Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví
dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn
cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại
trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng
nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một

loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế
đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
3. Thực trạng phát triển du lịch ở Thái Lan và Singapore:
3.1. Vì sao Thái Lan hấp dẫn du khách:
“Người ta có thể biến không thành có, biến có thành không” và du lịch
Thái Lan là một minh chứng của những người biến không thành có.
Thái Lan lại tiếp tục thuyết phục thế giới trong lĩnh vực du lịch khi được
nhận giải “The world’s best tourist country 2006” (Quốc gia du lịch tốt nhất thế
giới năm 2006) do Tạp chí The Travel News Na Uy trao tặng. Giải thưởng này
được tổ chức liên tục 11 năm qua, do 300 thành viên ngành công nghiệp du lịch
Na Uy bầu chọn. Ngoài ra, Tạp chí The Luxury Travel (úc) cũng đã công bố
“Danh sách vàng năm 2006” cho các giải thưởng trong ngành du lịch và Thái
Lan cũng giành được nhiều giải cao: được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của
châu á nằm trong danh sách 10 nước đoạt giải “Quốc gia tốt nhất”; Bangkok
được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “Thành phố tốt nhất”; 8 khu
nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 30 “Khu nghỉ mát tốt nhất”...
Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất
châu á. Trong đó, 2 thành phố đầu tiên thuộc về Thái Lan (xếp thứ nhất là thủ đô
Bangkok và thứ 2 là TP Chiang Mai); Thành phố Kathmandu của Nepal (xếp thứ
3)... Hồng Công (5) và Bắc Kinh (8)...
Thực tế cho thấy, Thái Lan có 3 tuyến du lịch nổi tiếng là: Bangkok –
Pattaya; Bangkok - Phuket; Bangkok – Chiang Mai.
Là người rất thích đi du lịch nên vì vậy em cũng đã có dịp được đặt chân
đến đất nước chùa Vàng của các cô gái Thái dịu dàng và xinh đẹp. Em đã chọn
Tour Hà Nội – Băngkok – Pattaya – Bangkok – Hà Nội để đi du lịch tìm hiều về
đất nước nổi tiếng biết làm du lịch, đất nước của chùa chiền và những nụ cười

7
thân thiện... Để mọi người có thời gian mua hàng và nghỉ ngơi, nên em đã tăng
thêm 1 ngày so với Tour bình thường là 6 ngày. Nếu đi Tour Bangkok - Pattaya

thì mọi người đều đến và thưởng thức các điểm tham quan giống nhau như:
Tiger Zoo với các trò biểu diễn của các chú cá sấu, heo làm toán, heo chạy đua;
đáp canô cao tốc thăm đảo San hô và tắm biển ở các bãi biển đẹp, tham gia các
trò chơi giải trí trên bãi biển như: tham dự trò chơi dù bay, đua môtô nước, lướt
sóng, lặn biển giữa rừng san hô dày đặc; Vườn nhiệt đới Noong Nooch. Mọi
người được thưởng thức các trò biểu diễn đặc sắc của voi, xem biểu diễn nghệ
thuật truyền thống của Thái Lan, thăm vườn Hoa Lan xuất khẩu. ấn tượng nhất
là buổi trình diễn Alcaza Show (Show Pêđê. ShowBoy) nổi tiếng do các hoa hậu,
ngôi sao Pêđê biểu diễn và Tiffany Show (ShowGirl); Marine Park - nơi tập
trung các loại thú quý hiếm trên thế giới, xem các chương trình biểu diễn đặc
biệt của các loài thú, thăm trại rắn. Du khách sẽ thấy thú vị với Vườn thú lộ thiên
Safariworld, xem biểu diễn cá heo, điệp viên 007, màn trình diễn của các chàng
cao bồi Tây Âu; Cung điện Hoàng Gia, chùa Phật Ngọc, chùa Vàng với tượng
Phật nằm. Trên hành trình, du khách còn được nhiều cơ hội tự dâng hiến những
đồng tiền tiết kiệm khi đến thăm các trung tâm mua bán đá quý hay mua sắm tại
các siêu thị: BigC, Lotus, Sogo Market, Tokyu và chợ bán buôn quần áo
Pratunam... Hay tự do dạo chơi chợ đêm PatPong, xem Showgirl hoặc thưởng
thức các loại hoa quả tươi ngon của Thái Lan.
Pattaya là một trong những địa danh nổi tiếng của Thái Lan. Hàng năm,
khoảng 2/3 các tour đến Thái Lan thế nào cũng vòng qua đây một hai ngày cho
bà con dạo chơi và trong đó có thể xem Alcaza show hoặc Tiffany Show biểu
diễn. Thái Lan còn có tuyến du lịch nổi tiếng thế giới là BăngKok – Phu Ket.
Đảo Phú Két được mệnh danh là hòn đảo của thiên thần! Đây là nơi nghỉ ngơi lý
tưởng cho du khách sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Là một
hòn đảo có bờ biển dài, mội trường trong sạch, nước trong xanh và dải cát trắng
mịn, du khách có thể thả mình cả ngày trong làn nước mà không thấy sự chán.
Hòn đảo này mang riêng trong mình một dáng vóc của sự sang trọng, quyến rũ
không bao giờ ngừng....
Thái Lan từ lâu đã được mệnh danh là xứ sở của những nụ cười thân thiện
và để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó phai. Ai đã có dịp qua đây chỉ

mong có điều kiện để quay lai. Bạn cũng có điều kiện hãy khám phá vùng đất
phía Bắc Thái Lan với khí hậu ôn hòa quanh năm. Tìm hiểu về đời sống những
người dân tộc thiểu số đầy nhiệt tình và thân thiện. Muốn vậy hãy tham gia
tuyến du lịch nổi tiềng Thái Lan là BăngKok – Chiang Mai. Đây cũng là 2 thành
phố được một tạp chí Mỹ xếp thứ nhất và nhì về thu hút khách du lịch của châu
á.

8
Thắng cảnh của họ, có thể nói, khó so sánh với Việt Nam. Nhưng cái đầu
làm du lịch của họ hơn ta nhiều bậc. Họ giăng chiếc lưới đầy hấp dẫn cho du
khách sa vào. Đặc biệt là họ kết hợp du lịch với thương mại, nên các sản phẩm
của Thái Lan được bán cho du khách với một số lượng khủng khiếp.
3.1.1. Đầu tiên họ dụ khách vào trước:
Bất cứ ai đặt chân đến sân bay quốc tế Bangkok cũng dễ dàng "ngửi" được
cái không khí sặc mùi du lịch. Sân ga đông nghẹt người, và có thể nhận ra ngay
phần lớn là du khách. Những đoàn khách rồng rắn đi theo người cầm cờ là các
hướng dẫn viên du lịch. Có rất nhiều người cho rằng "Đi Thái Lan chơi rẻ hơn
Hà Nội. Từ TPHCM đi Hà Nội, tiền máy bay thôi đã mất đứt 200USD/vé khứ
hồi. Còn Thái Lan chỉ mất 305USD là chơi được mấy ngày vô tư". Tôi thực sự
kinh ngạc bởi không hiểu tại sao chỉ với số tiền khiêm tốn như vậy mà các hãng
du lịch có thể tổ chức cho du khách đến Thái Lan chơi "vô tư" 5 ngày, và người
Thái có nghệ thuật gì mà hấp dẫn hàng vạn du khách mỗi ngày?
Tìm đến các địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thái Lan để tự tìm câu trả lời. Với
em, Thái Lan không có điểm nào thực sự gây ấn tượng bởi cái đẹp hay sự độc
đáo. Nhưng lạ một điều là mọi nơi đều hấp dẫn được du khách. Xe loại hai tầng
đưa đón khách đậu san sát. Du khách chen vai nhau chật cứng... Ví dụ như chùa
Phật Vàng ở khu phố người Hoa, người ta tứ xứ, da vàng, da đen, da trắng, mũi
cao, mũi thấp kéo vào ùn ùn. May mà tượng phật quá cao lớn nên từ xa trông
vào cũng thấy được mặt phật, không thì khó khăn cho những ai có thành tâm
chiêm bái.

Còn ở Hoàng cung của Hoàng gia Thái Lan, một điểm du lịch nổi tiếng số
một của Bangkok thì không thể tưởng tượng được người đâu ra mà đông đến thế.
Hôm tôi đến trời nắng như đổ lửa, du khách chen chúc trong cái nóng hầm hập.
Nắng thế, nóng thế, nhưng trông vẻ mặt ai cũng tỏ ra rất thoả mãn, khoan khoái.
Ở đây trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt người vào xem, cao điểm có
30.000 lượt người. Em cứ suy nghĩ một điều, chùa Phật Vàng không đẹp, Hoàng
cung cũng bình thường. Ở VN có rất nhiều chùa đẹp hơn nhiều, Hoàng thành
Huế uy nghi và hoành tráng, bốn bề thành luỹ, trước mặt là dòng sông Hương,
xa xa là những ngọn núi Ngự Bình, dãy núi Kim Phụng. Có thể nói, Hoàng thành
Huế có phong cảnh hữu tình, kiến trúc độc đáo, phối hợp với cả cụm các lăng
tẩm đền đài đa dạng, là di sản văn hoá thế giới. Vậy mà sống ở Huế nhiều năm,
đến Huế cũng nhiều lần mỗi dịp lễ hội, nhưng chưa bao giờ em thấy được cảnh
có đông du khách như ở đây? Phải nói trước tiên, Thái Lan có chủ trương phải
thu hút thật đông du khách bằng giá. Người Thái có chủ trương "số đông trước".
Để cạnh tranh với các nước có ngành du lịch nổi tiếng trong khu vực như

9
Singapore, Thái Lan bắt buộc phải phối hợp với các Cty du lịch của các nước để
xây dựng tour với giá rẻ nhất. Để làm được điều đó, các khách sạn, nhà hàng,
điểm vui chơi cùng thống nhất hạ giá cho khách tour. Ví dụ như hãng máy bay
bán vé group (nhóm) giá hạ 30 - 40%, khách sạn cũng giảm 40 - 50%, nhà hàng
và các điểm du lịch thì bán vé đoàn, tính ra mỗi du khách chỉ mất 20% so với đi
lẻ.
Ngoài cạnh tranh về giá, các điểm du lịch của Thái Lan đều là của tư nhân,
họ chủ động và linh động trong kinh doanh, biết xây dựng nhiều chương trình,
màn biểu diễn phong phú, hấp dẫn. Như tại vườn thú Safari, chủ nhân của điểm
du lịch này cho du khách thưởng thức những động vật thả hoang trong khu vườn
600ha. Sư tử, hổ, gấu, hươu, nai thả tự do không nhốt chuồng. Thú nuôi phong
phú. Thấy bầy hươu cao cổ mấy chục con, mà thương cho TPHCM mới gom góp
chắt chiu mua cho Thảo Cầm viên Sài Gòn được hai con hươu cao cổ "thiếu nhi"

cuối tháng vừa qua. Xem thú xong, du khách được sang một khu riêng biệt để
xem biểu diễn cá heo và nhiều show khác tuỳ thích.
3.1.2. Tiếp theo đó là họ “móc túi” sau:
Có tiền mới di du lịch. Đi du lịch là để xài tiền. Nắm chắc được yếu tố này
nên cỗ máy du lịch Thái Lan vận hành theo kiểu thu hút du khách vào càng
nhiều càng tốt, sau đó mới "móc túi" một cách hợp lý nhất. Mấy ngày lang thang
ở Thái Lan, em thấy người Thái rất hiền, buôn bán đàng hoàng, thân thiện. Em
không thấy cảnh chèo kéo bán hàng, làm tội làm tình du khách như ở VN.
Những cô, những cậu săn ảnh du khách, sau đó bán lại, mua hay không mua
cũng được. Nhưng nhiều người sẵn sàng trả tiền cho một tấm ảnh kỷ niệm của
mình. Nhẩm tính nếu với tỉ lệ 3/10 người chịu mua (150 baht/tấm), thì mỗi ngày
tại điểm du lịch Hoàng cung, tiền bán ảnh thu được 600.000 baht (khoảng 240
triệu đồng), chưa kể các điểm khác như sân bay, vườn bướm...
Mua lại tấm ảnh mình bị chụp là một chuyện, chuyện khác là tự mình xin
được chụp. Như sau mỗi show voi biểu diễn ở Vườn hoa Nong Nooch thuộc
thành phố Pattaya, du khách không khỏi bị quyến rũ bởi những chú voi. Và ai
xin đứng cạnh voi, lên ngồi trên vòi voi để chụp ảnh. Giá trả cho voi là 50 baht
(khách tự chụp). Chưa kể là cưỡi voi, bỏ ra 200 baht.
Ngoài vô vàn cách lấy tiền đáng yêu trên, ngành du lịch Thái Lan còn kết
hợp với các cơ sở sản xuất để "móc túi" khách vô cùng nghệ thuật. Điển hình
như du khách sẽ được đi tham quan viện nghiên cứu nọc độc rắn ở Bangkok. Sau
khi xem màn biểu diễn "hôn" rắn rùng rợn của nghệ nhân Thái, du khách sẽ
được đưa vào phòng nghe thuyết trình về các dược liệu sản xuất từ rắn. Khách

10
nước nào sẽ có người thuyết trình bằng tiếng nước đó, dược sĩ mà giới thiệu sản
phẩm cực kỳ chuyên nghiệp.
Nghe xong, khó lòng từ chối mua những lọ thuốc quý hiếm mặc dù nó rất
đắt tiền (trung bình 100USD/lọ 80 viên). Có một đoàn khoảng 20 người, mua
tổng cộng khoảng 2.500USD. Chỉ mới một đoàn thôi mà bán được như vậy thì

viện này khỏi cần phải đi tiếp thị và mở đại lý ở đâu cho xa. Rồi tại cơ sở sản
xuất da cũng ở Bangkok, điểm mà các Cty du lịch Thái Lan thường đưa du
khách tới. Sản phẩm được sản xuất từ các loại da thú, rất đắt tiền, một túi xách
phụ nữ giá khoảng 200 - 300USD, một chiếc móc khoá nhỏ xíu cũng 60.000
đồng. Bà Siwapom, quản lý bán hàng tại đây cho biết, mỗi ngày có chừng 100
đoàn (khoảng 3.000) đến tham quan cơ sở sản xuất. Chỉ cần bán móc khóa thôi
cơ sở này cũng có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi ngày.
Một trong những nơi du khách đổ tiền ra khá nhiều là Vườn bướm, nơi bán
các loại dược phẩm như cao hổ cốt, sữa ong chúa, mật ong ở vùng Tam giác
vàng, tổ yến ở đảo Phu Ket. Sau khi xem bướm, xem hoa, sự lãng mạn đang còn
phơi phới trong tâm hồn, du khách sẽ được nghe giới thiệu về các loại thuốc giúp
sống lâu, giữ tuổi xuân, đàn ông thì cường tráng, đàn bà thì trẻ đẹp. Mỗi một gói
"trẻ đẹp" đó, có giá 50 - 150USD... Nhưng người ta vẫn mua ầm ầm. Anh Quốc
Hiền, người Thái gốc Việt bán thuốc ở đây cho biết mỗi ngày có 60 - 90 đoàn
đến tham quan, trong đó có chừng 6 đoàn VN. Du khách các nước đều rất thích
mua cao hổ cốt và tổ yến ở đây vì rất có chất lượng và uy tín. Quan sát các điểm
du lịch kiêm bán hàng, tôi chợt hiểu ngành du lịch và ngành thương mại của
Thái Lan kết hợp với nhau rất nhuyễn, một bên chuyền bóng, một bên làm bàn
rất đẹp.
3.2. Vì sao Singapore hấp dẫn du khách:
Quốc đảo nhỏ bé Singapore chỉ có vẻn vẹn 682,7 km2 và với dân số chỉ có
hơn 4,4 triệu người. Vậy mà năm 2005 vừa qua đã đón tiếp tới 8,3 triệu du
khách. Nhiều người trong số này đã đến nhiều lần. Khách Việt Nam đi theo
tuyến hàng không giá rẻ ( lấy vé sớm chỉ có 99 USD vé khứ hồi !) hôm nào cũng
kín máy bay. Đội quân dịch vụ du lịch của nước này chỉ có 150 000 người nhưng
đã đem về cho đất nước 9,6 tỷ USD ( 2005 ).
3.2.1. Một thiên nhiên không ưu đãi
Tôi đã đến đây nhiều lần và lúc nào cũng nặng lòng suy nghĩ thiên nhiên
đâu có ban tặng cho Singapore nhiều ưu đãi như nước ta, nhưng vì sao lại hấp
dẫn được nhiều du khách đến thê? Riêng chuyện không đủ nước ngọt mà phải


11
mua thường xuyên từ Malaysia đã thấy khó khăn biết ngần nào. Một đất nước
mới giành được độc lập từ năm 1965 và đâu có một nền văn hóa gì riêng biệt. Cả
nước có 76% là người Hoa, 13,7% là người Mã Lai , 8,4% là người Ấn Độ, và
1,8% là các dân tộc khác. Nói với nhau phải bằng...tiếng Anh (!), học hành từ
Tiểu học đến Đại học cũng đều bằng tiếng Anh. Một bờ biển dài tới 193 km
nhưng làm gì có bãi tắm ( trừ một bãi tắm nhân tạo ở đảo du lịch Sentosa ). Cả
nước không có một ngọn núi nhỏ nào, nơi cao nhất (Bukit Timah) chỉ cao hơn
mặt biển có 166m (!). Không có nông nghiệp nên lương thực, thực phẩm đều
phải nhập hết từ nước ngoài. Chi phí nhập khẩu hàng năm cho lĩnh vực này lên
đến trên 5,7 tỷ USD, cho dầu và mỡ là 529 triệu USD, cho rượu và thuốc lá là
1,85 tỷ USD (!). Chi phí về nhập khẩu các nguồn năng lượng năm 2004 lên đến
41,45 tỷ USD ...
3.2.2. Một xã hội phồn vinh
Bình quân thu nhập đầu người ở Singapore cao tới 29700 USD / năm , hơn
cả Nhật Bản ( 29400USD / năm ), mặc dầu mật độ dân số đứng hàng thứ hai trên
thế giới ( chỉ sau có Monaco!). Tuổi thọ của người dân Singapore được coi là
cao thứ nhì thế giới ( bình quân 81,6 tuổi ), chỉ sau có Andora ( 83,5 tuổi) , cao
hơn cả Nhật Bản ( 81,2 tuổi ). Kim ngạch xuất khẩu từ Singapore năm 2005 cao
tới 212,4 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ là 187,5 USD (!). Tổng thu
nhập quốc nội năm 2005 lên tới 131,3 tỷ USD.
Singapore chỉ là một dấu chấm nhỏ xíu trên bản đồ thế giới nhưng là một
thành phố hiện đại. Nhà cửa phần lớn được xây dựng theo quy hoạch từ sau ngày
độc lập và gồm nhiều nhà cao tầng rất đẹp. Đường phố đầy những hàng cây xanh
nhập nội với tán lá xòe rộng như được uốn từ nhỏ. Dòng sông Singapore thơ
mộng và những bờ biển được trang điểm bằng các hàng ăn hải sản chạy dài.
Không thấy ai nghèo khổ. Tất cả các khuôn mặt đều rạng rỡ và thân thiện. Ai
cũng tự giác chấp hành pháp luật nên không có bất kỳ ai vứt ra đường dù một
chiếc giấy gói kẹo hay một mẩu thuốc lá.

3.2.3. Một thị trường du lịch
Du khách cảm thấy ở Singapore một tuần vẫn không thiếu chỗ tham quan.
Đó là đảo du lịch Sentosa với các khu nghỉ ngơi đẳng cấp cao (Sijori Resort, The
Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s, Rasa Sentosa Resort...Trên đảo có biết bao
nhiêu chỗ để chơi và để xem. Đó là Thủy cung (Underwater World), là Tháp
Carlsberg (cao 110m), là Khu âm nhạc nước ( Musical Fountain ), là Khu trượt
xe cảm giác mạnh (Sentosa Luge), là Sân gôn (Sentosa Golf Club), là Khu biểu
diễn Cá heo (Dolphin Lagoon), là Vườn Bướm và Côn trùng, là Triển lãm Hình
ảnh Singapore, là Tháp Sư tử biển mà du khách có thể leo lên bên trong đến tận

12

×