Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân tích mã cổ phiếu COM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.53 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
o0o
TIỂU LUẬN MÔN
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
Đề tài: “Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần vật tư – xăng dầu
(COMECO)”
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Sơ lược về Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu 3
1.1 Giới thiệu chung 3
1.2. Lĩnh vực kinh doanh 3
Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu của Công ty CP vật tư – xăng dầu 4
2.1. Thị trường kinh doanh 4
2.1.1. Thị trường xăng dầu 4
2.1.2. Vị thế của công ty trong ngành 4
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh 6
2.2.1. Phân tích mô trường vĩ mô 7
2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành 8
2.2.3. Các nhân tố rủi ro …… 10
2.3.Phân tích doanh nghiệp 11
2.3.1. Cơ cấu thị trường kinh doanh 11
2.3.2. Phương thức thực hiện 12
2.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính……………………………………………….14
2.4.1.Nhóm chỉ số cổ phiếu………………………………………………… 14
2.4.2.Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính……………………………………… 14
2.4.3.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động………………………………………15
2.4.4.Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng…………………………………………16


2.4.5 Kết luận chung………………………………………………………… 17
2.5. Xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu COM 18
Danh mục tài liệu tham khảo 19
Phụ lục 20
2
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua
năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi
suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ
và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Năm 2011 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn
không ít bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và
mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua
các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng
hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn
là trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi
nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu
không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền
vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng
khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích và đánh giá
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO)”
nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm 2012 và
đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
- Phần I : Sơ lược về Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO)

- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO) giai đoạn 2008-2011
- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu COM
3
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ – XĂNG DẦU (COMECO)
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu (COMECO) được thành lập từ năm 1975, là
đơn vị mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với Hệ thống hơn 30 Cửa hàng bán lẻ
xăng dầu trên khắp địa bàn Tp.HCM và một số tỉnh lân cận. Công ty được cổ phần hóa
từ DNNN vào ngày 13/12/2000. Hơn 35 năm hoạt động, COMECO không ngừng nâng
cao uy tín và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đồng thời với
những điều kiện lợi thế hiện có, COMECO xác định kinh doanh nhiên liệu là mũi nhọn
của Công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần vật tư xăng dầu
- Tên tiếng Anh: Materials – Petroleum Joint Stock Company
- Tên viết tắt: COMECOM
- Vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng (ba mươi bốn tỷ đồng chẵn)
- Trụ sở chính: Số 11 đường Cao Bá Nhạ, Phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1,
TP.HCM.
- Website: www.comeco.com.vn
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
• Kinh doanh: xăng, dầu, nhớt, dịch vụ rửa xe; vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn.
• Thiết bị cho trạm xăng và vật tư, phương tiện giao thông vận tải.
• Xây dựng dân dụng vận tải và công nghiệp, đặc biệt là các trạm xăng dầu.
• Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, kho bãi.
4
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG
KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ – XĂNG DẦU
(COMECO)

2.1 Thị trường kinh doanh
2.1.1 Thị trường xăng dầu
Theo ước tính, vài năm gần đây cả nước tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn xăng dầu
các loại, với 80% phụ thuộc vào nhập khẩu. Hiện nay có 09 đầu mối nhập khẩu xăng
dầu trên cả nước là: Petrolimex, Saigonpetro, Petec, Vinapco, petechim, công ty xăng
dầu quan đội, công ty liên doanh Petro Meekong, công ty thương mại dầu khí Đồng
Tháp, công ty vận tải và thuê tàu biển. Trong đó, Petrolimex là nhà nhập khẩu lớn nhất
hiện nay chiếm từ 60 – 65% sản lượng nhập khẩu.
COMECO phải ký hợp đồng làm tổng đại lý cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng
dầu đầu mối để mua xăng dầu. Thị trường tiêu thụ xăng dầu bán lẻ của COMECO chủ
yếu nằm ở thị trường TP.HCM. Ngoài ra, công ty cũng có quan hệ kinh doanh bán sỉ
với các đầu mối thuộc khu vực miềm Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh thành: TP.HCM,
Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Vùng Đông Nam Bộ là thị trường có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn của cả nước
và tiềm năng phát triển cao, có số lượng tiêu thụ chiếm khoảng 50% nhu cầu của cả
nước. Mạng lưới bán lẻ xăng dầu trong khu vực Đông Nam Á đang thực hiện bởi nhiều
thành phần kinh tế. Theo thống kê chỉ riêng khu vực TP.HCM đã có hơn 147 doanh
nhgiepj kinh doanh xăng dầu, trên 50 doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn, dầu nhớt.
Các doanh nghiệp nhà nước như: Petrolimex, Saigonpetro chiếm khoảng 30% điểm
bán, cond lại các cửa hàng của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ
phần.
2.1.2 Vị thế của Công ty trong ngành
Trong mấy năm quan COMECO đã vươn lên trong kinh doanh cung ứng xăng
dầu, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất để tiếp nhận, tồn trữ và phân phối các sản
phẩm xăng dầu các loại, COMECO đã trở thành một công ty có nhiều đóng góp tích
cực cho TP.HCM và các địa phương khác ở Nam Bộ trong lĩnh vực kinh doanh các sản
phẩm dầu khí. Thị phần xăng dầu của COMECO giai đoạn 2011 – 2003 được thể hiện
qua bảng sau:
5
Bảng:Sản lượng, doanh thu của COMECO

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1 Sản lượng tiêu thụ lít 227.494.000 130.025.804 152.968.592
2
Lượng xăng dầu tiêu thụ tại
Đông Nam Bộ
lít 6.971.000.000 7.528.000.000 7.787.000.000
3
Ước thị phần COMECO trong
khu vực Đông Nam Bộ
% 1,83% 1,73% 1,97%
a. Các cửa hàng:
Công ty CP vật tư – xăng với hệ thống hơn 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên khắp địa
bàn TP. HCM và một số tỉnh lân cận kinh doanh xăng dầu nhớt, mỡ vật tư
Bảng: Hệ thống thị trường của công ty
STT Tên chi nhánh Địa điểm
1
CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 01
Góc Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong, P. 01, Quận 10 - TP.HCM
2 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 03 178/9 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
3 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 04 46 Lê Quang Sung, phường 2, Quận 6 - TP.HCM
4 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 06 710 Hồng Bàng, Phường 1, Quận 11 - TP.HCM
5 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 07 49 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, Quận Tân Bình - TP.HCM
6 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 08 529 Ba Tháng Hai, phường 7, Quận 11 – TP.HCM
7 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 09 79 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình - TP.HCM
8 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 11 292 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
9 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 12 28 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6 - TP.HCM
10 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 14 450 Kinh Dương Vương, An Lạc A, Bình Tân - TP.HCM
11 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 15 526 Kinh Dương Vương, An Lạc A, Bình Tân - TP.HCM
12 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 16 442 Cách Mạng Tháng 8, Phường 1, Quận 3 - TP.HCM
13 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 17 70 Bạch Đằng, phường 14, Quận Bình Thạnh - TP.HCM

14 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 18 42 – 44 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 - TP.HCM
15 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 19 16/6 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7 - TP.HCM
16 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 20 667A, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức - HCM
17 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 21 12A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp - TP.HCM
18 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 22 315 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp - TP.HCM
19 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 23 1/1 Tân Kỳ , Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú - TP.HCM
20 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 24 C2 KCN Đức Hòa 1 Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Long An
21 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 25 26 Hồ Ngọc Lãm, Phường 16, Quận 8 - TP.HCM
22 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 26 17/3 Huỳnh Tấn Phát, Phú Xuân, Nhà Bè - TP.HCM
23 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 27 3/40G Dương Công Khi, Tân Thới nhì, Huyện Hóc Môn -
TP.HCM
24 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 29 318 Hương lộ 80, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân -
TP.HCM
25 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 30 22 Hương lộ 2, Ấp 3, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi -
6
TP.HCM
26 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 31 439 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp - TP.HCM
27 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 32 209 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Q.11 - TP.HCM
28 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 33 836 QL 1A, Ấp Ngũ Phúc, Xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom, Đồng
Nai
29 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 34 D11/6Q Quốc Lộ 1A, KP5, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân - TP.HCM
30 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 35 Km 152 Quốc lộ 20, Khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ
Huoai, Lâm Đồng
31 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 36 Số 164 Đường Tỉnh 887, ấp Mỹ An A, xã Mỹ An, tỉnh Bến Tre
32 CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 37 Quốc lộ 60, Ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày
Bắc, tỉnh Bến Tre
33
CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 38
Ấp Vĩnh Phước, xã Phước Lý, Cần Giuộc, Long An
34

CHI NHÁNH XĂNG DẦU SỐ 39
Quốc lộ 1A, ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An
b. Hệ thống kho Thủ Đức: Với diện tích 12.000 m
2
, hệ thống tổng kho Thủ Đức có cơ
sở hoàn chỉnh gồm 08 nhà kho (7.000 m
2
) và văn phòng làm việc thuận tiện cho việc
sản xuất kinh doanh và dự trữ hàng hóa. Hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng để kinh
doanh cho thuê kho bãi.
c. Xưởng lắp ráp trụ bơm: Lắp ráp và kinh doanh trụ bơm điện mang nhẵn hiệu
COMECO, mẫu trụ bơm đã được Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng phê
duyệt và cho phép sản xuất hàng loạt theo Quyết định số 492/QĐ – TĐC ngày
01/11/2000.
d. Đội xây dựng: Chuyên về xây dựng dân dụng và công nghiệp, thực hiện xây dựng
các công trình: trạm, cửa hàng xăng dầu, nhà cửa, nhà kho.
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh
2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (mô hình Pestel)
a. Chính trị - Pháp luật (P)
Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị
trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu
tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp
nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho
các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh
nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt
trong lĩnh vực của mình.
Với hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: chính sách thuế xuất nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, bộ luật về đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống
7

độc quyền, chống bán phá giá…Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt Nam còn
nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động kinh doanh,
khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác
nước ngoài, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
b. Các yếu tố kinh tế (E)
Theo các số liệu thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là
6.5% và dự tính năm 2012 là 5.8 % cho dù hiện tại kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn.
Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng giảm liên
tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được
thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo
hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ
cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại.
c. Môi trường xã hội, dân số (S)
Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có
cơ caais dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào
thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi
phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn lực trẻ, dồi dào. Tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình của Việt Nam trong những năm gần đây là 7 – 7,5% đó là những lợi thế nhất
định cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành xăng dầu đang cần thiết một lượng nhân lực
đủ lớn. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng lớn nhu cầu xăng dầu trong xã hội lớn sẽ kích
thích ngành phát triển.
d. Môi trường công nghệ (T)
Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp
phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng.
Tại ngành xăng dầu hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã bổ trợ cho
hoạt động kinh doanh rất nhiều, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, một loạt các dự án đã

được triển khai như: trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lõi…
e. Môi trường thế giới
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
thế giới bị chững lại và kéo dài cho đến hiện nay. Những ảnh hưởng tiêu cực của sự
8
khủng hoảng này đã lan tỏa đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và ngành xăng dầu cũng
không phải ngoại lệ.
2.2.2 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces)
* Các đặc điểm nổi trội của ngành xăng dầu:
- Thị phần xăng dầu độc quyền được sự quản lý của nhà nước với mức giá theo quyết
định của chính phủ.
- Là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội nên quy mô khách hàng
lớn và ổn định.
- Quy mô tài sản đầu tư cho ngành lớn với vị trí kinh doanh thuận lợi.
- Hệ thống phân phối bao phủ rông khắp bao gồm cả bán buôn và bán lẻ.
- Mô hình kinh doanh khép kín và hỗ trợ lẫn nhau.
* Các lực lượng cạnh tranh trong ngành:
Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng
cạnh tranh trong ngành. Như chúng ta biết ngành kinh doanh ở đây là ngành kinh doanh
xăng dầu bao gồm các doanh nghiệp cũng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có
thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, việc
lựa chọn 5 thế lực tác động cạnh tranh của Mr. Porter và vận dụng mô hình này để phân
tích cụ thể các lực cạnh tranh của COM gặp phải trong ngành.
a. Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh
Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có
năng lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao so với Công ty CP vật tư – xăng dầu
Sài Gòn. Đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành xăng dầu
như: với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam như hiện nay các doanh nghiệp này đều có
nhiều thuận lợi để tập trung năng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh gọn nhẹ,

tính chuyên nghiệp được nâng cao, có sự liên kết và mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp cũng như các doanh nghiệp xăng dầu quan tâm. Đồng thời việc phát triển mạnh
việc bán xăng dầu qua khâu trung gian: đại lý phân phối xăng dầu…Tiếp tục nâng cao
trình độ cán bộ và đại lý xăng dầu. Nâng cao trình độ quản lý rủi ro, giảm định tổn thất,
tính chi phí nhập khẩu xăng dầu, quản trị doanh nghiệp đây là thế lực mạnh nhất trong
5 thế lực cạnh tranh.
b. Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng
Do số lượng các doanh nghiệp xăng dầu được cấp phép hoạt động ngày càng gia
tăng, do đó đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Nhiều tổ chức, cá
9
nhân trong nước (doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài đang xâm nhập thị trường Việt
Nam sau WTO) nếu đủ điều kiện. Điều này làm cho môi trường xăng dầu vốn đã cạnh
tranh ngày càng trở lên cạnh tranh hơn.
c. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế gần như không có
d. Sự cạnh tranh của nhà cung ứng
Trong ngành xăng dầu cũng có nhiều nhà cung ứng như doanh nghiệp cung cấp
xăng dầu, doanh nghiệp cung cấp dầu nhờn, doanh nghiệp cung cấp vật tư… cung cấp
nguyên vật liêu để làm nên sản phẩm xăng dầu. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp
ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều, có tiềm năng về tài chính, quy
mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyễn mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Ngoài
ra các nhà cung ứng còn liên kết, liên doanh kết để đấu giá cung ứng dịch vụ nhằm mục
đích thoải mãn sự hài lòng của khách hàng. Tai công ty CP xăng dầu, khi chọn lọc một
đối tác để cung cấp thường được cân nhắc kỹ nhằm tránh rủi ro khi áp dụng vào doanh
nghiệp.
e. Sự cạnh tranh của khách hàng
Xăng dầu là ngành dịch vụ thiết yếu đối với thị trường. Khách hàng ít nhiều có
sự lựa chọn giữa các nhà sản xuất và phân phối xăng dầu.
2.2.3 Các nhân tố rủi ro
a. Rủi ro kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung trong tiêu dùng và công nghiệp, đặc biệt là
nhiên liệu xăng dầu. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng nhu cầu nhiên liệu
xăng dầu của người dân, xã hội và ngược lại. Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc
độ tăng trưởng khá cao và ổn định: năm 2002 đạt 7,1% và năm 2003 là 7,23%, năm
2004 đạt 7,7% năm 2005 là 8,4%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng, tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức trung bình trong các năm tới. Sự phát triển
không mấy lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của
ngành sản xuất kinh doanh phân phối nhiên liệu xăng dầu và hoạt động kinh doanh của
COMECO, do vậy có thể thấy rủi ro biến động của nền kinh tế là khá cao.
b. Rủi ro pháp luật
Là doanh nghiệp nhà nước loại 01 chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ
phần, hoạt động của COMECO chịu ảnh hưởng của các văn bản phát luật về cổ phần
hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh
vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy
10
ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài chính sách của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu về thuế
suất nhập khẩu , lượng dự trữ, giá định hưỡng.v.v khi thay đổi điều chỉnh cũng ảnh
hưởng đến hoạt động của ngành và của COMECO. Hướng tới việc gia nhập các tổ chức
kinh tế thế giới, nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm ổn định đầu mối nhập
khẩu, ổn định mạng lưới phân phối, đảm bảo dự trữ và bình ổn giá xăng dầu trong
nước, tiến tới dùng các biện pháp kinh tế hành chính để điều tiết thị trường xăng dầu
trong nước và không bù lỗ các doanh nghiệp đầu mối nhằm tăng cường sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam trong nganh.
c. Rủi ro cháy nổ
Xăng dầu là vật liệu dễ cháy cho nên nguy cơ hỏa hoạn luôn luôn tìm ần. Việc
tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy được đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Khi sự cố
xảy ra có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.

Đề phòng rủi ro này công ty đã đăng ký bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro khác
nhằm bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại tài chính cho Công ty.
d. Rủi ro tài chính
Công ty có nhu cầu vay vốn cho việc dữ trữ nhiên liệu nhằm phục vụ cho nhu
cầu kinh doanh, các khoản vay có thời hạn vay ngắn, vì vậy khi có biến động về lãi suất
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch dự trữ. Ngoài ra, khi công ty có kế hoạch đầu
tư mở rộng mạng lưới kinh doanh thì nhu cầu vay vốn dài hạn sẽ cần thiết để tài trợ cho
các dự án, Nếu kế hoạch triển khai không hợp lý có thể dẫn đến rủi ro trong khả năng
chi trả lãi vay cũng như vốn vay.
e. Rủi ro giá
Việt Nam có một số nhà máy lọc dầu tại Dung Quất – Quảng Ngãi đi vào hoạt
động với công suất chế biến khoảng 6,5 triệu tấn dầu thô/năm từ nguồn nguyên liệu
trong nước và nhập khẩu từ Trung Đông. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu
thụ trong nước thì nguồn nhiên liệu xăng dầu phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Trong
những năm gần đây giá của mặt hàng này trên thế giới luôn biến động theo chiều hướng
tăng do những biến động về kinh tế chính trị tại Trung Đông, nơi tập trung các nước
xuất khẩu dầu mở chủ yếu. Sự biến động giá dầu thô trên thế giới làm giá các mặt hàng
xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam tăng theo trong khi giá bán nội địa bị khống chế,
điều này tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và hậu quả là các
doanh nghiệp là Tổng đại lý như COMECO cũng bị ảnh hưởng do tỷ lệ hoa hồng bị
điều chỉnh.
f. Rủi ro khác
11
Các rủi ro như thiên tai, dịch họa .v.v do thiên nhiên gây ra là những rủi ro bất
khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hai lớn cho tài sản, con người và tình hình hoạt động
chung của Công ty.
2.3. Phân tích doanh nghiệp
2.3.1 Cơ cấu thị trường kinh doanh
Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công ty
chia thành 02 nhóm chính:

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm: kinh doanh xăng dầu
- Lĩnh vực kinh doanh khác gồm: sản xuất lắp ráp trụ bơm, dịch vụ cho thuê văn
phòng – kho bãi , thiết kế - xây dựng dân dụng và công nghiệp
a. Điểm mạnh:
- Có bề dầy hoạt động kinh doanh xăng dầu từ tháng 9 năm 1975
- Có uy tín tương đối cao về chất lượng, số lượng hàng hóa bán cho khách hàng
- Có mạng lưới 31 cửa hàng nằm trên các trục lộ lớn thuận tiện giao thông và thu
hút khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối khá.
- Có nguồn vốn khuyến trợ từ ESSO.
- Thực hiện quản lý và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000
- Có đội xe bồn vận chuyển tạo chủ động trong cung ứng xăng dầu cho các cửa
hàng
- Có năng lực về xây dựng kho, bồn chứa, lắp ráp trụ bơm.
- Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động.
b. Điểm yếu:
- Không chủ động được đầu vào về sản lượng và giá cả.
- Địa điểm văn phòng Công ty thu hẹp, nằm trên đường nhỏ.
c. Cơ hội:
- Các nhà máy lọc dầu trong nước đang được xây dựng góp phần giải quyết được
một phần nhu cầu năng lượng, hạn chế lệ thuộc vào nhập khẩu, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất
trong nước.
- Thị trường xăng dầu khu vực Đông Nam Bộ, nhất là tại TP.HCM là thị trường
hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển, là đầu mối giao thương quốc tế, tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh buôn bán xăng dầu với các nước
trong khu vực doanh xu thế hội nhập để phát triển của nền kinh tế.
12
- Dự kiến sau năm 2006 chính phủ Việt nam mở cửa cho các tập đoàn dầu khí
quốc tế vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
- Thu hút vồn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán.

- Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới
d. Nguy cơ:
- Áp dụng chính sách mới về giá định hướng xăng dầu còn nhiều bất cập và những
thay đổi của nhà nước về kinh doanh xăng dầu.
- Việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh chưa được ngăn chặn triệt để có thể tạo
sự cạnh tranh không lành mạnh.
2.3.2 Phương hướng thực hiện
a. Marketing
- Thiết lap bộ phận Marketing chuyên nghiệp với các chức năng: tổ chức nghiên
cứu thị trường, xây dựng các chiến lược Marketing, quảng cáo cho các mảng
hoạt động của công ty. Tạo dựng thương hiệu COMECO phát triển bền vững với
người tiêu dùng.
- Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể. Thực hiện chi hoa
hồng có hiệu quả với các đại lý của công ty và khách hàng sỉ. Mở rộng quan hệ
đến các sở ban ngành của các địa phương, mở rộng thị trường sỉ đến các tỉnh.
- Mở rộng thị trường các mặt hàng kinh doanh chủ lực như: trụ bơm, thiết bị phụ
tùng ngành xăng dầu, vở xe, bình điện.v.v Mở các điểm kinh doanh vật tư tại
các mặt bằng còn trống của các cửa hàng.
- Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Phấn
đấu nhận giải thưởng chất lượng Việt Nam. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000 của Công ty.
- Cải tiến liên tục để hoàn thiện phong cách phục vụ tại các cửa hàng tinh tế hơn
tạo hình ảnh tốt với người tiêu dùng lẻ
- Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo khuyến mãi
b. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu Công ty tập trung vào:
- Xây dựng định mức vốn bình quân cho các bộ phận kinh doanh.
- Tập trung quản lý công nợ của từng khách hàng cụ thể.
- Giảm số ngày quay vòng vốn.

13
- Huy động thêm từ vốn cổ đông cho những dự án lớn.
c. Nhân lực
- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng.
- Đẩy mạnh đào tạo bên trong.
- Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài.
d. Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
- Mở rộng các cửa hảng theo tiến độ đô thị hóa của TP.HCM, Nhơn Trạch – Đồng
Nai và các tỉnh lân cận. Hàng năm mở thêm 3-6 cửa hàng xăng dầu.
- Xây dựng tổng kho xăng dầu COMECO.
- Đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng COMECO.
- Tìm địa điểm xây dựng kho trung chuyển xăng dầu.
- Mở rộng kinh doanh hệ thống kho trung chuyển xăng dầu.
- Mở rộng kinh doanh hệ thống kho bãi, sử dụng hiệu quả toàn bộ 35 mặt bằng
trong toàn công ty, đặc biệt là các mặt bằng có vị trí kinh doanh thuận lợi trong
nội thành và mặt bằng 12000m
2
tại kho Thủ Đức, quận 9.
- Đầu tư một số lĩnh vực trong tổng công ty SAMCO.
- Hiện đại hóa các thiết bị bơm tại các cửa hàng.
- Mua sắm thêm 3-4 chiếc xe bồn.
- Triển khai hoàn thiện chương trình máy tính nối mạng toàn Công ty.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
2.4.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với
chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư
của mình.
- Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi
cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt. Bên cạnh
đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của

mình.
EPS =
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
14
Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS tăng đều qua các năm và đạt 1.95 vào năm
2011 tăng 15% so với năm 2010 .Tuy nhiên chỉ số này lại thấp hơn mức độ tăng
trung bình của ngành (tỷ lệ tăng EPS ngành 2011 là 44%) điều này chứng tỏ mức lợi
nhuận của nhà tư trên mỗi cổ phiếu COM chưa thực sự hấp dẫn so với công ty cùng
ngành. Nhưng điều này cũng có thể giải thích do tăng số lượng cổ phiếu phát hành
tăng lên gấp 2, gấp 3 lần từ các năm 2010, 2011 so với năm 2008, 2009.
- Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ
số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất
vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ
trả cổ tức cao.
Chỉ số cổ phiếu
2008
2009 2010 2011
Số CP lưu hành bình quân 3.000.000 3.000.000 6.000.000 9.973.280
Giá trị sổ sách/một cổ phiếu (BV)
11
12,12 11,92 12,47
Doanh số/một cổ phiếu (S)
45,74
111,33 29,84 9,98
Giá trị dòng tiền tạo ra/một cổ phiếu
0
0 -6,11 -8,1

Lãi cơ bản trên cổ phiếu
1,03
1,15 1,3 1,66
EPS cơ bản theo BCTC năm
1,03
1,15 1,3 1,95
2.4.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính
Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thanh toán của
công ty như: tỷ suất thanh toán ngay, tỷ suất thanh toán hiện thời, … và các chỉ số về cơ
cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên vốn chủ sở
hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu…
Sức khỏe tài chính 2008 2009 2010 2011
Tỷ suất thanh toán tiền mặt 0.02 0.0 0.16 0.2
Tỷ suất thanh toán nhanh 0.49 0.98 1.05 0.56
Tỷ suất thanh toán hiện thời 1.2 1.12 1.49 2.53
Vốn vay dài hạn/Vốn CSH 1.25 0.58 0.81 0.77
Vốn vay dài hạn/Tổng Tài sản 0.17 0.88 0.17 0.28
Vốn vay ngắn hạn và dài hạn/Vốn CSH 1.25 0.58 1.68 0.95
Vốn vay ngắn hạn và dài hạn/Tổng tài sản 0.17 0.08 0.36 0.35
Tổng công nợ/Vốn CSH 6.55 6.51 3.62 1.74
Tổng công nợ/Tổng Tài sản 0.87 0.87 0.78 0.63
Tính đến cuối năm 2011, công ty có tình hình tài chính biến động qua các năm:
a. Chỉ số thanh toán hiện thời
15
Hệ số thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về vốn lưu động ròng của mình có giá trị
dương đồng thời chỉ số này qua các năm có sự biến động theo chiều hướng tăng cao và

kết thúc năm 2011 chỉ số ngày là 2.53 gấp hơn 2 lần so với chỉ tiêu của ngành (trung
bình ngành 1.13).
b. Chỉ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh giảm xuống đến 2011 là 0.56 thấp hơn so với trung bình ngành
(trung bình ngành 0.96). Việc giảm tương ứng của chỉ số thanh toán nhanh so với mức
tăng của chỉ số thanh toán hiện thời chứng tỏ về khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp
mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa tồn kho. Chỉ số năm
2011 quá thấp của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc
thanh toán công nợ, vào những trường hợp gấp rút doanh nghiệp có thể buộc phải áp
dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá thấp để trả nợ.
c. Chỉ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Với chỉ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp qua các năm là khá thấp thậm chí năm
2009 chỉ số này là 0.00 thấp hơn so với trung bình ngành (trung bình ngành 0.15) điều
này chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp với các khoản nợ
hiện hành của doanh nghiệp là không cao .
d. Cơ cấu vốn
Về mặt cơ cấu vốn, mức nợ vay của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đạt 95% tổng nguồn
CSH, 35% Tổng tài sản trong đó vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp còn lại là vốn vay
ngắn hạn.
Chỉ số công nợ/vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm 2008, 2009 là cao hơn rất
nhiều lần so với trung bình ngành: chỉ số này trong ngành qua các năm 2008, 2009 lần
lượt là: 2.56; 2.98; điều này chứng tỏ mức độ công nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh
16
nghiệp qua các năm này là đáng lo ngại. Tuy nhiên đến năm 2010, 2011 doanh nghiệp

đã có giải pháp cơ cấu lại và đạt chỉ số năm 2011 là 1.17 nhỏ hơn nhiều so với trung
bình ngành (trung bình ngành: 3.48). Điều này phù hợp với các biến động của thị
trường năm 2011, 2012 khi doanh nghiệp giảm bớt công nợ để tránh các khoản lãi vay
cao của thị trường đồng thời tránh các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp.
Cơ cấu vốn của công ty được đánh giá là phù hợp đối với mô hình hoạt động của công
ty là công ty xăng dầu.
2.4.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động 2008 2009 2010 2011
ROE % 9.38 9.98 14.43 14.96
ROA % 1.24 1.33 2.58 4.47
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng 1.68 2.28 0.98 0.74
Thời gian trung bình thu tiền khách hàng (ngày) 217.46 160.16 372.38 492.31
Hệ số quay vòng HTK 1.1 5.58 1.76 0.78
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung cấp 0.7 1.58 1 1.23
Thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung
cấp(ngày) 521.23 230.38 366.27 297.68
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử dụng
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng thống kê ROA của công ty
cho thấy chỉ số này tăng đều qua các năm và năm 2011 là một năm hoạt động hiệu quả
so với các năm trước và đạt 4.47%. tương đương so với trung bình ngành (trung bình
ngành 4%)
b. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng tăng điều này thể hiện
17
sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đang tốt dần lên đặc biệt năm
2011 là một năm hoạt động tốt hơn các năm trước với tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở
hữu (ROE) đạt 14.96%. Mặc dù hệ số ROE thấp hơn so với trung bình ngành (trung
bình ngành 18%) nhưng trong năm 2012, công ty vẫn có thể tiếp tục tăng vốn chủ sở
hữu, mở rộng hoạt động kinh doanh để tiếp tục giữ vững hiệu quả hoạt động trong dài
hạn phát triển của công ty.
c. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu bán chịu thuần
Khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử
dụng tín dụng thương mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ đồng thời
phản án tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Theo bảng thống kê ta
thấy 2 năm 2010, 2011 chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp điều này ảnh hưởng
đến doanh thu, doanh nghiệp phải đánh giá lại chính sách tín dụng của mình, cũng như
tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả hơn.
d. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu này phải ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Theo bảng
thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của khoản phải thu của doanh la tương đối
cao nhưng nhìn về mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường,
giữ khách hàng trung thành, chính sách tín dụng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
thì chỉ tiêu này cần xem xét một cách khách quan khi so sánh với chỉ tiêu Thời gian
trung bình thanh toán cho nhà cung cấp(ngày).
e. Vòng quay của hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
18
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ. Ta nhận thấy năm 2011 chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp chứng tỏ doanh
nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho tương đối cao.
2.4.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần % 0 143.37 -46.39 -33.13
Tốc độ tăng trưởng EBIT % 0 30.11 511.49 11.01
Tốc độ tăng trưởng lãi thuần % 0 11.89 125.04 112.41
Tốc độ tăng trưởng EPS % 0 11.89 12.52 27.79
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản % 0 9.86 21.05 23.79
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH % 0 10.37 96.68 109.19
a. Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần
Tăng trưởng doanh thu =
Doanh thu TB của kỳ này – Doanh thu TB của kỳ trước
Doanh thu TB của kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm 2009 đạt những số liệu tốt xong
đến năm 2010, 2011 doanh nghiệp đã tụt lùi với các năm trước và thấp hơn nhiều so với
ngành (trung bình ngành năm 2011 là 23%). Điều này giải thích cho việc giảm quy mô
của doanh nghiệp hoặc do giá cả tụt giảm trong năm 2010, 2011. Tuy nhiên chỉ tiêu tốc
độ tăng trưởng lãi thuần của doanh tăng và tương đối cao trong băm 2010, 2011.
b. Tốc độ tăng trưởng EBIT/Doanh thu
Tăng trưởng EBIT/doanh thu =
Tổng EBIT
Tổng Doanh thu
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Chỉ số này tốt trong năm 2010 nhưng đến năm 2011

thì một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại 0.11 đồng lợi nhuận cho cổ đông và
chủ nợ.
19
Tuy nhiên các chỉ số tăng trưởng lãi thuần, EPS, tài sản, vốn chủ sở hữu qua các năm
của doanh nghiệp điều này chứng tỏ doanh nghiệp hướng vào đầu tư tài sản, tăng vốn
chủ sở hữu phục vụ mở rộng sản xuất khắc phục việc tụt giảm doanh thu.
2.4.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp:
- Theo thời gian doanh nghiệp tự hiện phát hành rộng rãi cổ phiếu ra ngoài thị trường,
việc tăng số lượng cổ phiếu này chứng tỏ doanh nghiệp từng bước huy động vốn để
tăng nguồn vốn đồng thời theo xu hướng tăng đầu tư vào tài sản phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Doanh thu qua các năm của doanh nghiệp giảm tương đối nhiều phản ánh tình hình
kinh doanh khó khăn do đơn giá xăng dầu giảm của thị trường thế giới và nội địa điều
này cũng đã dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.
- Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là khá thấp, lượng hàng tồn kho của doanh
nghiệp là rất cao, chu kỳ phải thu của khách hàng không tương ứng với chu kỳ phải trả
nợ khách hàng. Điều này gây ra những khó khăn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần có những giải pháp để sản lượng hàng tồn kho phù hợp, kỳ trả nợ và thu hồi
nợ tương xứng.
- Việc sử dụng vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp chỉ
ngang bằng với các công ty cùng nganh. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn so với
ngành chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh, vốn chủ sơ hữu chưa thực sự hiệu quả.
2.5. Xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu COM
Bảng giá thị trường của cổ phiếu COM qua các quý của năm 2011
Ngày/2011 31/3/2011 30/6/2011 30/9/2011 31/12/2011
Gia trị trường/ Cổ
phiếu COM
91,48 74,35 71,34 58,74
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với
những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch

giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức
được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
Dựa vào bảng giá cổ phiếu COM ta nhận thấy mức giá cổ phiếu giảm dần qua
các quý và xu hướng vẫn giảm qua các kỳ của năm tiếp theo đồng thời mức giá/cổ
phiếu của COM tương đối so với các công ty cùng ngành.
20
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xu hướng hoạt động
kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng để đưa ra quyết định đầu tư.
Căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trên kết luận trong ngắn hạn không nên đầu tư vào
cổ phiếu COM. Trong dài hạn với mức kỳ vọng mức chi trả cổ tức cao đồng thời giá cổ
phiếu trong dài hạn sẽ tăng trưởng trở lại nên đầu tư vào cổ phiếu COM.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ, Slide bài giảng Phân tích và Quản trị đầu tư
2. TS. Nguyễn Thục Anh, bài giảng Phân tích tài chính
3. Website công ty cổ phần vật tư – xăng dầu: />4. Website Công ty chứng khoán Tân Việt: />5. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68: />6. Website Tổng cục thống kê />7. Các website khác.
22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×